TiCan
Well-Known Member
Việt nam có khá nhiều tai nạn xe lửa, trong đó phần lớn xảy ra ở điểm giao giữa đường bộ và đường sắt. Trên các phương tiện truyền thông vẫn thường nêu lý do là vì không có gác chắn, bao gồm cái cây chắn ngang đường và (nhiều) người túc trực canh chừng cái ... cây đó. Nhiều tài xế đường bộ sau khi gây ra tai nạn bảo rằng gây tai nạn vì không thấy ... xe lửa và nếu như có chắn và người gác chắn thì đã không xảy ra tai nạn !
Thoạt nghe thấy cũng có lý và nếu như thế thì lỗi thuộc về ngành đường sắt đã không thiết lập đủ số chắn cần thiết và cắt cử người trông nom cẩn thận. Chả biết là tổng số chắn từ bắc chí nam là bao nhiêu, nhưng cứ quan sát một cái chắn bất kỳ nào đó sẽ thấy tổng số "biên chế nhà nước" dành cho công tác này không nhỏ tí nào.
Quan sát hệ thống đường sắt của Mỹ, điều đầu tiên khác biệt tôi nhận thấy không phải là sự hiện đại của các thiết bị mà là sự vắng bóng của cái nghề gác chắn. Theo quan sát của tui, đường sắt bên đó không cần đến chắn cũng như người gác chắn. Chỉ cần duy nhất một hệ thống đèn xanh đèn đỏ y hệt như các ngã tư đường bộ thông thường. Đèn đỏ thì dừng lại chờ, đèn xanh thì đi chỉ đơn giản như vậy thôi ! Tôi cũng đã thấy cảnh những người đi xe đạp (giữa đồng không mông quạnh) đứng chờ trước đèn đỏ của một đường sắt không chắn không người trông nom và cũng chưa thấy ... xe lửa đâu cả (hai ba phút sau nó mới xuất hiện).
Đường sắt của VN có đèn đỏ và chuông reo ở từng giao lộ, nhưng tôi chưa bao giờ nghe nói đến việc ai đó bị phạt vì vượt loại đèn đỏ này cả ! Cũng tương tự, ở các ngã tư của Sàigon, đèn xanh đèn đỏ có đủ hết vậy mà phái thêm các bạn TNXP (?) ra đứng đó cầm cờ phất tới phất lui làm gì vậy hổng biết nữa. Chi phí cho các bạn đó làm công tác nào lấy từ đâu ra vậy nhỉ ? Người gác chắn và người cầm cờ ở ngã tư đèn xanh đèn đỏ có phải là một sự lãng phí tài nguyên quốc gia hay không ?
Thoạt nghe thấy cũng có lý và nếu như thế thì lỗi thuộc về ngành đường sắt đã không thiết lập đủ số chắn cần thiết và cắt cử người trông nom cẩn thận. Chả biết là tổng số chắn từ bắc chí nam là bao nhiêu, nhưng cứ quan sát một cái chắn bất kỳ nào đó sẽ thấy tổng số "biên chế nhà nước" dành cho công tác này không nhỏ tí nào.
Quan sát hệ thống đường sắt của Mỹ, điều đầu tiên khác biệt tôi nhận thấy không phải là sự hiện đại của các thiết bị mà là sự vắng bóng của cái nghề gác chắn. Theo quan sát của tui, đường sắt bên đó không cần đến chắn cũng như người gác chắn. Chỉ cần duy nhất một hệ thống đèn xanh đèn đỏ y hệt như các ngã tư đường bộ thông thường. Đèn đỏ thì dừng lại chờ, đèn xanh thì đi chỉ đơn giản như vậy thôi ! Tôi cũng đã thấy cảnh những người đi xe đạp (giữa đồng không mông quạnh) đứng chờ trước đèn đỏ của một đường sắt không chắn không người trông nom và cũng chưa thấy ... xe lửa đâu cả (hai ba phút sau nó mới xuất hiện).
Đường sắt của VN có đèn đỏ và chuông reo ở từng giao lộ, nhưng tôi chưa bao giờ nghe nói đến việc ai đó bị phạt vì vượt loại đèn đỏ này cả ! Cũng tương tự, ở các ngã tư của Sàigon, đèn xanh đèn đỏ có đủ hết vậy mà phái thêm các bạn TNXP (?) ra đứng đó cầm cờ phất tới phất lui làm gì vậy hổng biết nữa. Chi phí cho các bạn đó làm công tác nào lấy từ đâu ra vậy nhỉ ? Người gác chắn và người cầm cờ ở ngã tư đèn xanh đèn đỏ có phải là một sự lãng phí tài nguyên quốc gia hay không ?