Hiện trạng vĩ mô và kinh tế Việt Nam

Rất hay bò kho ợ. Những bổ sung nhịp nhàng thế này sẽ giúp người đọc hiểu nhanh hơn các chủ đề khô khan này và có sức lan tỏa tới nhiều người theo dõi.
Trong giai đoạn sau khủng hoảng 2008, FED bơm rất nhiều tiền vào nền kinh tế nhưng số nhân tiền lại về xấp xỉ 1, riêng MM của cung tiền M1 thậm chí còn dưới 1.
Nguyên nhân là các NH có lượng tiền dự trữ rất lớn (do yêu cầu thanh khoản của thị trường khi đó), xuất phát từ việc FED mua rất nhiều tài sản và giấy tờ có giá và trả bằng tiền dự trữ tại FED, điều này làm lượng tiền vượt dự trữ tăng mạnh. Về phía FED, lượng tiền cơ sở (MB) của FED tăng, nhưng tiền lưu thông ra thị trường không tăng theo. Ngoài ra, việc cung tiền M ko lớn hơn được MB, là do FED đã thực hiện các hợp đồng hoán đổi với các NHTW khác trên thế giới, làm cho lượng tiền MB thực tế đã tăng lên rất lớn.
 
Nhỏ hơn 1 - trường hợp FED. Bac @arrowhanoi check giúp em xem em lấy ví dụ đúng không.
http://www.washingtonsblog.com/2010...nd-the-failure-of-the-economy-to-recover.html
fredgraph.png
P*Q = M*V
trong đó P*Q =GDP
M = cung tiền
V vòng quay tiền
từ 2010 tới giờ, theo dõi số liệu M2 của NHNN công bố và GDP của GSO công bố thì => V < 1 là chuẩn
 
Ngoài ra, trong việc tăng khoản tiền vượt dự trữ có một điều chỉnh rất hay của FED là FED trả lãi suất cho khoản tiền dự trữ (0,25%), giúp khoản mục này tăng với các tài khoản cả ở trong nước và ngoài nước. Đó là cách sử dụng công cụ rất linh hoạt và có tầm nhìn xa, vì lãi suất này là bước đệm giúp FED điều chỉnh nhẹ nhàng khi thị trường có dấu hiệu lạm phát và ko cần gây sốc với chính sách tiền tệ.
 
Ngoài ra, trong việc tăng khoản tiền vượt dự trữ có một điều chỉnh rất hay của FED là FED trả lãi suất cho khoản tiền dự trữ (0,25%), giúp khoản mục này tăng với các tài khoản cả ở trong nước và ngoài nước. Đó là cách sử dụng công cụ rất linh hoạt và có tầm nhìn xa, vì lãi suất này là bước đệm giúp FED điều chỉnh nhẹ nhàng khi thị trường có dấu hiệu lạm phát và ko cần gây sốc với chính sách tiền tệ.
Hình như Việt Nam, NHNN chỉ trả lãi cho khoản vượt dự trữ bắt buộc thôi phải không anh?
Mấy năm gần đây, công cụ dự trữ bắt buộc ít được NHNN sử dụng, anh đánh giá là do tính hiệu quả kém hay là do chỉ cần một thay đổi nhỏ trong tỷ lệ dự trữ bắt buọc thì mức độ tác động đến cung tiền lớn, khó lường trước?
 
Hình như Việt Nam, NHNN chỉ trả lãi cho khoản vượt dự trữ bắt buộc thôi phải không anh?
Mấy năm gần đây, công cụ dự trữ bắt buộc ít được NHNN sử dụng, anh đánh giá là do tính hiệu quả kém hay là do chỉ cần một thay đổi nhỏ trong tỷ lệ dự trữ bắt buọc thì mức độ tác động đến cung tiền lớn, khó lường trước?
Thực ra, công cụ dự trữ bắt buộc ít được nhắc đến gần đây là do thực trạng NH của Việt Nam. NHNN muốn cấu trúc hệ thống âm thầm nên đưa ra hệ thống chính sách linh hoạt, kiểu sửa lỗi theo mẹo mực và liệu cơm gắp mắm. Điều đó được thể hiện khi NHNN tiến hành mua lại NH Xây dựng hay OCeanbank, GP Bank thì bà con mới té ngửa là ngân hàng bị âm vốn chủ sở hữu. Với những NH như thế tồn tại trong hệ thống thì dự trữ bắt buộc là công cụ điều tiết ko có nhiều ý nghĩa.
 
Thực tế là số dự trữ bắt buộc hiện nay vẫn được tính theo số dư trung bình trên tài khoản thanh toán tại SBV. Các bank yếu kém vẫn có thể đi vay đâu đó rồi chuyển vào vài ngày lại rút ra, miễn sao số dư trung bình ngày trong tháng đảm bảo đủ. Cũng có thể SBV không muốn các bank chôn vốn một chỗ.
 
Đặc tính mà GBK nêu về dự trữ bắt buộc (DTBB) ở trên là do quy định chung ạ. Các NHTM chỉ phải duy trì một khoản theo tỷ lệ quy định ở SVB với kỳ tính theo tháng. Các NH có thể duy trì sao cho đạt chỉ tiêu vào cuối tháng, tổng lũy kế từng ngày phải đạt mức SVB yêu cầu duy trì. Vì vậy, vào một ngày nào đó trong tháng, DTBB của NHTM tại SVB có thể nhỏ hơn mức SVB yêu cầu. Tuy nhiên, những ngày sau thì NHTM phải duy trì mức cao hơn để bù lại khoản còn thiếu hôm trước nên các NHTM có thể vận dụng linh hoạt.

Hình thức này tuy vậy không phải sản phẩm đặc thù của Việt Nam, nó được áp dụng khá phổ biến ở các NHTW khác trên thế giới. Thông thường các NHTM luôn duy trì DTBB ở mức xấp xỉ với yêu cầu của NHTW và điều chỉnh theo tình huống cụ thể. Tuy nhiên, các NHTM cũng ko dám vượt lằn ranh vi phạm vì NHTW có các công cụ trừng phạt trong tay nếu NHTM ko đảm bảo được những yêu cầu của họ.
 
- Ở xứ cờ hoa, các ngân hàng phải giữ một lượng tiền mặt tối thiểu bằng dự trữ bắt buộc tại FED, gọi là Fed fund.
Các ngân hàng thường duy trì fed fund ở mức sát dự trữ bắt buộc. Nếu ngân hàng nào không đáp ứng được thì sẽ vay trên thị trường liên ngân hàng lượng fed funds còn thừa của các ngân hàng khác.
--> Lãi suất cho vay Fed funds do FED quy định, gọi là FED FUND RATE.
http://www.federalreserve.gov/monetarypolicy/reqresbalances.htm
- Nếu các ngân hàng thiếu thanh khoản, có 2 nguồn để tiếp cận là vay từ FED qua công cụ chiết khấu (discount window) hoặc vay từ các NH khác qua thị trường LNH.
Vay từ FED thì lãi suất gọi là lãi suất chiết khấu DISCOUNT RATE do FED quy định.
Vay từ thị trường LNH thì lãi suất vay là LIBOR.
http://www.federalreserve.gov/monetarypolicy/discountrate.htm
Thông thường, FED FUND RATE < LIBOR < DISCOUNT RATE
--> FED điều hành lãi suất thị trường thông qua FED FUND RATE và DISCOUNT RATE.
FED FUND RATE hiện thời là 0,25%
DISCOUNT RATE hiện thời là 0,75%.
 
FED sẽ điều hành lãi suất thị trường bằng 2 công cụ FED FUND RATE và DISCOUNT RATE thông qua OMO (thị trường mở) và Discount Window (cửa sổ chiêt khấu).
Như post trên, về mặt nguyên tắc, FED chỉ cần điều chỉnh FED FUND RÁTE và DISCOUNT RATE thì LIBOR sẽ thay đổi. LIBOR thay đổi sẽ tác động đến lãi suất thương mại trên thị trường.
 
Có mấy cái báo cáo, anh chị cần thì tham khảo
- Cập nhật tình hình kinh tế của Việt Nam của WorldBank (TV và TA)
http://www.thesaigontimes.vn/Uploads/Articles/133212/0903f_Taking-Stock-July-2015---Final.pdf
http://www.thesaigontimes.vn/Upload...king-Stock-July-2015---Final---Vietnamese.pdf
- Báo cáo phát triển nền kinh tế thị trường Việt Nam 2014 (thích các trích dẫn số liệu, còn phần phân tích...rác hơi nhiều, chắc do....dài quá.)
http://my.metadata.vn/share/proxy/a...ao-phat-trien-kinh-te-thi-truong-Viet-nam.pdf
 
HIện trạng:
+ Lúc này GDP đã tăng khá 6.5%/năm gì đó,
+ thiểu phát suất hiện, tức là cầu đang suy giảm, ls thấp là trạng thái các nước đang phát triển không quen, điều hành như dùng tay trái. Do vậy theo các cụ vĩ mô thế giới,cần duy trì lp mục tiêu cao để cung cầu cùng..phát triển cân bằng, bền vững
Vì vậy:
là lúc quay lại chính sách cân bằng cung cầu hơn trong vay là:
+ Tăng ls tiền gửi: việc nè tưởng phá SX thực ra là kích sx qua kích cầu, những người già, người ở lĩnh vực phi kte thì ls giảm cũng không kích được họ đầu tư. tăng ls là tăng thu nhập....>> tăng chi tiêu, kích cầu
+ Tăng ls tiền gửi, làm ls tiền vay chuẩn hơn, hạn chế kd tay ngang, như vậy áp lực canh tranh giảm, chính là kích cung SX lành mạnh
Với lp mục tiêu 4-5%, thì ls gửi phải cỡ 5-6%/năm mới bền vững
 
HIện trạng:
+ Lúc này GDP đã tăng khá 6.5%/năm gì đó,
+ thiểu phát suất hiện, tức là cầu đang suy giảm, ls thấp là trạng thái các nước đang phát triển không quen, điều hành như dùng tay trái. Do vậy theo các cụ vĩ mô thế giới,cần duy trì lp mục tiêu cao để cung cầu cùng..phát triển cân bằng, bền vững
Vì vậy:
là lúc quay lại chính sách cân bằng cung cầu hơn trong vay là:
+ Tăng ls tiền gửi: việc nè tưởng phá SX thực ra là kích sx qua kích cầu, những người già, người ở lĩnh vực phi kte thì ls giảm cũng không kích được họ đầu tư. tăng ls là tăng thu nhập....>> tăng chi tiêu, kích cầu
+ Tăng ls tiền gửi, làm ls tiền vay chuẩn hơn, hạn chế kd tay ngang, như vậy áp lực canh tranh giảm, chính là kích cung SX lành mạnh
Với lp mục tiêu 4-5%, thì ls gửi phải cỡ 5-6%/năm mới bền vững
Đọc qua, đọc lại, đọc tới, đọc lui, vẫn không che lấp được nội hàm bullist trong người Thiết tướng quân :4:
Ở đâu thiểu phát chưa biết, nhưng VN thì chỉ lạm, phạm và ...tái nạm thôi. Cho đến khi đầu tư công được quản lý chặt chẽ và minh bạch. Đổ xăng và đi chợ hầu như mỗi ngày, giá lên thang máy, giá giảm thang bộ, chẳng phải quá rõ ràng sao?
LS hiện giờ thấp vì lạm phát danh nghĩa đang thấp. Chuyện của ông Phét chỉ là cái cớ hợp lý để điều hành tỉ giá theo lộ trình từ trước.
Muốn tăng Trưởng phải cung tiền. Mà cung tiền thì thằng Lạm nó mở cờ đánh trống. Về dài còn phải vừa đánh vừa xoa để thằng Đô nó đừng giận dỗi. (nó dỗi nó bỏ đi luôn thì còn ta với lồ-ng bàn :4:).
Xử được cùng lúc 3 thằng trên không phải đậu vừa rang đâu Thiết tướng quân ui :21:
 
Gửi ngoại tệ có thể phải trả phí, có gây sốc?

Lãi suất gửi USD về 0, đây là năm đầu tiên VN áp dụng lãi suất 0% đối với tiền gửi USD. Sắp tới gửi ngoại tệ có thể phải trả phí, dân lo, chuyên gia nói gì?

Động thái đưa ls=0, trong khi ls NHTWUS là 0.5% mục đích là gì?

Tất nhiên là phát tín hiệu không hoan nghênh…đầu cơ USD, dòng carry trade vào coi như bị cut, nhưng vẫn chưa nhằm vào đối tượng sống bằng ngoại tệ như con cháu lao động nước ngoài, hay kiều hối việt kiều gửi người than…cơ bản vẫn không suy giảm

Động thái thu phí nghiêm trọng hơn là đưa dòng ngoại tệ của dân vào gầm giường, trong hoàn cảnh VN còn nhập siêu, thì mớ dự trữ ngoại tệ kia sẽ nhanh chóng tiêu tùng, có lẽ rất khó xảy ra như với Gold.

Tác hại:

với Gold thì nó là thâm căn của tư duy người việt, thực tế đã chứng minh, các bài ls âm thực ra chỉ ngăn 1 phần đầu cơ Gold, nhưng 1 lượng lớn cả 400-500 tấn đã chui xuống long đất, hiện không có cách nào huy động

Nay việc đưa ls =0 thể hiện sự tư tin quá cao, khi quay mặt với đầu cơ ngoại tệ. mà quên đi tác dụng tích cực của nó là tạo cân bằng ổn định, như vậy nguồn lực cho đầu cơ ngoại tệ sẽ lại chui vào đất cả nghĩa đen và bong:

+ cất tủ còn hy vọng lấy ra, nếu tăng ls lên trên 0.5%/NHTWUS khi cần như trong thời gian khủng khoảng vừa qua, LS US Vn có khi lên tới 6%

+ mua BDS, thì ..xong, VND tuy khẻo lên đôi chút trong quá trình chống US hóa, nhưng mối lo China bất ổn, châu âu mới khỏi bệnh…nếu các tai nạn ấy bất ngờ ập tới, VND sẽ không còn túi khí chống sốc là Gold, hay USD nữa

Tóm lại: cs này nên áp dụng khi môi trường quốc tế ổn định+kte Vn ổn định, nay thì mới có vế trong nước, cần thận trọng

Ghi chú:

Vai trò của đầu cơ, nhà đầu cơ a đánh giá thời điểm 12/15 US tăng, như vậy họ sẽ mua trước đó từ 10/15. Như vậy tỷ giá US sẽ mượt hơn, không thấp quá tháng 10, không cao quá tháng 12. Nay nếu loại nhà đầu cơ a, thì với nguồn lực của NHTW có thể điều tiết trong tình tr5ang ổn định, nếu xuất hiện các biến cố lớn, NHTW chỉ còn…1 mình, và như xe ô tô không túi khí an toàn, lúc đó tỷ giá sẽ còn phi mã hơn khi không có hệ thống nhà đầu cơ. Đó là nguyên lý để tồn tại thị trường tiền tê
 
VIỆT NAM 2016: SANG TRANG

Những ngày cuối năm 2015, có chút thời gian nhìn lại một năm đi qua trong bộn bề của xáo trộn, đổi thay, và dịch chuyển nền kinh tế theo những cam kết mới, những thỏa thuận quan trọng đánh dấu cho thời kỳ mở cửa toàn phần. Trong tâm lý ù lỳ chai sạn qua tháng năm khủng hoảng vẫn bồng lên chút cảm xúc khi lướt lại hành trình đã qua.

Giờ phút này, thay vì hì hục rà lại đống số liệu tổng kết, cá nhân người viết chỉ dành chút thời gian ngó lại cả quãng đường. Những số liệu tổng kết cho 2015 có thể vẫn đẹp nhưng nó khó thay đổi thực tại. Chúng ta đã trải qua quãng thời gian đủ định hình cho nền tảng phát triển của những năm tới. Xuyên suốt từ những bài viết đầu tiên vĩ mô Việt Nam, với góc tiếp cận những ảnh hưởng, tác động dài hạn sau cú sốc WTO, thì thời điểm hiện tại là rất đủ để đánh giá con đường mà kinh tế Việt Nam đã chọn để đi tới.

Hiện trạng của Việt Nam:

Sau những cố gắng điều chỉnh, tái cấu trúc, hệ thống ngân hàng đã đi qua tình trạng nguy hiểm, nợ xấu cũng đã được khoanh vùng và trông chờ vào việc tự xử lý theo thời gian. Năm 2105, một điểm sáng với nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng là thị trường bất động sản phục hồi khá ấn tượng trong một năm qua. Theo đó, rất nhiều dự án thoát ra khỏi tình trạng xấu, được hoàn thiện và có thể bán được hàng. Các khoản nợ vướng theo các dự án bất động sản được giải tỏa hoặc chí ít cũng được chia nhỏ ra, phân bổ về các khoản cho vay dành cho người mua, giúp hệ số rủi ro giảm đi nhiều, và tạo ra hành lang về thời gian đủ rộng để các ngân hàng có thể có những điều chỉnh phù hợp. Sự phục hồi thị trường bất động sản cũng tác động lớn đến nhiều ngành nghề liên quan và giúp dòng tiền lớn trong xã hội lưu thông mạnh mẽ hơn.

Về góc độ quản lý vĩ mô, kinh tế Việt Nam vẫn phải đối mặt với các tồn tại dai dẳng của nền kinh tế. Như một kết quả tất yếu, sự mất cân đối thu chi ngân sách đã lộ rõ và sẽ còn mang hệ lụy lâu dài. Áp lực trả nợ, sự mất cân đối thu chi đang có tác động theo chiều hướng xấu. Đi theo đó là những cố gắng tăng nguồn thu ngân sách, cắt giảm các chương trình đầu tư và sự điều chỉnh chính sách theo hướng xử lý tình huống sẽ tạo áp lực không nhỏ cho cộng đồng doanh nghiệp khi việc kinh doanh ngày càng phát sinh nhiều hơn các loại thuế, phí hay các khoản thu khác nhau.

Năm 2015 đánh dấu một bước quan trọng trong con đường Việt Nam đi sâu vào các hiệp định tự do hóa thương mại. Những điều chỉnh mở rộng theo thỏa thuận WTO, ký kết TPP và chính thức mở cửa thị trường nội khối Asean là những sự kiện quan trọng nhất. Trong điều kiện nền kinh tế suy yếu, việc tham gia các thỏa thuận thương mại tự do đem lại những ảnh hưởng trái chiều. Về mặt tích cực, Việt Nam có thể thu hút những nguồn vốn mới đầu tư, tạo thêm nhiều động lực cho nền kinh tế. Về mặt tiêu cực, có thể thấy rõ Việt Nam dấn thân vào một sân chơi cạnh tranh quyết liệt, sòng phẳng mà chưa có sự chuẩn bị đáng kể nào. Hậu quả là các doanh nghiệp nội, bất kể doanh nghiệp lớn nhỏ đều bị ảnh hưởng khi bị cạnh tranh mạnh với những đối thủ có nguồn lực mạnh và nhiều kinh nghiệm hơn. Dĩ nhiên, thiệt thòi nhiều nhất sẽ là các doanh nghiệp SME của Việt Nam khi họ yếu và thiếu cả về công nghệ và nguồn lực.

Tác động toàn cầu hóa:

Nền kinh tế toàn cầu đã đi qua quãng thời gian yên ả và đoạn đường phía trước rất khó đoán nhưng sẽ có biến động mạnh, đặc tính của giai đoạn nỗ lực tạo thế giới phẳng và chuỗi sản xuất toàn cầu bên cạnh xu hướng phản kháng phòng vệ nên tồn tại nhiều cú sốc bất ngờ. Với đặc thù của quốc gia phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu, quãng thời gian tới nền kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn do những thay đổi đột ngột trên thị trường hàng hóa.

Thị trường hàng hóa xuống giá và Trung Quốc, nền kinh tế tiêu thụ nguyên liệu lớn nhất thế giới, bị suy giảm cũng sẽ tác động nhiều đến Việt Nam. Khó khăn sẽ đến với cả ngân sách và nguồn thu của các doanh nghiệp xuất khẩu khi kim ngạch xuất nhập khẩu sẽ bị hạn chế trong điều kiện kinh doanh khó khăn.

Ở một chiều khác, sau khi mở cửa theo các hiệp định thương mại tự do, các dòng vốn nước ngoài chảy mạnh vào thị trường và gây ra nhiều hiệu ứng khác nhau. Sẽ có thêm nhiều dự án, nhiều công ăn việc làm, nhưng sự ưu đãi theo các thỏa thuận thương mại sẽ không đem lại thêm nhiều cho việc thu ngân sách. Các dòng vốn ngoại sẽ dần lấn át thị trường nội địa, tạo áp lực cạnh tranh khốc liệt và dần loại bỏ những doanh nghiệp nội đuối sức trong cuộc đua cần nhiều nguồn lực này.

Có thể nhìn rõ rệt hơn khi Việt Nam sẽ dần trở thành trung tâm gia công, chế biến hàng hóa mới với lợi thế về địa lý và việc được hưởng các quy chế tự do. Lao động Việt Nam sẽ được nâng cấp về trình độ, kỹ năng làm việc, có một môi trường rộng mở hơn. Người Việt Nam sẽ dịch chuyển nhiều hơn và có thể làm việc ở nhiều nước khác nhau với nhiều thỏa thuận về hình thái lao động.

Sang trang:

Sau những biến động và các chính sách trong lộ trình vài năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã định hình rõ hướng đi của mình. Bỏ lại những kỳ vọng, những ước mơ phù hoa để về với thực tại, chúng ta chính thức bước sang một trang mới: Việt Nam trở thành một quốc gia làm thuê.

Với doanh nghiệp, việc xuất hiện những dòng vốn đầu tư mới, những doanh nghiệp nội địa nhanh chóng suy yếu trong cuộc cạnh tranh khốc liệt. Thời gian tới là quá trình phân hóa mạnh, và sẽ có một cuộc thanh lọc cho một chu kỳ mới. Sẽ chỉ còn lại những doanh nghiệp đủ mạnh trên thị trường. Các doanh nghiệp Nhà nước, dù muốn hay không, sẽ buộc phải tái cấu trúc. Doanh nghiệp vừa và nhỏ buốc phải tái định hướng chiến lược của mình cho phù hợp với tình hình chung và xu hướng xác định chiến lược đi theo các tay chơi lớn, tham gia vào chuỗi sản xuất của những công ty lớn sẽ trở nên phổ biến. Những tập đoàn lớn nước ngoài xuất hiện tại Việt Nam sẽ tác động mạnh mẽ đến xu hướng đó, và ngoài dệt may và da giày, lại xuất hiện thêm những lớp công ty gia công trong những ngành nghề khác.

Với người lao động, môi trường mở tuy đòi hỏi cạnh tranh nhiều hơn nhưng cũng đem lại cơ hội nhiều hơn cho người lao động. Sẽ hình thành xu hướng cung cấp lao động của Việt Nam, không chỉ cho các doanh nghiệp gia công bản địa, mà còn đưa người lao động đến những thị trường xa hơn. Dòng người làm thuê của Việt Nam cũng phát triển mạnh mẽ hơn trong nhiều ngành nghề và chúng ta sẽ có xu hướng phát triển nhân công làm thuê chuyên nghiệp như Philippin đã từng làm. Trước mắt là việc di chuyển lao động trong khối Asean, sau đó luồng di chuyển của người lao động Việt Nam có thể chảy tới những thị trường xa hơn nữa. Việt Nam với dân số đông, tuổi đời bình quân trẻ sẽ có nhiều điều kiện để cung cấp nhân sự cho thị trường lao động toàn cầu.

Nền sản xuất nội địa sẽ không có nhiều điểm đáng lưu ý trong những năm tới do doanh nghiệp Nhà nước chật vật với quá trình thay đổi, còn doanh nghiệp SME thì suy yếu trong cuộc cạnh tranh trên diện rộng. Ngân sách Nhà nước tiếp tục khó khăn với gánh nặng nợ công ngắn hạn và đối diện cả với những khó khăn khi nền kinh tế thay đổi trạng thái để thích nghi với chu trình mới.

Tuy nhiên, khi trở thành điểm đến của luồng đầu tư gia công, chế xuất, hoạt động dịch vụ hạ tầng cho sản xuất, dịch vụ logistic và các hoạt động phục vụ cho hệ thống supply chain toàn cầu sẽ có những bước tiến đột phá. Khối dịch vụ có thể trở thành nhóm ngành nhiều hứa hẹn để phát triển lâu dài và có đóng góp lớn khi Việt Nam có vị trí địa lý tương đối thuận lợi trên các tuyến hải trình quốc tế. Việc mở cửa khối kinh tế Asean và việc hoàn thiện tuyến đường xuyên Á sẽ tạo điều kiện tốt hơn nữa để Việt Nam khai thác thế mạnh này của mình.

Cơ hội nào cho chứng khoán:

Nền sản xuất nội địa khó khăn, các chính sách tiền tệ bó buộc sẽ không là tiền đề ưa thích cho thị trường chứng khoán. Tuy nhiên trong giai đoạn chuyển đổi thành điểm gia công của thế giới với sự xuất hiện của nhiều nhà đầu tư nước ngoài thì diễn biến thị trường sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi nhóm nhà đầu tư này.

Trong 1,2 năm tới thị trường sẽ có dao động mạnh do tác động nhiều chiều từ thực tại nền kinh tế, từ tác động của các nguồn vốn mới nhập thị trường, từ những thương vụ mua bán, thâu tóm doanh nghiệp và cả từ những thay đổi chính sách của Nhà nước với mong muốn hoàn thành kế hoạch cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước đúng hẹn. Thị trường có thể phân hóa sâu sắc khi tồn tại những doanh nghiệp tăng trưởng liên tục và những nhóm doanh nghiệp bị mài mòn theo thời gian và thử thách mới của thị trường.
 
Công ty đa quốc gia, hay các công ty ngôi sao....làm nên sức mạnh nền kinh tế. hai vấn đề đặt ra đó là:
+ làm sao thu thuế được nó
+ tác dụng thuận của nó gây ra như: cty vệ tinh, chất lượng nguồn nhân lực
bài toán này toàn cầu khó giải, lo xa quá huynh. ngay như nhật bây giờ các ông kẹ sony....lỗ chỏng vó, đều là câu chuyện bế tắc. đối với tầm vĩ mô..đúng là tạo chính sách và chờ hên sui, xin hỏi nuôi nó lớn như VNM rồi cũng mau mau bán tốt
tóm lại: chiến lược phát triển quốc gia không thay đổi
+ kêu gọi các ngôi sao vô, sau đó thì hốt thuế và nguồn nhân cty, cty vệ tinh
+ phát triển DN SME, chỉ có các này là tuyệt đúng, chứ chăm chăm pt một vài em, khi khủng khoảng ...lại chị dậu bán con, bán chó cả thôi. để phát triển SME, môi trường kinh doang thuận lợi:
++ pháp luật thông thoáng, mạnh mẽ
++ thuế, ls thấp
....
Giảm bội chi ngân sách, vì không có cách nào khác, chúng ta phát trển theo mô hình của thế giới, nguồn ns cho hạ tầng,bộ máy..là hữu hạn:
hệ thống ngân sách:
- quốc phòng
-an ninh
- phường xã
-giáo dục
- phát triển kinh tế: hạ tầng...
trong đó quốc phòng thì kd bù chi, chỉ hai khâu giảm bớt là an ninh + giáo dục, không cách nào khác phải XH an ninh giáo dục
a/ an ninh: vừa cồng kềnh vừa thiếu, tiến tới phát triển an ninh nhân dân kiểu bảo vệ khu phố giống bảo vệ chung cư, csgt thì giao cho thanh niên xung phong, không hiểu tại sao lại làm nửa vời như bây giờ, gắn ca mê ra, phát triển các đội CSGT tập trung, c/an sẽ giảm bớt, c/an dồn về quận vừa mạnh vừa giảm số lượng
b/ giáo dục: tiến tới các trường tự cân đối thu chi/ nhà nước duyệt chương trình cơ bản. trường nổi tiếng nhờ có nhiều giáo viên giỏi, chương trình hiện đại tiến bộ
c/ phát triển hạ tầng dạng PPP năm rồi hò reo quá, nhưng không biết được mấy dự án
chỉ có vậy thì bội chi ns mới gia giảm, tiến tới bội thu. áp lực tăng thuế càng ít hơn nữa
 
Last edited:
Ngôi sao nội ư?....không quá mong mỏi. ai cũng bết H nhùn có branch ở mẽo. tóm lại là phải xây nền tảng thôi, thằng a đổ thằng b thay, nhưng nền tảng kinh tế tốt...thì phục hồi rất nhanh
 
Thông tư 203/2015/TT-BTC do Bộ Tài chính mới ban hành sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2016. Hàng loạt điểm mới được kỳ vọng giúp tăng thanh khoản thị trường và tăng tính hấp dẫn của TTCK được quy định mới trong Thông tư này.

Ngày 21/12/2015, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 203/2015/TT-BTC thay thế cho Thông tư 74/2011/TT-BTC hướng dẫn giao dịch trên thị trường chứng khoán. Sau thời gian chờ đợi, mới đây nội dung Thông tư đã chính thức được Bộ Tài chính công bố mới đây với 3 Chương, 17 Điều. Thông tư 203/2015 sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2015.

So với Thông tư 74 được ban hành 4 năm trước đây, Thông tư 203/2015 có nhiều điểm mới được kỳ vọng sẽ giúp tăng thanh khoản thị trường và tăng tính hấp dẫn của TTCK Việt Nam.

NĐT được bán chứng khoán chờ về

Khoản 1 Điều 7 Thông tư 203/2015

Nhà đầu tư được đặt lệnh bán đối với số lượng chứng khoán đã có sẵn trên tài khoản lưu ký của nhà đầu tư tại ngày giao dịch và chứng khoán giao dịch chờ về. Việc bán chứng khoán giao dịch chờ về thực hiện theo quy chế của ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

NĐT có thể mua khi có bảo lãnh thanh toán của ngân hàng lưu ký

Khoản 2 Điều 7 Thông tư 203/2015

Trường hợp nhà đầu tư mở tài khoản lưu ký tại ngân hàng lưu ký và mở tài khoản giao dịch tại công ty chứng khoán, nhà đầu tư được đặt lệnh mua và công ty chứng khoán được thực hiện lệnh mua khi có bảo lãnh thanh toán hoặc xác nhận của ngân hàng lưu ký về việc ngân hàng lưu ký chấp nhận yêu cầu thanh toán giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư.

NĐT được vừa mua vừa bán một loại cổ phiếu trong phiên giao dịch liên tục và phiên ATC (nếu chưa khớp ở phiên giao dịch liên tục)



30a203-12.png



NĐT được phép giao dịch trong ngày

Giao dịch trong ngày là giao dịch mua và bán cùng một loại chứng khoán với cùng một khối lượng giao dịch, thực hiện trên cùng một tài khoản và trong cùng một ngày giao dịch.

Điều 10 Thông tư 203 quy định chi tiết về Giao dịch trong ngày

Nhà đầu tư đuợc thực hiện các giao dịch trong ngày sau khi đã ký hợp đồng giao dịch trong ngày và hợp đồng giao dịch ký quỹ với công ty chứng khoán.

Nhà đầu tư có trách nhiệm đặt các lệnh giao dịch, bảo đảm tổng số chứng khoán trên các lệnh bán phải bằng với tổng số chứng khoán cùng loại trên các lệnh mua trong cùng ngày giao dịch và ngược lại. Trường hợp tống số chứng khoán của các lệnh bán đã thực hiện nhiều hơn tổng số chứng khoán của các lệnh mua đã thực hiện thì công ty chứng khoán có trách nhiệm thực hiện hỗ trợ thanh toán.

Trường hợp nhà đầu tư đặt lệnh bán trước khi đặt lệnh mua hoặc tổng khối lượng giao dịch của lệnh bán nhiều hơn tổng khối lượng giao dịch của lệnh mua đã đặt trước đó công ty chứng khoán phải từ chối thực hiện lệnh giao dịch khi không thể bảo đảm có đủ chứng khoán để chuyển giao tại ngày thanh toán.

Quy định chặt chẽ giao dịch mua/ bán cổ phiếu quỹ của DNNY

Nghiêm cấm tố chức niêm yết, đăng ký giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán công bố thông tin về các giao dịch mua lại cổ phiếu, bán cố phiếu quỹ nhưng không thực hiện các giao dịch đã công bố, không đặt lệnh giao dịch trong thời gian đăng ký giao dịch cổ phiếu quỹ; hoặc đặt lệnh giao dịch với các mức giá nằm ngoài biên độ dao động giá trong thời gian đăng ký giao dịch. Các tố chức niêm yết, tố chức đăng ký giao dịch không được công bố về mức giá cụ thể dự kiến thực hiện mà chỉ được công bố nguyên tắc xác định giá giao dịch đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua (nếu có).

Giá đặt mua < Giá tham chiếu + (Giá tham chiếu * 50% BĐDĐ giá cố phiếu
Giá đặt bán > Giá tham chiếu - (Giá tham chiếu * 50% BĐDĐ giá cổ phiếu)

CTCK được tham gia giao dịch tạo lập thị trường

Hoạt động giao dịch tạo lập thị trường là nghiệp vụ phổ biến tại các TTCK quốc tế, tuy nhiên lại chưa được tổ chức tại Việt Nam. Công ty chứng khoán đáp ứng có đầy đủ các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán và không vi phạm một số quy định về tỷ lệ vốn khả dụng, lỗ lũy kế … được đăng ký là thành viên tạo lập thị trường với Sở Giao dịch Chứng khoán trên cơ sở Hợp đồng tạo lập thị trường ký với tổ chức phát hành.

Điều 12 Thông tư 203/2015 quy định thành viên tạo lập thị trường chỉ được đặt lệnh giới hạn cho các giao dịch tạo lập thị trường. Thành viên tạo lập thị trường được đồng thời thực hiện giao dịch tạo lập thị trường và tự doanh nhưng phải bảo đảm nguyên tắc về giá theo Quy chế do Sở Giao dịch Chứng khoán ban hành.

Thành viên tạo lập thị trường chỉ được đặt lệnh giới hạn cho các giao dịch tạo lập thị trường. Thành viên tạo lập thị trường được đồng thời thực hiện giao dịch tạo lập thị trường và tự doanh nhưng phải bảo đảm nguyên tắc về giá theo Quy chế do Sở Giao dịch Chứng khoán ban hành.
 
cuối cùng sau 16 năm sinh nở, thị nở chính thức là thị trường chứng khoán, với các tính năng mua bán đầy đủ, mua bán CK cũng là tài sản cả thui. tiền trao cháo múc, có kẻ vay người mượn....hy vọng là các anh BB thế giới ghé chơi, để ẻm VNi nâng hạng
 
Bắt đầu từ những thông báo tuyển dụng mới đây của tập đoàn Foxconn:
Tập đoàn khoa học kỹ thuật Hồng Hải
Công ty TNHH FUHONG PRECISION COMPONENT ( Bắc Giang)
Đ/c: KCN Đình Trám , Việt Yên, Bắc Giang
TUYỂN GẤP 5000 CÔNG NHÂN
Hiện nay do nhu cầu mở rộng sản xuất tại KCN Vân Trung .Với quy mô sử dụng 35000 lao động sản xuất linh kiện điện tử cần tuyển gấp công nhân nữ.
I.YÊU CẦU TUYỂN DỤNG:
• Trình độ : Tốt nghiệp cấp 2 trở lên
• Giới tính: Nữ
• Độ tuổi : 18~35
• Phúc lợi công ty có ký túc xá cho công nhân viên. Hỗ trợ ăn ca cả 3 bữa.
Công ty đóng BHXH , BHYT , BHTN theo luật của nhà nước.
II. PHƯƠNG THỨC NỘP HỒ SƠ ,THỜI GIAN PHỎNG VẤN
• Phỏng vấn trực tiếp tại Trung Tâm Tuyển Dụng.
Địa chỉ: Tập đoàn KHKT Hồng Hải. KCN Đình Trám, Việt Yên, Bắc Giang.
• Thời gian phỏng vấn:
- Sáng: 8h - 12h
- Chiều: 13h - 17h
( Thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần )
• Khi đi phỏng vấn mang theo chứng minh thư , bút
CÔNG TY KHÔNG THU BẤT KỲ KHỎAN PHÍ NÀO CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG.
Mọi chi tiết xin liên hệ 0240 3662888 máy lẻ 22675-22676


tới thông tin chính thức về chiến lược của Apple:
Apple bắt đầu từ Hà Nội:
http://cafef.vn/doanh-nghiep/apple-bat-dau-tu-ha-noi-20160321173236672.chn

với nội dung Apple đầu tư 1 tỷ$ để xây dựng trung tâm R&D tại Hà Nội phục vụ cho việc phát triển sản phẩm của tập đoàn.
Con đường trở thành quốc gia làm thuê ngày càng rõ nét hơn khi các DN nội địa rất khó khăn để có chỗ đứng trên thị trường còn khối đầu tư nước ngoài như cục nam châm khổng lồ hút nguồn nhân công giá rẻ của Việt Nam. Trong hệ thống kinh doanh toàn cầu ấy, các DN Việt vẫn loay hoay với câu hỏi làm cách nào để có thể tham gia chuỗi supply chain đó. Chúng ta vẫn đang chỉ có những lao động trẻ được trả luơng thấp và một nền sản xuất nội địa lạc hậu với công nghệ cách khá xa hệ thống của những tập đoàn khổng lồ.
 
Back
Top