Hiện trạng vĩ mô và kinh tế Việt Nam

Sáng nay trà đá chém gió, nghe sơ sơ có gần 30 chú NH nhỏ đang có vấn đề về thanh khoản. Hình như dịch vụ cốt yếu của NH là đi đòi nợ thì phải. Chẹp, chẹp, vậy doanh nghiệp làm ăn sao đây?
 
Sáng nay trà đá chém gió, nghe sơ sơ có gần 30 chú NH nhỏ đang có vấn đề về thanh khoản. Hình như dịch vụ cốt yếu của NH là đi đòi nợ thì phải. Chẹp, chẹp, vậy doanh nghiệp làm ăn sao đây?

Thì DN đang đi xin mấy ông thuế là tôi không còn nợ nần gì cả. Tôi xin ông cho tôi "Phá Sản" .
 
Thì DN đang đi xin mấy ông thuế là tôi không còn nợ nần gì cả. Tôi xin ông cho tôi "Phá Sản" .

Anh lại lẫn rồi. DN mà ko nợ nần gì thì có quyền đóng cửa, dừng hoạt động đàng hoàng, cần gì phá sản.

Huy động của các NH vẫn tụt. Đến bây giờ thì các bác NH cũng ko hiểu chuyện gì đang xảy ra. :confused: Thị trường vàng, $ bị đánh chặn, trứng rớt, bất động sản cũng vậy, vậy mà tiền vẫn hụt đi đều đều.

Tạm đặt câu hỏi là có phải nguồn tiền giờ đây rút khỏi NH để lấp vào những khoảng trống mênh mang do những vụ thiếu nợ, bỏ trốn để lại ko nhỉ??? Nó hiện đang nằm ngoài những lý thuyết về tiền tệ....
 
Anh lại lẫn rồi. DN mà ko nợ nần gì thì có quyền đóng cửa, dừng hoạt động đàng hoàng, cần gì phá sản.

Huy động của các NH vẫn tụt. Đến bây giờ thì các bác NH cũng ko hiểu chuyện gì đang xảy ra. :confused: Thị trường vàng, $ bị đánh chặn, trứng rớt, bất động sản cũng vậy, vậy mà tiền vẫn hụt đi đều đều.

Tạm đặt câu hỏi là có phải nguồn tiền giờ đây rút khỏi NH để lấp vào những khoảng trống mênh mang do những vụ thiếu nợ, bỏ trốn để lại ko nhỉ??? Nó hiện đang nằm ngoài những lý thuyết về tiền tệ....

Anh tưởng truyền thống của ta là in tiền cơ mà, sao lại để tình trạng này? :D:D:D Hay là máy in tiền đang nằm chờ bảo dưỡng vì run heavy duty for a long long time without maintenance hi hi
 
Anh tưởng truyền thống của ta là in tiền cơ mà, sao lại để tình trạng này? :D:D:D Hay là máy in tiền đang nằm chờ bảo dưỡng vì run heavy duty for a long long time without maintenance hi hi
Sau vụ anh Thúy hình như bọn Úc cấm công ty của nó không được ký kết hợp đồng services bảo dưỡng nữa anh ạ, nên đang ngưng chạy 1 thời gian chờ lập dự án mới, căng đây....
 
Sau vụ anh Thúy hình như bọn Úc cấm công ty của nó không được ký kết hợp đồng services bảo dưỡng nữa anh ạ, nên đang ngưng chạy 1 thời gian chờ lập dự án mới, căng đây....

Hiện tại chưa in tiền nhưng sớm muộn gì em nghĩ cũng phải in. Mà hậu quả của nó thì ai cũng biết. Rồi chúng ta lại rơi vào vòng luẩn quẩn.
 
Xã hội toàn thằng chụp giật, hớt váng, thì anh em mình tội éo gì phải lo đến cái hậu quả, cứ in đi, anh em ôm về 1 mớ rồi cho chúng nó đi mà tìm =))
 
Những NH bị sát nhập do nợ xấu nhiều quá, ko thể duy trì nổi trạng thái, đành bán mình cho NHNN hoặc các NH lớn. Hì hì, để bù đắp hoặc xóa đi cục nợ ấy thì hữu hiệu nhất vẫn là biện pháp in tiền. Chính thế em mới bẩu sớm muộn gì cũng in tiền mà.

Những chú bị sát nhập thì do ko quẫy được nữa mới chịu đưa cổ vào tròng. Đưa cổ vào tròng coi như là toi luôn rồi. Còn những chú xác định quẫy được là vẫn cứ quẫy, nên thế mới có huy động chui, đỉnh điểm lãi suất lên 21% năm. Đằng nào cũng chết, sao ko cố quẫy, biết đâu có cửa sống vì khi bị sát nhập, NH phải chấp nhận nhượng lại CP cho NHNN hoặc NH thâu tóm với giá = 0 cộng cục nợ xấu to tướng...Nếu cụ là chủ NH, cụ thấy cục nợ ấy ko xấu tí nào, tội gì cụ chẳng quẫy...
 
Lãi suất cho DN vay của các NH cổ phần hiện tại là 21-22%, không phải cứ muốn là vay được ngay mà phải đặt lich xếp hàng mới được giải ngân.
Ngân hàng kém thanh khoản làm DN cũng hết hơi. Một thằng NH chít thì có hàng trăm DN chít theo.
Tương lai vẫn còn mịt mù phía trước chưa nhìn thấy ánh sáng đâu. Cứ tưởng đã xấu lắm rồi không ngờ vẫn còn xấu hơn?... Ayzzza...
 
Hề hề. Dù rằng khá nhiều NH còn room cho vay nhưng chả mấy NH hào hứng chuyện cho vay. Công việc chính bây giờ là đòi nợ. Vì vậy chuyện từ chối cho vay hoặc đặt lịch để được vay cũng bình thường.

Trong những dự báo trước khi có chính sách, mình đã đưa phán đoán là nợ xấu có khả năng khá cao nên NHNN đã ko bỏ trần lãi suất huy động mà dùng biện pháp hành chính ép trần lãi suất huy động. Vietcombank đã đưa báo cáo nợ của mình ra công chúng. Hiện tại, Vietcombank là đơn vị báo cáo độ minh bạch cao nhất trên thị trường, vậy có nghĩa các NH còn lại đều ở trạng thái của VCB hoặc cao hơn. Như vậy rủi ro hệ thống đã được định nghĩa.

Hệ quả thế nào thì bây giờ đã rõ. Nợ xấu lộ ra giờ giải quyết cách nào? Trong các phương án, mình đã thấy một phương án là in thêm tiền để bù. Vậy lạm phát gia tăng thì làm sao? Lạm phát làm đồng tiền mất giá thì ta lại đổi tiền, lo gì...
 
Có cụ thắc mắc với em liệu có phải BDS được cứu.
Đường link tham khảo: http://vneconomy.vn/20111114083539243P0C6/bon-nhom-tin-dung-bat-dong-san-thoat-ro-phi-san-xuat.htm

Câu trả lời: vẫn không. Tuy phải xiết BDS về 16% nhưng VN tài lẩn lách là số 1. Có nghĩa là vẫn có NH cho khách vay món này ẩn dưới hình dạng khác. Điều quan trọng nhất là cho vay có đòi được nợ hay ko chứ ko hẳn là cho vay theo dạng nào.

Mà hiện tại NH đâu có máu cho vay. Vì vậy sẽ chỉ có rất ít chủ đầu tư có thể vay tiền được. Số lượng ít ỏi tiền vay đó ko giải quyết được vấn đề cơ bản của BDS lúc này. CHuyện BDS phải nằm xuống là điều tất yếu, nó giống như một downtrend của chứng ấy mà, ko ai có thể chống nổi thị trường. Kẻ nào nhanh chân cutloss chạy trước còn có cơ tồn tại, còn ko thì khó nói...
 
Bên lề tán nhảm một tí. Cuộc kết hôn chính trị của địa biểu QH Minh Tâm là nước cờ tuyệt vời với các NH. Mấy chú NH nhà ta đang nhăn hết mặt vì vốn dĩ nợ đã khó đòi, nay càng khó đòi hơn khi có lá chắn.

Khi khó khăn, đó là lúc con người ta sáng tạo nhất, linh hoạt nhất. Ko hiểu còn hình thức trốn nợ sáng tạo nào nữa ko nhỉ?
 
Oánh chứng thì người ta thường nhìn về các Sự kiện tương lai. Tôi điểm qua 1 số sự kiện để mọi người thinking
- Năm 2012
- Oil đang tiếp tục tăng (hiện vượt 100$) nếu giữ đã này thì liệu xăng trong nước có thể tiếp tục giữ giá chịu lỗ k???
- Điện đòi tăng giá bấy lâu nay để giảm lỗ, mặc dù chưa được đồng ý nhưng tôi nghĩ vào đâu năm sau 2012 sẽ là thời điểm thích hợp để tăng
- Vụ vinashin, tưởng chừng như "lặng sóng" nhưng hệ lụy nó sẽ còn kéo dài, cụ thể là 2 vấn đề: khoảng nợ nội địa (chắc chắn là thành nợ xấu), nợ ngoại, các chủ nợ đang kiện Vinashin, có thể sẽ k đòi được nhưng tín nhiệm cảu VN trên trường quốc tế sẽ giảm, điều này sẽ khó cho VN huy động vốn từ quốc tế or chi phí vay sẽ rất cao
- Lạm phát là điều VN sẽ không thể "kiềm" nổi trong những năm tiếp theo, be realistic my friend!!
+ Chính phủ cứ ca bài tái cơ cấu bao nhiêu năm nay nhưng đến giờ đã làm được gì??? nothing, có lẽ câu cửa miệng "kiềm chế lạm phát, ổn dịnh vĩ mô, an sinh xã hội" sẽ là old slogan, thay vào đó sẽ là "tái cấu trúc nền kinh tế" nói thì dễ nhưng làm thế nào thì quá khó. Cứ nhìn sang châu âu thì biết được việc tái cấu trúc banks (1 lĩnh vực sống còn của nền KT) khó như thế nào (châu âu là nơi tập trung các đại bàng về kiến thức kinh tế). barroso đã phải nói lên rằng "systematic crissis"
+ Tâm lý người VN là ôm vàng + $$$$$ -------->>> tiền sẽ bị tắc
+ bản chất nền KT của mình bao lâu nay vẫn là nhập khẩu, $$$$$$$ không giải quyết nối thì điệp khúc mất giá đồng tiền still lasting long time
+ Hệ lụy vỡ nợ hàng loạt thì chưa ai biết được ảnh hưởng sẽ như thế nào
+ đầu tư công bao năm nay vẫn tăng mạnh, chỉ đến khi sắp đổ bể mới làm quyết liệt nhưng tôi nghĩ đã muộn.

Sự yếu kém của nền KT Vn là đã có hệ thống, react của Chính phủ thì quá chậm. Ở mỹ hay châu âu, những người điều hành nền KT toàn là đầu sỏ, có KT chiến trường thế mà còn không ăn thua. Nhìn về VN thì đúng là "chán như con gián"

Cái gì đang chờ đợi quí vị trước mắt ????? còn chỉ tiêu quốc hội hay chính phủ???? hãy quên nó đi .believe what you see, never believe what you hear.
 
Nếu nhìn vào các sự kiện thì bạn phải xâu chuỗi nó trong một môi trường tổng thể. Cái nhìn của mình lại có điểm khác biệt.

- Oil sẽ ko tăng mà giảm giá. Việc này liên quan đến việc giảm giá của thị trường hàng hóa do sự yếu kém của nền kinh tế các nước châu Âu. Hy Lạp, Italy giờ này vẫn chưa khẳng định sẽ làm kinh tế thế giới khủng hoảng thực sự hay ko nhưng ảnh hưởng của nó chắc chắn là xấu và dai dẳng.
- Điện sẽ tăng giá để bù đắp chi phi thâm hụt
- Hệ lụy của Vinashin đến thị trường trong nước và quốc tế đã rõ. Nhưng xét về mặt huy động vốn, hiện nay nợ công của VN cũng rất cao (đến hết năm 2011, tính tổng thể có thể lên đến 60% GDP), nên nếu thực sự phải dừng kênh huy động vốn quốc tế thì cũng ko nhiều khác biệt so với hiện tại.
- Bài toán lạm phát là bài toán treo. Trong dài hạn nó vẫn là áp lực lớn khi hệ thống đầu tư chưa cải thiện được hiệu quả. Trong ngắn hạn năm 2012 thì cần cân nhắc biến động thị trường châu Âu và khủng hoảng, nếu có.

Khó khăn lúc này là khó khăn kép, khi Việt Nam đang khủng hoảng lại gặp lúc suy thoái bên ngoài. Vì vậy động lực để VN lấy lại cân bằng bị thiếu hụt, và chúng ta cần cân nhắc kịch bản khó khăn kéo dài, ảnh hưởng nhiều mặt toàn xã hội và có nhiều thay đổi
 
Last edited by a moderator:
Bên lề tán nhảm một tí. Cuộc kết hôn chính trị của địa biểu QH Minh Tâm là nước cờ tuyệt vời với các NH. Mấy chú NH nhà ta đang nhăn hết mặt vì vốn dĩ nợ đã khó đòi, nay càng khó đòi hơn khi có lá chắn.

Khi khó khăn, đó là lúc con người ta sáng tạo nhất, linh hoạt nhất. Ko hiểu còn hình thức trốn nợ sáng tạo nào nữa ko nhỉ?
Em hổng hiểu gì cả đại ca ơi, sorry em ngu muội, đại ca giải thích giùm với ?
 
Cutloss bất động sản khó phết.

Nếu ai chịu khó để ý 1 chút thì sẽ thấy, lượng thông tin đăng bán BDS tăng mạnh từ tháng 3~4 năm nay.
Có cụ thắc mắc với em liệu có phải BDS được cứu.
Đường link tham khảo: http://vneconomy.vn/20111114083539243P0C6/bon-nhom-tin-dung-bat-dong-san-thoat-ro-phi-san-xuat.htm

Câu trả lời: vẫn không. Tuy phải xiết BDS về 16% nhưng VN tài lẩn lách là số 1. Có nghĩa là vẫn có NH cho khách vay món này ẩn dưới hình dạng khác. Điều quan trọng nhất là cho vay có đòi được nợ hay ko chứ ko hẳn là cho vay theo dạng nào.

Mà hiện tại NH đâu có máu cho vay. Vì vậy sẽ chỉ có rất ít chủ đầu tư có thể vay tiền được. Số lượng ít ỏi tiền vay đó ko giải quyết được vấn đề cơ bản của BDS lúc này. CHuyện BDS phải nằm xuống là điều tất yếu, nó giống như một downtrend của chứng ấy mà, ko ai có thể chống nổi thị trường. Kẻ nào nhanh chân cutloss chạy trước còn có cơ tồn tại, còn ko thì khó nói...
 
Em hổng hiểu gì cả đại ca ơi, sorry em ngu muội, đại ca giải thích giùm với ?

À, chuyện bên lề NH ấy mà. Một cựu lãnh đạo nhà mình mới lấy vợ là đại biểu quốc hội Minh Tâm. Cái tập đoàn thức ăn chăn nuôi của bà ấy đang vay một đống tiền chưa trả được, bây giờ NH khó xử quá....
 
NH vẫn thừa tiền mua vinashin ?

Một ngân hàng sẵn sàng mua lại nợ của Vinashin
http://vef.vn/2011-11-17-mot-ngan-hang-san-sang-mua-lai-no-cua-vinashin
Tác giả: Hải LÝ
Bài đã được xuất bản.: 7 giờ trước

"Chúng tôi sẵn sàng mua lại toàn bộ khoản nợ của Vinashin với giá bằng 35% mệnh giá, tức 210 triệu đô la Mỹ so với gốc 600 triệu đô la Mỹ, và trả tiền ngay" - chủ tịch hội đồng quản trị một ngân hàng lớn của Việt Nam cho biết.
 
Chào bác, có vài điểm em nhìn nhận khác bác:
- Oil đang tiếp tục tăng (hiện vượt 100$) nếu giữ đã này thì liệu xăng trong nước có thể tiếp tục giữ giá chịu lỗ k???
Theo em oil sẽ giảm, khi khủng hoảng càng mạnh thì nhu demand giảm làm cho giá giảm. Nhìn lại lịch sử, cái này rõ lém.
- Vụ vinashin, tưởng chừng như "lặng sóng" nhưng hệ lụy nó sẽ còn kéo dài, cụ thể là 2 vấn đề: nợ ngoại, các chủ nợ đang kiện Vinashin, có thể sẽ k đòi được nhưng tín nhiệm cảu VN trên trường quốc tế sẽ giảm, điều này sẽ khó cho VN huy động vốn từ quốc tế or chi phí vay sẽ rất cao
Cái này tủy góc người nhìn, và tùy giai đoạn thời gian mình nhìn. Theo cá nhân em thì cái này tốt đó bác. Chắc bác thắc mắc huy động vốn quốc tế khó khăn đắt đỏ thì tốt cái khỉ gió gì??? Hê hê, em không giải thích cho bác trên này được đâu.
+ Tâm lý người VN là ôm vàng + $$$$$ -------->>> tiền sẽ bị tắc
Chuẩn bị... rồi bác.
http://vietbao.vn/Kinh-te/Kinh-doanh-vang-mieng-di-nguoc-loi-ich-quoc-gia/2131389806/90/
http://docbao.vn/News.aspx?cid=30&id=119935&d=17112011
Tiền không chạy vào ngân hàng (lãi suất thấp), bí đường chạy vào vàng, vào $, sẽ chạy vào đâu nhỉ ? Chứng chăng? Vậy nên có thể nói: trong tốt (2007) có xấu cũng như trong xấu (2008,2009) có tốt. Thay vì quá bi quan, chúng ta cố gắng tìm cơ hội cho mình.
Chúc bác nhiều may mắn !
 
Chào bác, có vài điểm em nhìn nhận khác bác:

Theo em oil sẽ giảm, khi khủng hoảng càng mạnh thì nhu demand giảm làm cho giá giảm. Nhìn lại lịch sử, cái này rõ lém.

Cái này tủy góc người nhìn, và tùy giai đoạn thời gian mình nhìn. Theo cá nhân em thì cái này tốt đó bác. Chắc bác thắc mắc huy động vốn quốc tế khó khăn đắt đỏ thì tốt cái khỉ gió gì??? Hê hê, em không giải thích cho bác trên này được đâu.

Chuẩn bị... rồi bác.
http://vietbao.vn/Kinh-te/Kinh-doanh-vang-mieng-di-nguoc-loi-ich-quoc-gia/2131389806/90/
http://docbao.vn/News.aspx?cid=30&id=119935&d=17112011
Tiền không chạy vào ngân hàng (lãi suất thấp), bí đường chạy vào vàng, vào $, sẽ chạy vào đâu nhỉ ? Chứng chăng? Vậy nên có thể nói: trong tốt (2007) có xấu cũng như trong xấu (2008,2009) có tốt. Thay vì quá bi quan, chúng ta cố gắng tìm cơ hội cho mình.
Chúc bác nhiều may mắn !

em xin phép 1 chút, mấy câu vậy bác post lên làm gì nhỉ, thích thì nói rõ ràng, k thì thôi, úp úp mở mở để làm gì.
khi nói về 1 vấn đề, hoặc mổ xẻ nó cho ra chuyện, hoặc im lặng bỏ qua em thấy hay hơn
 
Back
Top