Đọc sách online: Forex 100%

manhfx

New Member
Lời tựa:
Độc giả thân mến! Cuốn sách mà các bạn đang cầm trên tay là một cẩm nang toàn diện cho những người mới tham gia thị trường Ngoại hối tìm hiểu cách trở thành một nhà kinh doanh Ngoại hối chuyên nghiệp. Mục đích của cuốn sách này là chia sẻ những hiểu biết và kỹ năng cơ bản cho phép bạn đưa ra những quyết định giao dịch và đầu tư có khả năng sinh lời cao trên thị trường Ngoại hối, chứng khoán, kim loại quý và các giao dịch hợp đồng tương lai trong thực tế. Thành tựu của ngành công nghệ thông tin ngày nay đã cho phép những ai quan tâm đều có thể tham gia giao dịch các công cụ tài chính. Bạn có thể thực hiện các giao dịch Ngoại hối trực tiếp từ máy tính cá nhân của mình. Chỉ cần nhấp chuột vài lần, bạn đã có thể đưa ra một lệnh bán trên thị trường. Hàng triệu nhà kinh doanh trên toàn thế giới, không phân biệt tuổi tác, trình độ, vốn khởi điểm hay thời gian rảnh rỗi, đều đang tham gia giao dịch Ngoại hối hàng ngày bằng cách sử dụng chiếc máy tính cá nhân và kiến thức của mình. Các tác giả của cuốn sách này trên thực tế là những nhà kinh doanh đầy kinh nghiệm và là những chuyên gia hàng đầu của công ty Admiral Markets, Ltd. Họ đã trực tiếp đào tạo hàng trăm khóa học Ngoại hối, cơ bản cũng như chuyên sâu và hiện vẫn đang vận dụng những hiểu biết tích lũy được của mình để giao dịch trên thị trường. Đây có thể là bằng chứng có thuyết phục nhất cho cách tiếp cận hiệu quả và toàn diện của cuốn sách này, nơi các tác giả cố gắng chia sẻ kinh nghiệm giao dịch của bản thân với độc giả.

Cuốn sách này cũng đưa ra các phương pháp cơ bản trong việc phân tích và dự báo diễn biến của thị trường. Tỷ giá hối đoái, các yếu tố tác động đến giá cổ phiếu và các công cụ tài chính khác đều nằm trong phạm vi ứng dụng của Phân tích Kỹ thuật và Phân tích Cơ bản. Ở đây, các tác giả đưa ra những đánh giá của mình đối với từng nghiên cứu về lý thuyết thị trường cũng như những nghiên cứu, phát hiện mới nhất và thú vị nhất trong lĩnh vực này. Quan trọng hơn, các tác giả tập trung vào ứng dụng thực tế của các kỹ thuật và chỉ báo kỹ thuật khác nhau, đó cũng chính là lý do vì sao cuốn sách này đầy ắp các ví dụ, ảnh và biểu đồ minh họa. Những nội dung cơ bản nhất của phân tích toán học và quản lý tiền sẽ được đưa ra trong phần kết luận để hoàn thiện bức tranh về cách thức giao dịch trên thị trường Ngoại hối. Cuốn sách này được diễn đạt bằng một ngôn ngữ rất đơn giản và nhờ nó, bạn sẽ không cần đến bất cứ khóa đào tạo chuyên sâu nào để học cách giao dịch. Các vấn đề sẽ lần lượt được đề cập với mức độ phức tạp tăng dần đều, nên khi đọc xong cuốn sách, các bạn có thể dễ dàng tham gia giao dịch trên các thị trường tài chính quốc tế. Cuốn sách cũng có một chương mô tả cách thức thao tác với phần mềm giao dịch MetaTrader4, cho phép bạn đưa ra các lệnh để tham gia vào thị trường, ứng dụng các phân tích biểu đồ (toán học), nhận được những tin tức thị trường cập nhật nhất cũng như phát triển các chiến lược giao dịch tự động. Hãy cài đặt phần mềm giao dịch này trên máy tính của bạn và mở một tài khoản giao dịch thử nghiệm hoặc thực tế để làm quen dần với các chỉ báo và chiến lược được mô tả trong cuốn sách này. Những chỉ dẫn cho việc mở tài khoản được đưa ra ở phần cuối sách. Cuốn sách này dành cho cả những nhà kinh doanh chuyên nghiệp mong muốn rèn luyện và làm chủ những kỹ năng giao dịch của mình cũng như cho đông đảo bạn đọc khác, những người muốn tiến những bước đầu tiên trên con đường nghiên cứu và tham gia vào loại hình kinh doanh đầy cuốn hút này.

Nguồn:http://www.amcenter.vn/forex-100-sa-10.aspx
 
Các thuật ngữ và khái niệm
Tiền tệ, các cặp tiền tệ

Đồng tiền quốc gia là đơn vị tiền tệ quốc gia của một đất nước hoặc một nhóm nước; ví dụ như đồng Euro ở Tây Âu, đồng đô-la ở Mỹ, đồng Yên ở Nhật Bản và tương tự.

Tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền cho thấy một đồng tiền này được định giá bao nhiêu theo một đồng tiền khác. Thuật ngữ cặp tiền tệ được sử dụng phổ biến trên thị trườngg Ngoại hối. Có hai loại tỷ giá hối đoái là tỷ giá giao ngay và tỷ giá kỳ hạn.

Tỷ giá giao ngay (SPOT) là tỷ giá hiện hành được đưa ra tại thời điểm giao dịch, việc thanh toán sẽ được thực hiện trong thời hạn từ một đến hai ngày kể từ ngày giao dịch. Ngày thanh toán thường được coi là ngày giá trị.

Ngày giá trị có thể là:
  • Trong cùng ngày giao dịch, nghĩa là Ngày hôm nay (Tod);
  • Vào ngày tiếp theo ngày giao dịch, nghĩa là Ngày mai (Tom)
  • Vào ngày thứ hai kể từ ngày giao dịch, nghĩa là Spot.
Thông thường các giao dịch trên thị trường Ngoại hối được tiến hành ở mức giá giao ngay. Tất cả các giao dịch với ngày giá trị trong vòng hai ngày làm việc đều được coi là các hoạt động chuyển đổi tiền mặt.

Tỷ giá kỳ hạn (FORWARD) cho thấy giá trị của một đồng tiền trong một khoảng thời gian tương lai. Kỳ hạn tiêu chuẩn là 1, 3, 6 và 12 tháng.

Tỷ giá hối đoái kỳ hạn được tính bằng:
Tỷ giá kỳ hạn = (Tỷ giá giao ngay+(Tỷ giá giao ngay)x Lãi suất x Số ngày thực tế)/(360x 100)

2.JPG


Những loại tiền tệ có tính thanh toán cao nhất
Khối lượng giao dịch có vai trò rất quan trọng trên thị trường Ngoại hối. Khối lượng giao dịch của một đồng tiền càng lớn thì càng khó để một hoặc một nhóm nhà kinh doanh thao túng tỷ giá của đồng tiền đó. Ngay cả đối với những đồng tiền được giao dịch nhiều nhất (đồng Euro và đô- la Mỹ) thì việc thao túng tỷ giá cũng là điều gần như không thể, ngoại trừ trường hợp có sự can thiệp của các ngân hàng trung ương. Đây là một trong những lý do khiến hầu hết các nhà kinh doanh lựa chọn giao dịch bằng nhiều đồng tiền khác nhau. Lý do thứ hai là khối lượng giao dịch của một đồng tiền càng lớn thì các kiểu phân tích khác nhau sẽ càng hiệu quả khi được áp dụng. Đồng Euro và đô-la Mỹ chiếm tới 70% tổng khối lượng giao dịch trên thị trường Ngoại hối, tiếp theo là đồng Yên Nhật (11%), đồng bảng Anh (8%), đồng phrăng Thụy Sỹ (5%) và 6% còn ại là của các đồng tiền khác.
Giao dịch ký quỹ

Giao dịch Ngoại hối của cá nhân đã trở nên rất phổ biến trong vòng 10 năm trở lại đây. Sự phát triển của các dịch vụ tài chính và giao dịch ký quỹ đã đóng góp không nhỏ vào việc làm cho các giao dịch Ngoại hối trở nên phổ biến như vậy. Các yếu tố này giúp cho bất cứ ai muốn tham gia giao dịch trên thị trường Ngoại hối đều có thể thực hiện điều mình muốn chỉ với một số tiền nhất định được bảo đảm trong tài khoản. Trên thực tế, nếu một cá nhân muốn giao dịch trên thị trường Ngoại hối, người đó phải có 100.000 đơn vị của một loại tiền tệ nhất định trong tài khoản. Đối với phần đông các nhà kinh doanh cá nhân thì đây là một số tiền quá lớn. Tuy nhiên, nhờ có việc sử dụng đòn bẩy mà các nhà môi giới cung cấp, các nhà kinh doanh có thể tiến hành các giao dịch bằng nhiều loại tiền tệ khác nhau khi số tiền trong tài khoản của họ thấp hơn con số nói trên rất nhiều.
Vậy đòn bẩy là gì và nó được cung cấp ra sao? Thông thường, một nhà môi giới cung cấp đòn bẩy cho khách hàng của mình để họ − những nhà kinh doanh cá nhân có thể gia nhập thị trường Ngoại hối. Nếu một nhà môi giới cung cấp đòn bẩy tỉ lệ 1:100 các hợp đồng với số tiền nhỏ hơn đến 100 lần so với số tiền cần để giao dịch trên thực tế. Ví dụ, nếu một nhà kinh doanh mở một trạng thái sử dụng 1.000 đô-la trong tài khoản của mình thì giao dịch của người đó có thể có giá trị tới 100.000 đô-la giao dịch trên thực tế.

PIP

PIP là một khái niệm cơ bản khác trong giao dịch Ngoại hối. Nó là viết tắt của cụm từ Điểm phần trăm (Percentage In Point − PIP) và là đơn vị dao động nhỏ nhất của tỷ giá. Ví dụ, nếu tỷ giá của đồng đô-la Mỹ so với đồng phrăng Thụy Sỹ USD/CHF đang là 1,2212 và sau đó tăng lên 1,2213, điều đó có nghĩa là tỷ giá hối đoái đã tăng một Điểm phần trăm, hay 0,0001. Kết quả của một giao dịch, nghĩa là lợi nhuận hoặc thua lỗ, được xác định bằng số Điểm phần trăm dao động từ khi bạn mở trạng thái giao dịch của mình. Bên cạnh đó, một yếu tố khác cũng quyết định kết quả giao dịch của bạn, đó là số tiền mà bạn dùng để thực hiện giao dịch đó.

Xu hướng

Xu hướng là hướng đi tiếp theo của thị trường. Có ba loại xu hướng: đi lên, đi xuống và đi ngang. Xu hướng cuối cùng xuất hiện khi dao động giá là không đáng kể và có chiều hướng cân bằng trong một khoảng hẹp.
Giá cả sẽ tăng khi thị trường có xu hướng đi lên và giảm khi thị trường có xu hướng đi xuống. Đôi khi, thay vì sử dụng các thuật ngữ này, người ta sẽ dùng từ “thị trường giá lên” (Bullish) với xu hướng những dấu hiệu đặc trưng của hai loài vật này khi bắt đầu tấn công đi lên hoặc “thị trường giá xuống” (Bearish) với xu hướng đi xuống. Trên thực tế, các nhà kinh doanh chuyên nghiệp thường sử dụng các thuật ngữ này hơn. Chúng cũng có nguồn gốc lịch sử. Vào khoảng đầu thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên, người ta tổ chức các trận đấu bò với gấu như một hình thức giải trí. Họ nhận ra thói quen và những dấu hiệu đặc trưng của hai loài vật này khi bắt đầu tấn công đối thủ. Bò thường tấn công khi cúi thấp đầu và chĩa sừng về phía trước nhằm hất tung đối thủ, nghĩa là chuyển động theo chiều từ dưới lên trên (thị trường giá lên có thuật ngữ gốc tiếng Anh là “bullish” – nghĩa là theo kiểu của bò). Còn gấu thì lại tấn công từ trên cao xuống để hạ gục đối thủ, nghĩa là chuyển động theo chiều từ trên cao xuống dưới (thị trường giá xuống có thuật ngữ gốc tiếng Anh là “bearish” – nghĩa là theo kiểu của gấu).
Xu hướng giá lên được dùng để mô tả thị trường với mức giá diễn biến theo chiều hướng đi lên còn xu hướng giá xuống được dùng để mô tả thị trường với mức giá diễn biến theo chiều hướng đi xuống. Ngày nay, những thuật ngữ này được sử dụng rộng rãi. Về cơ bản, những thành phần tham gia thị trường được chia thành hai nhóm dựa trên kỳ vọng và xu hướng của những giao dịch mà họ tiến hành:
ƒ Nhóm đầu cơ giá lên (Bulls) – là những người kỳ vọng mức giá sẽ đi lên và đây là lý do để họ mua vào.
ƒ Nhóm đầu cơ giá xuống (Bears) – là những người kỳ vọng mức giá sẽ đi xuống và đây là lý do để họ bán ra.
Khoảng chênh lệch

Khoảng chênh lệch là mức chênh giữa mức giá mà nhà tạo lập thị trường sẵn sàng trả để mua một loại tiền tệ và mức giá mà anh ta sẵn sàng chấp nhận bán loại tiền tệ đó trong một khoảng thời gian nhất định. Đây cũng chính là mức chênh giữa giá mua và giá bán của một đồng tiền. Ví dụ, nếu giá mua vào của cặp USD/CHF là 1,2212 và giá bán ra tương ứng là 1,2215 vào lúc 10 giờ 30 phút sáng thì khoảng chênh lệch ở đây là ba Điểm phần trăm. Cần xem xét kỹ khoảng chênh lệch khi bạn phát triển một chiến lược giao dịch bởi những đồng tiền khác nhau có những khoảng chênh lệch khác nhau.
Trạng thái bán và trạng thái mua

Bây giờ chúng ta sẽ nói đến các thuật ngữ về trạng thái bán và trạng thái mua. Trạng thái bán được dùng để mô tả việc bán một công cụ tài chính, có thể không phải là tài sản của bất cứ ai. Trạng thái mua được dùng để mô tả việc mua một công cụ tài chính. Một câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào chúng ta có thể bán một thứ không phải là tài sản của bất cứ ai? Trên thực tế, cơ chế của việc này như sau: một nhà kinh doanh vay mượn một lượng nhất định một loại công cụ tài chính nào đó từ nhà môi giới, sau đó bán nó đi, sử dụng công cụ đòn bẩy mà chính nhà môi giới đó cung cấp. Sau khi mức giá đi xuống, nhà kinh doanh sẽ mua lại công cụ tài chính đó, rồi trả lại cho nhà môi giới số tiền đã vay mượn và lấy phần lợi nhuận của mình. Để làm cho mọi việc dễ hình dung hơn, chúng tôi sẽ cho các bạn thấy một ví dụ khi nhà kinh doanh tiến hành giao dịch mà không sử dụng đòn bẩy và không có khoảng chênh lệch. Ví dụ, một nhà kinh doanh quyết định mở một trạng thái bán Vàng. Giá vàng hiện tại là 680 đô-la Mỹ/ounce. Nhà kinh doanh muốn bán một ounce vàng và yêu cầu nhà môi giới của mình cho vay một ounce vàng sau khi đã đảm bảo bằng một số tiền nhất định. Sau đó nhà kinh doanh bán đi ounce vàng đó với giá 680 đô-la Mỹ. Nhà kinh doanh đang nợ nhà môi giới một ounce vàng. Chúng ta hãy giả định là giá vàng giảm 20 đô-la trong một khoảng thời gian nhất định, và mức giá hiện tại là 660 đô-la Mỹ. Nếu nhà kinh doanh muốn hiện thực hóa lợi nhuận của mình, anh ta sẽ mua một ounce vàng với giá 660 đô-la và trả lại cho nhà môi giới, đồng thời giữ lại 20 đô-la lợi nhuận cho mình. Nhà môi giới sẽ chuyển trả số tiền bảo đảm vào tài khoản của nhà kinh doanh. Và tất nhiên, một nhà kinh doanh có thể mở nhiều trạng thái với nhiều công cụ tài chính khác nhau, như các cặp tiền tệ trên thị trường Ngoại hối, các hợp đồng chênh lệch (Contracts for Difference − CFDs), các hợp đồng Tương lai,…
 
Tỷ giá

Thuật ngữ tỷ giá trực tiếp, tỷ giá gián tiếp, tỷ giá chéo thường xuyên được sử dụng trong giao dịch Ngoại hối.

Yết giá trực tiếp là việc một đơn vị của đồng tiền nước ngoài được niêm yết theo một lượng nhất định đồng tiền nội địa. Ví dụ, cặp EUR/BGN là một dạng yết giá trực tiếp. Trên thị trường Ngoại hối, yết giá trực tiếp có nghĩa là một đồng tiền nước ngoài được niêm yết theo đồng đô-la Mỹ. Ví dụ, EUR/USD, CHF/USD, JPY/USD là các tỷ giá trực tiếp. Yết giá gián tiếp là việc đồng đô-la Mỹ được niêm yết theo một lượng nhất định một ngoại tệ khác, ví dụ như USD/EUR, USD/CHF.

Tỷ giá chéo là việc một đơn vị của đồng tiền nước ngoài được niêm yết theo một lượng nhất định đồng ngoại tệ khác. Ví dụ như EUR/CHF, GBP/JPY, EUR/JPY.

Hoán đổi ngoại tệ
Hoán đổi ngoại tệ là một thuật ngữ cơ bản khác trên thị trường Ngoại hối. Nó thể hiện sự chênh lệch lãi suất ở các quốc gia khác nhau. Ví dụ, lãi suất của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản là 0,5%, trong khi lãi suất tại Australia là 6,25%. Điều này có nghĩa là gửi tiền tại một ngân hàng Australia sẽ có lợi hơn nhiều so với gửi tiền tại một ngân hàng Nhật Bản. Sự chênh lệch mức lãi suất có vai trò quan trọng trên thị trường Ngoại hối và được thể hiện bằng thuật ngữ HOÁN ĐỔI. Khi mở một trạng thái giao dịch mới, bạn bán một loại ngoại tệ và mua một loại khác. Chúng ta sẽ cùng quay lại với đồng tiền quốc gia của Australia và Nhật Bản và tìm hiểu ví dụ với đồng đô-la Australia và đồng yên Nhật (AUD/JPY). Khi chúng ta mở một trạng thái mua với cặp AUD/JPY, mức Hoán đổi là dương và chúng ta thu được lợi nhuận, khi chúng ta mở một trạng thái bán với cặp AUD/JPY, mức Hoán đổi là âm và chúng ta chịu một khoản thua lỗ nhỏ. Lý do là khi bạn mở trạng thái mua cặp AUD/JPY, bạn mua đồng đô-la Australia và khi bạn mở trạng thái bán cặp AUD/JPY, bạn mua đồng yên Nhật.

Trên thực tế, có hai loại Hoán đổi tùy thuộc vào bản chất của trạng thái mà bạn mở. Nếu bạn mở một trạng thái mua thì mức Hoán đổi cũng sẽ là mua; nếu bạn mở một trạng thái bán thì mức Hoán đổi cũng sẽ là bán.

Hoán đổi, hoặc Quay vòng hoặc Qua đêm nghĩa là bạn đối ứng hai giao dịch trái chiều với ngày giá trị khác nhau, khi một trạng thái được đóng lại và một trạng thái khác được mở ra cùng một thời điểm. Giá trị Hoán đổi và xu hướng của nó được xác định tại thời điểm giao dịch. Mục đích của hoạt động này là nhằm kéo dài các trạng thái đã được mở.

3.JPG

Khi một nhà đầu tư cá nhân giao dịch bằng ký quỹ trên thị trường Ngoại hối mở một trạng thái qua đêm trên tài khoản của mình thì anh ta sẽ bị tính mức chênh lệch Hoán đổi từ thời điểm 0 giờ GMT. Mức chênh lệch hoán đổi tùy thuộc vào mức lãi suất của các quốc gia có đồng tiền mà nhà đầu tư mua hoặc bán. Mức lãi suất này do các ngân hàng trung ương đưa ra. Thông thường, khi bạn mở một trạng thái mua với một đồng tiền có mức lãi suất cao hơn thì mức Hoán đổi sẽ là dương và khi bạn mở một trạng thái bán với cùng đồng tiền đó, mức Hoán đổi sẽ là âm.

4.JPG


Ví dụ, khi bạn mở một trạng thái mua cặp USD/CHF với số lượng 1 lô (tương đương 100.000 đơn vị của đồng tiền gốc) với tỷ giá là 1.2100, điều này có nghĩa là bạn mua 100.000 USD và bán 121,000 CHF. Trên thực tế, bạn không có số tiền này bằng tiền mặt và nhà môi giới của bạn phải đi vay số tiền này trên thị trường liên ngân hàng và chịu một mức lãi suất nào đó. Cùng lúc đó, lãi suất trên loại tiền mà bạn mở trạng thái mua được chuyển vào tài khoản của bạn. Ý nghĩa của mức Hoán đổi dương là bạn vay tiền ở mức lãi suất thấp và gửi tiền ở mức lãi suất cao hơn. Nhưng bạn cần lưu ý là mức Hoán đổi dương sẽ không bao giờ là lý do duy nhất cho việc ra quyết định đầu tư.
Các biểu đồ

Các biểu đồ thể hiện những thay đổi về giá của các công cụ tài chính. Trên thực tế, đây là cách thông dụng nhất để mô phỏng và phân tích các biến động của tỷ giá hối đoái. Tất cả những yếu tố của phân tích kỹ thuật mà chúng ta xem xét phía dưới sẽ đều dựa trên những biểu đồ này.
Có ba loại biểu đồ tùy thuộc vào cách mà giá cả được phản ánh: biểu đồ đường thẳng, biểu đồ thanh và biểu đồ nến Nhật Bản. Bản thân các biểu đồ này hoàn toàn không phải lý do để mở một trạng thái trên thị trường; chúng cần được phân tích và sử dụng kết hợp cùng với các tín hiệu xác nhận của các chỉ báo kỹ thuật.
Biểu đồ đường thẳng
Biểu đồ đường thẳng là loại biểu đồ đầu tiên mà chúng ta xem xét ( Hình 1). Đây là loại biểu đồ được tạo ra bằng cách nối các giá trị giá đóng cửa của phiên giao dịch trong một khoảng thời gian xác định bằng một đường thẳng. Khoảng thời gian có thể 1 phút, 15 phút, 1 giờ, 4 giờ, hàng tuần, hàng tuần, hàng tháng và cứ như vậy. Biểu đồ đường thẳng cũng như có thể được tạo ra bằng cách sử dụng các giá trị giá mở cửa.
5.JPG




Hình 1. Biểu đồ đường thẳng


Biểu đồ dạng thanh

Biểu đồ dạng thanh được thể hiện bằng các thanh đứng biểu diễn sự thay đổi của mức giá trong một khoảng thời gian xác định. Ví dụ, nếu khoảng thời gian là 1 giờ thì một thanh đứng sẽ thể hiện sự thay đổi của mức giá trong 1 giờ đó. Nếu khoảng thời gian là 4 giờ thì một thanh đứng sẽ thể hiện sự thay đổi của mức giá trong 4 giờ.

6.JPG


7.JPG

Sự chênh lệch giữa mức giá đóng cửa của một thanh đứng và mức giá mở cửa của thanh đứng liền sau được gọi là khoảng chênh. Khoảng chênh thường được sử dụng nhiều trên thị trường chứng khoán, vì thị trường này không hoạt động 24 giờ một ngày. Ngoài ra một số hợp đồng cũng được thỏa thuận sau khi phiên giao dịch đã kết thúc, điều này làm cho thị trường có một mức chênh khi mở cửa vào ngày tiếp theo (Hình 2A).

Thanh thể hiện giá lên được tạo thành khi mức giá có xu hướng tăng, và do đó giá mở cửa thấp hơn giá đóng cửa. Nếu giá mở cửa cao hơn giá đóng cửa thì ta có thanh thể hiện giá xuống.

Biểu đồ nến Nhật Bản

Biểu đồ nến Nhật Bản là phương pháp xuất hiện sớm nhất và phổ biến nhất khi biểu diễn biến động giá của các thị trường tài chính. Nó được phát triển bởi một thương gia buôn bán lúa gạo người Nhật tên là Homma Munehisa vào thế kỷ XVI. Ông nhận ra có thể dự báo giá cả trong tương lai thông qua phân tích diễn biến của nó trong quá khứ. Homma thấy rằng các mô hình nến thường có xu hướng lặp lại nên ông bắt đầu phân tích chúng và trở thành một nhà buôn rất thành công. Đến tận ngày nay, nến Nhật Bản vẫn là phương pháp phân tích thị trường phổ biến nhất. Biểu đồ nến rất giống với biểu đồ dạng thanh vì chúng chỉ ra chiều của các xu hướng trên thị trường. Thông thường, thân chính của một nến thể hiện giá lên sẽ có màu trắng còn thân chính của một nến thể hiện giá xuống sẽ có màu đen (Hình 2C). Bóng trên, đối với nến giá lên là khoảng cách giữa giá đóng cửa và giá cao nhất trong giai đoạn mà nó thể hiện, đối với nến giá xuống là khoảng cách giữa giá mở cửa và giá cao trong giai đoạn mà nó thể hiện. Bóng dưới, đối với nên giá lên là khoảng cách giữa giá mở cửa và giá thấp trong giai đoạn mà nó thể hiện, đối với nến giá xuống là khoảng cách giữa giá đóng cửa và giá.

8.JPG

Nguồn: http://www.amcenter.vn/chuong-1-cac-thuat-ngu-va-khai-niem-cts-113.aspx
 
Lý thuyết nến Nhật Bản
Biểu đồ nến Nhật là biểu đồ thông dụng nhất với các nhà kinh doanh Ngoại Hối. Nguyên nhân của điều này là biểu đồ nến Nhật Bản cung cấp thông tin đầy đủ, rõ ràng và dễ hình dung về những động lực của giá. Chính vì có tính đa chức năng mà các biểu đồ nến được sử dụng rộng rãi trong phân tích tài chính. Trong chương này, chúng ta sẽ bàn đến các loại nến và mô hình nến cơ bản.
Các loại nến
10.JPG

9.JPG


Mô hình này xuất hiện trong một xu hướng tăng giá hoặc giảm giá mạnh, khi mà một nến khác màu áp đảo hoàn toàn nến liền trước nó. Nến đảo chiều là nến trắng trong thị trường giá xuống và nến đen trong thị trường giá lên. Trong cả hai trường hợp, thân chính của nến đảo chiều áp đảo hoàn toàn bóng của nến liền trước nó. Nếu sau khi nến nghịch đảo được hình thành mà có thêm những nến nhỏ khác xuất hiện theo cùng xu hướng thì điều đó chứng tỏ xu hướng nghịch đảo là rất mạnh mẽ.

11.JPG


Nến Dạng búa, Đảo chiều giá lên

14.JPG


Nến dạng búa là loại nến với thân chính nhỏ và bóng dưới dài (thường dài gấp đôi thân chính của nến). Nến dạng búa xuất hiện trong xu hướng giá xuống và báo hiệu thị trường đã xuống đến đáy. Thông thường thì màu sắc của nến không quan trọng, bóng trên của nến cũng vậy cho dù bóng này có thể nhỏ hoặc thậm chí không xuất hiện.

13.JPG

14.JPG


Trong trường hợp này, một nến với thân chính nhỏ và bóng dưới dài xuất hiện trong xu hướng giá lên. Bóng dưới thường dài gấp đôi thân chính của nến. Màu sắc của nến hình người treo cổ không quan trọng và bóng trên có kích thước nhỏ hoặc thậm chí không xuất hiện.

Mô hình mây đen bao phủ (Dark Cloud Cover), Đảo chiều giá xuống
16.JPG


Mô hình mây đen bao phủ xuất hiện trong xu hướng đi lên của thị trường. Nó được tạo thành khi một nến đảo chiều có mức giá mở cửa cao hơn giá đóng cửa và giá đóng cửa thấp hơn điểm giữa thân của nến giá lên trước đó, cho thấy dấu hiệu đảo chiều của xu hướng.
17.JPG

Mô hình sắc nhọn, Đảo chiều giá lên
18.JPG


Mô hình Sắc nhọn xuất hiện trong một xu hướng đi xuống. Nến đảo chiều có giá mở cửa thấp hơn giá đóng cửa và giá đóng cửa cao hơn điểm giữa của nến giá xuống liền trước nó.

19.JPG

20.JPG


Mô hình Sao Mai xuất hiện trong xu hướng giá xuống. Nến đảo chiều có mức giá mở cửa thấp hơn giá đóng cửa của nến trước nó và nến tiếp theo nến đảo chiều có mức giá mở cửa cao hơn giá đóng cửa của nó. Nến đảo chiều này có thể là một nến doji hoặc một nến thể hiện giá lên.

21.JPG


Sao Hôm, Đảo chiều giá xuống

22.JPG


Nến Sao Hôm xuất hiện khi xu hướng đi lên chuyển sang đi xuống. Nến đảo chiều mở cửa tại mức giá cao hơn giá đóng cửa của nến trước nó và nến theo sau nến đảo chiều mở cửa ở mức giá thấp hơn giá đóng cửa của nó. Nến đảo chiều có thể là nến thế hiện giá xuống hoặc nến Doji.

Nến sao chổi ( Shooting Star) là nến Sao Hôm với một bóng trên dài
23.JPG


Mô hình nến gọng kìm (Pincers)
24.JPG


Nến hình gọng kìm là mô hình trong đó hai hoặc nhiều nến có độ dài bóng bằng nhau xuất hiện. Các nến với bóng dưới bằng nhau xuất hiện khi xu hướng đi xuống chuyển thành xu hướng đi lên. Các nến với bóng trên bằng nhau xuất hiện khi xu hướng đi lên chuyển thành xu hướng đi xuống. Màu sắc của cả hai loại nến đều không quan trọng và có thể xuất hiện một hoặc hai nến nằm giữa chúng.

25.JPG


Ba ngôi sao, Đảo chiều đi lên và đi xuống
26.JPG


Ba nến Doji là một tín hiệu mạnh mẽ cho thấy sự đổi chiều của thị trường. Chúng không cần phải xuất hiện trên cùng một mức và có thể có các mức giá mở cửa với nhiều khoảng chênh nhau.

27.JPG

Các đường gặp nhau (Meeting lines), Đảo chiều đi lên và đi xuống.

Khi mô hình Các đường Gặp nhau xuất hiện trong xu hướng đi lên, chúng là dấu hiệu của một sự đảo chiều đi xuống. Nến đảo chiều có mức giá mở cửa cao hơn giá đóng cửa của nến trước đó nhưng sau đó giá nhanh chóng chạm mức đóng cửa của nến trước đó. Khi mô hình Các đường Gặp nhau xuất hiện trong xu hướng đi xuống, chúng là dấu hiệu cho một sự đảo chiều đi lên và trong trường hợp này, nến đảo chiều có giá mở cửa thấp hơn giá đóng cửa của nến trước nó. Nến tiếp sau nến đảo chiều có cùng màu với nến đảo chiều.
29.JPG
 
Mô hình nến đứt rời (Breakaway Candlesticks), Đảo chiều đi lên và đi xuống

30.JPG


Khi xuất hiện một vài nến cùng chiều với xu hướng và một nến xuất hiện ngược chiều với xu hướng và lấn át hoàn toàn nến trước đó; đó là tín hiệu cho thấy thị trường đã xuống tới đáy hoặc lên tới đỉnh. Bóng của nến lấn át không cần phải che phủ hoàn toàn bóng của nến bị lấn át.

31.JPG


Mô hình nến Harami, đảo hình đi lên và đi xuống
32.JPG


Harami là một mô hình có 2 nến bị che phủ bởi thân của một nến khác. Màu sắc của nến che phủ là trắng khi xu hướng là đi lên và đen khi xu hướng là đi xuống. Màu sắc của nến bị che phủ không quan trọng. Sự đảo chiều được xác nhận khi thân nến tiếp theo sau nến bị che phủ gối lên thân của nến che phủ.

33.JPG


Ba nến tiếp diễn (Continuation Parterns)

34.JPG

Ba nến với thân chính dài có cùng màu đứng cạnh nhau là tín hiệu tiếp diễn mạnh mẽ. Nếu xu hướng là đi lên, mô hình do ba nến trắng như vậy tạo nên sẽ được gọi là Ba chiến binh trắng. Nếu xu hướng là đi xuống, mô hình do ba nến đen như vậy tạo nên sẽ được gọi là Ba con quạ đen.

35.JPG


Khi có hai hoặc nhiều nến xuất hiện ngược chiều xu hướng và bị che phủ bởi nến tiếp theo có thân dài và cùng chiều với xu hướng, đó là tín hiệu cho thấy xu hướng đó sẽ tiếp diễn (Hình 16).

36.JPG


38.JPG


Khi hai hay nhiều nến xuất hiện ngược chiều xu hướng, cần phải
xem xét là loại nến nào xuất hiện sau chúng. Nếu màu sắc của thân nến tiếp theo xác nhận chiều của xu hướng thì nó là một tín hiệu tiếp diễn mạnh mẽ, nếu không, nó là một dấu hiệu đảo chiều mạnh mẽ. (Hình 17).
39.JPG

40.JPG



Nếu khoảng chênh giá (giữa giá đóng cửa của phiên trước và giá mở cửa của phiên sau) là cùng chiều với xu hướng và nến tiếp theo không lấp đầy được khoảng chênh đó bằng thân chính của nó thì đó là một dấu hiệu tiếp diễn (Hình 18).

41.JPG

42.JPG


Nếu hai nến với thân chính bằng nhau có cùng màu sắc xuất hiện ngược chiều xu hướng thì đó là một dấu hiệu tiếp diễn (Hình 19).
43.JPG

44.JPG


Còn có rất nhiều mô hình tiếp diễn và đảo chiều khác nữa, nhưng tất cả chúng, ở một chừng mực nào đó, đều xuất phát từ những mô hình mà chúng ta đã xem xét ở trên. Việc áp dụng có hiệu quả các phân tích dựa trên các mô hình nến sẽ cho ta thấy lịch sử diễn biến giá của một số công cụ tài chính, mô hình đặc trưng nhất cho từng công cụ đó và cách thị trường phản ứng với mô hình đó trong quá khứ.

Các thuật ngữ và loại hình biểu đồ mà chúng ta vừa nghiên cứu phía trên là công cụ rất quan trọng để các bạn đọc hiểu các chương tiếp theo và đặc biệt, chúng rất hữu dụng khi đưa ra quyết định tham gia thị trường.
 
Back
Top