AMcenter - Đào Tạo PTKT Chuyên Nghiệp tại TP HCM

AMcenter

Member
AMcenter được hình thành với mục tiêu trở thành trường “Đào Tạo Tài Chính Chuyên Nghiệp” với các lớp Phân Tích Kỹ Thuật, một ngôi trường đặc biệt của nhà đầu tư, nơi chia sẻ với nhau những kinh nghiệm đầu tư thực tiễn và những kiến thức bổ ích nhất.

Bên cạnh đó, với mong muốn giúp các nhà đầu tư Việt Nam trở thành chuyên gia đẳng cấp quốc tế, AMcenter cũng phối hợp với tổ chức Market Technicians Association (MTA) của Mỹ để đào tạo và hướng dẫn học viên đạt được chứng chỉ cao cấp Chartered Market Technicians (CMT) được công nhận trên toàn thế giới và được xem là “ Tiêu chuẩn vàng” của các nhà đầu tư trên thị trường tài chính.

Ngoài ra, AMcenter còn xây dựng “Tủ sách tài chính” và trực tiếp biên soạn nhiều cuốn sách có giá trị dành cho nhà đầu tư; đồng thời tuyển chọn, biên dịch, xuất bản và giới thiệu những cuốn sách tài chính quý giá của thới giới, những quyển sách “gối đầu giường” của nhà đầu tư toàn cầu cho nhà đầu tư Việt Nam.

Tất cả những hoạt động của AMcenter không nằm ngoài con đường mà AMcenter đã lựa chọn là trở thành trường “Đào Tạo Tài Chính Chuyên Nghiệp” tại Việt Nam.

Với những sứ mệnh AMcenter đã chia sẻ cùng Quý vị như trên, mong rằng trường chúng tôi sẽ tiếp tục nhận được sự ủng hộ và chia sẻ của Quý vị trong thời gian tới.

Trân trọng
Đội ngũ AMcenter
 
Last edited by a moderator:
CÁC KHÓA HỌC SẮP TỔ CHỨC TẠI TP.HCM
LÝ THUYẾT DỰ BÁO GIÁ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH (CƠ BẢN)
Nội dung khóa học trọng tâm giới thiệu cho học viên cơ sở lý luận trong phân tích dự báo giá, các lý thuyết, khái niệm, kỹ thuật và công cụ cơ bản trong phân tích dự báo giá, thông qua phương pháp phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật. Hiểu và sử dụng tốt phương pháp phân tích cơ bản này, là tiền đề cho học viên có nền tảng nghiên cứu sâu hơn hoặc tham gia ứng dụng lý thuyết vào đầu tư thực tế hiệu quả hơn.

Học viên sẽ thấy thoải mái và tự tin hơn khi áp dụng lý thuyết phân tích dự báo giá đã học cho tất cả các thị trường tài chính, từ thị trường chứng khoán, thị trường hang hóa cho đến thị trường ngoại hối. Tuy nhiên, từ lý thuyết đến thực tế là một khoảng cách rất lớn, do đó để đầu tư thành công, học viên cần trau dồi, học hỏi thêm những kỹ năng quan trọng khác trong đầu tư, như: Kỹ năng kiểm soát tâm lý, kỹ năng quản lý vốn, kỹ năng quản lý rủi ro,…

Khai giảng: Tháng 6/2014.
Học phí: 3,000,000 VNĐ.

Số buổi học: 4 buổi.
Địa điểm: Thành Phố Hồ Chí Minh.

Xem chi tiết tại: http://www.amcenter.vn/ly-thuyet-du-bao-gia-thi-truong-tai-chinh-co-ban-dtd-54.aspx
 
CÁC KHÓA HỌC SẮP TỔ CHỨC TẠI TP.HCM
LÝ THUYẾT DỰ BÁO GIÁ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH (CƠ BẢN)
Nội dung khóa học trọng tâm giới thiệu cho học viên cơ sở lý luận trong phân tích dự báo giá, các lý thuyết, khái niệm, kỹ thuật và công cụ cơ bản trong phân tích dự báo giá, thông qua phương pháp phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật. Hiểu và sử dụng tốt phương pháp phân tích cơ bản này, là tiền đề cho học viên có nền tảng nghiên cứu sâu hơn hoặc tham gia ứng dụng lý thuyết vào đầu tư thực tế hiệu quả hơn.

Học viên sẽ thấy thoải mái và tự tin hơn khi áp dụng lý thuyết phân tích dự báo giá đã học cho tất cả các thị trường tài chính, từ thị trường chứng khoán, thị trường hang hóa cho đến thị trường ngoại hối. Tuy nhiên, từ lý thuyết đến thực tế là một khoảng cách rất lớn, do đó để đầu tư thành công, học viên cần trau dồi, học hỏi thêm những kỹ năng quan trọng khác trong đầu tư, như: Kỹ năng kiểm soát tâm lý, kỹ năng quản lý vốn, kỹ năng quản lý rủi ro,…

Khai giảng: Tháng 6/2014.
Học phí: 3,000,000 VNĐ.

Số buổi học: 4 buổi.
Địa điểm: Thành Phố Hồ Chí Minh.

Xem chi tiết tại: http://www.amcenter.vn/ly-thuyet-du-bao-gia-thi-truong-tai-chinh-co-ban-dtd-54.aspx

Cho mình hỏi Lớp Dự Báo này sẽ tổ chức vào ngày mấy và lecturer là ai? Cám ơn!
 
Cho mình hỏi Lớp Dự Báo này sẽ tổ chức vào ngày mấy và lecturer là ai? Cám ơn!
Chào bạn,
Lớp dự báo này sẽ do Mr.Ngô Văn Quý, Chủ Nhiệm Câu lạc bộ Dự báo Thành phố Hồ Chí Minh (FM Forecast). Lớp được dự kiến sẽ tổ chức vào ngày 28/06.
Ngoài ra, bạn có thể liên hệ trực tiếp AMcenter qua sđt: (08). 7308 5682, hoặc VPĐD: 116-118 Nguyễn Thị Minh Khai, P.6, Q.3 để được tư vấn cụ thể hơn nhé. Cám ơn bạn!
 
Mình thấy amcenter có đào tạo các khóa CMT. Lên website có thấy Khóa PTKT bậc 1, có phải là CMT level 1 không vậy ạ? Mình đang rất quan tâm về CMT.
 
Mình thấy amcenter có đào tạo các khóa CMT. Lên website có thấy Khóa PTKT bậc 1, có phải là CMT level 1 không vậy ạ? Mình đang rất quan tâm về CMT.
Chào bạn,
Khóa PTKT bậc 1 của AMcenter dựa theo giáo trình của CMT level 1. Nếu bạn quan tâm có thể tham khảo nội dung khóa học trên www.amcenter.vn hay cần sách về CMT thì có thể liên hệ AMcenter nha bạn.
 
Quý học viên thân mến,
Nhân dịp đầu Xuân mới - Ất Mùi 2015, toàn thể AMcenter xin trân trọng gởi tới Quý học viên cùng gia đình một năm mới tràn ngậpHẠNH PHÚC – SỨC KHỎE – AN KHANG – THỊNH VƯỢNG. Xin chân thành cảm ơn Quý học viên đã luôn tin tưởng, lựa chọn AMcenter là đơn vị đồng hành chia sẻ kiến thức trong suốt thời gian qua.
Trong năm mới, AMcenter sẽ không ngừng nổ lực đổi mới để mang đến cho học viên những kiến thức bổ ích cũng như những khóa học tốt nhất.
Thay cho lời cám ơn tất cả học viên của AMcenter và mong muốn gởi đến tất cả học viên món quà tết và cũng là lời chúc tết đầu xuân 2015, AMcenter gởi đến món quà “ Lì Xì Đầu Năm” tới quý học viên khi đăng ký khóa học tại AMcenter.
Lì Xì Đầu Năm – Lì Xì ngay 500.000 VNĐ khi đăng kí các khóa học tại AMcenter từ 9/02 – 13/03/2015.
▪ Phân Tích Kỹ Thuật Bậc I ( TP.HCM)
▪ Thực Hành Phân Tích Kỹ Thuật ( TP.HCM)
▪ Phân Tích Kỹ Thuật Cơ Bản ( Hà Nội)
Bằng tất cả chân thành, một lần nữa AMcenter xin cảm ơn và kính chúc Quý học viên nhận được nhiều món quà ý nghĩa và những lời chúc tốt đẹp cho năm mới 2015 nhiều may mắn.
Trân trọng!
Mọi chi tiết xin liên hệ AMcenter
 
Kỹ thuật dừng lỗ - chốt lời trong giao dịch ngoại hối
Dừng lỗ (Stop Loss – SL) là lệnh thoát khỏi thị trường khi mức giá trên thị trường thay đổi theo hướng bất lợi cho nhà đầu tưso với thời điểm đặt lệnh ban đầu

Mục đích là :
Hạn chế rủi ro tới mức tối đa
Đảm bảo lợi nhuận trong quá trình giao dịch


Ưu điểm:
Kỹ thuật này sẽ giúp chúng ta quản lý được rủi ro ở mức độ cho phép:

Khi giá cả trên thị trường biến động ngược chiều với giao dịch chúng ta thực hiện, việc đặt điểm dừng lỗ sẽ xác định được mức rủi ro xấu nhất có thể xảy ra và giới hạn tại đó.

Ví dụ: ta mua 1lot vàng tại mức giá 1317$/oz và đặt SL tại điểm 1313$/oz thì khi giá thị trường xuống giao dịch đó tự động dừng lỗ tại điểm 1313$ và xác định mức lỗ của giao dịch trên là 400$ cho 1 lot giao dịch.


Nhược điểm:
Nhiều trường hợp giá vàng đi đúng xu hướng dự đoán, nhưng trước khi chạm điểm chốt lời thì giá lại quay lại và chạm vào điểm dừng lỗ, dẫn đến giao dịch bị lỗ trong khi thực tế giao dịch đó có thể lãi.

Như ví dụ trên, có thể giá chạm điểm dừng lỗ 1313$ sau đó mới tăng lên vùng trên 1317$


Ứng dụng của dừng lỗ:
Khi đặt lệnh BUY hay SELL, nhà đầu tư có thể thoát tự động bằng cách cài đặt:

Stop Loss khi giá chạm tới SL, máy tính tự động chốt giao dịch đưa nhà đầu tư ra khỏi thị trường, tiền lỗ sẽ trừ vào tài khoản.

Take Profit – TP (chốt lời): khi giá chạm tới TP, máy tính tự động chốt giao dịch đưa nhà đầu tư ra khỏi thị trường, tiền lời sẽ cộng vào tài khoản.


Một số cách đặt Dừng lỗ - Chốt lời phổ biến:

SL ngắn , TP dài:

Ưu điểm: lỗ ít, lời nhiều

Nhược điểm: dễ khớp SL, khó khớp TP

Dù lỗ ít nhưng rất nhiều lệnh lỗ vì thị trường chạy theo hình zigzag, dù xu hướng lớn là đi lên thì chứa trong xu hướng đi lên vẫn có những đợt giao động đi xuống

SL dài hoặc không SL , TP ngắn

Ưu điểm: khó khớp SL, dễ khớp TP

Nhược điểm: lệnh lời không đủ để bù lỗ

Dù ít lệnh lỗ nhưng lỗ rất nhiều vì xu hướng lớn đi rất xa, thậm chí kéo dài cả tháng. Chỉ cần 1 lần sai xu hướng thì thiệt hại sẽ rất nặng nề

Làm sao để đặt SL - TP hiệu quả:
SL vừa phải dài so với biên độ dao động để khi thị trường zigzag sẽ không khớp SL và quay đầu ngược lại

SL vừa phải ngắn so với TP để một lệnh lời đã đủ bù nhiều lệnh lỗ và giảm thiệt hại cho nhà đầu tư

Làm sao để SL vừa dài lại vừa ngắn?

Giải pháp:

Chọn tỉ lệ SL :TP hợp lý, thường là đặt SL ngắn hơn TP

Quy định mức lỗ tối đa cho mỗi lệnh giao dịch và chọn khối lượng giao dịch phù hợp

Nội dung còn nữa, nếu mọi người quan tâm mình sẽ đăng tiếp
AMcenter
 
bạn thử múa 1 bài nhận định cho tt đợt tới thế nào.. Nếu có thể nhận định time <=3months
em là nhân viên sale của trung tâm đào tạo, không có trình độ cao cấp như các giảng viên. Ngoài ra, topic này nhằm mục đích tạo sân chơi lành mạnh, miễn phí, phổ biến kiến thức cho các nhà đầu tư, không đưa ra các nhận định giao dịch nhằm khuyến khích hay tư vấn nhà đầu tư. mọi quyết định giao dịch sẽ phụ thuộc vào kiến thức và nhận định chủ quan của nhà đầu tư vào từng thời điểm.
 
Last edited:
QUẢN LÝ RỦI RO TRONG GIAO DỊCH NGOẠI HỐI
Con người thường có xu hướng rút ra bài học từ những lỗi lầm mà mình mắc phải chứ không phải từ những lỗi lầm của người khác. Không ỷ lại kinh nghiệm của người khác là một cách tự hoàn thiện bản thân: khi bạn đối mặt với điều chưa biết tức là bạn sẽ khám phá ra một điều mới mẻ. Tuy nhiên, tôi vẫn muốn cho bạn một vài lời khuyên từ kinh nghiệm của cá nhân tôi và của các nhà kinh doanh khác.
Ngay khi bạn mở một trạng thái giao dịch, hãy đặt các lệnh Cắt lỗ và Chốt lời.
Nó sẽ bảo vệ trạng thái đang có của bạn khỏi các biến động nhanh chóng và bất thường về giá cả cũng như giảm bớt gánh nặng tâm lý cho bạn.

Chỉ mạo hiểm với một phần chứ không phải toàn bộ số tiền của bạn. Mức lỗ tiềm ẩn của bạn không nên vượt quá 10% tổng số tiền mà bạn ký quỹ, con số lý tưởng là 2 – 5%.

Dùng cách thay đổi mức Cắt lỗ để giảm lỗ tiềm ẩn và tăng lợi nhuận tiềm năng chứ không dùng cách nào khác. Hãy cố không làm điều này một cách quá thường xuyên, nếu không các biến động giá sẽ kích hoạt lệnh Cắt lỗ của bạn trước khi nó có cơ hội đạt tới ngưỡng Chốt lời.

Không đóng trạng thái giao dịch của mình trước khi mức giá chạm tới ngưỡng Cắt lỗ hoặc Chốt lời, trừ khi bạn đã mở trạng thái giao dịch quá hai ngày và tình hình thị trường đã có thay đổi lớn. Quy tắc này cũng được áp dụng trong tình huống bạn không đặt lệnh Cắt lỗ hoặc Chốt lời mà đóng trạng thái thông qua giao dịch thủ công. Nếu bạn đặt mức Cắt lỗ là 50 điểm phần trăm và mức Chốt lời là 100 điểm phần trăm thì trạng thái của bạn sẽ ở tình trạng mở trong thời gian trung bình là từ 1 đến 2 ngày. Nếu mức giá không biến động theo chiều hướng mà trạng thái của bạn hướng đến thì nhiều khả năng nó sẽ biến động theo chiều hướng ngược lại. Đừng cố đợi đến khi lệnh Cắt lỗ của bạn được kích hoạt mà hãy đóng trạng thái của bạn với mức lỗ tối thiểu trong trường hợp thị trường có dấu hiệu rõ ràng cho thấy dự đoán của bạn là sai (ví dụ, về phản ứng của giá cả với một vài tin tức).

Cố gắng áp dụng chỉ số ½ rủi ro/lợi nhuận khi đặt các lệnh Cắt lỗ và Chốt lời. Lệnh Cắt lỗ không nên vượt quá 20 – 30 điểm phần trăm so với mức giá mở cửa. Nếu bạn cho rằng như vậy là quá nhiều thì bạn nên chờ cho đến khi tình hình trở nên thuận lợi hơn. Theo chỉ số ½ rủi ro/ lợi nhuận thì lệnh Chốt lời không nên thấp hơn 40 – 60 điểm phần trăm so với mức giá mở cửa. Bằng cách này, bạn có thể bảo vệ các trạng thái của mình khỏi các biến động về giá cả. Chỉ số rủi ro/lợi nhuận có thể khác nhau, nhưng điểm chung là mức lãi tiềm năng phải cao hơn mức lỗ tiềm ẩn.

Nếu bạn đang có một trạng thái gây thua lỗ, nên tránh mở các trạng thái mới. Mở các trạng thái mới với chiều hướng ngược lại không phải là một quyết định đúng đắn cho lắm. Ngay cả khi bạn mở một trạng thái mới ở mức giá tương đối tốt thì kết quả tổng thể vẫn có thể không khả quan chút nào nếu các trạng thái đều được đóng trong tình trạng lỗ. Tình trạng mà trong đó bạn lên kế hoạch tham gia thị trường với một vài trạng thái khác nhau được mở theo chiến lược giao dịch của mình là ngoại lệ đối với quy tắc này.

Đừng bao giờ cố thử “lấy lại những gì bạn đã mất càng nhanh càng tốt”. Các tay chơi chuyên nghiệp đều hiểu rõ câu nói sau đây “Nếu bạn phải tham dự cuộc chơi thì ngay từ đầu, hãy đưa ra quyết định dựa trên 3 điều sau: luật chơi, người tham gia và thời điểm chấm dứt”. Thị trường không quan tâm xem hôm nay bạn thua hay thắng, nó cũng không phụ thuộc vào những gì bạn làm. Nhưng nếu bạn cố gắng lấy lại những gì đã mất thì rất có thể là bạn sẽ không còn khả năng suy nghĩ một cách tỉnh táo để tránh khỏi những thua lỗ thậm chí còn lớn hơn.

Hãy nghỉ ngơi. Giao dịch là một công việc mệt nhọc và việc thường xuyên nghỉ ngơi để phục hồi sức khỏe tinh thần của bạn là rất quan trọng. Điều này đặc biệt đúng sau khi bạn mới phải chịu một khoản lỗ hay cần xem xét chiến lược giao dịch tổng thể của mình. Đừng bao giờ đưa ra quyết định đầu tư khi bạn mệt mỏi hay không thoải mái ngay cả khi điều kiện thị trường có vẻ thuận lợi.
 
[No Risk- Just Trade] Không rủi ro tài chính- Chỉ việc rinh thưởng về!


Với mong muốn tạo một sân chơi bổ ích dành cho các nhà đầu tư, đồng thời mang đến cơ hội để các bạn trẻ được tiếp cận, tìm hiểu, cọ xát thực tế trong thị trường tài chính lớn nhất thế giới, công ty MTrading hân hạnh được giới thiệu đến các nhà đầu tư, các bạn trẻ cuộc thi [No Risk- Just Trade]- _Cuộc thi Forex dành cho các tài khoản demo ( ký quỹ ảo)_ tại Việt Nam, do MTrading tổ chức.



10986894_859316477460228_6431798535657869566_n.png




I. Thời gian:
Cuộc thi Just Trade bắt đầu từ 16/03/2015 – 17/04/2015 (05 tuần giao dịch).

Thời gian bắt đầu: Mở cửa phiên giao dịch ngày Thứ hai, 16/03/2015
Thời gian kết thúc: Kết thúc phiên giao dịch ngày Thứ sáu, 17/04/2015
II. Thể lệ:

- Người chơi truy cập vào website http://vn.mtrading.com , download chương trình MetaTrader4 do Mtrading cung cấp.
- Đăng ký TradeRoom tại http://vn.mtrading.com. Sau đó mở 01 tài khoản DEMO. Mỗi TradeRoom được tham gia 01 tài khoản trong suốt thời gian thi.
- Tài khoản ký quỹ $10.000. Trong suốt cuộc thi phải giao dịch tối thiểu 20 lots.
-Người chơi bắt buộc phải khai báo thông tin cá nhân chính xác trong quá trình đăng ký. Nếu người chơi cung cấp thông tin không chính xác, người chơi ngay lập tức sẽ mất quyền yêu cầu giải thưởng và bị loại khỏi cuộc thi.
- Truy nhập email đăng kí để nhận thông tin về tài khoản, bao gồm:
· Account ID (login)
· Password
· Investor Password
· Phone Password
- Gửi thông tin Account ID (login)Investor Password đến địa chỉ mail justtrade2015@gmail.com để đăng ký dự thi.
- Đăng nhập vào chương trình MetaTrader4 bằng Account ID và Password được gửi qua địa chỉ email.
- Người chiến thắng sau cùng là người có balance cao nhất.
- Số lots giao dịch mỗi người chơi cần đạt được tối thiểu là 20 lots.
-Tất cả các tài khoản dự thi phải đóng lệnh trước khi kết thúc phiên giao dịch thứ sáu, 17/04/2015. Tài khoản nào không đóng lệnh sẽ bị coi là vi phạm quy chế cuộc thi và không được tính toán xếp hạng.
III. Quy tắc trao giải:
-Kết thúc mỗi tuần thi đấu, BTC sẽ công bố trên Facebook MTrading và AMCenter 5 thí sinh có thứ hạng cao nhất trong tuần đó. Balance thí sinh càng cao thì thứ hạng càng cao.
- Trong trường hợp hai hoặc nhiều thí sinh có balance bằng nhau, thí sinh có số lots cao hơn sẽ có thứ hạng cao hơn.
- Trong trường hợp hai hoặc nhiều thí sinh có balance và số lots bằng nhau, thí sinh nào chốt lệnh sớm hơn sẽ là người có thứ hạng cao hơn.
- Sau khi đóng lệnh trước khi kết thúc phiên giao dịch thứ sáu, 17/04/2015, thí sinh có balance cao nhất sẽ là người chiến thắng cuối cùng. Mức lời tối thiểu của tài khoản chiến thắng là 10%. Nghĩa là đến cuối cuộc thi, nếu không có tài khoản nào có balance lớn hơn hoặc bằng $11 000 sẽ không có người chiến thắng.
IV. Giải thưởng:03 giải chung cuộc
- Giải nhất: 01 tài khoản Real tại Mtrading ký quỹ 300$ và 01 Khóa học phân tích chuyển động giá Price Action tại AMcenter trị giá 3.000.000đ.-- Giải nhì: 01 tài khoản Real tại Mtrading ký quỹ 200$ và 01 Khóa học phân tích kỹ thuật cơ bản tại AMcenter trị giá 1.500.000đ.
- Giải ba: 01 tài khoản Real tại Mtrading ký quỹ 100$ và 01 Khóa học phân tích kỹ thuật cơ bản tại AMcenter trị giá 1.500.000đ.
Đối với tài khoản Real, để rút được tiền thưởng, người chiến thắng sẽ phải giao dịch đủ số lots tương ứng: 0,02 lot cho 1$ tiền thưởng.
Cụ thể:
Giải nhất: cần giao dịch 0,02 lot x 300$= 6 lot
Giải nhì: cần giao dịch 0,02 lot x 200$= 4 lot
Giải ba: cần giao dịch 0,02 lot x 100$= 2 lot
Đối với các khóa học của AMcenter, người chiến thắng chỉ có thể tham gia khóa học, không chuyển nhượng cho người khác.
V.Người chiến thắng cần lưu ý:
- Giải thưởng chung cuộc được phân phối cho người chiến thắng dưới hình thức trao thưởng trực tiếp bởi đại diện của Mtrading và AMcenter bằng cách sử dụng các chi tiết cá nhân do thí sinh đã cung cấp trong quá trình đăng ký cuộc thi.
- Người chiến thắng chấp nhận tham gia vào hoạt động PR của Mtrading, các cuộc phỏng vấn, hình ảnh và thông báo cho công chúng- thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng về kết quả của cuộc thi.
- Người chiến thắng phải nộp bản sao hộ chiếu hoặc CMND của họ trong vòng 5 ngày sau khi kết thúc vòng thi tới email justtrade2015@gmail.com . Mtrading bảo lưu quyền yêu cầu tài liệu hoặc các thủ tục bổ sung để xác minh danh tính của người chiến thắng.
- Người chiến thắng chịu trách nhiệm đóng các khoản phí và thuế về giải thưởng do luật pháp nhà nước ban hành.
VI. Người chơi cần lưu ý:
1. Quy định tạo tài khoản:
Máy chủ (Server): Mtrading-Demo
Đơn vị tiền tệ (deposit curency): USD
Tỷ lệ đòn bẩy (leverage): 1:500
Số vốn ban đầu (Deposit): $10.000
Lệ phí tham gia giải: Không có
Được giao dịch cùng lúc (tối đa tài khoản cùng 1 trader room): 01 tài khoản
Ngày đăng ký tham gia từ 01/03, hạn cuối đăng ký tham gia giải 17/04/2015.
2. Quy định giao dịch:
Tổng Lots treo tối đa cùng lúc: Không quy định
Giới hạn các cặp tiền tệ hoặc hàng hóa: Không quy định
Thời gian từ khi mở lệnh đến khi chốt lệnh phải lớn hơn hoặc bằng 3 phút
3. Quy định về tài khoản đủ điều kiện được xét giải:
Số lots giao dịch tối thiểu: 20 lots
Số lệnh tối thiểu: Không quy định
Số ngày giao dịch tối thiểu: Không quy định
Yêu cầu đóng tất cả các lệnh vào thời điểm tính giải: Bắt buộc
4. Quy định về xếp loại tài khoản:
Chấm điểm kết quả giao dịch từ 20-24/04/2015
Ngày công bố kết quả: 27/04/2015.
Tiêu chí xếp hạng là dựa trên balance tài khoản cuối cùng trong ngày giao dịch cuối cùng của cuộc thi (17/04/2015).
Khi có thắc mắc hoặc khiếu nại, thí sinh vui lòng gửi email đến địa chỉ : justtrade2015@gmail.com, tiêu đề [Just Trade] để được giải quyết trong thời gian sớm nhất.
 
HỌC NGOẠI HỐI VỚI AM CENTER :113::113::113::113:
1.THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI LÀ GÌ?

Rất nhiều bạn đọc có thể sẽ bỏ qua câu hỏi này, nhưng tôi vẫn muốn đưa ra một câu trả lời ngắn gọn để những người mới bắt đầu tham gia thị trường có được những kiến thức cơ bản đầu tiên về nó, còn những ai đã có kinh nghiệm thì cũng có dịp ôn lại một lần nữa.


Thị trường Ngoại hối (tiếng Anh: Foreign Exchange Market, viết tắt là FOREX hay FX) là thị trường tiền tệ liênngân hàng quốc tế, còn được nhắc đến dưới cái tên Thị trường Tiền mặt (Cash Market) hoặc Thị trường Liên ngân hàng Giao ngay (Spot Interbank Market). Thị trường Ngoại hối tồn tại bất cứ nơi nào mà ở đó, tiền tệ của một quốc gia này được chuyển đổi thành tiền tệ của một quốc gia khác. Chính chúng ta sẽ vô tình trở thành người tham gia vào thị trường Ngoại hối nếu như, hãy lấy một ví dụ đơn giản, trong một chuyến đi du lịch nước ngoài, chúng ta đổi tiền tệ của nước mình sang tiền tệ của nước mà chúng ta tới thăm để chi tiêu. Vì vậy, sẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi biết rằng nếu lấy doanh số hàng ngày của thị trường Ngoại hối chia cho dân số trên Trái đất thì mỗi người trong chúng ta đóng góp khoảng 200 đô-la Mỹ vào con số đó. Thị trường Ngoại hối phục vụ nhu cầu chuyển đổi tiền tệ vì mục đích giao dịch đơn thuần cũng như để tìm kiếm lợi nhuận.

Thị trường Ngoại hối như hiện nay hình thành sau một loạt cải cách diễn ra vào năm 1971, sau khi hệ thốngquản lý tiền tệ Bretton Woods bị xóa bỏ (hệ thống này được đặt theo tên thị trấn Bretton Woods ở bang New Hamsphire, Hoa Kỳ, nơi Hội nghị Tài chính và Tiền tệ Quốc tế diễn ra vào năm 1944 dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc. Tại đây, Hiệp ước Bretton Woods đã được kí kết). Các nước có nền kinh tế phát triển đã duy trì tỉ giá hối đoái cố định bằng cách neo giá trị đồng tiền của mình vào vàng cho đến năm 1971. Đây cũng chính là nguyên tắc cốt lõi của thị trường tiền tệ cho đến thời điểm đó. Sau khi hệ thống Bretton Woods bị xóa bỏ, các nước này chuyển sang hệ thống tỉ giá thả nổi, trong đó mỗi đồng tiền đều có tính tự do chuyển đổi và đều có thể được mua bán trên thị trường theo giá cả được xác định dựa vào cung và cầu thực tế đối với đồng tiền đó.

Thị trường Ngoại hối là thị trường tự do; nó không có một trung tâm giao dịch tập trung hay các tiêu chuẩn giao dịch thống nhất. Việc trao đổi tiền tệ được thực hiện thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại, ngân hàng trung ương, công ty đầu tư, môi giới cũng như các nhà kinh doanh và đầu tư cá nhân. Hầu hết các hoạt động trên thị trường đều được xử lý thông qua các ngân hàng lớn và có ảnh hưởng, thường được gọi là những tổ chức tạo lập thị trường (market makers).

Thị trường Ngoại hối có giá trị giao dịch lớn nhất trong số các thị trường tài chính, và giá trị này cũng tăng lên rất nhanh: tổng giá trị giao dịch trong một ngày của thị trường Ngoại hối là khoảng 5 tỷ đô-la vào năm 1977, con số này tăng lên 600 tỷ đô-la mười năm sau đó, và chạm mốc 1 ngàn tỷ vào năm 1998. Ngày nay, giá trị này là khoảng 2 đến 3.5 ngàn tỷ đô-la. So sánh con số này với giá trị giao dịch của thị trường trái phiếu Mỹ - khoảng 300 tỷ đô-la – hay thị trường chứng khoán – khoảng 100 tỷ đô-la – ta sẽ thấy nó lớn tới mức nào. Giá trị giao dịch của thị trường Ngoại hối lớn gấp năm lần tổng giá trị giao dịch của tất cả các thị trường tài chính khác cộng lại.

Không lâu trước đây, chỉ có các ngân hàng lớn thực hiện các giao dịch ngoại hối. Sự hạn chế đó đã bị phá bỏ nhanh chóng nhờ sự phát triển của công nghệ, mạng Internet và đặc biệt là các phần mềm. Những yếu tố này làm cho tính thanh khoản của thị trường tăng lên còn chi phí thì giảm xuống. Dần dần, việc giao dịch kiếm lời đã phát triển bùng nổ khi tất cả mọi người đều có thể tham gia vào thị trường.

Thị trường Ngoại hối là thị trường sôi động và có tính thanh khoản cao nhất trên thế giới bởi nó mở cửa 24 giờ mỗi ngày. Nó khác biệt so với các thị trường tài chính truyền thống khác do “hàng hóa” của nó được luân chuyển rất nhanh còn chi phí giao dịch thì lại rất thấp.

Thị trường Ngoại hối:


  • Mang tính toàn cầu do nó không có một trung tâm thanh toán tiền mặt tập trung. Nó bao gồm nhiều thành phần tham gia tại nhiều không gian địa lý khác nhau.
  • Có tính thanh khoản cao. Số lượng lớn người tham gia vào thị trường khiến giá trị giao dịch lớn và cho phép bất cứ loại ngoại tệ nào cũng có thể được mua hay bán theo giá thị trường vào bất cứ thời điểm nào.
  • Dễ dàng tiếp cận. Thị trường Ngoại hối cũng như thông tin về nó, như tin tức hay các chỉ số tài chính, có thể được tiếp cận một cách dễ dàng. Bạn có thể mở, đóng hoặc thay đổi trạng thái giao dịch của mình bất cứ lúc nào trong ngày.
  • Luôn được đảm bảo chất lượng hoạt động. Mỗi giao dịch được thực hiện nhanh chóng theo giá thị trường nhờ vào tính thanh khoản cao và sự trợ giúp của hệ thống máy tính. Nó cho phép tránh được tình trạng trượt giá và các hạn chế khác trong hoạt động giao dịch hoán đổi tiền tệ.
  • Hoạt động 24 giờ mỗi ngày. Giao dịch được thực hiện 24 giờ một ngày, từ Thứ Hai đến thứ Sáu, trừ các ngày cuối tuần và một vài ngày nghỉ khác.

Thị trường Ngoại hối là một thị trường đặc thù, các giao dịch trong đó đều được xử lý tự động thông qua mạng Internet với sự trợ giúp của một phần mềm đặc biệt. Bởi vậy bạn không nhất thiết phải đóng bộ chỉnh tề, com-lê cà vạt mới được phép giao dịch trên thị trường và uy tín hay đạo đức của bạn trong trường hợp này cũng không giúp ích được gì nhiều. Dù trong cuộc sống thực, bạn có thể cố gắng sửa chữa sai lầm, xóa bỏ những hiểu nhầm hay dàn xếp các vấn đề, nhưng trên thị trường Ngoại hối sẽ không ai thèm quan tâm đến chuyện người đang ngồi trước màn hình và thực hiện giao dịch là ai. Điều này thoạt nghe có vẻ không hay. Nhưng tôi nghĩ đó cũng là một điểm tốt bởi vì nó là sự đảm bảo cho một thị trường tự do và rằng hiểu biết của bạn sẽ được đánh giá đúng với giá trị thực của nó. Lợi nhuận thu được là bằng chứng duy nhất và không thể chối cãi cho thành công của chính bạn. Hãy làm tốt và bạn sẽ không bao giờ bị đánh giá thấp!

Có ba lý do chính khiến người ta tham gia vào thị trường Ngoại hối: đầu tư, bảo vệ mình khỏi các rủi ro tiền tệ và đầu cơ. Nhưng lý do cuối cùng mới là động cơ chính của những người tham gia thị trường, bởi có đến 80-90% các nhà kinh doanh hướng tới mục đích tìm kiếm lợi nhuận nhờ vào chênh lệch tỉ giá. Các đồng tiền và cặp tiền tệ trên thị trường Ngoại hối cũng đồng thời được sử dụng trong các giao dịch tài chính với vai trò là phương tiện thanh toán. Chính các giao dịch thanh toán quốc tế được thực hiện bởi các doanh nghiệp và tổ chức là đảm bảo cho sự vận hành của nền kinh tế nói chung, cũng như hoạt động và sự ổn định thị trường Ngoại hối nói riêng.

Mọi người thường hay nói rằng kinh doanh Ngoại hối chứa đựng nhiều rủi ro? Vậy thực hư thế nào? Sự thay đổi nhanh chóng của giá cả tại đây không có nghĩa là nó rủi ro hơn các thị trường tài chính khác. Chắc chắn là có nhiều rủi ro hiện hữu trên thị trường Ngoại hối, tuy nhiên nó không phải là không thể tránh được. Bản thân thị trường là trung lập và thua lỗ cũng không phải là thuộc tính của nó. Điều quan trọng nằm ở quyết định mua hay bán của người kinh doanh. Nếu bạn bị chiếc búa đập vào tay thì liệu chiếc búa có đáng trách hay không? Và liệu bạn có ngừng làm việc vì sợ bị búa đập không? Quan trọng là bạn cần nhìn nhận một cách rõ ràng rằng bản thân đầu tư không phải là một rủi ro mà là quá trình quản trị rủi ro. Bạn không được phép lờ đi những rủi ro hiện hữu. Bởi vì trong khi cố gắng tối đa hóa lợi nhuận, bạn có thể bị thua lỗ nặng nề. Trước khi bắt tay vào kinh doanh, hãy tính toán khả năng tài chính của mình, chuẩn bị tậm lý sẵn sàng cho một quá trình làm việc chăm chỉ chứ không phải một cuộc phiêu lưu thú vị.
 
Lựa chọn nhà môi giới trên thị trường ngoại hối như thế nào?:105::105::105::105::105:
Để kinh doanh thành công trên thị trường Ngoại hối, điều đầu tiên bạn cần làm là lựa chọn một nhà môi giới cho mình. Đây là yếu tố quan trọng nhất bởi nhà môi giới chính là người cung cấp các mức giá để bạn tiến hành giao dịch cũng như giải quyết các vướng mắc nảy sinh và hỗ trợ tư vấn về mặt kỹ thuật.

Đầu tiên hãy cố gắng tìm hiểu càng nhiều thông tin càng tốt về công ty môi giới mà bạn định lựa chọn: quy mô công ty, địa chỉ đăng ký kinh doanh, các công ty con, đối tác của công ty (tổ chức thanh toán bù trừ nào), và Trung tâm giao dịch và dịch vụ khách hàng của nó ở đâu.

2014-07-03_14-54-59.png


Nếu giao dịch của bạn được tiến hành một cách suôn sẻ, bạn sẽ không cần phải liên hệ với giao dịch viên hoặc bộ phận hỗ trợ kỹ thuật, tuy nhiên, bạn nên có trong tay số điện thoại của họ để phòng khi cần thiết, điều này tương tự như bạn luôn lưu giữ số điện thoại của dịch vụ cấp cứu hay cứu hỏa vậy.

Nếu có thể, hãy cố gắng liên lạc trực tiếp với nhân viên của công ty môi giới bạn định lựa chọn để tìm hiểu xem tổ chức thanh toán bù trừ cho công ty đó là tổ chức nào. Nếu họ không biết gì về điều này hay thậm chí không biết thuật ngữ “thanh toán bù trừ” là gì thì đó là dấu hiệu xấu cho thấy bạn nên lựa chọn một nhà môi giới khác. Trong thời điểm hiện nay, việc tìm kiếm thông tin đã trở nên hết sức dễ dàng nhờ có mạng Internet: hãy tìm hiểu website chính thức của công ty, thứ hạng của công ty do các tổ chức xếp hạng đánh giá, tham gia các diễn đàn Ngoại hối khác nhau, nơi các nhà kinh doanh thảo luận với nhau về các nhà môi giới cũng như những khó khăn có thể nảy sinh trong quá trình giao dịch với họ.

Tiêu chí chính để lựa chọn công ty môi giới là

Điều khoản giao dịch

Phần lớn các công ty môi giới đều đưa ra những điều khoản giao dịch tương tự nhau. Tuy nhiên, trước khi có lựa chọn cuối cùng, hãy kiểm tra điều khoản giao dịch của một nhà môi giới nào đó thông qua phần mềm giao dịch thực tế mà nhà môi giới đó cung cấp. Để làm điều này, bạn chỉ cần mở một tài khoản demo hoặc một tài khoản thực nhưng có số dư rất nhỏ với nhà môi giới bạn lựa chọn.

Nếu bạn đang phân vân giữa một vài công ty môi giới, hay chú ý đến những điều khoản giao dịch sau:

  • Khoảng chênh lệch giá chào mua và giá chào bán (Spread) tại một thời điểm xác định. Khoảng chênh lệch này càng nhỏ thì càng có lợi cho bạn, nhưng hãy chắc chắn rằng nhà môi giới sẽ không thay đổi nó trong quá trình giao dịch. Một vài nhà môi giới chào khoảng chênh lệch tối thiểu là 2 điểm phần trăm đối với một cặp tiền tệ xác định. Điều này có thể được hiểu là khi thị trường không có diễn biến đặc biệt, mức chào này sẽ không thay đổi; nhưng khi những sự kiện có tầm ảnh hưởng lớn diễn ra thì khoảng chênh lệch mà nhà môi giới ấn định có thể lên tới 5, thậm chí 10 điểm phần trăm. Nhà môi giới có thể biện minh cho việc làm này là thị trường đang gặp vấn đề về thanh khoản mà không gặp rắc rối về pháp lý.
  • Đòn bẩy: được sử dụng với các khoản đầu tư nhỏ (trên thị trường ngoại hối, khoản tiền dưới 50.000 đô-la Mỹ được coi là nhỏ). Thường thì tỷ lệ đòn bẩy tiêu chuẩn là 1:100 hoặc 1:200. Khoản đầu tư của bạn càng lớn thì tỷ lệ đòn bẩy càng thấp. Điều khoản giao dịch linh hoạt sẽ cho phép khách hàng thay đổi tỷ lệ này. Sử dụng tỷ lệ đòn bẩy cao chưa chắc đã là một lợi thế vì nó không làm giảm rủi ro mà chỉ giúp khách hàng không phải ký quỹ một số tiền quá lớn để thực hiện giao dịch. Với những người mới bắt đầu kinh doanh, sử dụng tỷ lệ đòn bẩy cao có thể là một yếu tố tiêu cực bởi nó kích thích họ giao dịch ở quy mô lớn trong khi chưa có nhiều kinh nghiệm. Ngoài ra, để quản lý rủi ro một cách hiệu quả thì đối với một khoản đầu tư lớn, việc sử dụng tỷ lệ đòn bẩy cao cũng không được khuyến khích.
  • Hoa hồng môi giới và các loại phí khác. Hãy chắc chắn là nhà môi giới không tính phí hoa hồng trên các giao dịch Ngoại hối của bạn. Đây là thông lệ, nếu không tính đến các Hợp đồng Chênh lệch, hay còn gọi là CFD (Contracts for Difference). Với các hợp đồng này, các nhà môi giới thường tính phí hoa hồng tương đương 0.15% tổng giá trị giao dịch thành công. Đồng thời, lãi suất mà nhà môi giới tính cho số dư trên tài khoản giao dịch của bạn cũng là một điều khoản đáng xem xét. Mặc dù lãi suất này thường tương đối thấp, thấp hơn so với lãi suất ngân hàng, nhưng bạn chắc chắn sẽ nhận được số lãi này một cách vô điều kiện.
  • Hạn mức dừng giao dịch (Stop Out Level) là biện pháp quản lý rủi ro trong đó nhà môi giới sẽ tự động đóng tất cả các trạng thái giao dịch của một khách hàng nếu tài khoản của anh ta không còn đủ số dư. Thường thì hạn mức này là 30-50% mức kỹ quỹ. Hạn mức dừng giao dịch 30% có nghĩa là nhà môi giới sẽ đóng các trạng thái của khách hàng để hạn chế rủi ro nếu số dư tài khoản của anh ta không đủ hoặc anh ta đã thua lỗ đến 70% số tiền ký quỹ. Bạn phải tìm hiểu hạn mức dừng giao dịch mà nhà môi giới áp dụng mặc dù đây không phải là yếu tố quá quan trọng khi lựa chọn nhà môi giới. Theo quy luật, nhà kinh doanh một khi đã chạm tới hạn mức dừng giao dịch thì thường là không có khả năng áp dụng đúng đắn các kỹ thuật quản lý rủi ro.
  • Chi phí và sự thuận tiện khi chuyển tiền. Các công ty môi giới có văn phòng đại diện tại nơi bạn cư trú thường thanh toán cho bạn thông qua các ngân hàng địa phương hoặc hệ thống thanh toán điện tử. Điều này cho phép tiết kiệm được thời gian và giảm các chi phí liên quan đến nộp và rút tiền từ tài khoản giao dịch của bạn.
  • Hỗ trợ kỹ thuật và các dịch vụ khác. Bộ phận kỹ thuật của công ty môi giới thường hỗ trợ khách hàng liên tục 24 giờ trong ngày khi khách hàng có yêu cầu qua điện thoại hoặc thư điện tử. Hầu hết các công ty môi giới đều có dịch vụ cung cấp thông tin và phân tích bao gồm đánh giá cơ bản và phân tích kỹ thuật về diễn biến thị trường, cung cấp các bài viết, dự báo và báo cáo phân tích hàng ngày.
  • Phần mềm giao dịch hữu dụng và thân thiện. Phần mềm giao dịch là công cụ mà bạn sẽ sử dụng hàng ngày, do đó nó phải thực sự thân thiện và hữu dụng. Bên cạnh sự tiện lợi, bạn cũng cần tính đến các yêu cầu cần thiết để cài đặt phần mềm cũng như tốc độ kết nối Internet. Hãy thử cài đặt phần mềm đó để chắc chắn rằng các yếu tố kỹ thuật trong khi giao dịch được hiển thị đầy đủ và rõ ràng và rằng các điều khoản giao dịch của nhà môi giới giống với những gì họ công bố. Sử dụng một phần mềm giao dịch tiêu chuẩn được lựa chọn bởi các nhà môi giới trên toàn thế giới cũng được coi là một ưu điểm bởi nó có nghĩa là nếu bạn có phải thay đổi nhà môi giới thì bạn cũng đã quen thuộc với phần mềm mà nhà môi giới mới của bạn sử dụng. MetaTrader do MetaQuotes Software Corp. phát triển là một phần mềm thông dụng. Nó được trên 300 công ty môi giới lớn sử dụng và thường xuyên được nâng cấp và cải tiến.
  • Số dư tối thiểu và khối lượng giao dịch tối thiểu. Số dư tối thiểu là số tiền nhỏ nhất mà bạn phải nộp vào tài khoản của mình để có thể bắt đầu giao dịch. Khách hàng có quyền lựa chọn số tiền mà mình sẽ nộp. Rất nhiều người cho rằng việc chỉ phải nộp một khoản tiền nhỏ ban đầu là một ưu điểm bởi khi thử nghiệm một chiến lược kinh doanh mới, đặc biệt là nếu chiến lược này đòi hỏi phải mở một vài trạng thái giao dịch cùng lúc thì trước hết nhà kinh doanh sẽ chỉ sử dụng một số tiền rất nhỏ để chắc chắn rằng chiến lược của mình sẽ sinh lời. Hơn nữa, giao dịch với khối lượng nhỏ và siêu nhỏ sẽ rất hấp dẫn đối với những người mới bắt đầu bởi rủi ro tiềm ẩn trong những giao dịch này rất thấp và họ sẽ tránh được nguy cơ thua lỗ lớn trong khi vẫn có cơ hội thử nghiệm các chiến lược kinh doanh khác nhau trong đó có cả những chiến lược tương đối phức tạp, đòi hỏi phải cùng lúc mở nhiều trạng thái giao dịch khác nhau.
  • Đảm bảo tính chính xác trong khi thực hiện giao dịch. Giá của một cặp tiền tệ thay đổi khoảng hơn 20 nghìn lần mỗi ngày. Những thay đổi này thường nhỏ và không có xu hướng rõ ràng. Chúng là bằng chứng cho thấy có rất nhiều người mua và bán trên thị trường và rằng các giao dịch được thực hiện liên tục. Mỗi khi muốn mua hoặc bán một lượng ngoại tệ nào đó, bạn gửi yêu cầu đến cho nhà môi giới của mình và nhà môi giới sẽ kiểm tra xem mức giá mà bạn đưa ra có tương thích với giá thị trường tại thời điểm đó hay không. Sau đó, nhà môi giới sẽ hoặc là xác nhận đã thực hiện giao dịch của bạn hoặc thông báo cho bạn biết rằng mức giá đã thay đổi và giao dịch có thể được thực hiện ở một mức giá khác. Độ chính xác của giá cả phụ thuộc vào hai yếu tố chính. Thứ nhất là độ tương thích với giá thị trường tại thời điểm hiện tại và thứ hai là mức giá đó phải thực tế, nghĩa là nó phải được chấp nhận trên thị trường. Nếu giá do nhà môi giới của bạn đưa ra luôn thấp hơn hoặc cao hơn giá thị trường (bạn có thể dễ dàng kiểm tra điều này bằng cách sử dụng nhiều nguồn thông tin về tỷ giá hối đoái khác nhau) thì đó là dấu hiệu cho thấy nhà môi giới của bạn đang làm giá hoặc hệ thống xác định giá của họ không đủ khả năng bắt kịp giá thị trường. Trong cả hai trường hợp, bạn nên tránh giao dịch với nhà môi giới đó. Thông thường, giá của các nhà môi giới khác nhau sẽ chênh nhau vài điểm phần trăm, chủ yếu là do họ sử dụng các phương thức thanh toán bù trừ khác nhau; điều này là hoàn toàn bình thường và không mang đến bất cứ rủi ro khác thường nào cho nhà kinh doanh.
 
BẠN KỲ VỌNG LỢI NHUẬN BAO NHIÊU TRONG GIAO DỊCH NGOẠI HỐI ???
Một khách hàng từng hỏi tôi trước khi mở tài khoản giao dịch ngoại hối rằng: “Theo anh thì tôi cần có bao nhiêu tiền trong tài khoản để có thể kiếm 100 đô-la mỗi ngày?” và trước khi tôi trả lời anh ta còn thêm: “Liệu 10,000 đô-la có đủ không?” Mong muốn xác định một con số lợi nhuận cụ thể cho kế hoạch kinh doanh của một người là có thể hiểu được. Nhưng bạn không nhất thiết phải đạt được nó ngay từ khi mới bắt đầu.

Khi giao dịch các đồng tiền, chúng ta không thực sự mua và bán chúng (việc giao nhận tiền mặt không bao giờ diễn ra) mà chúng ta mua và bán rủi ro hối đoái và thu được lợi nhuận từ việc đó. Bởi vậy bạn luôn phải bắt đầu với câu hỏi: “Tôi cần bao nhiêu tiền để có thể thực hiện được chiến lược kinh doanh của mình đồng thời quản lý được rủi ro?”

Phần lớn những nhà kinh doanh mới bắt đầu đã thất bại bởi vì họ đã bỏ ra số tiền quá nhỏ để có thể cảm thấy hối tiếc nếu mất chúng và vì thế họ không quan tâm đúng mức tới việc quản lý rủi ro. Mặt khác, các số liệu thống kê cũng cho thấy trong số những người kinh doanh có lãi thì những người bỏ ra nhiều tiền hơn lại thường kiếm được ít lợi nhuận hơn. Và lợi nhuận tuy thấp hơn nhưng lại được duy trì đều đặn hơn. Tôi xem đây là cơ sở cho thấy mức độ phù hợp của lượng tiền nên bỏ ra: những khách hàng có được kết quả kinh doanh ổn định rất quan tâm tới quản lý rủi ro, nhưng lại không theo đuổi lợi nhuận trong chốc lát và cũng không hy vọng sẽ trở nên giàu có trong một sớm một chiều (như một quy luật, họ là những người đã tích lũy được chút vốn ban đầu và mong muốn có một nguồn lợi nhuận ổn định).

Các quỹ đầu tư lớn thường dành 10-15% vốn của mình vào các tài sản tài chính phát sinh, đặc biệt là thị trường Ngoại hối. Cơ cấu của chúng thường bao gồm một bộ phận phân tích có trách nhiệm phân tích thị trường và đưa ra các báo cáo đánh giá để sử dụng nội bộ cũng như phát hành ra bên ngoài, cùng với đó là bộ phận kinh doanh, chịu trách nhiện thực hiện các giao dịch theo tư vấn của các chuyên gia thuộc bộ phận phân tích. Thực ra một nhà kinh doanh cá nhân cũng là một ‘quỹ đầu tư’ nhỏ, anh ta vừa là chuyên gia phân tích vừa là người thực hiện giao dịch. Nhưng đây thực sự là một nhiệm vụ khó khăn. Khi một người phải làm tất cả mọi việc, anh ta cần phải có tính kỷ luật rất cao mới có thể xác định được đâu là điểm kết thúc của công việc phân tích và đâu là điểm bắt đầu của việc thực hiện chiến lược giao dịch.

Với nguyên tắc đó trong đầu, trước hết chúng ta hãy thử đóng vai trò một nhà phân tích. Nếu chúng ta giao dịch một cách ngẫu nhiên thì khả năng có lợi nhuận của chúng ta sẽ là gần 50/50. Khi có chiến lược kinh doanh, chúng ta nâng khả năng thành công lên, ví dụ khoảng 10% và tỷ lệ này bây giờ là 60% so với 40% khả năng thất bại, có nghĩa là trong dài hạn ta cứ thực hiện 10 giao dịch thì 6 trong số đó mang lại lợi nhuận còn 4 thì gây thua lỗ. Chúng ta cũng có thể giả định rằng lợi nhuận hay thua lỗ dự kiến trong mỗi giao dịch là 20 điểm phần trăm (mặc dù lợi nhuận dự kiến nên được đặt ở mức cao hơn so với thua lỗ dự kiến). Với số dư ban đầu là 10,000 đô-la, chúng ta sẽ thực hiện giao dịch với khối lượng 1 lô chẵn.

Sẽ không khó để làm một vài phép tính để thấy điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta thực hiện một giao dịch mỗi ngày trong vòng một tháng (25 ngày giao dịch):

0.6 × 25 × 200 – 0.4 × 25 × 200 = 3,000 – 2,000 = $1,000

Liệu chúng ta có thể kiếm được 10% lợi nhuận một tháng? Có, điều đó rất có thể xảy ra dù chúng ta chỉ giao dịch với tần suất thấp và khả năng lợi nhuận thu được không cao, như là giả thuyết trên. Chắc hẳn rất nhiều người sẽ không thích khoản thua lỗ 2,000 đô-la bởi nếu không có nó lợi nhuận thu được đã là 3,000 đô-la! Không may thay, đó là cái giá phải trả cho thành công trên thị trường, và lợi nhuận hay thua lỗ đều gắn chặt với rủi ro.

10-15% lợi nhuận mỗi tháng là mục tiêu đầu tư khá thực tế trên thị trường Ngoại hối và hiếm có người có thể làm tốt hơn thế. Tuy nhiên, bạn cũng cần đặt ra mục tiêu trong dài hạn, ví dụ như là một năm vì không phải tháng nào cũng cho ra lợi nhuận như nhau. Thực tế cho thấy, với một chiến lược quản lý rủi ro hợp lý, nhà kinh doanh không nên kỳ vọng quá 80-120% lợi nhuận trên số tiền bỏ ra mỗi năm.
 
PHÂN TÍCH CHỈ SỐ GDP NHƯ THẾ NÀO? :39::39::39::39::39:
Trong quá trình giao dịch các cặp tiền tệ trên thị trường ngoại hối, dường như việc phân tích và dự báo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là không cần thiết. GDP là một chỉ số kinh tế vĩ mô tổng quát, cho nên bạn đừng kỳ vọng là nó sẽ có ảnh hưởng lớn tới những biến động của tỷ giá trong ngắn hạn.

Chỉ số này thường thay đổi theo đơn vị phần trăm (%). Số liệu GDP hàng quý được công bố đều đặn vào một thời điểm xác định nào đó, và kỳ vọng của thị trường có thể không trùng khớp với chỉ số thực. Bạn cũng nên nhớ rằng GDP với vai trò là một trong những chỉ số cơ bản nhất là một yếu tố rất quan trọng cần xem xét đối với những kế hoạch đầu tư dài hạn.

Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product – GDP) là tổng giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ được tạo ra trong phạm vi một quốc gia trong một khoảng thời gian xác định (thường là một năm).

Tỷ lệ tăng trưởng GDP của một quốc gia càng cao thì tình hình kinh tế của quốc gia đó càng tốt. Tỷ lệ tăng trưởng GDP tối ưu là vào khoảng 3% một năm. Nếu GDP tăng trưởng quá nhanh, ngân hàng trung ương sẽ đưa ra quyết định tăng lãi suất tái cấp vốn và điều này sẽ ảnh hưởng tích cực lên tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ

GDP↑ = ↑Tỷ giá hối đoái




Tuy nhiên, bạn cũng không nên xem GDP là chỉ số duy nhất phản ánh sức cạnh tranh của nền kinh tế của một quốc gia. Để hiểu biết đầy đủ những động lực và triển vọng phát triển của một nền kinh tế, bạn phải so sánh số liệu mới nhất với những số liệu lịch sử cũng như số liệu của các quốc gia khác.

Công thức phổ biến nhất để tính toán chỉ số GDP như sau:

GDP = Tiêudùng + Đầutư + Chitiêucông + (Xuấtkhẩu – Nhậpkhẩu)

Báo cáo GDP quý của Mỹ được cập nhật vào tuần thứ 3 hoặc thứ 4 mỗi tháng. Sau mỗi quý chỉ số của các tháng đều được xem xét đánh giá lại. Báo cáo thường kỳ này được công bố bởi Cơ quan Phân tích Kinh tế của Bộ Thương mại Mỹ vào khoảng giữa ngày 20 và 30 hàng tháng.

GDP của nước Mỹ chiếm khoảng 29% GDP toàn cầu, GDP của khu vực đồng euro chiếm khoảng 22% và GDP của Nhật Bản là khoảng 13%. Cấu trúc của GDP cũng là một yếu tố quan trọng. Ví dụ như ở Mỹ, có tới hơn 65% GDP của nước này được tạo ra bởi các khoản tiêu dùng cá nhân.

Bạn cũng cần nhớ rằng chỉ số GDP có thể được thể hiện qua giá trị danh nghĩa (nominal GDP), tức là giá trị thị trường thực tế tại thời điểm công bố) hoặc qua giá trị thực (real GDP), tức là giá trị được tính theo giá tại năm cơ sở), chỉ số GDP thực cho phép ta so sánh chỉ số GDP của các thời kỳ khác nhau. Tại Mỹ, giá tại năm cơ sở 1992 được dùng để tính GDP thực. Tại rất nhiều quốc gia, cơ quan thống kê thường chịu trách nhiệm tính toán chỉ số GDP. Tại Mỹ, Cơ quan Phân tích Kinh tế, BEA, (http://www.bea.gov) thuộc Bộ Thương mại Mỹ chịu trách nhiệm tính toán chỉ số GDP.

Biểu đồ dưới đây thể hiện diễn biến tốc độ tăng trưởng GDP tại Mỹ từ năm 1996 (%).

2014-07-03_16-17-39.png
 
Thế nào là thị trường quá mua (overbought) và quá bán (oversold) :100::100::100::100:
Trong bất cứ thị trường tài chính nào cũng có những người đầu cơ giá lên và người đầu cơ giá xuống, tuy nhiên mức độ hoạt động của họ thay đổi tùy thuộc vào điều kiện thị trường. Ví dụ, nếu một đồng tiền nào đó đã tăng giá trong một khoảng thời gian nhất định thì đến một thời điểm, số người mua vào đồng tiền này sẽ bắt đầu giảm xuống trong khi hoạt động của những người đã mua vào sẽ tăng lên và vai trò của họ lại chuyển từ người mua sang người bán. Chỉ số nào có thể giúp bạn xác định được mức độ cân bằng giữa người mua và người bán? Đó chính là các công cụ đo dao động (oscillators).

Các công cụ đo dao động cho chúng ta thấy trong số các thành phần tham gia thị trường, nhóm nào đang hoạt động tích cực hơn. Nếu những người đầu cơ giá xuống đang chiếm ưu thế trên thị trường, các nhà kinh doanh sẽ có xu hướng mở các trạng thái bán nhiều hơn và thị trường sẽ đi xuống. Các công cụ đo dao động cũng sẽ đi xuống theo xu hướng thị trường cho đến khi chúng đạt tới một mức quá bán xác định, khi mà những người đầu cơ giá lên bắt đầu hoạt động tích cực và các nhà kinh doanh khác bắt đầu đóng các trạng thái bán của mình. Nếu một công
cụ đo dao động cắt qua ngưỡng quá bán của nó thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy thị trường đã xuống đến đáy và những người bán trước đây nên đóng các trạng thái của mình lại trước khi chuyển sang vai trò người mua, mua lại những gì mình đã bán. Điều tương tự cũng diễn ra trong thị trường giá lên: nếu một công cụ đo dao động đạt tới ngưỡng quá mua của nó thì đó là dấu hiệu báo trước một sự đảo chiều. Mỗi công cụ dao động lại được đặc trưng bởi các chỉ số quá bán /quá mua riêng biệt. Ví dụ, ngưỡng quá mua của chỉ số RSI là 70% và ngưỡng quá bán của nó là 30%; đối với Stochastic Oscillator thì con số này lần lượt là 80% và 20%.

Một nhà kinh doanh cần chú ý đến một chi tiết quan trọng khác, đó là: nếu một công cụ đo dao động đang nằm trên ngưỡng quá mua hoặc nằm dưới ngưỡng quá bán của nó thì rất có khả năng là nó sẽ tiếp tục xu hướng hiện tại của mình và không đảo chiều. Nếu một chỉ số (ngoại trừ các đường trung bình di động) bao gồm hai đồ thị dao động trong phạm vi từ 0 đến 100 và các đồ thị này cắt lẫn nhau tại điểm nằm trên ngưỡng quá mua thì đó là dấu hiệu để bán ra, còn nếu chúng cắt nhau tại điểm nằm dưới ngưỡng quá bán thì đó là dấu hiệu để mua vào.

Một vài chỉ số dao động xung quanh trục 0, hay còn được gọi là trục trung tâm. Nếu đồ thị của một chỉ số cắt trục trung tâm theo hướng đi lên thì đó là dấu hiệu mua vào, nếu theo hướng đi xuống thì đó là dấu hiệu bán ra.

 
TỔ CHỨC OFFLINE MTRADING KẾT HỢP VỚI VANGSAIGON VÀ MAXPRO.VN :banana105::banana105::banana105::banana105:
Cả nhà ơi, Từ 9 giờ - 12 giờ, ngày 4/4/2015 MTRADING kết hợp với VANGSAIGON và MAXPRO.VN tổ chức offline về giao dịch forex bằng robot tại Star Coffee - 62 Nguyễn Chí Thanh. HaNoi

Mọi thắc mắc về buổi Offline xin quý Trader vui lòng liên hệ anh Nguyễn Trung Khang- Master IB của MTrading tại Việt Nam.
Email: daily25pips@gmail.com
SĐT: 0909970977
Skype: daily25pips.com
Yahoo: daily25pips
 
GIỚI THIỆU VỀ CHUYỀN ĐỘNG GIÁ :welcome::welcome::welcome:
Giao Dịch Theo Chuyển Động Giá là gì?

Chuyển động giá chỉ đơn giản là giá cả thay đổi như thế nào qua thời gian - là hành động hoặc chuyển động của giá cả. Nó dễ dàng quan sát thấy trong các thị trường có đủ thanh khoản và biến động giá như thị trường ngoại hối, nhưng bất cứ thứ gì được mua hoặc bán tự do trên thị trường sẽ thể hiện một số loại chuyển động giá.

Khái niệm về giao dịch chuyển động giá là thể hiện của việc phân tích biến động giá cơ bản như một phương pháp để đầu cơ tài chính, được sử dụng bởi nhiều nhà đầu tư cá nhân và đầu tư tổ chức. Vì nó bỏ qua các yếu tố cơ bản của chứng khoán (Cổ phiếu, hàng hóa, ngoại hối) và chủ yếu dựa vào lịch sử giá chứng khoán nên nó là một hình thức phân tích kỹ thuật.

Điểm phân biệt giữa giao dịch chuyển động giá với các dạng phân tích kỹ thuật khác là nó tập trung vào mối quan hệ giữa giá hiện tại với giá quá khứ. Lịch sử bao gồm mức đỉnh và đáy, các đường xu hướng, và mức hỗ trợ và kháng cự. Nhà giao dịch quan sát khối lượng tương đối, hình dạng, vị trí, tốc độ tăng (khi theo dõi giá hiện tại theo thời gian thực) và khối lượng của các nến trên một đồ thị OHLC hoặc biểu đồ hình nến.

Giao dịch theo chuyển động giá

Thị trường ngoại hối là lớn nhất và thanh khoản nhất trong các thị trường tài chính với các hoạt động hàng ngày hơn 4000 tỷ USD$, với trên 1500 tỷ USD$ là giao dịch giao ngay.

Sự biến động trong thị trường ngoại hối cho phép nhà giao dịch theo chuyển động giá tận dụng lợi thế của biến động tỷ giá cho mục đích đầu cơ. Vì có khối lượng và biến động lớn,thị trường tạo ra dữ liệu tuyệt vời về biến động của một cặp tiền trong các khung thời gian khác nhau.

Dữ liệu này được hiển thị trên các đồ thị giá phản ánh các khung thời gian khác nhau - thông thường là đồ thị theo ngày, theo giờ, 30 phút, 15 phút và 5 phút. Các biểu đồ giá phản ánh niềm tin và hành động của tất cả người tham gia (người hoặc máy tính) kinh doanh một cặp tiền tệ trongmột khoảng thời gian xác định. Những niềm tin này được diễn ra trên biểu đồ giá của một cặp tiền dưới hình thức "chuyển động giá."

Giao dịch ngoại hối theo chuyển động giá là nguyên tắc mà tất cả các quyết định giao dịch ngoại hối của bạn xuất phát từ một biểu đồ giá rút gọn hoặc nguyên bản. Điều này có nghĩa là sử dụng các chỉ báo không trễ bên cạnh việc sử dụng một vài đường trung bình để xác định mức hỗ trợ, kháng cự và xu hướng. Trong thị trường ngoại hối, biến động giá cung cấp tất cả các tín hiệu mà bạn cần để phát triển một hệ thống giao dịch ngoại hối có lợi nhuận và xác suất cao. Tập hợp những tín hiệu này được gọi là chiến lược giao dịch chuyển động giá và chúng cung cấp một cách để cảm nhận chuyển động giá của một cặp tiền tệ và giúp dự đoán chuyển động tương lai với độ chính xác đủ để cung cấp cho bạn một chiến lược giao dịch xác suất cao.

Quyển sách này cố gắng phác thảo những mẫu nến Nhật chính, các mô hình, sự hình thành biểu đồ, quan sát hành vi và các thiết lập giao dịch được sử dụng trong giao dịch chuyển động giá.

Làm chủ kỹ năng Chuyển động giá

Có ba nhóm kỹ năng cần thiết để giao dịch chuyển động giá trở thành máy ATM riêng của bạn

1. Phân tích.
2. Chiến lược giao dịch.
3. Quản lý vốn.
Tâm lý giao dịch cũng quan trọng nhưng sẽ không được đề cập ở đây. Sự tập trung, kỷ luật và không cảm xúc, thái độ khách quan đối với thua lỗ và thắng lợi là các yếu tố quan trọng cho thành công của bạn. Vì vậy, để biến máy tính của bạn thành máy ATM cá nhân, bạn cần phải nhuần nhuyễn những kỹ năng sau:
• Phân tích: Sự chuyển động của giá như thế nào
• Chiến lược giao dịch:quyết định xem với điều kiện thị trường như thế nào để mở một lệnh, theo chiều hướng nào.
• Quản lý Vốn: quyết địnhsố tiền rủi ro trong mỗi giao dịch và khi nào chốt lời.

1. Phân tích

Quá trình phân tích chuyển động giá của nhà giao dịch sẽ có một chút khác nhau. Một số có thể bắt đầu với phân tích kỹ thuật cổ điển, sử dụng các mẫu hình bao gồm đường xu hướng, sự phá vỡ, và điều chỉnh, mà được chia nhỏ và bổ sung thêm phân tích theo nến, đôi khi bao gồm cả khối lượng. Sự chuyển động giá này cung cấp cho nhà giao dịch các thông tin về hành vi của những người tham gia thị trường khác trong hiện tại và tương lai. Nhà giao dịch có thể giải thích tại sao một mô hình cụ thể là có thể tiên đoán, theo hướng tăng (người mua), hoặc giảm (người bán), và theo tâm lý đám đông, sự thay đổi về khối lượng và các yếu tố khác.

Một sự hiểu biết tốt về thị trường là cần thiết cho giao dịch chuyển động giá. Hình ảnh hệ thống mà một nhà giao dịch cần xây dựng sẽ không chỉ tìm kiếm để dự đoán xu hướng thị trường, mà còn đánh giá tốc độ chuyển động, khoảng thời gian và cường độ, tất cả đều được dựa trên đánh giá và dự đoán của nhà giao dịch về hành động và phản ứng của những người tham gia thị trường khác.

Các mô hình chuyển động giá xảy ra với mọi thanh nến và nhà giao dịch xem xét nhiều mẫu hình để sắp đặt theo một thứ tự cụ thể, tạo ra một "hệ thống" cho tín hiệu mua hoặc bán. Các nhà đầu tư cá nhân có thể có những ưa thích khác nhau cho loại hệ thống mà họ tập trung giao dịch.

2. Chiến lược giao dịch

Nguyên tắc quan trọng của bất kỳ Chiến Lược Chuyển Động Giá nào là giữ cho mọi thứ đơn giản. Những nhà giao dịch theo Chuyển Động Giá phản đối cách giao dịch phức tạp.

Theo ý kiến của chúng tôi, phương pháp của bạn càng đơn giản, bạn sẽ giao dịch càng hiệu quả. Các chiến lược giao dịch Chuyển Động Giá sẽ hoạt động trên bất kỳ cặp tiền nào, miễn là giá thả nổi tự do và giao dịch thường xuyên. Điều này có nghĩa là bạn có thể sử dụng các chiến lược này để giao dịch thành công trên bất kỳ cặp tiền tệ nào mà bạn tìm thấy trên phần mềm giao dịch ngoại hối của bạn. Có thể nói, các nhà giao dịch ngoại hối theo Chuyển Động Giá thường thích tập trung vào chỉ một vài cặp tiền tệ tại một thời điểm.

Phương pháp của chúng tôi dựa trên việc đọc và hiểu giá bằng cách đọc Nến Nhật, xác định xu hướng, sử dụng đường Hỗ trợ và Kháng cự, sau đó tìm kiếm một tín hiệu. Do sự bất ổn kinh tế gần đây và các nước bị giảm xếp hạng tín dụng v.v..., tiền tệ không thể được giao dịch như trước đây. Điều này đã dẫn đến các nhà giao dịch theo Chuyển Động Giá sử dụng đảo chiều giá và phá vỡ giá hoàn toàn. Các nhà giao dịch tìm kiếm các thiết lập đảo chiều mạnh mẽ hình thành trên đỉnh các khu vực Hỗ trợ và Kháng cự. Một khi hình thành một mô hình, điều đó cho biết một sự đảo chiều; chúng ta thiết lập một mức giá kích hoạt và mở giao dịch. Với sự phá vỡ phá, chúng ta tìm kiếm sự phá vỡ đi ngang, trong một thị trường đi ngang.

3. Quản lý Vốn

Để thành công trên thị trường ngoại hối, bạn cần phải hiểu tất cả các yếu tố của quản lý tiền bạc bao gồm tỷ lệ rủi ro / lợi nhuận, khối lượng giao dịch, số tiền rủi ro cho mỗi giao dịch. Bạn cũng cần phải nhất quán thực hiện từng khía cạnh của quản lý tiền bạc trong sự kết hợp với một chiến lược chuyển động giá đơn giản nhưng hiệu quả. Trước khi chúng ta có thể xem xét công thức để tính toán thành công khối lượng giao dịch, chúng ta cần phải đồng ý một điều rất quan trọng, Rủi Ro.

Vì vậy, mức độ rủi ro lý tưởng cho mỗi giao dịch là bao nhiêu? Câu trả lời cho câu hỏi này sẽ phụ thuộc vào nhà giao dịch,tuy nhiên những nhà giao dịch thành công nhất sẽ khuyên bạn mức 1-3%. Theo ý kiến của chúng tôi, bạn không nên mạo hiểm quá 1% trên bất kỳ một giao dịch nào và không quá 3% trên bất kỳ cặp tiền nào cùng một lúc.

Một khi bạn đã có ý niệm về mức Rủi Ro%, bạn có thể tính toán Rủi Ro theo USD bằng cách nhân số tiền trong tài khoản với Rủi Ro%. Ví dụ nếu bạn có $10.000 trong tài khoản và sẵn sàng mạo hiểm 1% thì tổng số rủi ro bằng đô la là $100 (10.000 x {1} / 100). Khối lượng giao dịch là một kết quả từ quá trình điều chỉnh số lots bạn giao dịch để đáp ứng số tiền rủi ro đã được xác định trước đó và khoảng dừng lỗ.
 
Back
Top