Cuộc sống: Âm nhạc, du lịch...

TANGO EN SKAI

Chủ nhân của bản Tango en Skaï thì vốn dĩ Tango en Skaï chỉ là một "cú bông đùa". Sau khi tàn một cuộc vui vào năm 1978, ngẫu hứng ông ôm đàn, tấu bịa tặng bạn bè khách khứa một bản tango. Bảy năm sau, do bạn bè vừa khuyên vừa ép, Roland Dyens đã để nhà xuất bản Lemoine ấn hành. Tango en Skai chính thức mở cửa chào đời năm 1985 tại Paris. Tango en Skaï quả giống với một "trò đùa". Chơi Tango en Skaï cứ giống người ta đang nghịch đàn theo lối cao cấp vậy. Đúng hơn thì chơi Tango en Skai giống như biểu diễn một bài túy quyền, tỉnh trong cơn say và say ngay trong cả một nốt nhạc tỉnh khô cơ bản nhất. Chính giai điệu của nó cũng ngất ngưởng, nửa tỉnh nửa say rồi.
https://vi-vn.facebook.com/tenutovn/posts/463509577116635
----------------
KAORI MURAJI với Asturias ở trên và KAORI MURAJI với TANGO EN SKAI dưới đây thế nào? :4:

 
Last edited by a moderator:
Ana Vidović

Ana Vidović (sinh ngày 8 tháng 11 năm 1980 ở Karlovac, Croatia) là một nữ nghệ sĩ guitar cổ điển tài năng người Croatia.

Tiểu sử

Được coi là một thần đồng, Ana bắt đầu chơi guitar khi mới 5 tuổi, với cảm hứng từ anh trai Viktor cũng chơi guitar. Cha cô là một nghệ sĩ guitar điện. Cô bắt đầu biểu diễn năm 8 tuổi và đến năm 11 tuổi đã biểu diễn quốc tế. Năm 13 tuổi Vidović trở thành học viên trẻ nhất tại Học viện Âm nhạc Quốc gia danh giá ở Zagreb, dưới sự hướng dẫn của Istvan Romer. Ana cũng từng theo học Đại học Zagreb. Với danh tiếng của mình, cô được mời học ở Peabody Conservatory ở Baltimore, Mỹ, với Manual Barrueco. Sau khi tốt nghiệp vào tháng 5 năm 2003, Ana ở lại Mỹ và trở thành một giáo viên dạy guitar tư.

Vidović chỉ chơi duy nhất một cây đàn hiệu Jim Redgate và phát biểu rằng "Ngay từ khi có cây đàn này, tôi đã biết rằng đây là cây đàn tôi muốn chơi lâu dài".

Cô đã cho ra 6 CD do Croatia Records, BGS và Naxos phát hành và 2 DVD do Mel Bay phát hành.

http://vi.wikipedia.org/wiki/Ana_Vidović
---------------------
Đúng là thần đồng, ôm còn không hết cây đàn, vậy mà chơi nhuyễn nhừ.:emoticon-00139-bow:


... và ở New York Guitar Festival. Cô ấy chơi bản Isaac Albeniz's Asturias quá mượt. :67.jpg:


 
Last edited by a moderator:
Ana Vidović

Ana Vidović (sinh ngày 8 tháng 11 năm 1980 ở Karlovac, Croatia) là một nữ nghệ sĩ guitar cổ điển tài năng người Croatia.

Tiểu sử

Được coi là một thần đồng, Ana bắt đầu chơi guitar khi mới 5 tuổi, với cảm hứng từ anh trai Viktor cũng chơi guitar. Cha cô là một nghệ sĩ guitar điện. Cô bắt đầu biểu diễn năm 8 tuổi và đến năm 11 tuổi đã biểu diễn quốc tế. Năm 13 tuổi Vidović trở thành học viên trẻ nhất tại Học viện Âm nhạc Quốc gia danh giá ở Zagreb, dưới sự hướng dẫn của Istvan Romer. Ana cũng từng theo học Đại học Zagreb. Với danh tiếng của mình, cô được mời học ở Peabody Conservatory ở Baltimore, Mỹ, với Manual Barrueco. Sau khi tốt nghiệp vào tháng 5 năm 2003, Ana ở lại Mỹ và trở thành một giáo viên dạy guitar tư.

Vidović chỉ chơi duy nhất một cây đàn hiệu Jim Redgate và phát biểu rằng "Ngay từ khi có cây đàn này, tôi đã biết rằng đây là cây đàn tôi muốn chơi lâu dài".

Cô đã cho ra 6 CD do Croatia Records, BGS và Naxos phát hành và 2 DVD do Mel Bay phát hành.

http://vi.wikipedia.org/wiki/Ana_Vidović
---------------------
Đúng là thần đồng, ôm còn không hết cây đàn, vậy mà chơi nhuyễn nhừ.:emoticon-00139-bow:


... và ở New York Guitar Festival. Cô ấy chơi bản này quá mượt. :67.jpg:


Ana Vidovic lớn lên rất xinh. Tiếng đàn êm ái, điêu luyện.
Nhân tiện giới thiệu bài đàn trong clip trên - là bài Feste Lariance, tác gỉa là Luigi Mozzani (1869-1943)

Luigi Mozzani là một nhạc sĩ người Ý. Ông là một tây ban cầm thủ nổi tiếng, đồng thời là một nhà nghiên cứu chế tạo đàn ghi-ta.

Bài Feste Lariane (tiếng Ý, "feste" là số nhiều của "festa" có nghĩa là lễ hội, Lariane có lẽ là một địa danh), là một "aria con variazioni", một ca khúc với biến tấu. Bài gồm 3 đoạn ngắn, hai đoạn sau là hai biến tấu của ca khúc trình bày trong đoạn đầu. Biến tấu thứ hai là một đoạn tremolo rất du dương.

Bài này đặc biệt rất phổ biến ở Việt Nam, từ thập niên 60 của thế kỷ trước đến bây giờ. Có thể nói ai chơi tây ban cầm đều có chơi qua, và ai thích tây ban cầm đều có nghe qua.

Xin mời thưởng thức qua tiếng đàn của bác Lamvienlv

 
Ana Vidović

Với danh tiếng của mình, cô được mời học ở Peabody Conservatory ở Baltimore, Mỹ, với Manual Barrueco. Sau khi tốt nghiệp vào tháng 5 năm 2003, Ana ở lại Mỹ và trở thành một giáo viên dạy guitar tư.

Hay nhỉ, cứ thần đồng hay thiên tài là có thể đoán được tương lai phần lớn sẽ định cư ở Mỹ. :D
 
Bác nào rảnh dịch giúp cái đoạn tiếng Anh giới thiệu Tatyana Ryzhkova, cho thread ngày càng có chất lượng.
 
Last edited by a moderator:
Bác nào rảnh dịch giúp cái đoạn tiếng Anh giới thiệu Tatyana Ryzhkova, cho thread ngày càng có chất lượng.
Xin lược dịch tạm nhé cụ Táo:

Tatyana Ryzhkova, sinh năm 1986, tại Minsk, thủ đô của Belarus. Lên 10 tuổi, Nàng được V.V.Gromov, nhận làm đệ tử. Nhờ Ngộ tính cao, tài năng xuất chúng, Nàng đã lãnh ngộ được nội công và chiêu thức của Thầy, và trở thành cao thủ. Nàng bắt đầu xuống núi, hành tẩu giang hồ, và bước đầu gây dựng danh tiếng, tại cuộc thi tầm cỡ quốc tế, diển ra ở Ba Lan. Chiêu thức của Nàng được giới cao thủ đánh giá tốt và thốt lên: "Ô kìa, Tài năng trẻ!"

Hơn hai năm rưỡi sau đó, Nàng phiêu bạt giang hồ, tham gia trình diễn hơn 200 trận, tại các địa phận quan trọng như: Big Hall of The National Philharmonic, Theatre of Musical Comedy, the Church of St. Roc,... Nhưng mãi đến năm 1999, trưởng lão của Phái Belarus, Tổng thống, thấy được sự ái mộ cuồng nhiệt của số đông các anh hùng hảo hớn, nên quyết định trao học bổng hỗ trợ tài năng trẻ cho Nàng.

Nhân duyên đưa đẩy, Nàng gặp được cao thủ Michael Zhuravlev, ở Glinka Music College. Chỉ sau một năm luyện tập công phu với Sư phụ, Nàng đã được mời tham gia vào Liszt Academy of Music Weimar, Germany (Hochschule für Musik Franz Liszt Weimar), do Đại cao thủ Thomas Müller-Pering là trưởng môn. Năm 2009, Nàng tạo dựng được tiếng tăm lẫy lừng ở Belarus, Nga, Ba Lan, Đức, Ý và các địa phận quan trọng khác.

Hiện nay, bên cạnh việc truyền võ công cho bậc hậu bối, Nàng ngao du sơn thủy, và trình diễn những công phu tuyệt đỉnh. Các chiêu thức của Nàng, đã được 3.000.000 anh hùng bàn phím theo dõi và ngưỡng mộ, con số này hiện gia tăng nhanh chóng mặt.
 
Bảng dịch của @Nhất Tâm bá đạo quá. Quá đã:muzik:

Tatyana Ryzhkova thật duyên dáng:emoticon-00115-inlove:

images

images


Tác phẩm: Julia Florida - Agustin Barrios Mangore
Guitarist: Tatyana Ryzhkova

Agustin Barrios (5 tháng 5 năm 1885 - 7 tháng 8 năm 1944) hay vẫn gọi là Agustin Barrios Mangore
, là nhạc sĩ guitar và nhà soạn nhạc người Paraguay, người mà John Williams gọi là cây guitar vĩ đại nhất, chỉ soạn nhạc cho guitar mà thôi.

Ông sinh tại ngôi làng nhỏ San Juan Bautista quận Misiones, miền nam Paraguay. Đó là một vùng quê kém phát triển như mọi vùng khác, ngày nay khung cảnh vẫn chẳng khác mấy so với ngày Barrios sinh ra ngoại trừ có thêm hai tượng đài lưu niệm Barrios ở quảng trường trung tâm.

Nhà Barrios là một gia đình nghệ thuật, họ có một thư viện thuộc loại lớn nhất trong vùng. Là con thứ 5 trong nhà, Agustin bắt chước cha chơi guitar. Về sau gia đình ông lập "ban nhạc nhỏ" gồm: Romulo (1874) chơi harp, Hector (1875) chơi violin, Virgilio (1874) chơi sáo, ba người chơi guitar là Agustin, Jose (1881)Diodoro(1888). Ông đã viết trên 300 tác phẩm cho guitar.

Trong thời gian ở Venice, ông đã viết tác phẩm Julia Florida, tác phẩm còn có tên là Barcarola, nhạc chèo thuyền viết ở nhịp 6/8 chậm rải. Tác phẩm là sự hồi tưởng những bài nhạc của những người chèo thuyền đáy bằng vùng Venetian, miền bắc nước Ý, nơi thành phố nổi tiếng duy nhất trên thế giớp nằm trên mặt nước.

Julia Florida là tác phẩm có giai điệu hay, hòa âm chuẩn mực. Mời mọi người cùng thưởng thức qua tiếng đàn của Tatyana Ryzhkova. Em nghĩ là các bác sẽ thích, cảm thấy thoải mái khi nghe bài này. Hay lắm, nghe đê:53.jpg::56.jpg:



 
Ve guitar, em rat yeu thich guitarist Francis Goya :)

Fancis Goya ít độc tấu mà thường hòa tấu các tác phẩm (guitar và các nhạc cụ khác). Ông giữ vai trò là guitar chính, chơi bè giai điệu. Ngón đàn của ông rất điêu luyện.

Tặng cụ @MorningStar :1:

Tác phẩm Cavatina - Hòa tấu, guitar lead chính: Fracis Goya

“Cavatina” là nhạc chủ đề cho bộ phim “The Deer Hunter” (The Deer Hunter” là một bộ phim tâm lý, chiến tranh, lấy cảm hứng từ cuốn tiểu thuyết năm 1937 của Đức, “Three Comrades”. Tác giả của cuốn sách là một cựu quân nhân đã tham gia vào Thế chiến thứ II).

Ban đầu Cavatina được sử dụng cho bộ phim “The Walking Stick” (1970), nhưng sau đó, đến năm 1978, nó được sử dụng làm nhạc chủ đề cho bộ phim “The Deer Hunter” (1978) của đạo diễn Michael Cimono, và Myers cũng đã giành được giải thưởng Ivor Novello cho tác phẩm âm nhạc này. Ngoài ra, còn có version khác có lời dựa trên giai điệu này, gọi là “He was Beautiful” của Cleo Laine và Iris Williams. Điều này làm cho giai điệu “Cavatina” càng trở nên nổi tiếng và được yêu thích. Năm 2007, người chiến thắng trong cuộc thi “Britain’s Got Talent” – Paul Potts cũng đã thu âm bài này trong album đầu tiên của anh – có tên gọi là “Once Chance”.
Cá nhân em, em thích bài Cavatina này được soạn độc tấu cho guitar cổ điển hơn.
Xin mời mọi người nghe qua tiếng đàn của nghệ sĩ John Williams - soạn cho guitar Stanley Myers (1970)
 
Last edited by a moderator:
Fancis Goya ít độc tấu mà thường hòa tấu các tác phẩm (guitar và các nhạc cụ khác). Ông giữ vai trò là guitar chính, chơi bè giai điệu. Ngón đàn của ông rất điêu luyện.

Tặng cụ @MorningStar :1:

Tác phẩm Cavatina - Hòa tấu, guitar lead chính: Fracis Goya

“Cavatina” là nhạc chủ đề cho bộ phim “The Deer Hunter” (The Deer Hunter” là một bộ phim tâm lý, chiến tranh, lấy cảm hứng từ cuốn tiểu thuyết năm 1937 của Đức, “Three Comrades”. Tác giả của cuốn sách là một cựu quân nhân đã tham gia vào Thế chiến thứ II).

Ban đầu Cavatina được sử dụng cho bộ phim “The Walking Stick” (1970), nhưng sau đó, đến năm 1978, nó được sử dụng làm nhạc chủ đề cho bộ phim “The Deer Hunter” (1978) của đạo diễn Michael Cimono, và Myers cũng đã giành được giải thưởng Ivor Novello cho tác phẩm âm nhạc này. Ngoài ra, còn có version khác có lời dựa trên giai điệu này, gọi là “He was Beautiful” của Cleo Laine và Iris Williams. Điều này làm cho giai điệu “Cavatina” càng trở nên nổi tiếng và được yêu thích. Năm 2007, người chiến thắng trong cuộc thi “Britain’s Got Talent” – Paul Potts cũng đã thu âm bài này trong album đầu tiên của anh – có tên gọi là “Once Chance”.


Cá nhân em, em thích bài Cavatina này được soạn độc tấu cho guitar cổ điển hơn.
Xin mời mọi người nghe qua tiếng đàn của nghệ sĩ John Williams - soạn cho guitar Stanley Myers (1970)
Tuyet qua :) cam on cu nhieu nhe :)
 
Hôm nay đổi xì tai xíu vì mới đi Hà Nội về:53.jpg:

Tác phẩm: Có phải em là mùa thu Hà Nội
Nhạc Trần Quang Lộc, thơ Tô Như Châu

Thập niên 90, ca khúc Có Phải Em Mùa Thu Hà Nội nổi bật qua tiếng hát nhiều ca sĩ thời đó, đặc biệt là Hồng Nhung và Thu Phương, cùng với những bài khác về Hà Nội như Em ơi Hà Nội phố, Hà Nội Mùa Vắng Những Cơn Mưa, v.v... Suy đoán bình thường là ca khúc này cũng được sáng tác vào thời điểm đó, bởi một nhạc sĩ gốc Hà Nội. Nhưng không ngờ bài hát này lại ra đời từ năm 1972, do hai tác giả sống trong Nam, chưa khi nào bước chân đến Hà Nội!

Trong một bài phỏng vấn truyền hình thực hiện tại San Diego, California, nhạc sĩ Trần Quang Lộc cho biết ca khúc Có Phải Em Mùa Thu Hà Nội được ông phổ thơ của Tô Như Châu. Hai chàng trai lãng mạn, chưa biết mùa thu Hà Nội ra sao, nhưng khi tiếp xúc với các cô gái Bắc di cư sinh sống trong vùng Đà Nẵng vào thời điểm đó thì đặt câu hỏi « có phải em là mùa thu Hà Nội », nhưng kết cục lại, vẫn phải than « ôi mùa thu của ước mơ ! »

Trần Quang Lộc sinh năm 1945, tại Quảng Trị, theo học nhạc tại Trường Quốc gia âm nhạc Huế, bắt đầu sáng tác vào cuối thập niên 1960, và nổi tiếng từ thời đó với bài "Về Đây Nghe Em" phổ thơ của A Khuê năm 1969 tại Sài Gòn.

Tô Như Châu(1935-2000) sinh sống tại Đà Nẵng. Suốt đời ông mơ ước được một lần đi thăm Hà Nội, nhưng do hoàn cảnh khó khăn, cho đến khi qua đời ông vẫn không được toại nguyện, dù đất nước đã thống nhất.

Mời các bác nghe nhạc, 2 bản phối, qua tiếng hát của ca sĩ Hồng Nhung và Thu Phương.
 
Last edited by a moderator:
Hoa tím ngày xưa
Thơ: Cao Vũ Huy Miên (1955-2008)
Nhạc: Hữu Xuân
Ca sĩ: Thu Phương
images


Hoa tím ngày xưa

Con đường em về ban trưa
Hoa tím nghiêng nghiêng đợi chờ
Tuổi em vừa tròn mười bảy
Tóc em vừa chớm ngang vai

Con đường em về mưa bay
Ta đứng trông theo bao ngày
Từ bao giờ lòng cứ ngỡ
Yêu người mà nào có hay!

Con đường em về thơm hương
Ngọc lan khuya rụng trong vườn
Tiếng dương cầm đâu lặng lẽ
Đưa ta về phía cuối đường

Con đường em về năm xưa
Có biết hay chăng bây giờ
Hoa tím thôi không chờ nữa
Chỉ còn ta đứng dưới mưa...

 
Last edited by a moderator:
Hoa tím ngày xưa
Thơ: Cao Vũ Huy Miên (1955-2008)
Nhạc: Hữu Xuân
Ca sĩ: Thu Phương
images


Hoa tím ngày xưa

Con đường em về ban trưa
Hoa tím nghiêng nghiêng đợi chờ
Tuổi em vừa tròn mười bảy
Tóc em vừa chớm ngang vai

Con đường em về mưa bay
Ta đứng trông theo bao ngày
Từ bao giờ lòng cứ ngỡ
Yêu người mà nào có hay!

Con đường em về thơm hương
Ngọc lan khuya rụng trong vườn
Tiếng dương cầm đâu lặng lẽ
Đưa ta về phía cuối đường

Con đường em về năm xưa
Có biết hay chăng bây giờ
Hoa tím thôi không chờ nữa
Chỉ còn ta đứng dưới mưa...

Em yêu màu tím, thế ngày mai màu gì vậy ạ :D
 
Em yêu màu tím, thế ngày mai màu gì vậy ạ :D

Tặng @Pinky xinh đẹp này!

Tác giả, tác phẩm: Igor Krutoi - Sad Angel

Sad Angel – Hãy sống chậm lại để cảm nhận…


Bên khung cửa sổ một quán café sang trọng, người nhạc sĩ bắt gặp những khoảnh khắc chân thực của cuộc sống thường ngày. Tất cả hóa thân thành những nốt nhạc kỳ diệu, nối kéo nhau thành một bản hòa tấu hoàn hảo về sự bình dị của thế giới xung quanh. Giai điệu tuyệt vời có thể khiến những thiên thần buồn bã nhất cũng phải lắng nghe và cảm nhận, rằng cuộc sống luôn tươi đẹp và không bao giờ hết hi vọng…

Sad Angel là bản nhạc thuộc thể loại Instrumental, nằm trong album nổi tiếng Without Words của nhà soạn nhạc xuất sắc người Nga, Igor Krutoi. Ông được đánh giá là một con người đầy tài năng và không ngừng sáng tạo trong nghệ thuật. Không chỉ là người viết nhạc hàng đầu tại Nga, từ năm 1990, Igor Krutoi tham gia tổ chức các chương trình âm nhạc cho các nghệ sĩ nước Nga và phương Tây, được đông đảo công chúng trong và ngoài nước đón nhận nồng hậu.

Ông là người sản xuất kênh truyền hình âm nhạc đầu tiên tại Nga và kênh phát thanh Love Radio cùng với hãng thu riêng ARS. Chính Igor Krutoi đã tổ chức thành công buổi biểu diễn của huyền thoại Michael Jackson tại Moscow vào giữa những năm 1990.

Sad Angel được xem là bản nhạc thành công nhất của Igor Krutoi. Không cầu kỳ, không tráng lệ bởi kĩ xảo hiện đại, Sad Angel chỉ đơn thuần ghi lại những hình ảnh rất đỗi thường nhật qua ánh mắt của người nhạc sĩ bên khung cửa sổ. Tất cả hiện lên sinh động và đầy xúc cảm.

Một cô gái đang chờ người yêu, ông lao công đường phố, người bán dạo, một cô gái xinh đẹp, một tên ăn cắp, người đàn ông sang trọng, một cô gái đang buồn chán, nhóm nhạc dạo... Những hình ảnh vốn rất quen thuộc ấy như mỗi mảnh ghép của cuộc sống, như mỗi nốt nhạc không thể khuyết trong bản hòa tấu của người nghệ sĩ tài hoa.

Xem và nghe Sad Angel, lòng người như trùng lại và suy nghĩ dường như chậm hơn. Những cung bậc cảm xúc như nối tiếp nhau: buồn, vui, hạnh phúc, chán nản, thất vọng, vui tươi, xót xa... của hàng loạt số phận mà người nhạc sĩ bắt gặp. Gác lại những bộn bề, toan tính của công việc, Sad Angel khiến trái tim mỗi người tự vấn rằng, liệu có phải mình đã để trôi lãng những khoảnh khắc tưởng như vô nghĩa ấy, nhưng kỳ thực lại giá trị hơn rất nhiều những thứ vật chất khác.

Cuộc sống là vô vàn những mảng màu lắp ghép, đôi khi, ta vô tình lãng quên những điều bình dị vốn rất quen thuộc xung quanh, để khi nhận ra, ta biết mình đã để tuột khỏi tay, rồi nuối tiếc, rồi tự chất vấn mình, tự dằn vặt rằng tại sao, tại sao...

Nghe Sad Angel, cuộc sống đối với mỗi người thêm quý giá hơn biết bao nhiêu, từng phút giây, từng khoảnh khắc được trân trọng và cảm nhận kỹ càng hơn...

http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2009-10-22-sad-angel-hay-song-cham-lai-de-cam-nhan-

Xin mời nghe nhạc:


 
Sự khác biệt giữa Flamenco guitar và Classical guitar

Về mặt âm nhạc giai điệu của Flamenco rất mạnh mẽ, phóng túng đôi khi là "hoang dã" điều này có lẽ do nguồn gốc và tập quán của người dân vùng miền nam Tây Ban Nha Andalucia nơi khai sinh ra dòng nhạc Flamenco, còn classic mang phong cách trữ tình, sâu lắng. Ta cũng biết rằng nhạc cổ điển được các nhà soạn nhạc sáng tác trong khoảng thời gian mà khoa học kỹ thuật chưa phát triển nhiều, có lẽ vì vậy các tác phẩm Classic thường rất bay bổng, thể hiện sự ước mơ cao đẹp của con người vào thế giới tâm linh.

Về mặt kỹ thuật chơi thì Flamenco đặc trưng bởi tiếng ép dây hầu như cả bản nhạc, đồng thời là kỹ thuật Rasgh và Tremolo, ở đây tremolo cũng phải ép dây, ngoài ra Tremolo cũng rất đa dạng có thể chơi cả 5 ngón p c a m i , Classic thường chỉ chơi 4 ngón p a m i. Flamenco còn tận dụng hết những nơi có thể tạo ra âm thanh như thùng đàn, mặt đàn , cần đàn, ngoài ra còn có các dụng cụ bổ trợ cho người chơi...

Về âm sắc thì nhạc Flamenco âm thanh rất mạnh mẽ do ép dây, và tiếng "rít", tiếng "rít" ở đây được cố tình tạo ra chứ không phải do lỗi của người chơi, tiếng "rít" được tạo ra do ngón tay trái và tác dụng của dây đàn (Flamenco có loại dây riêng) có lần mình đã hỏi anh Snoopy Boy bên vim thì thấy anh ấy bảo Flamenco cũng dùng loại Low Tension nhưng khác với dây Classic, ngoài ra đàn Flamenco cũng mỏng hơn đàn Classic để tạo tiếng vang hơn và có phần hơi "đanh" tiếng, còn âm thanh Classic thì đa dạng tùy vào bản nhạc yêu cầu và khả năng xử lý của người nghệ sỹ, thông thường là rất trữ tình và ấm áp.

Còn về bản nhạc thì nhìn qua là biết ngay, nhạc Flamenco thì ký hiệu Rasgh rất nhiều và những đoạn chạy ngón với tốc độ cao và nhiều khi chỉ có một bè giai điệu ( không có bè Bass), còn nhạc Cổ điển thì ít nhất cũng phải có 2 bè, nhưng thông thường là phải 3 bè gồm bè Bass ( bề trầm) bè Trung và Bè giai điệu (treble), hơn nữa kết cấu bản nhạc Classic rất chặt chẽ, các đoạn hòa âm cũng như cách dịch chuyển của quảng tuân theo quy luật rất khắt khe còn Flamenco do bản chất phóng túng nên bản nhạc cũng thường không bị gò bó, nếu để ý kỹ thì sẽ thấy nhạc Flamenco đảo phách rất nhiều, người chơi cũng phải nắm được điều này mới tạo nên cái hồn của bản của Flamenco.

Muốn chơi Flamenco phải có móng tay đủ dày đê không bị gãy sau mỗi cú Rasgh, lực của bàn tay còn phải rất mạnh và người tập được Flamenco thì phải khổ luyện rất nhiều, muốn chơi được Flamenco thì trước hết phải thông thạo hết các kỹ thuật của Guitar cổ điển, điều trên cũng giải thích tại sao lại có ít người chơi được Flamenco và các tay Guitar Flamenco thường là Nam.

Còn về hai lối đánh p i hay p m i thì không có gì phải băn khoăn cả, nó như là một cách lựa chọn của người chơi thôi, chơi kiểu nào cũng được miễn là đúng bản nhạc, chuyện chơi pi hay pmi trước đây cũng đã thảo luận trong diễn đàn rồi, tôi không còn nhớ link, bạn có thể tự tìm lại vậy.

Flamenco ngày nay đã thay đổi rất nhiều so với nguồn nhạc Flamenco chính thống. Ban đầu nó hoàn toàn không phải nhạc độc tấu hay song tấu mà là nhạc đệm cho các vũ công và ca sỹ hát, tiếng gõ bước chân xuống nền sân khấu nghe rất đặc trưng. Ngày nay, cùng với trào lưu nhạc hiện đại, Fla cũng thay đổi theo, xu hướng dễ nhận thấy là Pop hóa, các bản nhạc được chuyển soạn cùng với những kiến thức hòa âm của người Châu Âu mà ta thấy nó dễ nghe hơn rất nhiều.
Ta thường có quan niệm sai lầm là Flamenco không thể chơi được trên guitar cổ điển và ngược lại. Cả hai loại guitar này đều có cùng số dây, đều sử dụng dây nylon, đều được lên dây y hệt như nhau. Vì vậy câu hỏi không biết chúng có thể thế chỗ cho nhau hay không, nên đổi là không biết chúng nên thế chỗ cho nhau hay không? Đơn giản thôi, vấn đề là ở chỗ đàn nào thích hợp nhất cho công việc?

Sự khác biệt rõ ràng nhất là mầu sắc của phần hông đàn và lưng đàn. Guitar cổ điển phần này có mầu nâu đậm do sử dụng gỗ hồng đào hay mahogany, cây tốt nhất được làm bằng gỗ hồng đào của Brazil. Flamenco guitar nhạt mầu hơn, thường đổi từ mầu vàng trấu nhạt sang mầu gần đây là cam phớt nâu. Loại gỗ sử dụng là cypress của Tây Ban Nha, có mầu trắng khi chưa sơn. Mặt trước của đàn Flamenco thường bằng gỗ spruce xớ mịn, thường của Đức hoặc Canada. Mặt đàn classical thường bằng gỗ cedar hoặc spruce.
Đặc điểm khác biệt quan trọng nhất phải kể là tiếng đàn. Flamenco guitar có âm thanh đanh như kim loại, chất lượng nhất là tiếng treble. Ngược lại, đàn cổ điển có âm thanh ngọt ngào, tròn tiếng, chất lượng thiên về tiếng bass. Những khác biệt này chủ yếu là do guitar cổ điển làm bằng loại gỗ đặc chắc hơn, có cấu trúc bên trong cũng khác (nan hoa), và hộp cộng hưởng có bề dầy lớn hơn. Vì những lý do vừa nêu nên guitar cổ điển có trọng lượng nặng hơn. Một điểm đáng lưu ý khác nữa là action (khoảng cách giữa các dây đàn với bề mật phím) ở guitar cổ điển cao hơn.
Khác biệt nữa là miếng dán bảo vệ mặt đàn thường có trong Flamenco guitar trước các cú gõ Golpe của nghệ sĩ. Miếng Golpeador dán dưới dây (1), miếng Tapa dán trên dây (6). Với kỹ thuật sơn PU hiện đại, mặt đàn hiện nay khá cứng, cho phép không phải dán 2 miếng dán này nữa, tăng tính thẩm mỹ cho mặt đàn.
Để dây đàn bật nhanh và tiếng treble vang hơn, các nghệ sĩ Flamenco thường sử dụng dây nylon high-tension và miếng kẹp Capo (Cejilla).
Từ nguyên thủy cả hai loại guitar, cổ điển lẫn Flamenco, đều vặn lên dây bằng chốt gỗ, tương tự như vĩ cầm. Khi phát minh ra đầu vặn cơ khí, thì điều này đã thay đổi. Ngày nay tất cả các guitar cổ điển đều có đầu vặn lên dây bằng cơ khí, và cũng phổ biến trên Flamenco guitar. Tuy nhiên, các nghệ sĩ Flamenco truyền thống vẫn chơi đàn với chốt vặn gỗ, và không cho phép sự canh tân nào xâm lấn lãnh địa của sự thuần chất.

Nghệ sỹ Guitar theo dòng Flamenco - Carlos Montoya

Carlos Montoya , là một nghệ sỹ guitar theo dòng Flamenco nổi tiếng, một trong những sáng lập ra dòng nhạc Flamenco hiện đại ngày nay.

Ông sinh tại thủ đô Madrid, Tây Ban Nha, con của một gia đình người Gypsy và là cháu trai của Ramón Montoya một nghệ sỹ Flamenco nổi tiếng và việc ông sinh ra để chơi Flamenco được xem là điều hiển nhiên nhưng có một trở ngại chính trên con đường đam mê dòng nhạc này chính là người cậu của ông. Ông cậu luôn xem đó là thứ cặn bã của xã hội và con đường mà Carlos đang đi là con đường của những kẻ bịp bợm. Carlos bắt đầu học guitar với mẹ của ông và người hàng xóm hành nghề hớt tóc dạo. Lúc 14 tuổi ông theo các nghệ sỹ múa và các ca sĩ biểu diễn trong các quán café ở Madrid, TBN.

Vào khoảng những năm 20 thế kỷ XX ông biểu diễn khắp châu Âu, Bắc Mỹ và Châu Á with the likes of La Teresina. Nhưng việc bùng nổ Thế chiến II đã buộc ông chạy sang Mỹ và trở nên thành công từ đây với vai trò là nhạc sỹ và thường xuyên lưu diễn với nghệ sỹ múa La Argentina. Giai đoạn yên bình ở thành phố New York trong thời điểm Thế chiến II (khoảng 1941), ông bắt đầu lưu diễn một mình, ông đã mang đến một phong cách biểu diễn mạnh mẽ, bốc lửa cho các dàn nhạc giao hưởng, các trường đại học và các ban nhạc.
Ông lưu diễn quanh năm nhưng chưa bao giờ quay trở lại quê hương Tây Ban Nha mà chỉ quay về với gia đình vào kỳ nghỉ Giáng Sinh hàng năm.

Montoya chơi nhạc theo phong cách riêng, ông nói: “Tôi không bao giờ chơi nhạc theo con đường mà mọi người đã chơi, điều đó là hiển nhiên, khắp năm châu lục và xa hơn nữa và chưa có nghệ sỹ Flamenco nào biểu diễn ở Houston Astrodome lại có đông đảo người xem như vậy. Không, tôi chơi nhạc bởi vì đó là tôi, đó mới là âm thanh thực của Flamenco. Và dường như tôi cảm giác những người ngoại đạo dễ chấp nhận, trong khi những người cuồng nhiệt với Flamenco đích thực thì không…nhưng đúng vậy.

Phong cách của ông đặc biệt không được đánh giá cao bởi những người theo dòng Flamenco chính thống, người được chú ý và không tỏa sáng như những người khác bao gồm bản thân Montoya và ông chú Ramón. Bản thân Carlos là nghệ sỹ Flamenco nổi tiếng theo lời dẫn của Zern và làm lu mờ luôn Currito de la Geroma. Là người không được yêu thích trong những người nổi tiếng về điều này có thể giải thích là do Montoya không theo dòng Fla chính thống và được xem là kẻ ruồng bỏ Fla chính thống vốn đã có lịch sử hàng trăm năm. Nhiều người cùng làm việc với ông cho rằng nhịp của ông không được hoàn hảo, tăng và giảm tốc độ gần như bất thường. Ông tự hào không tìm thấy người thứ hai đạt tốc độ Picados như ông, hiển nhiên điều này mang lại kết quả là nhịp điệu rất sâu lắng. Là người đam mê tốc độ ngoài sách vở, với lối kỹ thuật đánh nhanh, hoa mỹ mà không rối nằm ngoài kỹ thuật hòa âm.
Đó là nhánh rẽ Flamenco độc đáo nhất vốn chỉ là nhạc đệm phụ thuộc vào phần nhảy múa và cho chính cuộc sống và chính bản thân nó. Flamenco hiện đại được định nghĩa bởi công sức của Carlos Montoya.

https://www.facebook.com/doanhatao55504/posts/1439068986362887
--------------------------------------------------------​

Nhạc hay như thế này và không phải ai chơi cũng được vậy mà có lúc nó được xem "là thứ cặn bã của xã hội"? :emoticon-00138-thinking:
 
Last edited by a moderator:
Back
Top