Ngân hàng nội lãi lớn & Ngân hàng ngoại rút vốn: Một bức tranh kì lạ (?)

Với thông tin về Nghị quyết xử lý nợ xấu gần đây, sự tăng trưởng cao đột biến về lợi nhuận sau thuế của một số ngân hàng thương mại – đặc biệt là nhóm đẩy mạnh bán lẻ như VPBank, Techcombank, OCB, TPBank, … và kỳ vọng về các thương vụ M&A, giá của khá nhiều cổ phiếu nhóm này đã tăng mạnh từ 50% – 100% sau một thời gian dài “ngủ yên”.

Trong khi thị trường và các nhà đầu tư cá nhân đang vô cùng hưng phấn với triển vọng nhóm ngành tài chính này, người ta lại không thể không để ý một bức tranh kì lạ (?) khi có một bộ phận những nhà đầu tư chiến lược – đúng hơn là những ngân hàng nước ngoài với hơn 10 năm kinh doanh ở Việt Nam – đang “lẻn ra” khỏi Việt Nam một cách kín đáo kể từ đầu năm 2017 trong khi đám đông vẫn tiếp tục hào hứng. Có thể kể đến việc ANZ thoát hẳn khỏi mảng bán lẻ, Commonwealth Bank of Australia cũng tương tự và một số thương vụ thoái vốn lớn tại Techcombank, VPBank và gần đây là ACB … Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu – một “contrarian” đích thực – đã trả lời báo chí rằng: “Ngược với một số chuyên gia nhận định đây là một trường hợp riêng lẻ, tôi cho rằng đây là một động thái mang tính chất xu hướng. Và việc ngân hàng nước ngoài, đặc biệt là ngân hàng phương Tây dần dần rút khỏi Việt Nam là một xu hướng đáng lo ngại”.

Có lẽ còn quá sớm để chúng ta dự đoán bất kỳ điều gì, song chúng tôi đang nhận thấy định giá của ngành ngân hàng lại đang tăng dần cùng với tín dụng rủi ro mà các ngân hàng này ngày càng chấp nhận: (1) P/B của nhóm ngân hàng đã tăng từ 1.1 lần lên 1.4 lần ở thời điểm hiện tại trong khi ROE vẫn lình xình ở mức 11%-12% (2) Tín dụng đang tăng mạnh ở mức 20% – 30% ở nhiều ngân hàng mà có lẽ phải vài năm tới mới có thể phản ánh vào con số nợ xấu (3) Một số thương vụ M&A thất bại – chẳng hạn như FE Credit – không khỏi khiến chúng ta lo ngại rằng phải chăng những người trong cuộc đang hiểu rõ một điều gì đó hơn những thứ công khai mà chúng ta biết?

Tác giả: Skopos

Nguồn: http://newslettervietnam.com/ngan-hang-ngoai-rut-von-mot-buc-tranh-ki-la/
 
tôi cũng có vài lời bình cho điểm này.
Thứ 1: tại sao các mảng bán lẻ của những ngân hàng quốc tế như ANZ, Stadnard, Commonwealth họ phải bán lại...đơn giản vì 10 năm nay họ có đầu tư đâu, tôi đã từng làm việc tại 2 tổ chức là ANZ và Shinhan và thấy rằng điều mà họ nhìn nhận tại chẳng qua là rà soát và thăm dò nếu không thì chẳng thể nào đầu tư nhỏ giọt và bán lại như thế, xin confirm là mảng bán lẻ ANZ bán cho Shinhan thế thì liên qua gì tới ngân hàng nội địa? Các ngân hàng quốc tế chỉ chú trọng vào doanh nghiệp lớn tại VN, mảng bán lẻ các ngân hàng trong nước quan tâm vì họ không thể làm hay hơn các bank quốc tế như HSBC và ngược lại với thái độ dè dặt khu vực retail banking là điều đương nhiên.
Thứ 2 : câu chuyện Fe credit, hiện đang đứng đầu về doanh thu và hệ thống cho vay consumer và cũng hạng nhất về nợ xấu ;)) các ông có thấy ai đi mua cục nợ xấu tín chấp chỉ để hoàn thiện hệ thống của mình chưa?.
Thứ 3: Xin đọc giả nhìn nhận lại rằng thị trường tài chính Thái Lan những năm trước và sau suy thoái tài chính thì sao? nguyên nhân chính là bank quốc tế bán lại hệ thống với giá cao cho ngân hàng nội địa và lãnh hậu quả/ Vân tôi muốn nói rằng lãnh đạo VN không ngốc tới mức thấy chết trước mà không né. thậm chí các công cụ thị trường phái sinh cũng phải xem xét kỹ lưỡng trước khi tung ra thị trường tài chính VN. vì sao tôi dẫn chứng là Thái LAn vì đất nước này có nền kinh tế gần giống với chúng ta và họ đi trước rất xa. ( các bạn có thể tìm đọc các cuốn sách nói về nguyên nhân gây ra khủng hoảng tài chính tại Nhật và Thái, tôi thì đọc cuốn "Nguồn gốc khủng hoảng - George Cooper"
 
Back
Top