Nhật ký GLD !!!

Thời gian yên bình nhất trong ngày là khoảng thời gian không phải làm, phải nghĩ, nó trống rỗng và rất vô vị. cái "Nghiệp" nó làm mình mất cảm xúc.

Đọc đi đọc lại mấy lần mà không hiểu engel à. Yên bình nhưng vô vị? Vậy là thích hay ghét yên bình?
Quái, sao nhiều bác trên đây lại thích cái "trống rỗng"? :emoticon-00138-thinking:
 
Last edited by a moderator:
5 NGUYÊN TẮC QUAN TRỌNG CHO CUỘC SỐNG

1. Giỏi giang, không phải là bận trăm công nghìn việc, mà là sắp xếp đủ thời gian cho mọi thứ quanh mình.

2. Trưởng thành, không phải tính bằng thời gian, mà tính bằng những trải nghiệm.

3. Tình cảm không phải dựa vào duyên phận, mà dựa vào trân trọng và sự tin tưởng của đôi bên.

4. Tiền bạc, không phải dựa vào tích góp, mà dựa vào đầu tư và tích lũy.

5. Thành công không phải là muốn gì mua được nấy, mà là tối về ngủ không trằn trọc, sáng dậy không thấy nuối tiếc những chuyện đã qua.

(Sưu tầm)
 
Đọc đi đọc lại mấy lần mà không hiểu engel à. Yên bình nhưng vô vị? Vậy là thích hay ghét yên bình?
Quái, sao nhiều bác trên đây lại thích cái "trống rỗng"? :emoticon-00138-thinking:
thực ra trống rỗng rất quan trọng, nó là trạng thái như:
+ ta nằm ngủ sau một ngày vận động.
+ như điểm bắt đầu..kiểu thắc mắc nguồn gốc con người từ đâu, mừ nay vẫn chưa tìm thấy.
+ NHư đại bàng tịch tà kiếm quăng ra liên chiêu thập bát thức đi nữa, thì cũng phải thu đòn về

trống rỗng + vô vị thể hiện trạng thái của người dùng Zene cho cuộc sống, không phải người tu hành trống rỗng + vô vi :D:D:D

yên bình khác ngủ là nó tập trung cho tinh thần ngủ, còn ngủ thì thiên về thể xác, tinh thần nhiều khi không relax
 
thực ra trống rỗng rất quan trọng, nó là trạng thái như:
+ ta nằm ngủ sau một ngày vận động.
+ như điểm bắt đầu..kiểu thắc mắc nguồn gốc con người từ đâu, mừ nay vẫn chưa tìm thấy.
+ NHư đại bàng tịch tà kiếm quăng ra liên chiêu thập bát thức đi nữa, thì cũng phải thu đòn về

trống rỗng + vô vị thể hiện trạng thái của người dùng Zene cho cuộc sống, không phải người tu hành trống rỗng + vô vi :D:D:D

yên bình khác ngủ là nó tập trung cho tinh thần ngủ, còn ngủ thì thiên về thể xác, tinh thần nhiều khi không relax

Vậy mà cứ tưởng "việc lớn chưa tỏ, đau đáu như chết cha mẹ" chứ? :emoticon-00138-thinking:
 
Last edited by a moderator:
Buồn buồn lôi cái nhật ký dở người ra đọc lại. Thấy Ngu ghê. mk... tự nhiên lại ngập vào mấy cái trò này....... thật là vô bổ. Chẳng đóng góp m.ị.a gì cho gia đình, xã hội cả, vậy mà cũng tồn tại được đến bây giờ. haizzzzzzz..... cái gì lâu ngày không dùng nó cũng hỏng.... lâu ngày không gõ nên chẳng thể gõ được gì mặc dù có rất nhiều điều muốn gõ.
 
Last edited:
Thêm 1 lỗi trong muôn vàn lỗi lầm của trader... TT downtrend nhưng mã mình chọn lại đi ngược TT, mặc dù luôn hiểu đã là downtrend thì không mã nào có thể cưỡng nhưng vẫn luôn là chữ "Nhưng" để biện hộ cho sai lầm. Noted vào đây để ghi nhớ 1 điều. Cá bơi ngược dòng rồi sẽ đuối sức và rồi sẽ bị cuốn theo dòng nước còn nhanh hơn con cá xuôi dòng.
 
GDP quý 1 mẽo ra không như dự đoán nhưng bằng kỳ trước 2.2%.... quý 1 là quý kém nhất trong tất cả các quỹ của mẽo. Chứng mẽo bị rút tiền do etf chuyển hướng sang khu vực châu âu, với gói QE của Draghi đưa ra đã tác động tích cực đến TTCK khu vực châu âu. Pháp tăng 16%; Đức 21%.... cũng dễ hiểu tại sao etf khu vực châu á bị rút và chắc còn bị rút nhiều nữa.
 
5 NGUYÊN TẮC QUAN TRỌNG CHO CUỘC SỐNG

1. Giỏi giang, không phải là bận trăm công nghìn việc, mà là sắp xếp đủ thời gian cho mọi thứ quanh mình.

2. Trưởng thành, không phải tính bằng thời gian, mà tính bằng những trải nghiệm.

3. Tình cảm không phải dựa vào duyên phận, mà dựa vào trân trọng và sự tin tưởng của đôi bên.

4. Tiền bạc, không phải dựa vào tích góp, mà dựa vào đầu tư và tích lũy.

5. Thành công không phải là muốn gì mua được nấy, mà là tối về ngủ không trằn trọc, sáng dậy không thấy nuối tiếc những chuyện đã qua.

(Sưu tầm)
E xin copy lại cái nha :D
Thêm 1 lỗi trong muôn vàn lỗi lầm của trader... TT downtrend nhưng mã mình chọn lại đi ngược TT, mặc dù luôn hiểu đã là downtrend thì không mã nào có thể cưỡng nhưng vẫn luôn là chữ "Nhưng" để biện hộ cho sai lầm. Noted vào đây để ghi nhớ 1 điều. Cá bơi ngược dòng rồi sẽ đuối sức và rồi sẽ bị cuốn theo dòng nước còn nhanh hơn con cá xuôi dòng.
Anh chọn được con ngựa quá khỏe nên chủ quan lá bình thường mà ... Mấy hôm trước e cũng có target e chân dài BID CTG nhưng TT xấu quá không dám tán e nó ... nhìn ae ăn cú hồi BID CTG 16.x-17.x e cũng thèm lắm nhưng tự dặn lòng không được tham :D đúng kĩ luật cũng thấy thanh thản :D
 
Đêm qua Yellen đưa ra thông điệp "sẽ tăng lãi suất trong năm nay". Một khía cạnh khác là Mr. Stanley Fischer ông này thuộc bộ tứ Fed từ hồi Ben bernanky cũng đưa ra thông điệp việc tăng lãi suất có thể không cần xem xét đến chỉ số core inflation. Thêm vào đó việc $index tăng cao làm ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu của Mỹ nhưng điều này không làm ảnh hưởng đến dự báo của giời đâu tư là Fed có thể sẽ tăng lãi suất vào tháng 6 hoặc cùng lắm là tháng 9.
Phản ứng trước việc tăng lãi suất của Fed và gói QE của eurozone thì theo Bank of America Merrill Lynch chứng mẽo tính đến thời điểm này đã bị rút 44 bi $, trong khi đó European equity funds đã có thêm 46.6 bi $ và chắc sẽ bị rút thêm nữa.
eeing%20U.S.%20stocks%20at%20rates%20last%20seen%20in%202009_zpsey0juy7v.jpg

Dưới đây là bảng thống kê dòng tiền rút khỏi khu vực TT mới nổi.
resilence%20score%20since%20the%20financial%20crisis_zpsawj4vuvx.png
 
Last edited:
Quan sát TTCK thời gian gần đây tự nhiên lại nhớ đến cái trò chơi "cá chọi" hồi trẻ trâu. Cho 2 con vào cái lọ rồi sóc loạn lên cho quay mòng mòng chóng hết cả mặt, sau đó mới cho oánh nhau....
 
TT như phẽo ngồi buồn tổng hợp mấy thứ lưu vào cái xó này:
Chiến tranh tiền tệ; giảm phát... là cụm từ được media loa loa nhiều thời gian gần đây... vậy tại sao lại có điều này và nó xuất phát từ đâu....
Xem lại quá trình khủng hoảng toàn cầu 5 năm qua và nó được khởi nguồn từ Mỹ và xuất phát từ vụ Lehman... từ đó QE được cho thêm vào từ điền kinh tế... với 1 loạt gói QE được Fed tung ra với mục đích hỗ trợ nền kinh tế nhưng bản chất là bơm tiền giá rẻ ra toàn TG. Thời kỳ đó $ rất rẻ so với đồng tiền khác trong giỏ tiền tệ điều này nó có tác động 2 mặt:
1. Giúp các nước có nguồn vốn giá rẻ để đầu tư và sau đó lại mua hàng của mẽo.
2. Giúp các nước trên toàn TG đẩy nhanh tốc độ Lạm Phát.
Cuối năm 2014 và đầu năm 2015 Fed phát tín hiệu rút QE và chuẩn bị nâng lãi suất vậy là đống $ được bơm ra toàn TG bị rút về.... điều này là bình thường với giới đầu tư chỗ nào hấp dẫn thì chiến, rủi ro thì rút. Điều này đã tạo ra 1 lỗ hổng bất ngờ ở những nước có nguồn vốn $ giá rẻ, không nhưng thế nó còn hút nốt dòng tiền đầu cơ theo xu hướng... Vậy là các nước phải cố gắng khoả lấp lỗ hổ đó bằng chính nguồn lực tự có... cũng chính vì lẽ đó mà có cụm từ "Cuộc chiến tiền tệ".
Như chúng ta đã biết đầu năm 2015 một loạt các nước thi nhau hạ lãi suất; thả nổi đồng tiền; bơm tiền tùm lum.... để tránh nền kinh tế đi vào suy thoái tương lai hay chí ít là tránh tình trạng "Giảm phát" hiện tại. dưới đây là tổng hợp về tình hình đó ở 1 vài quốc gia tôi cho là điền hình:
Hàn Quốc:
han%20quoc_zpsvahpufdp.jpg

Với chính sách Abenomic của Nhật đã làm đồng Yên suy yếu khủng khiếp và điều này đã thúc đẩy khả năng xuất khẩu của nhật và cũng chính điều đó đã tác động đến HQ nước có rất nhiều mặt hàng đang cạnh tranh quyết liệt với nhật như công nghệ, sản xuất thép và ôtô, nên việc phải hạ giá đồng Won là việc không thể không làm và ngày 12/3/2015 BoK đã quyết định hạ 0,25% điểm lãi suất điều này đã tác động tích cực lên nền kinh tế HQ và cụ thể là chỉ số KOSPI đã breakup....
Nhật Bản:
nhat_zpsc4ddb8bw.png

Về Nhật bản thì tôi không bàn sâu nữa vì nó đã quá rõ ràng.
Trung Quốc:
so%20sanh%20lai%20suat%20voi%20TTCK_zpskwog4hdy.png

Có chuyên gia nào đó dự đoán nếu GDP TQ mà <7% thì quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 2 TG này không những bị suy giảm về mặt kinh tế mà yếu tố xã hội cũng gặp nhiều vấn đề. Điều đó không biết đúng sai ra sao nhưng với một loạt động thái từ đầu năm 2015 (tôi không nhắc lại 2014 vì nó đã phản ánh rồi) đến giờ thì hẳn lờ đờ TQ cũng nhìn ra điều đó và với tiềm lực tài chính hùng mạnh của mình PBoC đã có một loạt những hành động mang tính thúc đẩy mạnh mẽ vào nền kinh tế. Trước tiên là phê duyệt 300 dự án với tổng kinh phí khoảng 7000 NDT (1k1 tỉ $) vào các ngành công nghiệp, bao gồm các đường ống dẫn dầu và khí đốt, y tế, năng lượng sạch, giao thông và khai thác khoáng sản và còn hứa hẹn sẽ bơm thêm 10.000 tỉ NDT (1.6 tỉ $) trong năm 2016. Tiếp theo đó là hạ tỉ lệ dự trữ bắt buộc xuống 0,5% lần đầu trong 3 năm qua, theo giới đầu tư tính toán điều này tương đương với việc bơm vào TT tiền tệ 660 tỉ NDT (105 tỉ $) và mới đây nhất là ngày 2/3/2015 PBoC lại tiếp tục hạ laij 0,25% điểm lãi suất sau khi một loạt data về kinh tế TQ có dấu hiệu sụt giảm như CPI; PMI; .... nhưng hành động mạnh mẽ này đã phần nào thúc đẩy niềm tin NĐT cũng như TTCK TQ như chỉ số Shang Hai compo.... trên hình.
Ấn Độ; Singapore; Hongkong; Thái lan:
an%20do_zps1rqdqi9j.png


singapore_zpshk3rh3uu.png


hongkong_zpsss8ah23c.png


thailan_zpsvwxakrg4.jpg

Tại sao tôi lại tập trung 4 thằng này vào với nhau vì đơn giản tổng hợp cũng mệt phết mà nó lại lan man đi xa với chủ để cần chú trọng là Việt nam.
 
Last edited:
Việt Nam:
vietnam_zpsd2bpsfd3.png


vn2_zpsc7oot5w7.png


vn1_zps9zblk2x1.png


Như các bạn đã biết để hợp với xu hướng tăng CPI, tích cực kích cầu để ko rơi vào tình trạng Giảm Phát trên toàn cầu trong tháng 3/2015 chúng ra đã có hành động quyết liệt là tăng giá xăng 1.600k; giá điện 7,5%; giá gas 5k/bình và đã có kết quá ngay tức thì CPI HN; HCM đều tăng như dự báo và mới đây là GDP quý 1 > 6.0.... thật là những con số biết nói trong nỗ lực vực dậy nền kinh tế của LĐ chúng ta.....
Quay lại với thời kỳ đen tối... bong bóng BĐS dẫn đến Nợ xấu trong khối NH... kéo theo một loạt LĐ NH phải trả giá cho sự bồng bột và mất kiểm soát trong chính DN của mình. Điều này đã gây ra rất nhiều hậu quả và hệ luỵ cho đến tận bây giờ... rất may cho chúng ta "Thời thế tạo anh hùng". Thống đốc NHNN đã có 1 loạt những bước đi mà không phải ai cũng có thể làm được mặc dù có thể nhận ra:
1. Ổn định TT vàng.
2. Ổn định TT ngoại hối.
3. Giải quyết Nợ Xấu, thanh trừng môn hộ.
và một loạt những bước đi mà theo tôi rất phù hợp với chúng ta trong hoàn cảnh như vậy. :41:
Thông tư, nghị định:
Thiệt tình làm LĐ ở 1 nước còn nghèo khó và yếu ớt như chúng ta thật là khó (tầm cỡ như thống đốc nhà ta mà sang nhật giúp ông Abe chắc nước nhật đã thoát khỏi suy thoái từ lâu rồi. :D jking). Có thể nói chúng ta có công cụ gì thì đã sử dụng hết rồi và chỉ còn chờ nó tác động ntn đến nền kinh tế cũng như sự ổn định của hệ thống NH. Tiềm lực tài chính của chúng ta không dồi dào như Nhật; Hàn; Trung quốc hay Thái lan nên không thể có QE, dư địa giảm lãi suất vẫn còn nhưng dường như công cụ này không thích hợp và cũng không có tác động nhiều đến nền kinh tế vì Kinh tế của chúng ta đang gặp vấn đề khác. Vấn Đề Chuyển Đổi Tư Duy.

Nói thật là quá trình tái cơ cấu nền kinh tế đang tiền triển rất tích cực nhưng quá đen cho cái vận là yếu tố Ngoại Lai lại xảy đến. Oil giảm mạnh; $index tăng mạnh; trong khi đó nền kinh tế của chúng ta lại là nền kinh tế "Xuất Khẩu Phụ Thuộc". Tại sao lại vậy vì chúng ta toàn xuất thô nhập tinh và cái quan trọng hơn nữa là tỉ trọng xuất khẩu chủ yếu là nhóm FDI. haizzzz nên vụ việc giữ nguyên tỉ giá vào thời điểm này theo tôi là quyết định hết sức lý trí và cân não.

Một loạt các nước giảm lãi suất, hạ giá đồng tiền để kích thích xuất khẩu. Đúng ra chúng ta cũng nên làm vậy để theo xu hướng, nếu vậy chúng ta đã vô tình tham gia cuộc chiến tiền tệ một cách thụ động và xét đặc thù nền kinh tế thì việc tách khỏi cuộc chiến đó là một bước đi sáng suốt.

KTVN; DNVN như con Hổ mới ốm dậy trên đường đi của đàn bò rừng đang ganh đua, chỉ sức gió của đàn bò đó thôi đã đủ làm con Hổ ngã gục chứ không nói đến việc đuổi theo bắt kịp. Nhưng trong muôn vàn khó khăn đó TĐ vẫn đưa ra được cái Lợi và cái Ko Lợi để lựa chọn con đường đi đến đích.
TT36:
Chỉ cần nhìn thấy nó thôi rân chứng đã sợ và xỉ vả.... về cơ bản TT36 chú trọng vào 2 vấn đề:
1. Hạn chế dòng vốn chảy vào TTCK và sở hữu chéo giữa các NH.
2. Giới hạn dòng vốn đầu tư vào TPCP.
Ban đầu thì điều này được cho là xấu nếu không muốn nói là quá xấu nhưng đó là đứng về khía cạnh NH và TTCK nhưng xét về khía cạnh toàn cục trong một gia đình nghèo mà lại đông con thì không thể cho bọn nó đi học hết được mà phải chọn ra đứa giỏi nhất cho nó đi học để sau này còn có cơ sở để nhấc mấy thằng còn lại. Đó là tôi liên tưởng vậy, vì tìền thì ít trong khi đó tiền gửi vào hệ thống NH ko có phương án tối ưu để đưa vào lưu thông trong nền kinh tế (cái này có rất nhiều lý do nhưng chắc chắn là cho vay ra ngoài rất ít) từ đó dòng tiền "Thừa" đã chảy vào 2 kênh được cho là anh toàn và sinh lời nhanh tức là TPCP và cho vay margin TTCK. Thiệt tình 1 hệ thống tài chính tiền tệ mà bế tắc đến độ không có chỗ giải ngân để rồi quay ngược lại TPCP là điều cực kì vớ vỉn, trường hợp này rất giống vụ TPCP Đức; TP khu vực eurozone thời kì đó lãi suất của TPCP Đức và Eurozone còn âm mà tiền cứ chảy vào ầm ầm điều này nói lên độ rủi ro của nền kinh tế và sự bế tắc trong định hướng Dòng Tiền. Trường hợp VN theo tôi cũng vậy và LĐ cũng đã nhận ra điều đó và việc TT36 ra đời để Nắn Chỉnh lại dòng vốn là điều đúng đắn và cần thiết, còn việc để tiền đổ vào CK thì ai cũng rõ là không hế tốt nên tôi ko đi chi tiết. Điều chúng ta quan tâm là Dòng Tiền Được Nắn Chỉnh vào đâu (điều này tôi sẽ viết ở phần sau).

Các Nghị định 58; 210; PPP
Trong phần này tôi ko phân tích chi tiết vì nó chưa được ban hành nhưng đây là dấu hiệu tiếp theo để quản lý và thu hút dòng tiền mới.
Thằng 58.... chưa bàn.
Thằng 210 đây có lẽ là lý do trào lưu đầu tư vào Nông nghiệp như một cái mốt.
PPP thằng này đã khá rõ khuyến khích nhà đầu tư tư nhân kết hợp với NN với tỉ lệ 30 : 70 miễn sao dự án đó không liên quan đến an ninh quốc phòng,..... nhiều người cho rằng đây là quá trình tư nhân hoá ....

Mệt quá nghỉ chút.
 
Last edited:
Trước tiên tất cả những tích phân tôi viết trong nhật ký của tôi dựa trên thông tin thu thập trên báo chí; loa đài;internet từ đó tôi tích phân trong tầm hiểu biết của mình. Ai ghé qua đọc thì đọc không đọc thì bỏ quá.
Nhóm; Ngành:

Đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, cả trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, chế biến và dịch vụ nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững. Tiếp tục triển khai hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới hướng tới các mục tiêu đã đề ra; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
Phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học công nghệ, giá trị gia tăng và tỷ trọng giá trị nội địa cao. Khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, năng lượng tái tạo, công nghiệp chế biến chế tạo, điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, sản xuất vật tư và máy móc phục vụ nông nghiệp, vật liệu mới, khai thác chế biến dầu khí, năng lượng tái tạo, môi trường...
Trích 01/ NQ-CP về định hướng phát triển kinh tế - xã hội 2015
 
Last edited:
Back
Top