5 Dấu Hiệu của Một Market Bottoming

hiepbg

New Member
Copy lại của BC
5 Dấu Hiệu của Một Market Bottoming

Đây là một bài viết được tôi sưu tầm lúc trước. Hôm nay vô tình thấy lại nên đem ra chia sẻ. Hy vọng rằng nó giúp được những ai đang trade US/VN stocks giữ vững niềm tin.

1. The VIX sets new highs (not applicable for VN market. Đây là chỉ số đặc thù của US Market)

Trong một bottoming process của US market thì chỉ số VIX, hay còn được gọi một cách nôm na là the FEAR index luôn tăng vọt, rất cao so với mức độ bình thường. Đây cũng có thể gọi là một contrarian indicator (một chỉ số ngược) dùng để đo nổi sợ hãi hay lòng tham của con người. Khi chỉ số này lên đến mức cực cao thì đó là dấu hiệu bottom đang thành hình.

Vào tháng 10/08 khi US market ở mức giao động cực điểm thì chỉ số này đã lên đến 89.53 gần 90. Đây là một mức cao lịch sử. Ngay cả vào giai đoạn Asian Crisis của 97, chỉ số này chỉ lên đến 53. Vào những năm tháng bình yên trước đó thì nó khoảng 40 là cao nhất. Có thể nói rằng vào thời bình thì 40 là mức bottom trong US market. Với market hiện tại 02/2009 thì VIX là 40 cho hôm nay. Theo tôi nghĩ thì có lẽ đây cũng là một bottom cho US market.


2. Weak Hands Walk Away

Một trong những dấu hiệu rỏ ràng nhất về market bottoming là khi số đông retail investors bắt đầu bán. Loại người này thường được mệnh danh là THE HERD. Danh từ Herd nghe hơi có vẻ miệt thị, vì nó ám chỉ rằng đám đông ấy giống như một đàn bò chỉ biết hùa về một hướng. Trong quá trình tạo đáy của thị trường thì đám đông ấy luôn là kẽ bán CUỐI CÙNG. Hai chữ cuối cùng này vừa nói lên thời điểm và thời gian. Tại vì họ luôn là những người nhảy vào một cái trend đã xoay chiều. Khi họ mua là lúc cái trend đã chín mùi. Khi họ bán cũng thế. Trong một up trend thì họ là người luôn chase những hot stocks sau cùng, và dường như luôn là người giữ những stocks đó từ đỉnh cao xuống tuốt phía dưới. Cho nên khi họ quyết định bán thì có thể nói rằng không còn ai muốn bán nữa. Người viết ra lập luận này luôn ám chỉ rằng các weak hands, hay các loại người investors được mệnh danh là the herd này luôn là kẽ đi sau. Đi sau khi giá lên và luôn đi sau khi giá xuống. Bởi thế, khi họ quyết định sell rồi thì không còn ai đi sau họ nữa. Nghĩa là họ là người cuối cùng sell. Mà nếu đó là người cuối cùng sell thì có nghĩa đó là giá tận cùng của một down trend.


3. Closed-End Fund Indicator

Close-end mutual fund là một loại mutual fund khá đặt biệt. Nó chỉ mở cửa một thời gian rất ngắn, thông thường là 3 đến 6 tháng. Xong rồi là đóng luôn. Giá NAV của fund này lên xuống giống như là một stock của một công ty. Thông thường thì giá của nó (market price) luôn cao hơn giá NAV, và close-end fund thường đầu tư vào những loại assets khá hiếm, rất ít thấy trong mutual fund bình thường. Vào giai đoạn của một bottoming market, lập luận của close-end fund indicator này là giá (market price) của fund lại thấp hơn giá NAV. Vào tháng 10/08 , chỉ có 18 trong hơn 597 close-end fund với giá market price > NAV.


4. Perma-Bears Turn Bullish

Trong financial market luôn có một loại người mà không lúc nào giá của thị trường có thể mua được. Theo họ thì giá lúc đó khá mắc, vô lý. Giá rớt thêm tí nữa cũng vẫn còn mắc. Giá rớt múc chỉ....cũng còn "hơi mắc." Có thể nói rằng loại người này chỉ mua 1 hoặc 2 lần trong đời. Tại US market, cách đây chừng 12 năm về trước khi chỉ số Dow vừa qua khỏi 5K, có một công ty mid-size gọi là Oppenheimer. Đây là một công ty chuyên về bond investing. Họ có một ông già mà tôi quên tên rồi. Ông ta là một quân sư (strategist) của Oppenheimer. Lúc nào cũng thấy ổng chê stock market. CNBC phỏng vấn. Nhìn mặt ông già khá đăm chiêu. Không bao giờ thấy ổng cười. Khi được hỏi về nên mua lúc này hay không, thì có thể bảo đảm khỏi cần nghe cũng biết ổng sẽ nói cái gì. 100 lần như một: NO....NO!!! It's too expensive. The PE is way out of whack....Cả trăm vạn lý do để không mua. Chỉ số Dow từ 5K lên đến 7K ông già vẫn nhất quyết không mua. Techstocks lên vèo vèo. Ổng vẫn tỉnh bơ. Nhưng buổi interview của ổng dần dần thành trò cười cho mấy thằng traders phá phách. Mỗi khi CNBC tuyên bố là sẽ mời ổng lên thì tụi nó gom tiền cá độ. 100:1 có nghĩa nếu bỏ 1 ra mà đúng thì sẽ ăn 100. Bỏ 100 ra cá, nếu thắng chỉ ăn 1. Đấy là xác xuất ổng turn bullish được bet về ông già tại công ty của tôi. 100 lần như một. Ông già vẫn không thay đổi. Từ 10K, chỉ số Dow chạy lên gần 12K, ổng càng "tử thủ" nhất định không mua. Và CNBC cũng hết mời ổng nữa. Đây là một loại người mà investors gọi là PERMA-BEARS, hay chính xác hơn là permanent bear. Đây là những con bear thiên thu của thị trường. Tuy nhiên, trong quá trình nhận dạng thị trường tạo đáy thì khi các chú perma bears này mà chuyển ý để trở thành các con bull thì đó là một động lực, một dấu hiệu tận cùng của bear market.


5. Bad News Isn’t So Bad

Đây là lúc market trở nên chai đá trước những tin tức liên quan đến thị trường.

Trước đó market rất nhạy cảm với những tin tức liên quan đến thị trường. Chẳng hạn như tin unemployement, tin về kinh tế suy thoái của US, hay của thế giới. Nói chung rằng market như một kẻ sợ Ma. Bất cứ những tiếng động nhẹ nào cũng làm cho nó rất dể giựt mình. Những tin tức tốt/xấu thường làm nó lên xuống rất mạnh. Giai đoạn này là giai đoạn mà người ta gọi là market đang ADJUSTING to the news.

Nhưng rồi dần dần những tin tức này không còn gây giao động trong market nhiều nữa. Người ta nhận ra rằng market đang trở nên chai đá trước những tin tức XẤU. Traders gọi đó là News had been factored into the price. Khi hiện tượng này xảy ra thì một bottom hay một giai đoạn bottoming đang thành hình.


Vài lời chia sẻ...
 
theo mình, đáy cũng có nhiều cấp lắm. Những đáy ngắn hạn đồ thị 1H, 4H thì chắc chẳng tìm nổi dấu hiệu rõ ràng. Có những cái đáy thì nhọn hoắt có cái thì tích lũy mãi mới lên.
 
5. Bad News Isn’t So Bad

Bất cứ những tiếng động nhẹ nào cũng làm cho nó rất dể giựt mình. Những tin tức tốt/xấu thường làm nó lên xuống rất mạnh. Giai đoạn này là giai đoạn mà người ta gọi là market đang ADJUSTING to the news.

xin hỏi về câu số 5. ai biết xin trả lời dùm nha, cám ơn trước rất nhiều. market đang adjusting to the news như thế nào?
 
5. Bad News Isn’t So Bad

Bất cứ những tiếng động nhẹ nào cũng làm cho nó rất dể giựt mình. Những tin tức tốt/xấu thường làm nó lên xuống rất mạnh. Giai đoạn này là giai đoạn mà người ta gọi là market đang ADJUSTING to the news.

xin hỏi về câu số 5. ai biết xin trả lời dùm nha, cám ơn trước rất nhiều. market đang adjusting to the news như thế nào?

Thị trường vùng đỉnh/đáy thì dao động rất mạnh, do lòng người chơi chưa định hình, chỉ cần một biến động nhẹ có thể làm họ hoảng loạn, nhưng nhìn vol và giá thì sẽ thấy rõ bức tranh hơn.
Vài lời chém gió

Bác nhìn lại cách dao động của thị trường trong tuần trước sẽ thấy thôi
 
cám ơn bạn dghuynhtu nha, để coi lại thị trường tuần trước. nếu không hiểu, thì xin được hỏi tiếp nha.
 
Back
Top