Đánh giá khả năng ra QE3 năm 2012

Các bác đánh giá thế nào về câu nói "40tỷ/tháng Không giới hạn thời gian miễn là ktế tốt lên và thất nghiệp giảm....."??????
Liệu có duy trì lâu thật hay lại là một cửa hậu???
 
Cái kiểu chơi unlimited sẽ có tác dụng khi market tiếp tục bình yêu. Nhưng nó sẽ hết tác dụng khi có tin khủng đến. Đó sẽ là điểm Turning Point.
Nếu k có chuyện gì bất thường thì Risk assets vẫn đi lên trong thời gian tới.
 
QE3 khác QE1,2 như thế nào? Khi nào QE3 kết thúc? QE3 ảnh hưởng giá vàng? Sep 14, 2012 10:33 AMPublicPageviews 54 0

Câu hỏi rất hay. Đồng tình với Huyền Trang là QE luôn hỗ trợ cho giá vàng tuy nhiên để có câu trả lời chính xác chúng ta cần làm rõ một vài vấn đề như sau:
1/ Lịch sử các gói QE 1,2 tác động đến giá vàng như thế nào? và bằng cách nào? Yếu tố nào trong 2 gói QE tác động đến giá vàng lớn nhất
2/ Gói QE3 khác với QE1,2 như thế nào?
3/ Khi nào QE3 chấm dứt
Chúng ta xem xét từng vấn đề một:
Vấn đề 1:
Nói qua về QE: QE=Quantity Easing là tên gọi ngắn gọi của chương trình mua tài sản quy mô lớn (LSAP = Large Scale Asset Program). Đây là chương trình Fed thực hiện mua TÀI SẢN (asset) và bơm tiền ra nền kinh tế. QE chỉ được thực hiện nếu hội đủ 2 điều kiện: lạm phát thấp và công cụ lãi suất hết tác dụng (chạm 0%). Các bạn nhớ cho là phải hội đủ 2 điều kiện này. Nếu một trong 2 điều kiện không thỏa mãn lập tức QE bị dừng lại. Khi thực hiện QE nhà đầu tư kỳ vọng những điều sau sẽ ảnh hưởng đến giá Vàng:
- Trong ngắn hạn: lãi suất USD sẽ được duy trì ở mức thấp trong 1 thời gian dài. Nghĩa là NĐT có thể yên tâm carry trade với đồng USD. Vay USD bán đi để chuyển sang tài sản khác rủi ro ro hơn nhưng lợi suất cao hơn làm cho USD giảm giá.
- Về dài hạn: tăng cung USD ra nền kinh tế từ đó tạo áp lực gia tăng lạm phát.
Các gói QE1,2 đã đẩy giá vàng tăng vọt từ mức 803 usd lên trên 1.914 usd. Chúng ta sẽ chia thành 2 giai đoạn QE1 và QE2. Để đánh giá tác động của QE lên giá vàng chúng ta cũng nên xét đến bố cảnh kinh tế tại từng thời điểm thực hiện QE vì chắc chắn giá vàng không chỉ chịu tác động bởi QE.
- QE1:
o Fed bắt đầu thực hiện QE1 tháng 11/2008 với quy mô 600 tỷ usd và thực hiện mua tài sản MBS, trái phiếu chính phủ, nợ ngân hàng. Đặc điểm của gói QE 1 là cố định quy mô số tiền là 600 tỷ đồng, thực hiện mua vào cuối mỗi quý và tài sản mua là rất rộng từ MBS đến trái phiếu chính phủ, nợ ngân hàng. Ngoài ra Fed còn cho phép các ngân hàng được dùng các khoản nợ làm tài sản đảm bảo để vay tiền từ Fed. Bối cảnh kinh tế của QE1 (11/2008) là thị trường tài chính chao đảo sau sự sụp đổ của Ledman Brother. Lúc đó bóng ma sụp đổ hệ thống toàn bộ hệ thống tài chính bao trùm khắp thế giới. Tất cả các thị trường tài sản đều sụt giảm mạnh (chứng khoán, Dầu, hàng hóa đồng, nhôm, niken,…) trừ Vàng và đồng USD. Chúng ta nhớ là trong giai đoạn này Vàng và USD cùng tăng – điều hy hữu xảy ra trong lịch sử và cũng chưa lặp lại vì Vàng và Usd luôn biến động ngược chiều.
o Tác động đến giá vàng: Tháng 11/2008 khi bắt đầu thực hiện USD index ở mức 76,2 đến cuối năm 2009 lên mức 88,1 và Vàng tăng từ 803 usd lên 1.184 usd. Như vậy khi thực hiện QE1, USD không giảm mà lại tăng, trái với kỳ vọng về mặt lý thuyết, nhưng vàng vẫn tăng? Vậy vàng tăng giai đoạn này có phải do QE1 hay không? Tôi cho rằng QE1 không làm cho vàng tăng. Vàng tăng thời điểm đó do sự Hedging của các quỹ ETF, các NHTW, các NĐT lớn mua vào để xem nó tài sản an toàn trong thời kỳ khủng hoảng. Vàng lúc đó là thứ duy nhất mang lại niềm tin cho tất cả mọi người – kể cả NHTW các nước trong điều kiện cuocj khủng hoảng 2008 đang đến đoạn gay cấn nhất, lo sợ nhất và hoang mang nhất.
- QE2:
o Tháng 6/2010 Fed thông báo sẽ có QE2, tháng 11/2010, Fed đưa ra gói QE2 với quy mô 600 tỷ usd để mua trái tín phiếu. QE2 được thực hiện đến quý II/2011. Gói QE2 có đặc điểm là số tiền, tài sản và thời gian hoàn toàn xác định, nó khác QE1 ở loại tài sản Fed sẽ mua chỉ là tín phiếu chứ không mua tất cả các loại tài sản. Lượng NĐT nắm giữ tín phiếu lớn tập trung là các NH đầu tư vì vậy QE2 như là một cách bơm tiền trực tiếp vào hệ thống ngân hàng. Bối cảnh kinh tế lúc nào đã rất khác giai đoạn QE1. Nhờ vào sự đồng tâm hiệp lực của cả thế giới tại hội nghị G20 tháng 3/2009, Mỹ, Anh, Trung Quốc, Nhật Bản đã đồng loạt đưa ra các gói kích thích kinh tế và hợp tác giải quyết khủng hoảng nhờ đó mà kinh tế hồi phục trở lại từ quý II/2009. Đến hết 2009 đến đầu 2010, GDP Mỹ đã có thời kỳ tăng trưởng trên 3%/năm. Tuy nhiên, sang giữa 2010 kinh tế Mỹ lại có dấu hiệu suy giảm, ko ổn định nên Fed quyết định đưa tiếp gói QE2. Tuy nhiên thị trường tài chính toàn cầu đã ổn định hơn rất nhiều, CK DJ đã tang từ mức 6.400 điểm lên hơn 10.000 điểm.
o Tác động đến giá vàng: thời điểm từ khi kết thúc QE1 đến khi công bố có QE2 từ 12/2009 đến 6/2010 giá vàng loanh quanh ở mức 1.100-1.200 usd. USD Index ở vùng 88.689 cao nhất kể từ 2009. Ngay sau khi công bố tin QE2 (6/2010) cho đến khi kết thúc QE2 vào quý II/2011 vàng đã bật tăng mạnh từ mức 1.128 usd lên đỉnh 1.914 usd còn USD index giảm mạnh từ 88.689 xuống 72.773. Như vậy chúng ta thấy rất rõ ảnh hưởng của QE2 tới USD và Vàng. QE2 đã làm USD giảm mạnh, hoạt động carry trade USD diễn ra mạnh mẽ, các NĐT đã tận dụng lãi suất USD thấp duy trì trong thời gian dài để vay USD bán đi mua đồng tiền khác có lãi suất cao hơn (Rupee Ấn Độ, Won của Hàn Quốc, EUR…) và các tài sản có Yield cao hơn như chứng khoán, hàng hóa. Đồng thời QE2 đã làm giá vàng tăng rất mạnh mẽ từ 1.128 usd/ounce lên mức cao nhất trong lịch sử của vàng là 1.914 usd/once. Như vậy chúng ta khẳng định QE2 đã là nguyên nhân làm giá vàng tăng mạnh.
2/ Vấn đề 2:
QE3 khác với QE1,2 như thế nào (chi tiết gói QE3 xin xem post trước đó). Tôi xin khẳng định là khác biệt khá lớn.
- Bối cảnh tài chính, kinh tế thế giới của QE3 khác QE1,2 khi mà QE3 thực hiện trong điều kiện khủng hoảng nợ công Châu Âu đang diễn ra và đến hồi quyết liệt. Nước Mỹ sắp bước vào cuộ bầu cử tổng thống mà nó sẽ quyết định đến gói hỗ trợ thuế 600 tỷ USD – cái mà người ta gọi là FISCAL CLIFF. Nếu Obama thắng cử gói hỗ trợ này sẽ chấm dứt, nghĩa là chính sách tài khóa sẽ hết nới lỏng. Vì vậy Fed muốn tiếp tục hỗ trợ cho kinh tế tăng trưởng nên đưa ra QE3. (như vậy bạn sẽ có thể đặt câu hỏi nếu Mitt Rommey thắng cử, vẫn tiếp tục 600 tỷ thuế thì QE3 sẽ như thế nào?).
- QE3 khác với QE1,2 về số tiền, thời hạn và tài sản mua. QE3 được đưa ra dưới dạng Open-ended (kết mở), nôm na là không biết lúc nào Fed kết thúc QE3, khác với 1, 2 là có thời gian kết thúc rõ ràng. Khác với QE1,2 quy mô xác định là 600 tỷ USD, QE3 không xác định tổng số tiền mà chỉ xác định mua hàng tháng với số tiền 40 tỷ USD/tháng, nhưng mua có điều kiện. Vì thế chúng ta có thể hiểu QE3 có thể là 40 tỷ, 80 tỷ, 480 tỷ, ….Tại sao lại thế? Rõ ràng Fed muốn thời hạn kết thúc QE3 thuộc về thị trường, nhà đầu tư và nền kinh tế và phụ thuộc vào….cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11/2012. Một tính toán vô cùng khôn ngoan. Nên nhớ, nếu Rommey thắng cử, Ben sẽ bị xa thải và QE3 sẽ chấm dứt. Đưa ra cái gọi là Open-ended cũng là để phòng xa nếu Rommey có thắng cử. Bối cảnh cần lưu ý nữa là QE3 được thực hiện song song với OT (operation twist) với quy mô 85 tỷ usd/tháng.
Vấn đề 3/ Khi nào QE3 chấm dứt
Như tôi phân tích ở vấn đề 2, QE3 sẽ chấm dứt nếu:
1/ Nếu Mitt Rommey thắng cử thì QE3 sẽ chấm dứt ngay tại phiên họp FOMC đầu tiên kể từ ngày Ben bị sa thải.
2/ Nếu Obama thắng cử, QE3 sẽ chấm dứt khi có 1 hoặc 1 vài đk sau xảy ra:
- Lạm phát có xu hướng tăng và Fed nhận định kỳ vọng lạm phát dài hạn sẽ trên 2%/năm. Để biết điều này các bạn hay theo dõi TIPS.
- Kinh tế hồi phục, thị trường lao động hồi phục vững chắc với số việc làm (non-farm employment change hàng tháng khoảng 150.000 việc làm) liên tục trong nhiều tháng. Tỷ lệ thất nghiệp giảm mạnh dưới 8%.
- Khi cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu được giải quyết tốt, kinh té TQ hạ cánh mềm và tăng trưởng trở lại. Tại Mỹ, thị trường nhà ở hồi phục tốt, sản xuất công nghiệp (Munufacturing PMI) tăng tốt. Tất nhiên yếu tố này là vô cùng cảm tính, không thể lượng hóa.
- Khi thị trường cho rằng QE3 sẽ bị chấm dứt. Yếu tố này theo tôi là quan trọng nhất, chính xác nhất vào bao trùm các yếu tố trên.
Viết đến đây cũng khá dài, sợ các bạn chê cười nên tôi xin phép được tóm gọn thế này:
- QE3 là gói QE mơ hồ, không rõ ràng và …luôn luôn ở trạng thái “đột tử”.
- QE3 chắc chắn sẽ là gói QE cuối cùng. Bởi FOMC đã nói trong Fed Munite, trong TH thực hiện QE3 mà kinh tế không cải thiện, Fed sẽ dùng thêm các giải pháp khác. Các bạn phải rất lưu ý câu này (xin xem bản dịch Fed Munite) post trước đây.
- QE3 được thực hiện với kỳ vọng gây ra lạm phát cao trong tương lai gần của cả nhà hoạch định chính sách và thị trường.
- Ben rất “hâm mộ” QE, Ben quyết tâm hạ tỷ lệ thất nghiệp (tôi xin phân tích điều này trong bài post sau). Nếu thị trường lao động cải thiện, kể cả kinh tế có trồi sụt Ben cũng sẽ dừng QE3.
Vì các đặc tính trên, tôi cho rằng trong ngắn hạn QE3 chắc chắn sẽ làm giá vàng tăng, nhất là trong bối cảnh EU vừa thực hiện LTRO lại tiếp tục cam kết mua không giới hạn trái phiếu chính phủ các nước con nợ, cộng với việc chính phủ TQ kích thích kinh tế. Về dài hạn, chỉ cần tín hiệu QE3 dừng lại, Vàng sẽ bị bán tháo. Vì QE là cuối cùng nên tôi tin sóng vàng này sẽ là con sóng cuối cùng.
Và thưa các trader, các bạn biết đấy con sóng cuối để chốt lời luôn là con sóng hung dữ nhưng hấp dẫn nhất. Chúc các bạn thành công!


Source: blog.yahoo.com/vetcon
 
Nước Mỹ sắp bước vào cuộ bầu cử tổng thống mà nó sẽ quyết định đến gói hỗ trợ thuế 600 tỷ USD – cái mà người ta gọi là FISCAL CLIFF. Nếu Obama thắng cử gói hỗ trợ này sẽ chấm dứt, nghĩa là chính sách tài khóa sẽ hết nới lỏng. Vì vậy Fed muốn tiếp tục hỗ trợ cho kinh tế tăng trưởng nên đưa ra QE3. (như vậy bạn sẽ có thể đặt câu hỏi nếu Mitt Rommey thắng cử, vẫn tiếp tục 600 tỷ thuế thì QE3 sẽ như thế nào?).
...
Nên nhớ, nếu Rommey thắng cử, Ben sẽ bị xa thải và QE3 sẽ chấm dứt. Đưa ra cái gọi là Open-ended cũng là để phòng xa nếu Rommey có thắng cử.
Source: blog.yahoo.com/vetcon

Cái đoạn nói về fiscal cliff này của tác giả hơi khó hiểu.

Cách đây 1-2 năm gì đó, nước Mỹ rơi vào cuộc khủng hoảng mini: nợ chính phủ Mỹ tăng nhanh và chuẩn bị vượt mức mà chính phủ Mỹ theo luật được phép vay. Nếu quốc hội Mỹ không ra luật mới cho phép chính phủ tiếp tục vay thêm tiền, chính phủ Mỹ sẽ rơi vào tình trạng "vỡ nợ". Vì hậu quả khi CP Mỹ vỡ nợ là thảm khốc, nên kiểu gì 2 đảng cũng phải thông qua luật mới cho phép vay thêm tiền. Lúc đó 2 đảng đã tranh thủ tình hình o ép nhau về các vấn đề tài khóa mà mình quan tâm: hình như bên Cộng hòa thì muốn giảm thuế, bên Dân chủ thì muốn tăng chi phúc lợi xã hội. Kết quả là bất phân thắng bại, đến phút thứ 90, 2 đảng tạm thời ngưng chiến, ra 1 bộ luật mới cho phép chính phủ tiếp tục vay tiền, đồng thời ép buộc 2 đảng phải ngồi lại với nhau để đàm phán đưa ra giải pháp chung, và nói rõ là nếu không đạt được giải pháp chung trước ngày nào đó không nhớ rõ, thì tự động là từ ngày 1/1/2013, ngân sách Mỹ sẽ phải chịu 1 khoản cắt giảm khổng lồ (đâu khoảng 600 tỉ Mỹ kim), và cắt đều ở các mục mà cả 2 đảng đều không muốn cắt (cắt phúc lợi xã hội, bỏ khoản giảm thuế từ thời ông Bush...) Mục đích là để 2 đảng này phải ngồi lại với nhau mà thỏa thuận, không thỏa thuận được thì cả 2 đảng đều bị thiệt hại. Cái fiscal cliff chính là cái đoạn cắt giảm ngân sách từ ngày 1/1/2013 này.

Hiện nay thì cả 2 đảng chả ai có động lực mà ngồi đàm phán cái này cả, mà đều chờ sau đợt bầu cử tổng thống, vì đi kèm bầu tổng thống là cũng bầu lại 1/2 Hạ viện và 1/3 Thượng viện Mỹ. Cả 2 đảng đều muốn đợi xem cán cân giữa 2 đảng ở lưỡng viện sau kì bầu cử là như thế nào rồi mới ngồi vào đàm phán với nhau tiếp. Vì vậy sau bầu cử, chủ đề fiscal cliff sẽ rất nóng vì quỹ thời gian còn lại khá eo hẹp. Cả 2 đảng đều không muốn có fiscal cliff, vì vậy chắc sẽ lại đấu nhau đến phút thứ 90 giống lần trước để rồi cùng đưa ra thỏa thuận mới.

Còn chuyện Romney có thể xa thải Ben Bernanke thì hơi xa vời. Ben sẽ ngồi đó đến hết nhiệm kì và Romney chỉ có thể không tiếp tục chỉ định Bernanke làm FED chairman cho nhiệm kì tiếp theo (từ đầu năm 2014) thôi, chứ đuổi thì hơi khó :D.
 
Last edited by a moderator:
Nói thế có nghĩa con bài QE3 này có nhiều mục đích chính trị hơn??? Đúng không? Vậy thì khi mục đích chính trị đạt được rồi thì có thể kết thúc QE3?
 
Nói thế có nghĩa con bài QE3 này có nhiều mục đích chính trị hơn??? Đúng không? Vậy thì khi mục đích chính trị đạt được rồi thì có thể kết thúc QE3?
Hihi, khúc giao mùa đang được cất lên tại xứ sở cờ hoa. Để có thêm phiếu bầu, mỗi chính đảng đều phải có sách lược rõ ràng, thấy được hiệu quả. Phe của Obama dĩ nhiên sẽ tận dụng ưu thế tại vị để thu hút phiếu bằng các sách lược kinh tế- xã hội, còn phe Cộng hòa tất nhiên phải tìm cách vạch lỗi của phe tại vị.

Nếu ai quen với chính trường xứ này sẽ để ý thấy những lần vận động tranh cử có rất nhiều pha gay cấn, và kịch bản vô cùng đa dạng, biến động theo từng lần sẩy chân của mỗi bên. Đó thực sự là một cuộc cờ vĩ đại, mỗi nước đi lại bao gồm những ván cờ nhỏ.
 
Hihi, khúc giao mùa đang được cất lên tại xứ sở cờ hoa. Để có thêm phiếu bầu, mỗi chính đảng đều phải có sách lược rõ ràng, thấy được hiệu quả. Phe của Obama dĩ nhiên sẽ tận dụng ưu thế tại vị để thu hút phiếu bằng các sách lược kinh tế- xã hội, còn phe Cộng hòa tất nhiên phải tìm cách vạch lỗi của phe tại vị.

Nếu ai quen với chính trường xứ này sẽ để ý thấy những lần vận động tranh cử có rất nhiều pha gay cấn, và kịch bản vô cùng đa dạng, biến động theo từng lần sẩy chân của mỗi bên. Đó thực sự là một cuộc cờ vĩ đại, mỗi nước đi lại bao gồm những ván cờ nhỏ.

Muc dich chinh tri dat duoc roi thi QE3 se ra sao?
 
@ +Tú ơi: đơn giản em nghĩ, chỉ vì, họ ý thực đc chính họ vẫn là người phải đi dọn rác dù ai đó or họ là ng xả.
 
QE3 - Liều kháng sinh cuối cùng cho kinh tế Mỹ?

17/9/2012

Suy ngẫm cuối tuần cho chúng ta rất nhiều dấu hỏi về QE3? Có quá nhiều cách để cho mỗi người tự suy luận cho sự ra đời và tuổi đời của QE3. Người lạc quan thì tin tưởng rằng khi QE3 sẽ khiến vàng, chứng khoán, eur sẽ tăng rất mạnh khi mà đồng USD tiếp tục bị suy giảm. Người nghi ngờ thì cho rằng có thể tăng nhưng mức độ tăng không lớn như khi ra đời QE2. Có người cả nghĩ hơn thì cho rằng Fed đã sai lầm (!!!) khi tung ra QE3 và nó sẽ không tồn tại được lâu.
Bạn thuộc về nhóm người nào? Tôi không thuộc nhóm người nào trong 3 nhóm trên!!!
Đơn giản vì tôi chỉ nghĩ về những gì đã xảy ra trong quá khứ và những điều đang xảy ra trong hiện tại và hoàn toàn không suy đoán tương lai. Tôi cũng không dám "đánh cược" với Fed cả theo chiều thuận và chiều nghịch. Với tôi đơn giản là hãy nghĩ hết vấn đề của quá khứ và hiện tại, mỗi ngày mới lại một suy nghĩ mới hoặc là tiếp tục suy nghĩ cũ nếu cơ sở suy luận vẫn còn hoặc là xóa bỏ hoàn toàn. Nói như vậy nhưng không có nghĩa là tôi chỉ quan tâm đến "trong ngày" mà đơn giản tôi chỉ muốn mình cởi mở đầu óc, suy nghĩ, ko bó buộc vào một giả thiết của mình để rồi mắc phải những sai lầm rất cơ bản trong phân tích kinh tế, tài chính. Chắc các bạn cũng hiểu suy luận, phân tích về tài chính, nền kinh tế và thị trường khác hoàn toàn với nghiên cứu kinh tế học hoặc những môn khoa học cơ bản khác vì sự khác nhau giữa tính logic Yes-No của một đề. Trong lĩnh vực phân tích, nghiên cứu thị trường đối tượng chủ đạo của chúng ta là "hành vi của NĐT", nó luôn luôn thay đổi, hôm nay chúng ta nghĩ rằng QE3 làm giá vàng lên ta "take Long Position" nhưng ngày mai vì ai đó nói hoặc vì ta nghĩ lại ta lại QE3 sẽ nhanh chóng chấm dứt và vì thế chuyển sang trạng thái "short positon", trên thị trường có biết bao nhiều người như chúng ta? Chắc chắn là rất nhiều vì nếu không thì không thể tồn tại 1 thị trường FX daily giá trị đến trên 3000 tỷ USD.
Lan man với các bạn cũng chỉ để biện minh cho sự "hay thay đổi" trong phân tích của mình, mà không vòng vo nữa chính là những suy nghĩ về QE3 mà tôi xin chia sẻ dưới dây:
1/ Lý do cao nhất để Fed quyết định đưa ra QE3 là nhằm mục đích giải quyết vấn đề Thất nghiệp của Mỹ. Và liệu nó tồn tại được bao lâu?
Vấn đề thất nghiệp đang là vấn đề lớn nhất của nền kinh tế Mỹ. Ở góc độ này cần nhắc lại các quan điểm về việc giải quyết vấn đề việc làm của Fed và các nhà kinh tế Mỹ.
Nước Mỹ trải qua nhiều cuộc khủng hoảng kể từ sau cuộc khủng hoảng tồi tệ năm 1929-1933, nhưng chưa có cuộc khủng hoảng nào mà vấn đề thất nghiệp lại nan dải như cuộc khủng hoảng 2008. Tỷ lệ thất nghiệp duy trì trên 8% trong suốt hơn 40 tháng, ngay cả khi Fed đã bơm hơn 2000 tỷ USD và nền kinh tế, duy trì lãi suất thấp kỷ lục 0%-0,25% trong khoảng thời gian gần 5 năm (và sắp tới là thêm 3 năm nữa). Không những thế Fed còn thực hiện rất nhiều các công cụ khác như OT để giảm mạnh lãi suất dài hạn. Nhưng kết quả là tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức 8,1% vào tháng 8/2012, 1 tháng 8 cả nền kinh tế mới tạo ra được 96.000 việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp (cần nhắc lại tỷ lệ thất nghiệp tháng 8 giảm 0.2% so với tháng 7 nhưng không vui vẻ gì vì đó là đã có 1 lực lớn lao động rời bỏ lực lượng lao động). Vấn đề này đã tạo ra 2 luồng phân tích và cách giải quyết trong hàng ngũ kinh tế gia của Mỹ.
- Trường phái thứ nhất thì cho rằng vấn đề thất nghiệp của Mỹ nằm ở cơ cấu nền kinh tế và sự chênh lệch giữa nhu cầu tuyển dụng và kỹ năng người lao động. Cụ thể, họ cho rằng cơ cấu kinh tế, dân số của Mỹ hiện tại dù có tăng trưởng nhiều hơn nữa cũng không thể tạo thêm việc làm cho người dân Mỹ vì:
[FONT=&quot]o [/FONT]Sau cuộc khủng hoảng 2008, các DN Mỹ đã tái cơ cấu, cắt giảm chi phí để giảm giá thành, đặc biệt là các DN tìm mọi cách giảm chi phí nhân công. Vì vậy, mặc dù hồi phục sau khủng hoảng, sản lượng tăng như “đầu việc làm” không tăng tương ứng. Thể hiện cho điều này là năng suất lao động tăng mạnh (biểu đồ). Tháng 8/2012 năng suất lao động tại khu vực phi nông nghiệp Mỹ tăng 2,2% trong khi việc làm tạo ra chỉ là 96.000 việc làm. Khi phân tích kỹ ra thì năng suất tăng phần lớn là do sản lượng tăng (tử số) nhanh hơn số giờ làm việc (mẫu số). Như vậy rõ ràng sản lượng tăng (GDP tăng) nhưng số việc làm được tạo ra không tăng tương ứng.
CBRwegnHhHsYH1_4um0jCA.jpg


Năng suất lao động – tháng 8 tăng 2.2% (m/m)​

N3LZzQ_vjLuSg2AuPR48tQ.jpg

Số việc làm được tạo ra hàng tháng – tháng 8 là 96.000 việc làm ít hơn so với 140.000 việc làm tháng 7. Năng suất tăng, sản lượng tăng nhưng việc làm tạo ra không tăng tương ứng.​

[FONT=&quot]o [/FONT]Trường phái này cũng cho rằng, hiện tại nền sản xuất Mỹ đòi hỏi trình độ lao động cao hơn. Một bộ phần người lao động không có đủ kỹ năng để đáp ứng vì vậy họ không được tuyển dụng. Nói nôm na giống như Việt Nam là công nhân không đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng.
[FONT=&quot]o [/FONT]Với các lý luận như trên nhóm các nhà kinh té này cho rằng việc kích thích kinh tế bằng cách bơm thêm tiền vào hệ thống “KHÔNG THỂ GIẢI QUYẾT ĐƯỢc VẤN ĐỀ THẤT NGHIỆP”. Và vì vậy họ phản đối QE3 vì đây không phải là giải pháp.
- Trường phái thứ hai, đứng đầu là Bernake: ngài Fed tin tưởng rằng (sau khi phân tích, nghiên cứu trên diện rộng) thất nghiệp là do nền kinh tế không tạo ra đủ việc làm trong khi lực lượng lao động vẫn có nhu cầu và vẫn có đủ khả năng đáp ứng công việc và vì vậy cần phải tiếp tục kích thích kinh tế để nền kinh tế hồi phục (theo chiều rộng). Bernake đã bảo vệ quan điểm của mình một cách rất mạnh mẽ khi cho rằng về cơ bản cơ cấu kinh tế Mỹ hiện tại không khác những năm 90s thế kỷ 20. Không có sự mismatch nào giữa kỹ năng lao động và nhu cầu lao động mà nguyên nhân duy nhất là nền kinh tế hồi phục chưa đủ mạnh để tạo đủ việc làm cho người lao động.

Như vậy, chúng ta sẽ có thể suy nghĩ 2 chiều về vấn đề này như sau. Tại thời điểm này không thể biết ai đúng ai sai. Fed có quan điểm của Fed và Fed hành động theo quan điểm của mình và tại thời điểm này chưa ai chỉ trích hay chỉ ra là Fed đã sai. Câu trả lời là cần thời gian ít nhất vài tháng để đánh giá hiệu quả của QE3 đối với thất nghiệp. Cụ thể:
- Nếu tung ra QE3 mà thất nghiệp giảm, cụ thể là lượng việc làm tạo ra nhiều hơn thì Fed sẽ tiếp tục thực hiện QE3 một cách mạnh mẽ (ở đây xin mọi người lưu ý là theo tôi khẳng định QE3 nghĩa là mỗi tháng Fed mua 40 tỷ usd tài sản MBS là không hoàn toàn chính xác, trong Fed munite có nối là “…a pace of 40B/month”, Fed nói: “Về việc xác định quy mô, tốc độ và các loại tài sản sẽ mua Fed sẽ luôn luôn tính toán một cách hợp lý trên cơ sở cân nhắc hiệu quả và chi phí của việc mua”). Theo logic thất nghiệp mã được cải thiện thì QE3 sẽ tiếp tục được đẩy mạnh cho đến khi thất nghiệp giảm về <7% (???) (cá nhân tôi thì cho rằng con số việc làm tạo ra trong nền kinh tế Mỹ hàng tháng là chỉ số quan trọng hơn tỷ lệ thất nghiệp). Nhưng nếu thất nghiệp được cải thiện thì còn lý do để duy trì QE3 nữa không? Rõ ràng cái đích cuối cùng vẫn cho ta câu trả lời là QE3 không thể tồn tại quá lâu như mọi người suy đoán và cái “chết QE3” là rõ ràng được dự báo trước mặc dù nó sinh ra với cái tên “open-ended”
- Nếu tung ra QE3 một thời gian (vài tháng) mà thất nghiệp không giảm thì cơ sở để Fed đưa ra QE3 không còn đúng và như thế liệu FOMC có cân nhắc lại không? Và nếu thực sự nó không thể giải quyết được vấn đề thất nghiệp (mà gây ra phản ứng phụ là lạm phát) thì Fed cũng vẫn phải dừng QE3. Cứ theo suy luận như vậy thì QE3 cũng không thể duy trì quá lâu,mà theo tôi là vài tháng.

(Còn nữa)
source: blog.yahoo.com/vetcon
 
Last edited:
QE3-Liều kháng sinh cuối cùng cho kinh tế Mỹ (tiếp)

2/ QE3 – liều kháng sinh cuối cùng cho kinh tế Mỹ

Với cam kết như của QE3, đồng USD sẽ giảm rất manh. Điều đó có nghĩa Fed muốn “phá giá” USD, nước Mỹ muốn duy trì 1 đồng USD yếu?

Theo suy luận bình thường thì QE3 sẽ làm cho đồng USD giảm giá rất mạnh khi mà đồng thời các hoạt động bán USD, vay USD để mua các đồng tiền lãi suất cao hơn hoặc các tài sản rủi ro với lợi suất cao hơn. Chúng ta thấy trong lần thực hiện QE2, USD index đã giảm mạnh từ mức 87,779 xuống 72,6 (hơn 18%) cũng phần lớn do các hoạt động này. Khi đưa ra QE2 và cam kết duy trì lãi suất thấp Fed chắc chắn hiểu rằng thị trường sẽ làm giảm giá trị USD. Và tôi tin rằng đây chính là 1 trong các mục đích của Fed. Nói chính xác hơn là nó nằm trong cả một kế hoạch “tái cân bằng” như tôi đã từng đề cập ở các bài trước.

Vì thế, không loại trừ gói QE3 này cũng với mục đích làm giảm giá USD? Chúng ta thấy cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu đã khiến đồng EUR giảm giá mạnh so với USD, điều này giúp cho khối EU thặng dư cán cân thương mại, tăng xuất khẩu từ đó giúp cho hàng hóa của EU có khả năng cạnh tranh cao hơn tại thị trường nước ngoài (XK).

Nhưng nhìn rộng ra thêm nữa, liệu nước Mỹ (Fed) có muốn nhìn đồng USD bị mất giá quá mạnh không? Chắc chắn là không, nước Mỹ rất cần duy trì đồng tiền mạnh vì nó là đồng tiền dự trữ quốc tế, hơn nữa, chính phủ Mỹ đang liên tục phải vay nợ để tài trợ cho ngân sách, trong đó đến 50% là chủ nợ nước ngoài (Trung Quốc, Nhật, OPEC…) vì vậy nếu đồng USD giảm quá mạnh sẽ khiến các nước chủ nợ bán trái phiếu bằng đồng USD để chuyển sang đồng tiền khác. Với nước Mỹ và với Fed thì rõ ràng đây là sự lựa chọn duy nhất – 1 đồng tiền mạnh và là mục tiêu sống còn trong chính sách tiền tệ.

Theo hai cách suy luận trên thì rõ ràng QE3 chỉ là một giải pháp hết sức ngắn hạn, tạm thời để giải quyết căn bệnh “thất nghiệp” của nước Mỹ. Với các phản ứng phụ của QE3 là quá lớn (lạm phát, usd giảm giá mạnh) thì việc duy trì “đơn thuộc QE3” sẽ không thể lâu được.

Với những suy nghĩ về (1) và (2) như trên tôi nghiêng về góc độ QE3 sẽ không kéo dài lâu, liều lượng cũng rất linh động chứ không phải đều đặn hàng tháng và chắc chắn sẽ bị ngưng lại rất nhanh khi các lý do để nó tồn tại có dấu hiệu đã hết (hoặc đạt hiệu quả hoặc không có tác dụng). Và vì vậy, tôi không tin nó có ảnh hưởng lâu dài và quá lớn lên giá Vàng như QE2.

Nói như vậy không có nghĩa tôi khuyên mọi người SHORT vàng bây giờ, khi công bố QE3, Fed đã chính thức thay vào chiếc đầu đĩa 1 cái đĩa nhạc mới QE3 thay cho QE2 sắp hết, điều đó đồng nghĩa với việc mọi người cả cũ và mới (những người đang nhảy và đã ra nghỉ) sẽ tiếp tục “xông vào sàn diễn” lắc lư với điệu nhạc mới một cách rất hào hứng với những suy nghĩ ….đêm nay không bao giờ kết thúc. Nhưng rõ ràng, cuộc vui nào cũng có ngày tàn, càng sát về sáng cuộc vui các kết thúc sớm.


Nếu muộn các bạn cứ nhảy vì điệu nhạc mới vừa bắt đầu, nhưng hãy nhớ bài học cô bé lọ lem khi kim đồng hồ chỉ....12h

Source: blog.yahoo.com/vetcon
 
Theo như phân tích ở trên thì có thể tóm tắt như sau:
1. QE3 sẽ chết trong vòng mấy tháng kế tiếp và dẫn đến gold giảm. Vấn đề là ở chỗ từ giờ đến lúc đó lão gold già sẽ đi như thế nào và khi trade gold thì gần như ở VN ít ai có thể chịu được vài tháng.

2. USD đang yếu và sẽ mạnh lên trong vài tháng tới??? Nếu mà cả TG lại bắt trước Fed như hồi QE1 thì sao nhỉ??? tất cả đều tung các thể loại hỗ trợ cho nền kinh tế bản địa thì sao nhỉ??? Có lẽ đến lúc đó thì $ index và gold có lẽ lại chạy cùng nhau. Vậy thì vấn đề gold không xuống cũng phải tính đến. Vi dụ điển hình nhất là BOJ đã phát tín hiệu về đồng Yên quá mạnh rồi và thứ 4 này có cuộc họp, nhiều khả năng sẽ có một gói gì gì đó và không loại trừ khả năng cả TG bắt đầu bắt chước.

... Một vài suy nghĩ...
 
Last edited:
Theo như phân tích ở trên thì có thể tóm tắt như sau:
1. QE3 sẽ chết trong vòng mấy tháng kế tiếp và dẫn đến gold giảm. Vấn đề là ở chỗ từ giờ đến lúc đó lão gold già sẽ đi như thế nào và khi trade gold thì gần như ở VN ít ai có thể chịu được vài tháng.

2. USD đang yếu và sẽ mạnh lên trong vài tháng tới??? Nếu mà cả TG lại bắt trước Fed như hồi QE1 thì sao nhỉ??? tất cả đều tung các thể loại hỗ trợ cho nền kinh tế bản địa thì sao nhỉ??? Có lẽ đến lúc đó thì $ index và gold có lẽ lại chạy cùng nhau. Vậy thì vấn đề gold không xuống cũng phải tính đến. Vi dụ điển hình nhất là BOJ đã phát tín hiệu về đồng Yên quá mạnh rồi và thứ 4 này có cuộc họp, nhiều khả năng sẽ có một gói gì gì đó và không loại trừ khả năng cả TG bắt đầu bắt chước.

... Một vài suy nghĩ...

Xin có 1 vài gạch đầu dòng thiển cận:

- QE3 được planned để phục vụ trc tiên là mục tiêu chính trị, sau đó hỗ trợ kinh tế như các bác đã pt ở trên. Bản thân việc ko xác định rõ ràng cụ thể con số cũng như thời hạn thực hiện - kết thúc đã cho thấy tính chết yểu của gói, nhưng cũng đồng nghĩa & có thể ngầm hiểu rằng - tùy tình hình để or kéo dài or biến thể.

- QE3 dc tung ra chỉ mang lại sự thỏa mãn kỳ vọng cực ngắn hạn. Dù ko có nhiều đồng dạng & tính chất như 1 & 2, nhưng hệ quả sẽ tương đương nếu nó dc triển khai đủ thời gian để gây tác động.

Do đó vàng sẽ dập dình quanh mức này và tăng lên - ko vì bản thân của QE3 nữa - mà vì cái viễn cảnh hệ quả của nó mang đến cho nền KT trong trung & dài hạn.

Khi nền KTTG ổn định & phát triển, các nước sẽ nghĩ đến global, toàn cầu hóa và phát triển cả về chiều rộng & sâu. Ngược lại - thì lúc này, tư tưởng bảo hộ sẽ manh nha quay về. Nếu tình hình tiếp tục ko tiến triển như dự đoán / tính, thì e rằng sắp tới chúng ta sẽ "được" nhìn thấy những động thái / chính sách mang tính chất phòng vệ này & nó sẽ trở thành "phong trào" khởi đầu từ các nước có thể lực khỏe đến TB - yếu.

Xu hướng phá giá đồng nội tệ và xuất khẩu CPI sẽ trở nên mạnh mẽ. VN ở bối cảnh hiện tại sẽ ko còn sức đề kháng như thời 2008 để con thuyền thoát khỏi sự chòng chành bởi những con sóng lớn đến từ TQ & TG.

Tuy vậy, đây chỉ là 1 vài liên tưởng có chiều hướng tiêu cực :)) Tin là sẽ có những yếu tố khách quan & tích cực khác tác động lên & thay đổi cục diện.
 
Last edited by a moderator:
Tuy vậy, đây chỉ là 1 vài liên tưởng có chiều hướng tiêu cực Tin là sẽ có những yếu tố khách quan & tích cực khác tác động lên & thay đổi cục diện.

Tôi không tin..... chứng vịt vẫn 300.
 
Back
Top