TiCan
Well-Known Member
Chào các bạn,
Mỗi người dân dù là người Mỹ hay ngoại quốc, giàu hay nghèo, không ai là không biết đến Goodwill.
Bạn sinh viên du học mới sang Mỹ cần mua một chiếc microwave. Đến Goodwill.
Đôi vợ chồng dọn về nhà mới, cần một số đồ trang trí lặt vặt. Đến Goodwill.
Một anh chàng nhạc sĩ sắp chuyển đến nơi khác, không thể mang hết mấy bộ đồ điện tử, đàn guitar cũ. Đến Goodwill.
Một cô gái con nhà khá giả mới mua thêm mấy bộ đồ mới nên muốn dọn bớt đống quần áo cũ cho rộng tủ. Đến Goodwill.
Goodwill là cái gì vậy mà ai ai cũng nhắc đến thế nhỉ?
Good will có nghĩa là thiện tâm, thiện ý. Goodwill là một thương hiệu cửa hàng bán đồ cũ giá rẻ nổi tiếng và lớn nhất nước Mỹ. Goodwill được sáng lập từ những năm 1890 bởi mục sư Reverend Edgar J. Helms. Là người sáng lập một nhà thờ ở Boston, mục sư Helms tổ chức các hoạt động giúp đào tạo kĩ năng để giúp mọi người xin việc dễ dàng hơn. Trong giai đoạn chiến tranh Mỹ – Tây Ban Nha, mục sự Helms đi đến các gia đình giàu có gõ cửa từng nhà để xin quần áo cũ và các đồ thừa khác. Sau đó ông thuê những người đàn ông và phụ nữ nghèo đến sửa lại các vật dụng này để bán chúng lấy tiền. Số tiền đó dùng để trả công cho chính những người nghèo này. Và ý tưởng ban đầu hình thành Goodwill Industries như một công ty kiểu self-help đã hình thành từ đó.
Cho đến nay nguyên lý hoạt động của Goodwill vẫn thật đơn giản: lấy của người giàu cho người nghèo. Nói chính xác hơn, lấy của người “không cần” cho người “cần”.
Đôi khi bạn có một số đồ cũ nhưng vẫn còn dùng tốt. Vứt đi thì không đành mà cho thì chẳng biết cho ai. Vậy thì bạn có thể mang chúng đến các thùng nhận đồ ủng hộ của Goodwill hoặc mang chúng trực tiếp đến cửa hàng của Goodwill.
Những đồ đạc này dù ít có giá trị với bạn nhưng với những người đang cần chúng hay nhất là những người nghèo khổ, vô gia cư, sống dựa vào trợ cấp xã hội, thì lại vẫn hữu dụng vô cùng. Goodwill cung cấp dịch vụ sửa chữa lại những đồ đạc này và bán chúng trong cửa hàng do những người nghèo, người khuyết tật quản lý.
Đi mua đồ ở Goodwill đôi khi trở thành thú vui của nhiều người Mỹ, vì họ có thể tìm được nhiều đồ tốt mà giá rất rẻ so với mua đồ mới 100%. Không hẳn chỉ có người nghèo mới tìm đến Goodwill, những người có thu nhập khá khi có nhu cầu mua sắm đồ đạc vẫn đến Goodwill để tiết kiệm ngân sách.
Một điểm nữa giúp Goodwill khá phát triển ở Mỹ có lẽ một phần là do nước Mỹ rất rộng. Chuyện di chuyển chỗ ở từ bang này sang bang khác đi hàng trăm dặm khiến nhiều người có nhu cầu cho đồ đạc mỗi khi chuyển nhà cửa. Goodwill trở thành một thị trường giúp cho người muốn cho (cung) và người muốn nhận (cầu) gặp nhau.
Điểm đặc biệt ở đây là Goodwill chỉ nhận đồ tài trợ, cho không (donate) chứ không mua lại. Và Goodwill là một tổ chức phi lợi nhuận, vì thế mà doanh thu và lãi từ hoạt động bán hàng của Goodwill không dùng để chia cổ phần mà chỉ dùng để trả lương và cho các hoạt động phát triển của Goodwill.
Cho đến những năm 1930, hoạt động của Goodwill tập trung vào đáp ứng nhu cầu của những người khuyết tật, vốn trước đó bị xã hội Mỹ lãng quên. Ngày nay Goodwill đã có mạng lưới bao gồm 205 tổ chức phi lợi nhuận độc lập tại địa phương và là tổ chức phi lợi nhuận lớn nhất bắc Mỹ về số lượng tạo công ăn việc làm và dịch vụ đào tạo nghề. Giá trị thương hiệu Goodwill hiện nay là 3.2 tỉ USD.
Ngoài Mỹ, Canada, Goodwill còn hoạt động ở 22 quốc gia khác và tạo việc làm cho những người khuyết tật bằng cách tạo việc làm cho họ cũng như hỗ trợ sau tuyển dụng. Qua đó Goodwill góp phần giúp mọi người vượt qua rào cản khi xin việc làm và trở thành những thành viên độc lập, đóng thuế cho cộng đồng của mình.
Từ một “goodwill” thật giản dị ban đầu mà ngày nay đã phát triển thành một tổ chức Goodwill lớn mạnh, thật là tuyệt vời phải không các bạn.
Chúc các bạn có nhiều goodwill cho ngày hôm nay nhé.
Hoàng Khánh Hòa
http://dotchuoinon.com/2010/04/30/goodwill-thiện-y-nhỏ-thanh-cong-lớn/
Mỗi người dân dù là người Mỹ hay ngoại quốc, giàu hay nghèo, không ai là không biết đến Goodwill.
Bạn sinh viên du học mới sang Mỹ cần mua một chiếc microwave. Đến Goodwill.
Đôi vợ chồng dọn về nhà mới, cần một số đồ trang trí lặt vặt. Đến Goodwill.
Một anh chàng nhạc sĩ sắp chuyển đến nơi khác, không thể mang hết mấy bộ đồ điện tử, đàn guitar cũ. Đến Goodwill.
Một cô gái con nhà khá giả mới mua thêm mấy bộ đồ mới nên muốn dọn bớt đống quần áo cũ cho rộng tủ. Đến Goodwill.
Goodwill là cái gì vậy mà ai ai cũng nhắc đến thế nhỉ?
Good will có nghĩa là thiện tâm, thiện ý. Goodwill là một thương hiệu cửa hàng bán đồ cũ giá rẻ nổi tiếng và lớn nhất nước Mỹ. Goodwill được sáng lập từ những năm 1890 bởi mục sư Reverend Edgar J. Helms. Là người sáng lập một nhà thờ ở Boston, mục sư Helms tổ chức các hoạt động giúp đào tạo kĩ năng để giúp mọi người xin việc dễ dàng hơn. Trong giai đoạn chiến tranh Mỹ – Tây Ban Nha, mục sự Helms đi đến các gia đình giàu có gõ cửa từng nhà để xin quần áo cũ và các đồ thừa khác. Sau đó ông thuê những người đàn ông và phụ nữ nghèo đến sửa lại các vật dụng này để bán chúng lấy tiền. Số tiền đó dùng để trả công cho chính những người nghèo này. Và ý tưởng ban đầu hình thành Goodwill Industries như một công ty kiểu self-help đã hình thành từ đó.
Cho đến nay nguyên lý hoạt động của Goodwill vẫn thật đơn giản: lấy của người giàu cho người nghèo. Nói chính xác hơn, lấy của người “không cần” cho người “cần”.
Đôi khi bạn có một số đồ cũ nhưng vẫn còn dùng tốt. Vứt đi thì không đành mà cho thì chẳng biết cho ai. Vậy thì bạn có thể mang chúng đến các thùng nhận đồ ủng hộ của Goodwill hoặc mang chúng trực tiếp đến cửa hàng của Goodwill.
Những đồ đạc này dù ít có giá trị với bạn nhưng với những người đang cần chúng hay nhất là những người nghèo khổ, vô gia cư, sống dựa vào trợ cấp xã hội, thì lại vẫn hữu dụng vô cùng. Goodwill cung cấp dịch vụ sửa chữa lại những đồ đạc này và bán chúng trong cửa hàng do những người nghèo, người khuyết tật quản lý.
Đi mua đồ ở Goodwill đôi khi trở thành thú vui của nhiều người Mỹ, vì họ có thể tìm được nhiều đồ tốt mà giá rất rẻ so với mua đồ mới 100%. Không hẳn chỉ có người nghèo mới tìm đến Goodwill, những người có thu nhập khá khi có nhu cầu mua sắm đồ đạc vẫn đến Goodwill để tiết kiệm ngân sách.
Một điểm nữa giúp Goodwill khá phát triển ở Mỹ có lẽ một phần là do nước Mỹ rất rộng. Chuyện di chuyển chỗ ở từ bang này sang bang khác đi hàng trăm dặm khiến nhiều người có nhu cầu cho đồ đạc mỗi khi chuyển nhà cửa. Goodwill trở thành một thị trường giúp cho người muốn cho (cung) và người muốn nhận (cầu) gặp nhau.
Điểm đặc biệt ở đây là Goodwill chỉ nhận đồ tài trợ, cho không (donate) chứ không mua lại. Và Goodwill là một tổ chức phi lợi nhuận, vì thế mà doanh thu và lãi từ hoạt động bán hàng của Goodwill không dùng để chia cổ phần mà chỉ dùng để trả lương và cho các hoạt động phát triển của Goodwill.
Cho đến những năm 1930, hoạt động của Goodwill tập trung vào đáp ứng nhu cầu của những người khuyết tật, vốn trước đó bị xã hội Mỹ lãng quên. Ngày nay Goodwill đã có mạng lưới bao gồm 205 tổ chức phi lợi nhuận độc lập tại địa phương và là tổ chức phi lợi nhuận lớn nhất bắc Mỹ về số lượng tạo công ăn việc làm và dịch vụ đào tạo nghề. Giá trị thương hiệu Goodwill hiện nay là 3.2 tỉ USD.
Ngoài Mỹ, Canada, Goodwill còn hoạt động ở 22 quốc gia khác và tạo việc làm cho những người khuyết tật bằng cách tạo việc làm cho họ cũng như hỗ trợ sau tuyển dụng. Qua đó Goodwill góp phần giúp mọi người vượt qua rào cản khi xin việc làm và trở thành những thành viên độc lập, đóng thuế cho cộng đồng của mình.
Từ một “goodwill” thật giản dị ban đầu mà ngày nay đã phát triển thành một tổ chức Goodwill lớn mạnh, thật là tuyệt vời phải không các bạn.
Chúc các bạn có nhiều goodwill cho ngày hôm nay nhé.
Hoàng Khánh Hòa
http://dotchuoinon.com/2010/04/30/goodwill-thiện-y-nhỏ-thanh-cong-lớn/