Thảo luận Lý thuyết triển vọng trong tâm lý Forex

pipsmaster

Member
Đây là bài 11 trong số series bài cơ bản về nghiên cứu hành vi tài chính - Behavioral Finance. Môn này sẽ giúp anh em hiểu rõ hơn tại sao đôi khi thị trường tài chính, mà cụ thể hơn là những người giao dịch trong thị trường đó, lại hành động 1 cách phi lý trí và không có lợi cho chính bản thân họ, dẫn đến gần như không thể phân tích hay dự báo.

Series bài được dịch từ Investopedia
----------------
Khái niệm quan trọng số 8 : Lý thuyết triển vọng - Prospect Theory

Theo truyền thống, người ta tin rằng hiệu ứng rông của lợi nhuận hay thua lỗ của mỗi lựa chọn sẽ bao gồm tất cả những đánh giá của việc liệu lựa chọn đó có đáng được kỳ vọng không. Các nhà học thuật thường sử dụng từ "hữu ích" để mô tả sự hưởng thụ, và họ tranh luận rằng chúng ta thường muốn những điều mà làm tối đa háo sự hữu ích của chúng ta.

Tuy nhiên, có nghiên cứu cho thấy rằng chúng ta không thực sự xử lý thông tin theo cách lý trí. Vào năm 1979, Kahneman và Tversky trình bài một ý tưởng được gọi là lý thuyết triển vọng, trong đó tranh luận về việc con người đánh giá lợi ích và thiệt hại khác nhau, và họ có thể dựa quyết định của họ vào lợi ích nhiều hơn so với thiệt hại. Vì vậy, nếu một người được nhận 2 lựa chọn ngang nhau, một cái nhấn mạnh vào lợi ích có thể và một cái nhấn mạnh đến rủi ro có thể, thì con người hay chọn cái đầu - ngay cả khi họ đạt được kết quả và giá trị kinh tế như nhau.

Theo lý thuyết triển vọng, thua lỗ gây tác động cảm xúc nhiều hơn so với lợi nhuận tương đương. Ví dụ, theo cách suy nghĩ thông thường, số lợi nhuận trong việc nhận được 50 USD thì cũng tương đương với số lợi nhuận trong trường hợp nhận được 100 USD xong lỗ đi 50 USD. Trong cả 2 trường hợp, kết quả cuối cùng đều là tổng lời 50 USD. Tuy nhiên, mặc cho sự thật là như vậy, hầu hết mọi người đều nhìn nhận việc lời 50 USD thì tốt hơn lời 100 USD xong lỗ lại 50 USD.

Bằng chứng cho hành vi phi lý trí

hanh-vi-tai-chinh-traderviet-4-png.9882

Kahneman và Tversky đã thực hiện một chuỗi nghiên cứu mà trong đó chủ thể phải trả lời các câu hỏi có liên quan đến việc phải thực hiện quyết định giữa 2 vấn đề tiền bạc bao gồm việc có lợi nhuận hoặc thua lỗ tiềm năng. Ví dụ, các câu hỏi dưới đây được dùng trong nghiên cứu

  1. Bạn có 1.000 USD và bạn phải chọn 1 trong 2 lựa chọn (A) Bạn có 50% khả năng kiếm lời thêm 1000 USD và 50% khả năng kiếm được 0 USD. (B) Bạn có 100% kiếm được 500 USD.
  2. Bạn có 2.000 USD và bạn phải chọn 1 trong 2 lựa chọn (A) Bạn có 50% cơ hội thua lỗ 1.000 USD và bạn có 50% cơ hội thua lỗ 0%; (B) Bạn có 100% cơ hội thua lỗ 500 USD.

Nếu những chủ thể có câu trả lời lý trí, họ có thể chọn A hoặc B trong cả 2 trường hợp (Người chọn B sẽ chú trọng vào khả năng tránh rủi ro nhiều hơn A). Tuy nhiên, kết quả của nghiên cứu này cho thấy số lượng áp đảo người chọn B cho câu 1 và chọn A cho câu 2. Điều này hàm ý rằng con người có thiên hướng đặt ra 1 mức lợi nhuận hợp lý (mặc dù là họ có khả năng hợp lý về việc kiếm được nhiều hơn), nhưng sẵn sàng chấp nhận rủi ro hơn để hạn chế thua lỗ. Nói cách khác, sự thua lỗ được chú trọng nhiều hơn so với mức lợi nhuận tương ứng.

Dạng suy nghĩ này tạo ra chức năng giá trị bất tương xứng

hanh-vi-tai-chinh-traderviet-3-png.9878




Tính năng này là một sự đại diện cho sự khác biệt của lợi ích (số lượng đau khổ và niềm vui) mà có thể đạt được như là kết quả của một lượng lợi ích hay thua lỗ nào đó. Đây là quan điểm quan trọng cần ghi nhận rằng không phải ai cũng có chức năng giá trị chính xác như trên, mà đây chỉ là xu hướng tổng quát. Tính năng hiển nhiên nhất là cách thức mà thua lỗ tạo nên cảm giác nỗi đau lớn hơn so với niềm vui tạo ra từ mức lời tương ứng. Ví dụ, niềm vui từ việc kiếm được 50 USD nhỏ hơn nhiều so với nỗi đau từ việc thua lỗ 50 USD.

Hệ quả là khi nhiều sự kiện lời/lỗ xuất hiện, mỗi sự kiện có giá trị riêng biệt và sau đó kết hợp lại với nhau để tạo thành một cảm giác tổng hợp. Ví dụ, theo chức năng giá trị, nếu bạn kiếm được 50 USD, nhưng sau đó thua lỗ lại, điều này gây ra một tác động là -40 đơn vị hữu ích (kiếm được 50 USD tạo nên +10 điểm hữu ích (niềm vui), nhưng lỗ 50 USD gây ra -50 điểm hữu ích (nỗi đau)). Với hầu hết chúng ta, điều này có lý: đó là một cuộc chơi công bằng khi chúng ta tự trách mình vì thua lỗ 50 USD mà chúng ta kiếm được.

Sự thích đáng về mặt tài chính

Lý thuyết triển vọng có thể được dùng để lý giải một số hành vi tài chính phi lý trí. Ví dụ, có người không muốn mong ước đặt tiền vào ngân hàng để hưởng lãi suất hoặc không muốn làm thêm giờ vì họ không muốn trả thêm thuế. Mặc dù những người này có thể có thêm lợi ích về tài chính từ thu nhập sau thuế, lý thuyết triển vọng cho thấy rằng lợi ích từ số tiền kiếm được không đủ để vượt qua nỗi lo lắm về việc trả thêm thuế.

Lý thuyết triển vọng cũng lý giải sự xảy ra của hiệu ứng ngược vị thế, liên quan đến xu hướng nhà đầu tư muốn nắm giữ các cổ phiếu thua lỗ quá lâu và thanh lý các cổ phiếu có lợi nhuận quá sớm. Điều hợp lý nhất của hành động này phải là nắm giữ cổ phiếu có lợi nhuận để có thêm lợi nhuận và thanh lý các cỏ phiếu thua lỗ để tránh thua lỗ thêm thì mới hợp lý.

Về việc thanh lý các cổ phiếu có lợi nhuận quá sớm, hãy chú ý đến nghiên cứu của Kahneman và Tversky về việc con người thường muốn lấy lợi nhuận chắc chắc là số tiền 500 USD so với một lựa chọn mạo hiểm hơn mà có thể đem đến 1000 USD hoặc 0 USD. Điều này giúp lý giải vì sao nhà đầu tư lại chốt lệnh sớm với cổ phiếu có lời. Trong mỗi trường hợp, cả các chủ thế trong bài nghiên cứu và các nhà đầu tư đều tìm kiếm ngay lợi nhuận đã chắc chắn có được. Điều này đại diện cho hành vi tránh rủi ro truyền thống.

Mặt trái của đồng xu là việc nhà đầu tư nắm giữ các cổ phiếu thua lỗ quá lâu. Cũng giống như các chủ thể trong bài nghiên cứu, nhà đầu tư sẵn lòng chọn một mức rủi ro cao hơn nhằm để tránh một khoản lợi ích tiêu cực của việc có một thua lỗ tiềm năng. Nhưng thật không may, nhiều mã cổ phiếu thua lỗ đã không thể hồi phục, và mức lỗ phát sinh lại tiếp tục tăng, dẫn đến những thua lỗ thảm khốc.

Tránh hiệu ứng ngược vị thế (Disposition Effect)

tam-ly-bay-dan-traderviet-5-png.9881


Có thể giảm thiểu hiệu ứng ngược vị thế bằng cách sử dụng khái niệm được gọi là khung hưởng thụ (hedonic framing) để thay đổi cách tiếp cận về mặt tinh thần.

Ví dụ, trong các trường hợp mà bạn phải chọn về việc gì đó như là có lợi nhuận lớn hoặc về một số lợi ích nhỏ hơn (như kiếm được 100 USD so với kiếm được 50 USD từ 2 nơi), hãy suy nghĩ về cái ở sau có thể giúp tối đa hóa lợi nhuận.

Trong trường hợp bạn phải lựa chọn suy nghĩ về cái gì đó giữa 1 thua lỗ lớn hoặc một con số về thua lỗ nhỏ hơn (lỗ 100 USD so với lỗ 50 USD 2 lần), bạn nên chọn 1 thua lỗ lớ vì nó sẽ gây tác động tiêu cực ít hơn bởi vì nỗi đau của thua lỗ 1 lần sẽ đỡ hơn là nỗi đau của nhiều lần thua lỗ cộng lại

Trong trường hợp bạn phải chọn giữa lợi nhuận lớn 1 lần với 1 số lỗ nhỏ hoặc một trường hợp hợp là bạn có 2 lần lời nhỏ ( ví dụ lời 100 lỗ 55, hoặc 1 lần lời 45), bạn nên chọn lần lời nhỏ vì nó tạo tâm lý tốt hơn.

Cuối cùng, trong trường hợp bạn phải chọn về một thua lỗ lớn và lợi nhuận nhỏ với một lần thua lỗ nhỏ (ví dụ lỗ 100 lời lại 55, so với lỗ 1 lần 45) thì nên chọn cái lỗ xong lời lại.

Hãy cố gắng sử dụng phương pháp đóng khung suy nghĩ này và bạn sẽ thấy trải nghiệm bản thân tích cực hơn và nếu sử dụng đúng, nó có thể giúp bạn giảm thiểu hiệu ứng ngược vị thế.
tin tức forex - diễn đàn forex việt nam - nến nhật trong forex
 
Back
Top