Hồ sơ các ngân hàng quốc tế

giailang

Well-Known Member
Thread này tập hợp các tin bài về các ngân hàng lớn trên thế giới, về những thông tin mà:
a/ Có thể tác động đến thị trường ngoại hối
b/ Là bài học kinh nghiệm cho chúng ta về hoạt động của giới tài chính quốc tế
 
Thâm hụt thanh khoản và quan ngại về khủng hoảng tài chính trong tương lại:
1. Hội chứng thiếu tiền:
+Trung Quốc:http://cafef.vn/su-kien/243-cang-thang-tien-mat-o-trung-quoc.chn
+Châu Âu:
http://cafef.vn/tai-chinh-quoc-te/f...13-bi-am-9-ty-usd-2013071709235613311ca32.chn
2. Hành động của Hoa kỳ đối với các ngân hàng lớn có trụ sở ở hoa kỳ:
+Living wills của 9 ngân hàng lớn thế giới theo yêu cầu của đạo luật Dodd-Frank hoa kỳ:
http://cafef.vn/tai-chinh-quoc-te/c...g-lon-nhat-the-gioi-20120704090217584ca32.chn
+Tăng dự trữ tiền mặt:
http://www.vietnamplus.vn/Home/My-b...-tang-quy-du-tru-tien-mat/20137/206362.vnplus

Vậy chỉ còn chờ tín hiệu từ Nhật bản, Canada và Australia. Tất nhiên dòng tiền giống như nước, khi có điểm trũng (EU, CN) lại có chỗ be bờ (US) vậy dòng tiền sẽ liên quan đến các biến động từ JPY, CAD và AUD
 
Cho đến nay, hồ sơ các bê bối ngân hàng bị Hoa kỳ xử lý đã có thêm cái tên mới: JP Morgan.
Theo Bloomberg, JPM đang vướng vào những cáo buộc đầu cơ làm giá hàng hóa vật chất, cụ thể là đã thu lợi quá nhiều từ giá điện ở California và Michigan. JPM vốn là tổ chức đầu cơ/đầu tư lớn được chuyển thành nhà băng năm 2008 sau khi mua bộ phận giao dịch hàng hóa của Bear Stern và bộ phận giao dịch hàng hóa của liên doanh RBS Sempra.
Theo nhà phân tích Jamie Dimon của DB ước tính trong bản ghi nhớ sau khi gặp CEO của JPM, khối kinh doanh hàng hóa vật chất đóng góp từ 5% đến 10% doanh thu từ các khỏan fix-income, giao dịch tiền tệ và hàng hóa của JPM, nghĩa là khỏang $750mio đến $1.5bn.
Cũng theo Bloomberg, JPM đang tính đến việc thóai vốn khỏi khối này.

Tóm lại: thị trường commodities chắc là sẽ thảm hại, Hoa kỳ chỉ làm mỗi việc là phạt bank để buộc bank rời khỏi chiến trường trước khi thảm bại.

Chi tiết Bloomberg

Như vậy các vụ scandal liên quan đến các ngân hàng lớn bị Hoa kỳ lôi ra trong thời gian gần đây, xếp theo thứ tự gần nhất đến xa nhất là:
-Thao túng giá commodities: JPM
-Rửa tiền: Standard Charter, HSBC, Banco Santander SA, ABN-Amro, CS
-Gian lận sổ sách: DB,
-Thao túng thị trường liên ngân hàng: vụ LIBOR: Barclays, Citigroup, HSBC, ICAP, JPM, UBS (Chi tiết: CNN, The Economist)
 
Cuộc thanh trừng ngân hàng của Hoa kỳ dường như chưa biết bao giờ mới có hồi kết. Với tiêu đề "Các nhà băng run sợ vì UBS xơi khỏan phạt 885 triệu đô la", Reuters đưa tin nhà băng Thụy Sỹ UBS nhận án phạt 885 triệu đô la Mỹ vì hành vi thông tin sai lạc khi bán các trái phiếu có bảo đảm cho Fannie Mae và Freddie Mac thời kỳ bong bóng BDS tại Hoa kỳ (2004-2007). Liên đới với UBS, còn có 17 ngân hàng khác, khiến cho các khoản truy đòi có thể lên đến hàng tỷ đôla. Lời cáo buộc được FHFA (Cơ quan tài trợ chương trình nhà ở hoa kỳ) đưa ra năm 2011 nhằm vào 18 ngân hàng Mỹ và thế giới về hành vi cung cấp thông tin sai lạc về chất lượng các chứng khoán có bảo đảm khiến cho FM &FM thiệt hại vì các giao dịch đó trước khi khủng hỏang.

UBS là tổ chức thứ 3 thi hành nộp phạt, sau Citigroup và GE. Trong khi đó CS và DB đã dành sẵn khỏan tiền chuẩn bị nộp phạt. Cổ phiếu của RBS (Ngân hàng hòang gia Scotland) sụt hơn 3% sau khi có tin UBS bị phạt. Trước đây, UBS đã phải nộp phạt 612 triệu đô la vì hành vi thao túng chỉ số lãi suất (vụ LIBOR-ND), chính phủ quan ngại các nhà đầu tư sẽ thóai vốn khiến cho ngân hàng mất đi 80% giá trị vốn góp.

Theo Ronnie Chopra trưởng bộ phận chiến lược tại TradeNext e ngại RBS có thể đối mặt với các khỏan chi trả trị giá nhiều tỷ đô la tại hoa kỳ "làm xấu thêm cho phía ngân hàng và nhấn mạnh thêm những mối lo ngại về tình hình tài chính ở phía siêu cường".
Hồi đầu năm nay các nhà phân tích ở CS đã nói các nhà băng châu Âu có thể phải chịu tổn thất khỏang 11 tỷ đô vì chi phí tố tụng liên quan đến tài sản bảo đảm tại hoa kỳ.
Họ ước tính riêng RBS có thể phải chịu tổn thất tố tụng 1.6 tỷ đô la, Barclays mất $1.1 tỷ và HSBC có thể mất $900 triệu.Nhưng một nhà phân tích khác tại London, Joseph Dickerson ở Ngân hàng đầu tư Jefferies, nói ông tin là tổn thất của RBS là "dưới một tỷ đô".
Các ngân hàng khác thừa nhận họ có thể tổn thất tự các vụ cáo buộc nhưng hầu như không tiết lộ tổn thất là bao nhiêu.
Trong báo cáo tài chính năm ngoái Barclays nói nếu họ thua trong các vụ kiện bởi FHFA và khiếu nại khác, họ có thể phát sinh khỏan tổn thất đến ngang mức RMBS vào thời điểm phán quyết cộng thêm lợi suất bổ sung và vài chi phí khác trừ đi thị giá của RMBS. (RMBS: Repurchased Morgage-back Securities). Báo cáo nói khỏan này là 2.7 tỷ đô vào cuối năm 2012, và thị giá ước tính là khỏang 1.7 tỷ.

Deutsche Bank đã dành riêng 2.4 tỷ euros cho chi phí tố tụng sau đó chồng thêm khỏang 600 triệu euros hồi tháng ba, chủ yếu liên quan đến các cáo buộc pháp lý về vai trò của họ trong việc bán các trái phiếu được bảo đảm bởi các khỏan cầm cố dưới chuẩn ở hoa kỳ.
Trong báo cáo thường niên của HSBC nói không thể ước tính gần đúng các khỏan khiếu kiện nhưng bất kỳ khỏan khiếu kiện nào cũng "có thể là đáng kể."

Dường như thay vì rút QE khẩn cấp, hoa kỳ bắt đầu thể hiện sức mạnh của mình bằng các công cụ tài chính tác động đến toàn cầu.
 
Last edited by a moderator:
Back
Top