San Jin - Đông Phương Trading

MARKET SENTIMENT - VŨ KHÍ GIAO DỊCH.

Trước đó chúng ta thấy rằng giá cả về mặt lý thuyết phản ảnh tất cả thông tin hiện có của thị trường. Thật đáng tiếc cho chúng ta là nó không đơn giản như vậy. Thị trường không chỉ đơn giản phản ánh tất cả thông tin hiện có bởi vì tất cả các Trader không phải luôn hành động cùng 1 lúc - cùng 1 kiểu.

Mỗi Trader đềucó ý kiến hoặc cách giải thích riêng cho từng cách chuyển động của thị trường. Mỗi suy nghĩ, ý kiến của nhàgiao dịchđược thể hiện qua vị trí lệnh mua hay bán, từ đó giúp hình thành “tâm lý chung của thị trường”. Các Trader không quan tâm đến việc bạn cảm thấy gì và bạn không thể di chuyển thị trường theo hướng có lợi cho bạn. Ngay cả khi bạn hoàn toàn tin tưởng rằng CP GAS sẽ tăng lên nhưng mỗi người khác cho rằng nó giảm thì bạn cũng không làm được gì. Nếu bạn cứ khăng khăng với ý niệm chủ quan như thế thì chỉ tổ “ mang vạ vào thân” mà thôi. Trading không áp đặt quan điểm chủ quan cũng như tính “ BẢO THỦ - TỰ ÁI” vào trong đó.

58098_219953051485862_8964417_n.jpg


Là một Trader, bạn phải xem xét tất cả các vấn đề. Nó tùy thuộc vào việc đánh giá cảm giác của thị trường, cho dù tăng hay giảm. Cuối cùng, bạn tìm hiểu làm thế nào có thể kết hợp tâm lý thị trường vào chiến lược kinh doanh của bạn. Nếu bạn bỏ qua tâm lý thị trường, đó là quyết định của bạn. Nhưng thật tình mà nói với bạn ngay bây giờ, đó sẽ là một sự mất mát – tự sát.

--------------------------------------

Market Sentiment ( Độ nhạy cảm thị trường) là việc xác định liệu thị trường tăng hay giảm về triển vọng cơ bản trong hiện tại hoặc tương lai. Có thể đánh giá được tâm lý thị trường là một công cụ quan trọng trong kho vũ khí giao dịch.
 
MARKET SENTIMENT - VŨ KHÍ GIAO DỊCH.

Trước đó chúng ta thấy rằng giá cả về mặt lý thuyết phản ảnh tất cả thông tin hiện có của thị trường. Thật đáng tiếc cho chúng ta là nó không đơn giản như vậy. Thị trường không chỉ đơn giản phản ánh tất cả thông tin hiện có bởi vì tất cả các Trader không phải luôn hành động cùng 1 lúc - cùng 1 kiểu.

Mỗi Trader đềucó ý kiến hoặc cách giải thích riêng cho từng cách chuyển động của thị trường. Mỗi suy nghĩ, ý kiến của nhàgiao dịchđược thể hiện qua vị trí lệnh mua hay bán, từ đó giúp hình thành “tâm lý chung của thị trường”. Các Trader không quan tâm đến việc bạn cảm thấy gì và bạn không thể di chuyển thị trường theo hướng có lợi cho bạn. Ngay cả khi bạn hoàn toàn tin tưởng rằng CP GAS sẽ tăng lên nhưng mỗi người khác cho rằng nó giảm thì bạn cũng không làm được gì. Nếu bạn cứ khăng khăng với ý niệm chủ quan như thế thì chỉ tổ “ mang vạ vào thân” mà thôi. Trading không áp đặt quan điểm chủ quan cũng như tính “ BẢO THỦ - TỰ ÁI” vào trong đó.

58098_219953051485862_8964417_n.jpg


Là một Trader, bạn phải xem xét tất cả các vấn đề. Nó tùy thuộc vào việc đánh giá cảm giác của thị trường, cho dù tăng hay giảm. Cuối cùng, bạn tìm hiểu làm thế nào có thể kết hợp tâm lý thị trường vào chiến lược kinh doanh của bạn. Nếu bạn bỏ qua tâm lý thị trường, đó là quyết định của bạn. Nhưng thật tình mà nói với bạn ngay bây giờ, đó sẽ là một sự mất mát – tự sát.

--------------------------------------

Market Sentiment ( Độ nhạy cảm thị trường) là việc xác định liệu thị trường tăng hay giảm về triển vọng cơ bản trong hiện tại hoặc tương lai. Có thể đánh giá được tâm lý thị trường là một công cụ quan trọng trong kho vũ khí giao dịch.
____________________________________


Mình thấy rất nhiều người mới trading thường hay gặp lỗi này. Họ luôn áp thị trường theo lối suy nghĩ của mình mà quên mất thị trương ko thực sự hiệu quả.

Trade you see not trade you think là đây.
 
Thực ra tôi hiểu ý SanJin từ đầu, chỉ là góp ý cho đa chiều thui. Cũng có giai đoạn dài, cty Ck còn đói dài, nói chi đến trader...
Bon nghĩ, nhóm bác Bro đề cập đến thực ra là nhóm dẫn dắt tâm lý TT. nhờ đó mà có thể nhận ra TT đang hoặc thiếu vắng sự tham gia của nhóm này...
 
TRADE WHAT YOU SEE, NOT WHAT YOU THINK - Phần 1.
Là một Trader, bạn có lẽ đã từng nghe là cần phải kiểm soát cảm xúc của mình và tập trung vào sự hợp lý và khách quan thay vì rơi vào những cạm bẫy của sự tham lam, hy vọng, và sợ hãi.Tuy nhiên, biết rằng mình không nên giao dịch theo cảm xúc là một chuyện, nhưng làm thế nào để có thể không giao dịch theo cảm xúc đây? Và áp dụng những kiến thức của mình vào giao dịch lại là một chuyện khác.

2014_08_12_115703.png

Trí não của con người được kiến tạo chống lại chúng ta trong thị trường do cơ chế cố hữu “được ăn cả ngã về không” trong não bộ vốn đã tồn tại trong tư duy của chúng ta trong hành ngàn năm qua. Thật không may, nhiều Trader lại có cơ chế tư duy này và mong muốn sẽ đạt được toàn bộ thành công tiềm năng trong thị trường. Vì vậy để trở thành một nhà đầu tư thành công bền vững thì điều cần thiết đó là lập một kế hoạch sử dụng phần não trái có chức năng tư duy logic, khách quan, là vùng mới nhất của não người cho phép chúng ta lên kế hoạch, suy luận và hiểu được các khái niệm phức tạp.
-----------------------------------
Bằng việc học cách giao dịch theo những gì chúng ta nhìn thấy, chứ không phải là những gì chúng ta nghĩ (Trade what you see, Not what you think), chúng ta có thể đảm bảo rằng mình đang hành động, đang Trading dựa trên cơ sở logic và khách quan thay vì cảm xúc.
Còn tiếp.......
 
:1: thật may mắn vì mới tham gia ck nhưng lại được diện kiến 1 kiến thức mới lạ và đầy hấp dẫn như thế này. Cám ơn bác Sanjin, e xin phép hóng chuyện.
 
MARKET SENTIMENT - VŨ KHÍ GIAO DỊCH.

Trước đó chúng ta thấy rằng giá cả về mặt lý thuyết phản ảnh tất cả thông tin hiện có của thị trường. Thật đáng tiếc cho chúng ta là nó không đơn giản như vậy. Thị trường không chỉ đơn giản phản ánh tất cả thông tin hiện có bởi vì tất cả các Trader không phải luôn hành động cùng 1 lúc - cùng 1 kiểu.

Mỗi Trader đềucó ý kiến hoặc cách giải thích riêng cho từng cách chuyển động của thị trường. Mỗi suy nghĩ, ý kiến của nhàgiao dịchđược thể hiện qua vị trí lệnh mua hay bán, từ đó giúp hình thành “tâm lý chung của thị trường”. Các Trader không quan tâm đến việc bạn cảm thấy gì và bạn không thể di chuyển thị trường theo hướng có lợi cho bạn. Ngay cả khi bạn hoàn toàn tin tưởng rằng CP GAS sẽ tăng lên nhưng mỗi người khác cho rằng nó giảm thì bạn cũng không làm được gì. Nếu bạn cứ khăng khăng với ý niệm chủ quan như thế thì chỉ tổ “ mang vạ vào thân” mà thôi. Trading không áp đặt quan điểm chủ quan cũng như tính “ BẢO THỦ - TỰ ÁI” vào trong đó.

58098_219953051485862_8964417_n.jpg


Là một Trader, bạn phải xem xét tất cả các vấn đề. Nó tùy thuộc vào việc đánh giá cảm giác của thị trường, cho dù tăng hay giảm. Cuối cùng, bạn tìm hiểu làm thế nào có thể kết hợp tâm lý thị trường vào chiến lược kinh doanh của bạn. Nếu bạn bỏ qua tâm lý thị trường, đó là quyết định của bạn. Nhưng thật tình mà nói với bạn ngay bây giờ, đó sẽ là một sự mất mát – tự sát.

--------------------------------------

Market Sentiment ( Độ nhạy cảm thị trường) là việc xác định liệu thị trường tăng hay giảm về triển vọng cơ bản trong hiện tại hoặc tương lai. Có thể đánh giá được tâm lý thị trường là một công cụ quan trọng trong kho vũ khí giao dịch.
TRADE WHAT YOU SEE, NOT WHAT YOU THINK - Phần 1.
Là một Trader, bạn có lẽ đã từng nghe là cần phải kiểm soát cảm xúc của mình và tập trung vào sự hợp lý và khách quan thay vì rơi vào những cạm bẫy của sự tham lam, hy vọng, và sợ hãi.Tuy nhiên, biết rằng mình không nên giao dịch theo cảm xúc là một chuyện, nhưng làm thế nào để có thể không giao dịch theo cảm xúc đây? Và áp dụng những kiến thức của mình vào giao dịch lại là một chuyện khác.

2014_08_12_115703.png

Trí não của con người được kiến tạo chống lại chúng ta trong thị trường do cơ chế cố hữu “được ăn cả ngã về không” trong não bộ vốn đã tồn tại trong tư duy của chúng ta trong hành ngàn năm qua. Thật không may, nhiều Trader lại có cơ chế tư duy này và mong muốn sẽ đạt được toàn bộ thành công tiềm năng trong thị trường. Vì vậy để trở thành một nhà đầu tư thành công bền vững thì điều cần thiết đó là lập một kế hoạch sử dụng phần não trái có chức năng tư duy logic, khách quan, là vùng mới nhất của não người cho phép chúng ta lên kế hoạch, suy luận và hiểu được các khái niệm phức tạp.
-----------------------------------
Bằng việc học cách giao dịch theo những gì chúng ta nhìn thấy, chứ không phải là những gì chúng ta nghĩ (Trade what you see, Not what you think), chúng ta có thể đảm bảo rằng mình đang hành động, đang Trading dựa trên cơ sở logic và khách quan thay vì cảm xúc.
Còn tiếp.......
Ôi !!! lâu lắm rồi mới đọc lại được những điều này. Sao nó lại mới lạ thế. Thanks Sanjin nhiều ! Tuy cũ mà rất mới.
Một khi deal nào bạn trade theo cái gì bạn thấy khi đó tâm bạn sẽ tĩnh vô cùng cho dù TT có đi ngược lại với những gì bạn nghĩ nhưng điều đó chỉ xảy ra trong ngắn hạn mà thôi.... Rất tiếc những deal đó lại chiếm số lượng rất ít trong tỉ lệ GD của bạn. Vậy chúng ta phải rút ra điều gì??? Biển học vô bờ nhưng bộ nhớ có hạn..... TT rộng lớn va bạn rất nhỏ bé...... Tiền thì show đầy trong TT .... khả năng bạn nhặt được đến đâu thì nhặt nhưng chỉ nên nhớ một điều là "Nhặt Trong Khả Năng Của Bạn" nếu vẫn không hiểu xin tìm đọc chuyện " Cây Khế".

Trên là những dòng tôi noted trên máy tính nhưng từ khi note hầu như chưa bao giờ tôi đọc lại.....
 
TRADE WHAT YOU SEE, NOT WHAT YOU THINK - Phần 2.

Một sự thật rõ ràng nhưng lại thường bị bỏ qua đó là thị trường chẳng hề quan tâm gì tới bạn cả, việc được hay mất tiền không có liên quan gì tới nó cả, nó không biết là bạn có tồn tại, và nó cũng chẳng hề có tình cảm gì với bạn cả. Tuy nhiên, hầu hết các Trader lại luôn có cảm xúc trong giao dịch và thị trường, chính vì vậy họ đang để một ảo tưởng kiểm soát hành vi của mình thay vì tự kiểm soát chúng.
---> Bạn sẽ không kiếm được tiền ổn định trong thi trường chừng nào bạn chưa học được cách kiểm soát cảm xúc và các biến động trên thị trường.

2014_08_13_102602.png

Chìa khóa là hãy luôn giao dịch với những gì bạn thấy không phải với những gì bản nghĩ hay cảm thấy, điều này sẽ giúp bạn tránh rơi vào bẫy cảm xúc tức tối hay tham lam sau mỗi giao dịch thất bại, hay thành công. Mặt khác, cần hiểu một cách chính xác rằng tại sao bạn cần giao dịch với những gì bạn nhìn thấy, không phải những gì bạn nghĩ và bạn cần phải biết cách như thế nào để làm điều đó. Sau đây là lời khuyên bạn có thể sử dụng để đảm bảo rằng bạn sẽ đi đúng hướng:
---> Hãy dừng lại và hỏi chính mình trước mỗi giao dịch “ tôi đang hành động theo logic hay theo cảm xúc?”, “tôi đang làm chủ chính mình hay đang bị thị trường kiểm soát”,“tín hiệu này như thế nào”? “nó có thỏa mãn các tiêu chí trong kế hoạch giao dich của tôi không?” “Hiện tại có đang tồn tại một tín hiệu nào ko hay tôi đang cố tạo ra một tín hiệu”. Đây là tất cả những câu hỏi hay mà bạn nên hỏi chính mình trước khi bạn vào môt giao dịch, làm như vậy sẽ giúp bạn tư duy sâu hơn về những gì mà bạn đang làm và biết xem liệu một giao dịch nào đó có được đảm bảo không hay ban chỉ đang giao dịch theo cảm xúc.
 
Sự thật là ta thường không nhận ra khi mình đang bị cảm xúc cuốn đi
Hầu hết NĐT luôn tự tin: Cảm xúc á ? ai đó thì có, chứ tôi thì không bao giờ nghen ! tôi chỉ theo lý trí thôi!
sau đó, NĐT sẽ đổ tại TT, tại tin tức, tại ...., hoặc chỉ là 1 giây phút lơi lỏng, còn họ tất nhiên vẫn luôn hành động theo lý trí.

Như người say ít khi nhận ra mình say: tui mà say hả ? kakaka, 3 say còn chưa chai nha !
Người nóng tính cũng ít khi nhận ra mình đang nóng: CÁI GÌ ???!!! TUI MÀ NÓNG HẢ ? nóng thì tui đã dzọng dzô mặt nó nãy giờ rồi ! :D
người nghiện, người tham, người si mê,... cũng không mấy ai nhận rõ cảm xúc của mình

Làm sao để để biết mình có bị cảm xúc dẫn dắt hay không?
Đơn giản thôi, bạn hãy tự hỏi: mình có đang bị cảm xúc dẫn dắt không?
nếu câu trả lời của bạn là KHÔNG, hãy đọc lại đoạn về người say ở trên :D

những câu hỏi trên của SanJin ít có tác dụng thực tế, vì khi cần phải hỏi thì hiếm ai nhớ để tự hỏi :(
Và cốt lõi là: cảm xúc kg thể nhận diện- hóa giải bằng lý trí, mà chỉ duy nhất bằng cái tâm an tĩnh.
 
Last edited by a moderator:
Sự thật là ta thường không nhận ra khi đang bị cảm xúc cuốn đi
Hầu hết NĐT luôn tỏ ra tự tin: Cảm xúc á ? ai đó thì có, chứ tôi thì không bao giờ nghen ! tôi chỉ theo lý trí thôi nghen!
sau đó, khi mọi sự rõ ràng, NĐT sẽ đổ tại TT, tại đội lái, tại tin tức, hoặc chỉ do 1 giây phút lơi lỏng... còn họ tất nhiên vẫn luôn hành động theo lý trí.

Như người say ít khi nhận ra mình say: tui mà say hả ? kakaka, 3 say còn chưa chai nha !
Người nóng tính cũng ít khi nhận ra mình đang nóng: CÁI GÌ ???!!! TUI MÀ NÓNG HẢ ? nóng thì tui đã dzọng dzô mặt nó nãy giờ rồi ! :D
người nghiện, người tham, người si mê, người khổ tâm,... hầu như cũng không mấy ai nhận ra cảm xúc của mình

Làm sao để để biết mình có bị cảm xúc dẫn dắt hay không?
Đơn giản thôi, bạn hãy tự hỏi: mình có đang bị cảm xúc dẫn dắt không?
nếu câu trả lời của bạn là KHÔNG, hãy đọc lại đoạn về người say ở trên :D

những câu hỏi trên của SanJin ít có tác dụng thực tế, vì hiếm ai tự hỏi như thế khi cần hỏi nhất.
Vì cảm xúc kg thể nhận diện- hóa giải bằng lý trí, mà chỉ duy nhất bằng cái tâm an tĩnh.
Anh "lột" vấn đề đến tận cùng ...vấn đề luôn. Hay quá. :53::53::53:
Em cũng đã bị nhiều lần như thế, khi ngoài chuyện luôn "rất nhớ" và tâm tâm niệm niệm rằng phải từ từ và bình tĩnh thôi, không cần gì phải vội vàng hay nóng này, nhưng khi "sáp dzô" việc cái thì ôi thôi "chữ thầy em trả cho thầy".
Tập cho đến được an tĩnh tâm không biết phải đến bao giờ. :emoticon-00107-sweating:
 
Sự thật là ta thường không nhận ra khi mình đang bị cảm xúc cuốn đi
Hầu hết NĐT luôn tự tin: Cảm xúc á ? ai đó thì có, chứ tôi thì không bao giờ nghen ! tôi chỉ theo lý trí thôi!
sau đó, NĐT sẽ đổ tại TT, tại tin tức, tại ...., hoặc chỉ là 1 giây phút lơi lỏng, còn họ tất nhiên vẫn luôn hành động theo lý trí.

Như người say ít khi nhận ra mình say: tui mà say hả ? kakaka, 3 say còn chưa chai nha !
Người nóng tính cũng ít khi nhận ra mình đang nóng: CÁI GÌ ???!!! TUI MÀ NÓNG HẢ ? nóng thì tui đã dzọng dzô mặt nó nãy giờ rồi ! :D
người nghiện, người tham, người si mê,... cũng không mấy ai nhận rõ cảm xúc của mình

Làm sao để để biết mình có bị cảm xúc dẫn dắt hay không?
Đơn giản thôi, bạn hãy tự hỏi: mình có đang bị cảm xúc dẫn dắt không?
nếu câu trả lời của bạn là KHÔNG, hãy đọc lại đoạn về người say ở trên :D

những câu hỏi trên của SanJin ít có tác dụng thực tế, vì khi cần phải hỏi thì hiếm ai nhớ để tự hỏi :(
Và cốt lõi là: cảm xúc kg thể nhận diện- hóa giải bằng lý trí, mà chỉ duy nhất bằng cái tâm an tĩnh.
--------------------------------------------------------------------------

Bác Ca Heo có cách nào để luyện được cho Tâm tĩnh hơn ko ah?
Nếu mà hàng ngày mình vẫn còn tham sân si thì nên thế nào để giảm bớt đi ko.

Thanks!
 
--------------------------------------------------------------------------

Bác Ca Heo có cách nào để luyện được cho Tâm tĩnh hơn ko ah?
Nếu mà hàng ngày mình vẫn còn tham sân si thì nên thế nào để giảm bớt đi ko.

Thanks!
Đừng chơi thì sẽ tĩnh ngay :D Chứ cứ có vị thế là sẽ bị tác động ... muốn thử thì cứ gửi tiết kiệm , thỉnh thoảng vào xem TT , nhìn chart =>nhận định thì tỷ lệ chính xác thường cao :D Người trong cuộc thường ít tỉnh táo là vậy ... chưa kể đánh T+ còn sai nhiều hơn vì đoán nhiều sai nhiêu thôi:D
 
Sự thật là ta thường không nhận ra khi mình đang bị cảm xúc cuốn đi
Hầu hết NĐT luôn tự tin: Cảm xúc á ? ai đó thì có, chứ tôi thì không bao giờ nghen ! tôi chỉ theo lý trí thôi!
sau đó, NĐT sẽ đổ tại TT, tại tin tức, tại ...., hoặc chỉ là 1 giây phút lơi lỏng, còn họ tất nhiên vẫn luôn hành động theo lý trí.

Như người say ít khi nhận ra mình say: tui mà say hả ? kakaka, 3 say còn chưa chai nha !
Người nóng tính cũng ít khi nhận ra mình đang nóng: CÁI GÌ ???!!! TUI MÀ NÓNG HẢ ? nóng thì tui đã dzọng dzô mặt nó nãy giờ rồi ! :D
người nghiện, người tham, người si mê,... cũng không mấy ai nhận rõ cảm xúc của mình

Làm sao để để biết mình có bị cảm xúc dẫn dắt hay không?
Đơn giản thôi, bạn hãy tự hỏi: mình có đang bị cảm xúc dẫn dắt không?
nếu câu trả lời của bạn là KHÔNG, hãy đọc lại đoạn về người say ở trên :D

những câu hỏi trên của SanJin ít có tác dụng thực tế, vì khi cần phải hỏi thì hiếm ai nhớ để tự hỏi :(
Và cốt lõi là: cảm xúc kg thể nhận diện- hóa giải bằng lý trí, mà chỉ duy nhất bằng cái tâm an tĩnh.

Như anh Cá nói thì đó là những người tự " dối lòng mình"...đang dối lừa chính bản thân và mang nặng ý niệm chủ quan, bảo thủ.Trong Trading mà như vậy thì khó sống sót....Biết sai là sửa còn cứ khăng khăng cho mình là đúng thì chẳng mấy chốc " đào mộ' cho cái tài khoản mà thôi.

Não chúng ta chia làm 2 phần: não trái và não phải...Trong đó, não trái là Logic và lý tính...còn não phải là trực giác và cảm tính.
Con người ta dùng cảm xúc chỉ khi nào họ ko nắm vững 1 cái gì đó, ko biết chắc 1 cái gì đó, ko rành 1 cái gí đó..để rồi đưa ra quyết định dựa trên suy nghĩ.
Còn người dùng lý tính thì quá hiểu về điều đó, nắm chắc về điều đó nên quyết định dựa trên logic, hợp lý.
Ví dụ: 1 chiếc máy ảnh..anh A (.người ngoại đạo) sẽ mua 1 chiếc máy ảnh dựa trên cảm xúc là: tại thấy nó đẹp. model,sang, ..và mua giá 1000$.
Nhưng anh B( thợ ảnh chuyên nghiệp) quá rành về máy ảnh nên họ sẽ săm soi kỹ hơn và nắm chắc khá rõ về giá máy ảnh nên họ sẽ trả đúng giá. Và rồi, vô tình đi trên đường, anh B gặp anh A, thấy máy ảnh cầm trên tay anh A, anh B hỏi:
- Mày mua cái máy ảnh giá bao nhiêu?
-1000$
- Mày điên àh, mua mắc rồi...cái này giá chỉ 800$ thôi.
-----------
Vậy đó,muốn loại bỏ cảm xúc trong Trading thì chỉ khi nào bạn MASTER hoặc PRO về 1 điều gì đó.
 
Để luyện tâm cho tĩnh thì có 1 cách tuyệt vời mà bạn và mọi người đều đã biết: Thiền tập.
Thiền dễ tập và cũng... dễ chán ! nhưng nếu tập cùng người khác hoặc được thầy hướng dẫn thì sẽ rất... dễ nghiện :)
còn tham sân si ? tôi vẫn chưa dứt hẳn, nên chưa đủ tư cách để nói, bạn ạ :)
*
ngồi ngoài mà nhận định (trade ảo) thì tâm không động nên ít sai hơn, nhưng chưa chắc đã đúng, vì không thể cảm nhận tốt TT
như anni là né tránh chứ không vượt qua, mai kia nếu vào lại TT thì vẫn xao động như trước thôi, vì có thay đổi gì đâu ?
*
SJ đang nói về kiểm soát cảm xúc, chứ chưa hiểulàm chủ được cảm xúc.
San Jin chưa biết cảnh giới tâm không, nên mới quá đề cao lý trí thế,
mà như vậy thì trao đổi chỉ vô ích và vô nghĩa. Dừng ở đây vậy nhé
 
Last edited by a moderator:
Xin lỗi nếu ko làm loãng chủ đề của sanjin. Về vấn đề này mình nghĩ bài viết về Overtrading của bang chủ có đoạn (xin phép cóp lại 1 phần)

http://vietcurrency.vn/threads/nhng-dau-hiu-cua-overtrading.98/

Phương Cách Sửa Đổi Những Lỗi Lầm Này:


1. Giữ tâm thần cho thật yên tịnh trước khi trade: Tâm thần yên tịnh ở đây có nhiều nghĩa. Yên tịnh ở đây không có nghĩa là bạn vừa cải lộn trước khi trade nên tâm thần còn đang trong trạng thái giận hờn. Yên tịnh ở đây có nghĩa là bạn biết mình làm gì trong market hiện tại. Bạn hãy có một kế hoạch cho từng giai đoạn của thị trường. Thị trường có nhiều giai đoạn. Lúc lên, lúc xuống. Có một kế hoạch cho lúc lên cũng không kém phần quan trọng cho một kế hoạch khi nó xuống. Có kế hoạch khi nó lên cho phép bạn tối ưu hóa lợi nhuận. Kế hoạch khi thị trường xuống giúp bạn giảm thiệt hại tối đa. Một người surfer nhà nghề so sánh financial market và sự giao động của biển nghe rất chính xác. Anh ta nói rằng khi ra biển surf mà gặp cơn sóng lớn. Nếu anh ta bình tỉnh thì anh ta sẽ có từ 45 đến 60 giây để thở và để phản ứng. Ngược lại, nếu anh ta hoảng sợ, bối rối thì anh ta chỉ có từ 5 đến 7 giây để sống còn. Trong financial market cũng thế. Người có kế hoạch cho mọi hoàn cảnh thường có nhiều sát xuất sống còn so với ngườii vào đó với vỏn vẹn hai chữ HY VỌNG thật to.

2. Hãy Phân Tích Từng Cái Trade Một: Hãy hỏi bạn các câu hỏi sau đây:
• Tại sao tôi CẦN trade cái này?
• Sát xuất thành công của tôi trong này cao lắm không?
• Biết đâu rằng sau cái này sẽ có cái khác tốt hơn thì sao?
Các câu hỏi này dùng để đánh vào tâm thức bạn để cho bạn có một khoảng thời gian suy nghĩ. Hy vọng rằng trong khoảng thời gian dùng để trả lời câu hỏi này, bạn kịp nhận thức rằng bạn không cần phải trade cái này. Nói cách khác rằng cái trade này tuy có tốt, nhưng chưa tốt đủ để bạn phải trade liền. Đây là một điều khá sâu sắc mà người mới học trade khó nhận thức được. Traders gọi nó là TRADE SELECTION. Trade selection là một cách thức dùng để gạn lọc và để giữ cho người traders đừng overtrade. Người mới học trade thường quan niệm rằng nếu cái trade đó tốt thì mình PHẢI trade liền. Vì họ chỉ nghĩ đến cái thắng mà thôi. Họ quên rằng cái thắng mà họ đang nghĩ đến trong cái trade này có một sát xuất thành công khá thấp. Ngược lại, nếu họ chịu khó dùng các câu hỏi phía trên để thật sự hỏi chính bản thân mình rằng cái trade ấy có thật sự đáng trade hay không thì có thể nói rằng hơn 80% của những cái gì mà người ta thấy NGAY LÚC đầu, và tự cho là tốt, là đáng trade…..thật ra chỉ là một loại trades với một sát xuất thành công khá thấp.

Có cả tâm tĩnh và phương pháp giảm thiểu việc bị cảm xúc chi phối.

Lang thang bên vf cũng may mắn đọc được bài về thiền. Xin Mạn phép tác giả copy link sang đây tham khảo.

http://vfpress.vn/threads/tan-man-trading.102320/
 
Last edited by a moderator:
Để luyện tâm cho tĩnh thì có 1 cách tuyệt vời mà bạn và mọi người đều đã biết: Thiền tập.
Thiền dễ tập và cũng... dễ chán ! nhưng nếu tập cùng người khác hoặc được thầy hướng dẫn thì sẽ rất... dễ nghiện :)
còn tham sân si ? tôi vẫn chưa dứt hẳn, nên chưa đủ tư cách để nói, bạn ạ :)
*
ngồi ngoài mà nhận định (trade ảo) thì tâm không động nên ít sai hơn, nhưng chưa chắc đã đúng, vì không thể cảm nhận tốt TT
như anni là né tránh chứ không vượt qua, mai kia nếu vào lại TT thì vẫn xao động như trước thôi, vì có thay đổi gì đâu ?
*
SJ đang nói về kiểm soát cảm xúc, chứ chưa hiểulàm chủ được cảm xúc.
San Jin chưa biết cảnh giới tâm không, nên mới quá đề cao lý trí thế,
mà như vậy thì trao đổi chỉ vô ích và vô nghĩa. Dừng ở đây vậy nhé
Thiền sâu quá là dễ lên núi, nhập thất, lúc đấy trading ko là gì
 
Bài nói chuyện của Thiền Sư Goenka trong topic của MS, đưa vào đây quả là đúng chỗ và đúng lúc.

Có 1 đoạn giúp sáng rõ ý của tôi ở trên:
"Điều khó là chúng ta không biết khi nào phiền não bắt đầu. Nó khởi từ sâu thẳm trong tâm vô thức và khi đã nổi lên đến tầng nhận thức thì nó đã có đủ sức mạnh để chế ngự chúng ta khiến chúng ta không thể quan sát nó được"
trong câu trên, ta có thể thay "phiền não" bằng lòng tham, nỗi sợ, cáu giận... đều được, vì đó cũng là cảm xúc.

Còn cách làm chủ cảm xúc, không để cảm xúc dẫn dắt ta, thì đoạn này thật rõ ràng cụ thể:
"bằng cách quan sát sự hô hấp hoặc cảm giác, chúng ta thực sự quan sát phiền não trong tâm. Thay vì tránh né vấn đề, chúng ta trực diện với thực tế. Kết quả là phiền não mất đi sức mạnh, không còn trấn áp được ta như trong quá khứ"
 
Hehe, e nói đùa vụ nhập thất thôi. Thật ra cảm xúc lúc nào cũng có, cố gắng chế ngự, xua đuổi nó thì thật ra cảm xúc càng trở lên hiện hình và mạnh mẽ.
E thì thích để cho cảm xúc nó tự đến rồi tự tan. Đến bất thình lình, ra đi cũng ko biết lúc nào.
 
Last edited by a moderator:
Dà...nhân tiện anh Cá nói đến Thiền thì em cũng đã tham gia 1 khóa về Thiền do các sư thầy từ Thái Lan sang.và cũng dc cấp cái giấy chứng nhận ( cho em khoe khoang tí...:p):
10409401_792064927490948_5699527881207733867_n.jpg


Vậy nên em cũng có hiểu và nắm bắt chút về Thiền...Đặc biệt, áp dụng những cái đó vào trading khá là thú vị..:D
e chưa tham gia thiền bao giờ, chắc hẳn thú vị và có hiệu quả lắm phải k bác Sanjin?
 
Mặc dù cùng nhìn về một hướng, cùng bàn về một vấn đề nhưng góc nhìn khác nhau khó có thể có chung suy nghĩ (đấy là trong điều kiện tiêu chuẩn đó).
 
Hiểu thiền và tập thiền là việc đáng làm nhất trong đời người. Không thể phủ nhận những lợi lạc của nó mang lại cho người tập.
Nhưng sao thấy mấy ông nội Soros, Warren Buffett, Jesse Livermore... Có thấy tập thiền đâu mà trade như thần vậy? :emoticon-00138-thinking:
Thầy Thích Thanh Từ, thầy Thích Nhất Hạnh... Nếu tham gia vào mấy cái thị trường này sẽ trở thành pro trader? :emoticon-00138-thinking:
 
Last edited by a moderator:
Back
Top