TiCan
Well-Known Member
http://bocanhcung.vn/baiviet/113-Phan-biet-Kien-Vuong-Duong-dua-cha-la-sung-dat.html
Phân biệt Kiến Vương, Đuông dừa, chà là, sùng đất...
Các con vật này rất dễ nhầm lẫn mặc dù hình dáng chúng khác nhau. Có thể bạn biết chúng phá hoại cây dừa nhưng gọi tên cụ thể từng loài đôi khi gây khó khăn cho bạn. Bọn bọ cánh cứng này tàn ác với cây cối trưởng thành, nhẫn tâm với những chồi non, gây ra khiếp sợ cho bà con nông dân. Vì thế nên chúng bị ghét là điều dễ hiểu, mà nguy hại hơn bà con ghét lây sang cả những loài bọ cánh cứng khác nữa chứ (nên nhiều khi giết lầm còn hơn bỏ sót T___T)
Do vậy mình mới viết bài với các mục đích sau:
- Phân biệt rõ ràng giữa các loài này với nhau: để các bạn hiểu rõ về chúng, tránh nhận diện lầm. Sau này có ai hỏi loài này là gì còn biết mà trả lời, còn ko trả lời dc thì đừng bảo là thành viên của diễn đàn Bọ cánh cứng Việt Nam nhé, keke :))
- Phổ biến kiến thức cho nhiều người: Khi đánh giá các loài bọ cánh cứng, cần tìm hiểu chúng thật kỹ, tránh việc ngộ nhận sai. Chẳng may bạn vô tình bắt được một chú bọ cánh cứng có tên trong sách đỏ mà lại tưởng rằng đó là bọ có hại, quăng cho gà ăn. Không những vi phạm pháp luật mà còn vô tình tận diệt loài bọ quý đó sao?
- Trả lại danh phận cho chúng: Bọn bọ cũng chả thích việc chúng bị gọi tên sai đâu nhỉ, nên thôi hãy trả lại tên cho em nó =))
Trước hết cần khẳng định:
- Kiến Vương và Kiến Dương là một
- Đuông dừa và Đuông chà là cũng là một
- Sùng đất, Sâu đất, Đuông đất, Sùng trắng, Cờ đang...: 5 tên gọi nhưng chỉ một loài.
1. Kiến Vương (Kiến Dương)
Tên khoa học: Oryctes rhinoceres Linneus (kiến vương một sừng) và Xylotrupes gideon Linneus (kiến vương hai sừng)
Họ: Scarabaeidae
Bộ: Coleoptera
Hai tên này là một. Loài này sống chủ yếu ở miền Nam (khu vực Tây Nam Bộ). Mà người miền Tây khi đọc chữ "v" và "d" thì rất giống nhau, nên khi viết thì nhầm "vương" thành "dương".
Kiến Vương thuộc phân họ Dynastinae của họ Scarabaeidae (Bọ hung). Một số loài trong phân họ này có kích thước lớn và hình dạng khá ngầu. Các loài nổi tiếng như Chalcosoma atlas (bọ hung 3 sừng), Xylotrupes ulysses, Megasoma elephas, Oryctes nasicornis (kiến vương châu Âu), Hercules Beetle (bọ hung Hercules - Dynastes hercules), Japanese Rhinoceros Beetle hay Kabutomushi (theo phiên âm tiếng Nhật, còn tên khoa học là Allomyrina dichotoma), Ox Beetle (Strategus aloeus), Dynastes tityus...
Trên cây dừa có nhiều loài Kiến Vương gây hại, nhưng tại Việt Nam và các quốc gia Châu Á (Thái Lan, Malaysia, Indo...) thường thấy 2 loài xuất hiện nhiều và gây hại quan trọng là:
- Kiến Vương Một Sừng (bọ hung tê giác): Oryctes rhinoceros Linneus
- Kiến Vương Hai Sừng: Xylotrupes gideon Linneus
Cả hai loài trên thuộc họ Bọ Hung (Scarabaeidae), bộ Cánh Cứng (Coleoptera).
Kiến Vương Một Sừng Oryctes rhinoceros là gây hại rất nhiều cho cây dừa ở Việt Nam cũng như hầu hết các nước trồng dừa trên thế giới. Còn loài Hai Sừng Xylotrupes gideon cũng hại dừa nhưng không tàn phá nặng bằng loài một sừng.
Quá trình phát triển
Vòng đời phát triển của kiến vương một sừng và hai sừng rất giống nhau, chủ yếu khác nhau ở hình dáng khi trưởng thành mà thôi. Chúng cũng trải qua giai đoạn Trứng --> Ấu trùng (L1, L2, L3) --> Nhộng --> Trưởng thành. (xem thêm về vòng đời bọ cánh cứng tại đây)
Trứng (Egg)
Kiến vương đẻ trứng trong những thân dừa, gốc dừa mục, ẩm, đống rác, phân trâu bò, rơm mục, thân bắp, lá mía… Trứng có hình tròn, màu trắng, có đường kính từ 3 - 4mm. Sau 7 - 18 ngày trứng phát triển thành ấu trùng.
Ấu trùng (Larvae)
Ấu trùng kiến vương một sừng
Ấu trùng kiến vương hai sừng
Ấu trùng kiến vương có màu trắng đục, thường gập cong thân lại với đầu màu nâu và mang 3 đôi chân. Ấu trùng phát triển đầy đủ có kích thước từ 60 - 105mm. Chúng nằm trong lòng đất, ăn các thức ăn có xung quanh như gỗ mục, rơm rạ phân hủy, mùn dừa...
Nhộng (Pupa)
Nhộng có màu nâu nhạt, được bao phủ bởi một cái kén làm từ đất, gỗ mục hoặc xơ dừa. Nhộng phát triển trong kén từ 14 - 29 ngày. Sau đó phá kén bay ra ngoài, bắt đầu quá trình phá hoại của chúng.
Nhộng kiến vương một sừng
Nhộng kiến vương hai sừng
Trưởng thành (Adult)
Vào mùa mưa, kiến vương kết thúc quá trình hóa nhộng, đục vỏ kén bay ra ngoài kết đôi sinh sản. Chúng xuất hiện nhiều nhất là khoảng từ tháng 7 --> tháng 10 dương lịch. Ban ngày kiến vương ẩn mình trong tán cây, kẽ lá. Ban đêm bay ra ngoài kiếm ăn và tìm bạn tình.
Chúng rất dễ bị ánh sáng trắng hấp dẫn, nên chỗ nào mà có đèn đường (đèn trắng không phải đèn vàng) nhiều khả năng sẽ có kiến vương tụ tập.
Một đặc điểm nhận biết kiến vương, khi bị bắt hoặc bị chọc phá, nó sẽ rít lên những tiếng kêu, nghe như người ta nghiến răng vậy.
Về nhận biết loài một sừng và hai sừng thì cụ thể như sau:
Kiến Vương Một Sừng (bọ hung tê giác): Oryctes rhinoceros Linneus
Con trưởng thành có chiều dài khoảng 30 - 50mm, toàn thân màu đen, nâu đậm hoặc màu cánh gián. Con đực nhỏ hơn con cái một chút. Dưới bụng con đực có một lớp lông vàng hoặc nâu đỏ. Con đực có sừng to, cong và dài hơn con cái. Sừng con cái chỉ nhú lên một chút ở đỉnh đầu.
Con cái có sừng ngắn hơn và phần phía đuôi phía sau sần sùi hơn con đực.
Chiếc sừng trên đầu Kiến Vương một sừng cong từ dưới lên, quặt vào trong, nhìn giống sừng tê giác, vì vậy mới được gọi là bọ hung tê giác (nhưng chả thấy ai bắt bọ Kiến Vương để cưa sừng đem bán cả). Phía trên đỉnh đầu có một phần nhú ra, trông tựa như chiếc sừng nào đó định mọc ra nhưng mãi ko mọc được vì con bọ ăn uống thiếu chất. :))
Kiến Vương Hai Sừng: Xylotrupes gideon Linneus
Toàn thân màu đen hoặc nâu đỏ, cơ thể dài khoảng 35 - 60mm. Con đực có hai sừng, con cái không có sừng. Hai sừng của con đực cong về phía trước, một cái cong xuống, cái còn lại cong lên. Đầu mỗi sừng có rẽ nhánh hình chữ Y. Con đực thường kích thước nhỉnh hơn và có lưng bóng láng hơn con cái.
Một con kiến vương trưởng thành (1 sừng hoặc 2 sừng) có thể sống tới 6 tháng, và đẻ khoảng 80 - 130 trứng.
Phân biệt Kiến Vương, Đuông dừa, chà là, sùng đất...
Các con vật này rất dễ nhầm lẫn mặc dù hình dáng chúng khác nhau. Có thể bạn biết chúng phá hoại cây dừa nhưng gọi tên cụ thể từng loài đôi khi gây khó khăn cho bạn. Bọn bọ cánh cứng này tàn ác với cây cối trưởng thành, nhẫn tâm với những chồi non, gây ra khiếp sợ cho bà con nông dân. Vì thế nên chúng bị ghét là điều dễ hiểu, mà nguy hại hơn bà con ghét lây sang cả những loài bọ cánh cứng khác nữa chứ (nên nhiều khi giết lầm còn hơn bỏ sót T___T)
Do vậy mình mới viết bài với các mục đích sau:
- Phân biệt rõ ràng giữa các loài này với nhau: để các bạn hiểu rõ về chúng, tránh nhận diện lầm. Sau này có ai hỏi loài này là gì còn biết mà trả lời, còn ko trả lời dc thì đừng bảo là thành viên của diễn đàn Bọ cánh cứng Việt Nam nhé, keke :))
- Phổ biến kiến thức cho nhiều người: Khi đánh giá các loài bọ cánh cứng, cần tìm hiểu chúng thật kỹ, tránh việc ngộ nhận sai. Chẳng may bạn vô tình bắt được một chú bọ cánh cứng có tên trong sách đỏ mà lại tưởng rằng đó là bọ có hại, quăng cho gà ăn. Không những vi phạm pháp luật mà còn vô tình tận diệt loài bọ quý đó sao?
- Trả lại danh phận cho chúng: Bọn bọ cũng chả thích việc chúng bị gọi tên sai đâu nhỉ, nên thôi hãy trả lại tên cho em nó =))
Trước hết cần khẳng định:
- Kiến Vương và Kiến Dương là một
- Đuông dừa và Đuông chà là cũng là một
- Sùng đất, Sâu đất, Đuông đất, Sùng trắng, Cờ đang...: 5 tên gọi nhưng chỉ một loài.
1. Kiến Vương (Kiến Dương)
Tên khoa học: Oryctes rhinoceres Linneus (kiến vương một sừng) và Xylotrupes gideon Linneus (kiến vương hai sừng)
Họ: Scarabaeidae
Bộ: Coleoptera
Hai tên này là một. Loài này sống chủ yếu ở miền Nam (khu vực Tây Nam Bộ). Mà người miền Tây khi đọc chữ "v" và "d" thì rất giống nhau, nên khi viết thì nhầm "vương" thành "dương".
Kiến Vương thuộc phân họ Dynastinae của họ Scarabaeidae (Bọ hung). Một số loài trong phân họ này có kích thước lớn và hình dạng khá ngầu. Các loài nổi tiếng như Chalcosoma atlas (bọ hung 3 sừng), Xylotrupes ulysses, Megasoma elephas, Oryctes nasicornis (kiến vương châu Âu), Hercules Beetle (bọ hung Hercules - Dynastes hercules), Japanese Rhinoceros Beetle hay Kabutomushi (theo phiên âm tiếng Nhật, còn tên khoa học là Allomyrina dichotoma), Ox Beetle (Strategus aloeus), Dynastes tityus...
Trên cây dừa có nhiều loài Kiến Vương gây hại, nhưng tại Việt Nam và các quốc gia Châu Á (Thái Lan, Malaysia, Indo...) thường thấy 2 loài xuất hiện nhiều và gây hại quan trọng là:
- Kiến Vương Một Sừng (bọ hung tê giác): Oryctes rhinoceros Linneus
- Kiến Vương Hai Sừng: Xylotrupes gideon Linneus
Cả hai loài trên thuộc họ Bọ Hung (Scarabaeidae), bộ Cánh Cứng (Coleoptera).
Kiến Vương Một Sừng Oryctes rhinoceros là gây hại rất nhiều cho cây dừa ở Việt Nam cũng như hầu hết các nước trồng dừa trên thế giới. Còn loài Hai Sừng Xylotrupes gideon cũng hại dừa nhưng không tàn phá nặng bằng loài một sừng.
Quá trình phát triển
Vòng đời phát triển của kiến vương một sừng và hai sừng rất giống nhau, chủ yếu khác nhau ở hình dáng khi trưởng thành mà thôi. Chúng cũng trải qua giai đoạn Trứng --> Ấu trùng (L1, L2, L3) --> Nhộng --> Trưởng thành. (xem thêm về vòng đời bọ cánh cứng tại đây)
Trứng (Egg)
Kiến vương đẻ trứng trong những thân dừa, gốc dừa mục, ẩm, đống rác, phân trâu bò, rơm mục, thân bắp, lá mía… Trứng có hình tròn, màu trắng, có đường kính từ 3 - 4mm. Sau 7 - 18 ngày trứng phát triển thành ấu trùng.
Ấu trùng (Larvae)
Ấu trùng kiến vương một sừng
Ấu trùng kiến vương hai sừng
Ấu trùng kiến vương có màu trắng đục, thường gập cong thân lại với đầu màu nâu và mang 3 đôi chân. Ấu trùng phát triển đầy đủ có kích thước từ 60 - 105mm. Chúng nằm trong lòng đất, ăn các thức ăn có xung quanh như gỗ mục, rơm rạ phân hủy, mùn dừa...
Nhộng (Pupa)
Nhộng có màu nâu nhạt, được bao phủ bởi một cái kén làm từ đất, gỗ mục hoặc xơ dừa. Nhộng phát triển trong kén từ 14 - 29 ngày. Sau đó phá kén bay ra ngoài, bắt đầu quá trình phá hoại của chúng.
Nhộng kiến vương một sừng
Nhộng kiến vương hai sừng
Trưởng thành (Adult)
Vào mùa mưa, kiến vương kết thúc quá trình hóa nhộng, đục vỏ kén bay ra ngoài kết đôi sinh sản. Chúng xuất hiện nhiều nhất là khoảng từ tháng 7 --> tháng 10 dương lịch. Ban ngày kiến vương ẩn mình trong tán cây, kẽ lá. Ban đêm bay ra ngoài kiếm ăn và tìm bạn tình.
Chúng rất dễ bị ánh sáng trắng hấp dẫn, nên chỗ nào mà có đèn đường (đèn trắng không phải đèn vàng) nhiều khả năng sẽ có kiến vương tụ tập.
Một đặc điểm nhận biết kiến vương, khi bị bắt hoặc bị chọc phá, nó sẽ rít lên những tiếng kêu, nghe như người ta nghiến răng vậy.
Về nhận biết loài một sừng và hai sừng thì cụ thể như sau:
Kiến Vương Một Sừng (bọ hung tê giác): Oryctes rhinoceros Linneus
Con trưởng thành có chiều dài khoảng 30 - 50mm, toàn thân màu đen, nâu đậm hoặc màu cánh gián. Con đực nhỏ hơn con cái một chút. Dưới bụng con đực có một lớp lông vàng hoặc nâu đỏ. Con đực có sừng to, cong và dài hơn con cái. Sừng con cái chỉ nhú lên một chút ở đỉnh đầu.
Con cái có sừng ngắn hơn và phần phía đuôi phía sau sần sùi hơn con đực.
Chiếc sừng trên đầu Kiến Vương một sừng cong từ dưới lên, quặt vào trong, nhìn giống sừng tê giác, vì vậy mới được gọi là bọ hung tê giác (nhưng chả thấy ai bắt bọ Kiến Vương để cưa sừng đem bán cả). Phía trên đỉnh đầu có một phần nhú ra, trông tựa như chiếc sừng nào đó định mọc ra nhưng mãi ko mọc được vì con bọ ăn uống thiếu chất. :))
Kiến Vương Hai Sừng: Xylotrupes gideon Linneus
Toàn thân màu đen hoặc nâu đỏ, cơ thể dài khoảng 35 - 60mm. Con đực có hai sừng, con cái không có sừng. Hai sừng của con đực cong về phía trước, một cái cong xuống, cái còn lại cong lên. Đầu mỗi sừng có rẽ nhánh hình chữ Y. Con đực thường kích thước nhỉnh hơn và có lưng bóng láng hơn con cái.
Một con kiến vương trưởng thành (1 sừng hoặc 2 sừng) có thể sống tới 6 tháng, và đẻ khoảng 80 - 130 trứng.