VC-Thiền quán

Bác còn đọc nhiều hơn em, :) Triết lý Phật luôn thâm thúy & cao siêu, rất cần nhiều trải nghiệm để ngộ!

Em đơn giản cứ chiêm nghiệm từ đời thường rồi đúc kết, theo những gì bác Giailang đọc thì em nhận thấy hình như mình cũng có ....căn tu, :) Biết mình chưa đủ, phải hiểu người & giúp người hiểu chính họ. Nhưng cái cản trở hiểu người khác lại chính là cái tôi vĩ đại :). Để giúp được người khác, sau khi hiểu mình, còn phải biết mở lòng yêu thương họ. Khi vì cái tôi & các định kiến của mình mà phán xét người thì làm sao mình có thể yêu quý được họ mà động lòng giúp?!

Riêng em nhận thấy, ko thể ghét ai là một điều cực kỳ sung sướng!

PS: Kỳ hỷ, cười mím chi 5 cái cũng ko cho.

Cao siêu hay đơn giản nhiều khi khó nói lắm. Cao thủ thì chiêu thức tinh vi, có thể âm hiểm có thể dũng mãnh, còn bậc thầy thì đánh cũng như không, chả thấy gì, vô hình vô tướng.

Đòn của cao thủ thì có thể luận cao thấp, chứ bậc thầy phất tay 1 cái vu vơ, chả biết luận thế nào, bảo cao siêu hay đơn giản đều thấy đúng :-)

Cái này ko phải trong kinh phật, nó trong chưởng Kim dung :D
 
  • Like
Reactions: Cdg
Đúng rồi đó bác, ý trên em là, tốt nhất là đón nhận tất cả để hiểu chúng như chúng vốn thế, đừng phán xét, đó là công việc rất khó, cứ để việc khó đó cho Thượng Đế có job để làm. :)

Thôi xong. Khỏi lăn tăn nhé. Cụ có căn thật ...

Tu bao kiếp cũng chỉ đề nhìn được cái gì ra cái đó, không định kiến và không phán xét :D
 
  • Like
Reactions: Cdg
Nói thực sự là em cũng thích tâm nhảy tanh tách thế cơ, nó mới human being. :)

Vụ độc cô bảng điện thì bác nhầm hay sao ý chứ, ở đây có độc cô đó nhưng mà người đó hổng phải em. Hix..hix :)

Nhà phật dạy biết nó nhảy là đủ rồi, chả cần thích hay không :D

Vụ bảng điện em nhầm à. Thấy cụ luân chiêu thức MMBB tanh tách nên cứ nghĩ thế. Đúng là định kiến :cool:
 
Thôi xong. Khỏi lăn tăn nhé. Cụ có căn thật ...

Tu bao kiếp cũng chỉ đề nhìn được cái gì ra cái đó, không định kiến và không phán xét :D

Đó là con đường đi của Trung đạo: Do Đức Nhiếp chính vương: KHAMTRUL RINPOCHE đời thứ IX. Biên soạn lý giải.

Con đường chính chỉ có thề gói gọn:

"Mọi cái như chính nó đã là. Nó bị biến đổi theo các tâm trạng: yêu, ghét, thích, chán nản, đau khổ, vui sướng....của con người. Do tâm con người vọng tưởng ra mà thành. Mọi thứ do tâm phát khởi mà ra....Nên càng tĩnh tâm bao nhiêu. Chúng ta sẽ biết được bản ngã - bản chất cơ bản của mọi thứ trong vũ trụ bao la.( Nhưng vọng tưởng, quán chiếu, tưởng tượng, ngã mạn lại là bản chất cố hữu - đặc biệt mạnh mẽ của con người) hi...ì. Khó thay...khó thay.

Như thực ra bản chất chính của nó vốn như là ....."

G/L
 
Last edited by a moderator:
Đó là con đường đi của Trung đạo: Do Đức Nhiếp chính vương: KHAMTRUL RINPOCHE đời thứ IX. Biên soạn lý giải.

Con đường chính chỉ có thề gói gọn:

"Mọi cái như chính nó đã là. Nó bị biến đổi theo các tâm trạng: yêu, ghét, thích, chán nản, đau khổ, vui sướng....của con người. Do tâm con người vọng tưởng ra mà thành. Mọi thứ do tâm phát khởi mà ra....Nên càng tĩnh tâm bao nhiêu. Chúng ta sẽ biết được bản ngã - bản chất cơ bản của mọi thứ trong vũ trụ bao la.( Nhưng vọng tưởng, quán chiếu, tưởng tượng, ngã mạn lại là bản chất cố hữu - đặc biệt mạnh mẽ của con người) hi...ì. Khó thay...khó thay.

Như thực ra bản chất chính của nó vốn như là ....."

G/L

Vâng. Địa ngục là đó, niết bàn cũng là đó, ở ngay trong tâm.

Hành giả cứ đi tìm, đi tìm ... mấy ai biết chỉ cần trở về. Quay đầu là bờ, buông đao là thành phật :D

Em văn chương kiểu Kim Dung, chứ không thâm sâu chính tông được như cụ. Thỉnh thoảng cụ cho vài đường để anh em còn có chỗ để quán sát và học hỏi :D
 
Ấy chết, thế thì có khi chưa phải là giác ngộ. Hiểu quá khứ thì đúng, nhưng biết trước tương lai thì hóa ra một tay vén hết mọi nhân duyên, định đọat mọi quả rồi thì không còn ở trong cõi ta bà này. Nói nôm nghĩa là đã đến tịch diệt (không còn nhân quả). Trong khi triết lý của phật giáo thì tự mình biết mới là một nửa(tự giác ngộ-tự giác), để mọi người biết điều mình biết(giác tha:người khác giác ngộ) là nửa còn lại. Khi đã tịch diệt rồi, không còn quay lại luân hồi, làm sao giúp người khác đang ở trong luân hồi thóat ra khỏi cái vòng luân hồi??? Vì thế, trong cõi người có Quán Âm(Avarokiteshvara), trong cõi quỷ có Địa Tạng, hai người này thề không tịch diệt khi còn có người trong các cõi ấy cần được giúp.

Ấy là sách phật nói thế, và tui cũng chỉ là kẻ phàm, không phải là người tu hành (hành giả), chỉ biết nói lại những gì đã từng đọc.

Chắc bác hiểu lầm ý em chỗ này.

Biết được quá khứ hay vị lai, của mình hay của người khác chỉ là mói đạt đến một mức biết cao hơn trong các mức biết mà thôi. Cái biết là cái tổng hợp của cái nghe thấy biết. Khi biết đến mức thông suốt viên dung thì có lẽ thấy và biết nhiều hơn.
Chỉ xét đến cái thấy thôi, Kinh sách đã nói đến NGŨ NHÃN.
- Nhục nhãn chỉ thấy ánh sáng mà không thấy bóng tối, chỉ thấy trước mắt mà không thấy sau lưng, thấy hữu hình mà không thấy được xuất thế gian...
-Tiên thần nhãn: thấy được bóng tối, thấy được sau lưng, thấy được quá khứ, vị lai, ...
-Pháp Nhãn...
-Huệ nhãn ...
-Phật Nhãn ...
(mấy cái sau nì em cũng chưa hiểu luôn, chỉ biết là cao siêu lắm) :)
Thế nên chỉ là nhìn thấy, biết hơn chứ không thể "tác động vào cái QUẢ mà xoay vần được số phận đâu hả bác. Cái quả của mình gặt nó vẫn chính xác như chính những gì của mình đã gieo thôi muh. TRong Kim cang kinh có nói "Bậc Bồ Tát mà còn nghĩ đến cái danh Bồ Tát thì cũng chưa thành Bồ Tát" (Xin lỗi em không nhớ nguyên văn). Chỉ còn 1 chút vọng hay tưởng thì cũng còn vướng trong danh và tướng ngã rùi, lấy đâu gọi là giác ngộ.

Còn em hiểu các vị Bồ Tát (Quán Thế Âm, Địa Tạng Vương,...) vẫn còn trong cõi ta bà thì chưa hẳn là như ý bác nói. Em hiểu là vì cái nguyện của Các chư vị đó, nên các vị vẫn còn làm.
 
Last edited by a moderator:
Bác còn đọc nhiều hơn em, :) Triết lý Phật luôn thâm thúy & cao siêu, rất cần nhiều trải nghiệm để ngộ!

Em đơn giản cứ chiêm nghiệm từ đời thường rồi đúc kết, theo những gì bác Giailang đọc thì em nhận thấy hình như mình cũng có ....căn tu, :) Biết mình chưa đủ, phải hiểu người & giúp người hiểu chính họ. Nhưng cái cản trở hiểu người khác lại chính là cái tôi vĩ đại :). Để giúp được người khác, sau khi hiểu mình, còn phải biết mở lòng yêu thương họ. Khi vì cái tôi & các định kiến của mình mà phán xét người thì làm sao mình có thể yêu quý được họ mà động lòng giúp?!

Riêng em nhận thấy, ko thể ghét ai là một điều cực kỳ sung sướng!

PS: Kỳ hỷ, cười mím chi 5 cái cũng ko cho.

Hihi, em có coi phim nên trích dẫn thui chứ chắc không đọc nhiều bằng bác đâu.

Em cũng được nghe trong kinh nói là bậc biết tự cổi giải được tâm mình và giúp người khác thì là thật đáng quý báu.
Nhưng cũng vì cái tôi- cái bản ngã nó tạo ra nhiều cái giả tưởng, cả một vòng đai của những giả tưởng (ta là..., ta thì..., ta có.., ta không..., ...của ta) mà ta phải chạy vạy bon chen với những cái phù du trần thế.

Trong kinh Phật bảo "Chúng sanh lìa ngã là xong"

Hĩc, biết thế nhưng đến bao giờ biết không làm như thế. :)
 
Ấy chết, thế thì có khi chưa phải là giác ngộ. Hiểu quá khứ thì đúng, nhưng biết trước tương lai thì hóa ra một tay vén hết mọi nhân duyên, định đọat mọi quả rồi thì không còn ở trong cõi ta bà này.
.

Nói nôm nghĩa là đã đến tịch diệt (không còn nhân quả). Trong khi triết lý của phật giáo thì tự mình biết mới là một nửa(tự giác ngộ-tự giác), để mọi người biết điều mình biết(giác tha:người khác giác ngộ) là nửa còn lại. Khi đã tịch diệt rồi, không còn quay lại luân hồi, làm sao giúp người khác đang ở trong luân hồi thóat ra khỏi cái vòng luân hồi??? Vì thế, trong cõi người có Quán Âm(Avarokiteshvara), trong cõi quỷ có Địa Tạng, hai người này thề không tịch diệt khi còn có người trong các cõi ấy cần được giúp.

Ấy là sách phật nói thế, và tui cũng chỉ là kẻ phàm, không phải là người tu hành (hành giả), chỉ biết nói lại những gì đã từng đọc.
Chắc bác hiểu lầm ý em chỗ này.

Biết được quá khứ hay vị lai, của mình hay của người khác chỉ là mói đạt đến một mức biết cao hơn trong các mức biết mà thôi. Cái biết là cái tổng hợp của cái nghe thấy biết. Khi biết đến mức thông suốt viên dung thì có lẽ thấy và biết nhiều hơn.
Chỉ xét đến cái thấy thôi, Kinh sách đã nói đến NGŨ NHÃN.
- Nhục nhãn chỉ thấy ánh sáng mà không thấy bóng tối, chỉ thấy trước mắt mà không thấy sau lưng, thấy hữu hình mà không thấy được xuất thế gian...
-Tiên thần nhãn: thấy được bóng tối, thấy được sau lưng, thấy được quá khứ, vị lai, ...
-Pháp Nhãn...
-Huệ nhãn ...
-Phật Nhãn ...
(mấy cái sau nì em cũng chưa hiểu luôn, chỉ biết là cao siêu lắm) :)
Thế nên chỉ là nhìn thấy, biết hơn chứ không thể "tác động vào cái QUẢ mà xoay vần được số phận đâu hả bác

Tui sẽ giải đáp cho bác ở góc độ nghiên cứu, không phải tuyên truyền giáo hóa cho bác hay bất cứ ai. Mong các độc giả đừng hiểu nhầm.

Tui không nói như bác trích dẫn. Để hiểu về nhân-quả trong Budhism, và không bị mang tiếng xuyên tạc, tui xin tóm tắt một số đỉem sau. xuất phát từ giáo lý của tôn giáo này:

Trong triêt lý của đạo phật, có các yếu tố cơ bản: nhân(nguyên nhân) duyên(các tác động môi trường) hành (họat động của chủ thể)-quả(kết quả). Đây là chuỗi theo trình tự thời gian, thể hiện sự tương tác của từng yếu tố để kết nối giữa nhân và quả theo thời gian.
Về nhãn, nhục nhãn (mắt người) thiên nhãn, huệ nhãn, về cơ bản là giác quan, mà hành giả có thể dùng làm phương tiện, nhưng cũng là một cái gây nhiễu nếu không đi đúng đường. Huệ nhãn chỉ là một giác quan để mở cánh cửa vào con đường trí huệ, ở đây chữ huệ có thể hiểu là kiến thức, trí tuệ. Tuy nhiên hiểu biết và kiến thức thì vô biên, trong đó giác ngộ là điểm cuối con đường hiểu biết theo Phật pháp. Có hiểu biết không chắc dẫn đến giác ngộ mà có thể dẫn đến mê cung khiến người ta lầm lạc, vì vậy có khái niệm chính giác (giác ngộ đúng- hiểu biết đúng sự thực, hiểu chân lý). Sắc tức không, không tức sắc là nhãn quan của phật giáo thậm chí có thể gọi là phật nhãn, nhưng khái niệm này không gắn với giác quan, mà gắn với ý niệm, và cũng là chính niệm.
Pháp nhãn hơi khác chút, nó là quan điểm của hành giả, tựa như đèn soi, mỗi pháp có một pháp nhãn riêng, và mỗi dòng tu phật có pháp nhãn riêng. Người Tịnh độ chọn kinh kệ, hiểu kinh kệ là đường đi, dùng đèn dẫn đường là hiểu đúng Kinh và vận dụng đúng Luật nhờ thấu hiểu Luận và vận dụng vào thời của mình cho phù hợp(vì Kinh- Luật-Luận đa phần được viết từ cổ đại và trung đại, có tính nguyên lý). Người Thiền Tông lấy quán tưởng, đốn ngộ, tẩy sạch niệm và nghiệp bằng quán tưởng, luyện thân thể vững chắc bằng hành thiền để duy trì sức mạnh quán tưởng. Hành giả mật chọn Quán Âm, dùng âm thanh để tẩy rửa niệm và nghiệp như Avarokiteshvara đã từng truyền dạy khi xưa. (Cũng chính vì lý do này mà ông có hiệu Quán Âm.) Và pháp nhãn là đèn soi đường để từng dòng đi theo đúng dòng của mình.

Vì sao tôi nói "nhưng biết trước tương lai thì hóa ra một tay vén hết mọi nhân duyên, định đọat mọi quả rồi thì không còn ở trong cõi ta bà này"
Như trên tôi đã nói về nhân-quả, để có được quả từ nhân, phải có môi trường và có họat động. Vì duyên luôn thay đổi, hành cũng phải thay đổi theo, nên nhân quả biến đổi không ngừng. Chính vì thế đường đi của hành giả đến giác ngộ là nhiều kiếp theo đạo phật, mỗi lần chỉ gỡ được một số quả do nghiệp từ kiếp trước và gieo một số nhân tốt cho kiếp sau. Chỉ đến khi gỡ xong mọi nhân quả, không còn gieo thêm nhân nào ngòai nhân giác ngộ(hiểu biết) và nhân đó là chính giác, chính đạo, không còn liên quan đến luân hồi (nghĩa là không có kiếp sau nữa) hành giả chỉ còn 2 chọn lựa:
1. Tự nhiên: rời khỏi vòng luân hồi để nhập diệt(niết bàn)
2. Phát nguyện không nhập diệt: Lời thề thực hiện những điều lớn lao nào đó, chỉ khi nào hòan thành xong mới nhập diệt. Mỗi vị Phật đều có các phát nguyện, như Amita (Adiđà), Gautama (Như Lai).
Quán Âm và Địa tạng cũng vậy. các ông có những phát nguyện cứu vớt cho chúng sinh 2 cõi, nghĩa là khi nào còn 2 cõi thì 2 ông chưa thành Phật (chưa nhập diệt).

Vì vậy, biết trước tương lai chính là thời điểm quyết định này: có thóat khỏi luân hồi để thành Phật, hay còn ở lại để thực hiện tiếp những điều khác. Vì khi chưa đến bước này, hầu như hành giả không thể biết trước tương lai sẽ có gì vì nhân duyên chuyển vận, nghiệp lực thay đổi không ngừng. Đó chính là ý nghĩa của câu "một tay vén trọn nhân duyên" với ý đã hoàn thành chặng đường đến với giác ngộ.

Về Kinh Kim Cang, bác đưa vào lạc đề, vì lời trích dẫn không liên quan đến 2 vị nói trên, nó chỉ là lời răn cho những người chưa thóat khỏi tham danh cho dù đã đến bậc bồ tát. Cũng vì lí do này, vua Phật Lưu Công Danh có câu: (Giác)Ngộ là nhất thời, tu là trọn kiếp. Còn hai ông kia phát nguyện CHƯA THÀNH PHẬT chứ không phải ham chức bồ tát... Phật tính hỷ xả, bác không bị quở trách, nhưng lời lẽ của bác e là hơi mạo phạm hai ông ấy.




. Cái quả của mình gặt nó vẫn chính xác như chính những gì của mình đã gieo thôi muh. TRong Kim cang kinh có nói "Bậc Bồ Tát mà còn nghĩ đến cái danh Bồ Tát thì cũng chưa thành Bồ Tát" (Xin lỗi em không nhớ nguyên văn). Chỉ còn 1 chút vọng hay tưởng thì cũng còn vướng trong danh và tướng ngã rùi, lấy đâu gọi là giác ngộ.

Còn em hiểu các vị Bồ Tát (Quán Thế Âm, Địa Tạng Vương,...) vẫn còn trong cõi ta bà thì chưa hẳn là như ý bác nói. Em hiểu là vì cái nguyện của Các chư vị đó, nên các vị vẫn còn làm.
 
Last edited by a moderator:
Tui sẽ giải đáp cho bác ở góc độ nghien cứu, không phải tuyên truyền giáo hóa cho bác hay bất cứ ai. Mong các độc giả đừng hiểu nhầm

Trong triêt lý của đạo phật, có các yếu tố cơ bản: nhân(nguyên nhân) duyên(các tác động môi trường) hành (họat động của chủ thể)-quả(kết quả). Đây là chuỗi theo trình tự thời gian, thể hiện sự tương tác của từng yếu tố để kết nối giữa nhân và quả theo thời gian.

Về nhãn, nhục nhãn (mắt người) thiên nhãn, huệ nhãn, về cơ bản là giác quan, mà hành giả có thể dùng làm phương tiện, nhưng cũng là một cái gây nhiễu nếu không đi đúng đường. Huệ nhãn chỉ là một giác quan để mở cánh cửa vào con đường trí huệ, ở đây chữ huệ có thể hiểu là kiến thức, trí tuệ. Tuy nhiên hiểu biết và kiến thức thì vô biên, trong đó giác ngộ là điểm cuối con đường hiểu biết theo Phật pháp. Có hiểu biết không chắc dẫn đến giác ngộ mà có thể dẫn đến mê cung khiến người ta lầm lạc, vì vậy có khái niệm chính giác (giác ngộ đúng- hiểu biết đúng sự thực, hiểu chân lý). Sắc tức không, không tức sắc là nhãn quan của phật giáo thậm chí có thể gọi là phật nhãn, nhưng khái niệm này không gắn với giác quan, mà gắn với ý niệm, và cũng là chính niệm.
Pháp nhãn hơi khác chút, nó là quan điểm của hành giả, tựa như đèn soi, mỗi pháp có một pháp nhãn riêng, và mỗi dòng tu phật có pháp nhãn riêng. Người Tịnh độ chọn kinh kệ, hiểu kinh kệ là đường đi, dùng đèn dẫn đường là hiểu đúng Kinh và vận dụng đúng Luật nhờ thấu hiểu Luận và vận dụng vào thời của mình cho phù hợp(vì Kinh- Luật-Luận đa phần được viết từ cổ đại và trung đại, có tính nguyên lý). Người Thiền Tông lấy quán tưởng, đốn ngộ, tẩy sạch niệm và nghiệp bằng quán tưởng, luyện thân thể vững chắc bằng hành thiền để duy trì sức mạnh quán tưởng. Hành giả mật chọn Quán Âm, dùng âm thanh để tẩy rửa niệm và nghiệp như Avarokiteshvara đã từng truyền dạy khi xưa. (Cũng chính vì lý do này mà ông có hiệu Quán Âm.) Và pháp nhãn là đèn soi đường để từng dòng đi theo đúng dòng của mình.

<còn tiếp>

Cụ nói cụ chỉ đọc sách. Nếu chỉ vậy em bái phục khả năng đúc kết và hệ thống hóa của cụ. Cụ có huệ nhãn khiếp đảm :D
 
Chắc bác hiểu lầm ý em chỗ này.

Thế nên chỉ là nhìn thấy, biết hơn chứ không thể "tác động vào cái QUẢ mà xoay vần được số phận đâu hả bác. Cái quả của mình gặt nó vẫn chính xác như chính những gì của mình đã gieo thôi muh. TRong Kim cang kinh có nói "Bậc Bồ Tát mà còn nghĩ đến cái danh Bồ Tát thì cũng chưa thành Bồ Tát" (Xin lỗi em không nhớ nguyên văn). Chỉ còn 1 chút vọng hay tưởng thì cũng còn vướng trong danh và tướng ngã rùi, lấy đâu gọi là giác ngộ.

Còn em hiểu các vị Bồ Tát (Quán Thế Âm, Địa Tạng Vương,...) vẫn còn trong cõi ta bà thì chưa hẳn là như ý bác nói. Em hiểu là vì cái nguyện của Các chư vị đó, nên các vị vẫn còn làm.

Theo vật lý học thì về mặt lý thuyết cụ có thể du hành ngược trở lại quá khứ. Khi đó có khả năng cụ tác động được vào nhân hay duyên, để làm thay đổi quả :D

Rắc rối ở chỗ khi đó có thể phát sinh một vũ trụ khác chứ cái vũ trụ mà từ đó cụ xuất phát nhiều khả năng vẫn thế ...

Em cũng chả hiểu gì, vì những giả thiết vật lý đó hình như cũng chưa đâu vào đâu :D
 
Ấy chết, thế thì có khi chưa phải là giác ngộ. Hiểu quá khứ thì đúng, nhưng biết trước tương lai thì hóa ra một tay vén hết mọi nhân duyên, định đọat mọi quả rồi thì không còn ở trong cõi ta bà này.

Tui sẽ giải đáp cho bác ở góc độ nghiên cứu, không phải tuyên truyền giáo hóa cho bác hay bất cứ ai. Mong các độc giả đừng hiểu nhầm.

Tui không nói như bác trích dẫn. Để hiểu về nhân-quả trong Budhism, và không bị mang tiếng xuyên tạc, tui xin tóm tắt một số đỉem sau. xuất phát từ giáo lý của tôn giáo này:


Rất vui được cùng tranh biện với bác. Em xin tiếp tục, nhưng em cũng xin bác hiều trước giùm em là em sẽ nói những điều mình hiểu và nhận được và cùng đem giải bày để cùng chia sẻ chứ không có hàm ý nói em đúng bác sai hay ngược lại nhé.

Em cũng thích nói về giáo lý nhà Phật để hiểu như là một hệ thống "triết lý" hoàn mỹ, đầy đủ và trọn vẹn chỉ cho nhân sinh qui luật vận động của vũ trụ. Chỉ ra con đường giải thoát khỏi con đường sanh tử luân hồi gắn liền với cái khổ, hay cũng tôn trọng chính sự chánh báo thọ báo của mỗi cá nhân trong vũ trụ này (ai muốn thành Phật- tu Phật, thành tiên - tu tiên, thành thần -tu thần) hơn là nhìn thấy đạo Phật góc độ cứu cánh màu nhiệm "theo cơ chế xin cho". Mặc dù rất chắc chắn là trên con đường tu đến chính quả, bản thân mỗi chúng ta sẽ được chứng nghiệm sự nhiệm màu bất khả tư nghì.
Xin trích kinh Như Lai Tạng "...Thần thánh hóa đối với đạo Phật chưa phải là mục đích của Đạo Phật, đích nơi đạo Phật hóa giải mê tín đem con người đến Chánh tín".

[Trong triêt lý của đạo phật, có các yếu tố cơ bản: nhân(nguyên nhân) duyên(các tác động môi trường) hành (họat động của chủ thể)-quả(kết quả). Đây là chuỗi theo trình tự thời gian, thể hiện sự tương tác của từng yếu tố để kết nối giữa nhân và quả theo thời gian.
Về nhãn, nhục nhãn (mắt người) thiên nhãn, huệ nhãn, về cơ bản là giác quan, mà hành giả có thể dùng làm phương tiện, nhưng cũng là một cái gây nhiễu nếu không đi đúng đường. Huệ nhãn chỉ là một giác quan để mở cánh cửa vào con đường trí huệ, ở đây chữ huệ có thể hiểu là kiến thức, trí tuệ. Tuy nhiên hiểu biết và kiến thức thì vô biên, trong đó giác ngộ là điểm cuối con đường hiểu biết theo Phật pháp. Có hiểu biết không chắc dẫn đến giác ngộ mà có thể dẫn đến mê cung khiến người ta lầm lạc, vì vậy có khái niệm chính giác (giác ngộ đúng- hiểu biết đúng sự thực, hiểu chân lý). Sắc tức không, không tức sắc là nhãn quan của phật giáo thậm chí có thể gọi là phật nhãn, nhưng khái niệm này không gắn với giác quan, mà gắn với ý niệm, và cũng là chính niệm.

Pháp nhãn hơi khác chút, nó là quan điểm của hành giả, tựa như đèn soi, mỗi pháp có một pháp nhãn riêng, và mỗi dòng tu phật có pháp nhãn riêng. Người Tịnh độ chọn kinh kệ, hiểu kinh kệ là đường đi, dùng đèn dẫn đường là hiểu đúng Kinh và vận dụng đúng Luật nhờ thấu hiểu Luận và vận dụng vào thời của mình cho phù hợp(vì Kinh- Luật-Luận đa phần được viết từ cổ đại và trung đại, có tính nguyên lý). Người Thiền Tông lấy quán tưởng, đốn ngộ, tẩy sạch niệm và nghiệp bằng quán tưởng, luyện thân thể vững chắc bằng hành thiền để duy trì sức mạnh quán tưởng. Hành giả mật chọn Quán Âm, dùng âm thanh để tẩy rửa niệm và nghiệp như Avarokiteshvara đã từng truyền dạy khi xưa. (Cũng chính vì lý do này mà ông có hiệu Quán Âm.) Và pháp nhãn là đèn soi đường để từng dòng đi theo đúng dòng của mình]
[Vì sao tôi nói "nhưng biết trước tương lai thì hóa ra một tay vén hết mọi nhân duyên, định đọat mọi quả rồi thì không còn ở trong cõi ta bà này"
Như trên tôi đã nói về nhân-quả, để có được quả từ nhân, phải có môi trường và có họat động. Vì duyên luôn thay đổi, hành cũng phải thay đổi theo, nên nhân quả biến đổi không ngừng. Chính vì thế đường đi của hành giả đến giác ngộ là nhiều kiếp theo đạo phật, mỗi lần chỉ gỡ được một số quả do nghiệp từ kiếp trước và gieo một số nhân tốt cho kiếp sau. Chỉ đến khi gỡ xong mọi nhân quả, không còn gieo thêm nhân nào ngòai nhân giác ngộ(hiểu biết) và nhân đó là chính giác, chính đạo, không còn liên quan đến luân hồi (nghĩa là không có kiếp sau nữa)
][Trong triêt lý của đạo phật, có các yếu tố cơ bản: nhân(nguyên nhân) duyên(các tác động môi trường) hành (họat động của chủ thể)-quả(kết quả). Đây là chuỗi theo trình tự thời gian, thể hiện sự tương tác của từng yếu tố để kết nối giữa nhân và quả theo thời gian.
Về nhãn, nhục nhãn (mắt người) thiên nhãn, huệ nhãn, về cơ bản là giác quan, mà hành giả có thể dùng làm phương tiện, nhưng cũng là một cái gây nhiễu nếu không đi đúng đường. Huệ nhãn chỉ là một giác quan để mở cánh cửa vào con đường trí huệ, ở đây chữ huệ có thể hiểu là kiến thức, trí tuệ. Tuy nhiên hiểu biết và kiến thức thì vô biên, trong đó giác ngộ là điểm cuối con đường hiểu biết theo Phật pháp. Có hiểu biết không chắc dẫn đến giác ngộ mà có thể dẫn đến mê cung khiến người ta lầm lạc, vì vậy có khái niệm chính giác (giác ngộ đúng- hiểu biết đúng sự thực, hiểu chân lý). Sắc tức không, không tức sắc là nhãn quan của phật giáo thậm chí có thể gọi là phật nhãn, nhưng khái niệm này không gắn với giác quan, mà gắn với ý niệm, và cũng là chính niệm.


=> về ý này em cũng căn bản hiểu và nhận được như ý bác nói ở đây. Tuy nhiên câu trích dẫn của bác “Sắc tức không, không thị sắc” thì em lại hiểu khác: Phật nhãn theo em hiểu là cái nhìn đầy đủ của một bậc giác ngộ về một sự vật nào đó, nhìn thấu từ vô thủy đến vô chung. Nên câu nói trên nó gắn với ý niệm, cái nhận biết về thế giới từ cái thế giới danh sắc chỉ là vô thường đến cái chân lý chân không tuyệt mỹ - thế giới hình như chẳng là chi mà chính là phải đầy đủ và tròn vẹn tất cả.

[Vì sao tôi nói "nhưng biết trước tương lai thì hóa ra một tay vén hết mọi nhân duyên, định đọat mọi quả rồi thì không còn ở trong cõi ta bà này"
Như trên tôi đã nói về nhân-quả, để có được quả từ nhân, phải có môi trường và có họat động. Vì duyên luôn thay đổi, hành cũng phải thay đổi theo, nên nhân quả biến đổi không ngừng. Chính vì thế đường đi của hành giả đến giác ngộ là nhiều kiếp theo đạo phật, mỗi lần chỉ gỡ được một số quả do nghiệp từ kiếp trước và gieo một số nhân tốt cho kiếp sau. Chỉ đến khi gỡ xong mọi nhân quả, không còn gieo thêm nhân nào ngòai nhân giác ngộ(hiểu biết) và nhân đó là chính giác, chính đạo, không còn liên quan đến luân hồi (nghĩa là không có kiếp sau nữa)
=> đồng nhất với bác về cái biết ở chỗ này. Quá trình tu tập trên con đường đến chính giác là một hành trình dài qua nhiều nhiều đời nhiều kiếp. Mỗi một kiếp một đời chỉ “góp nhặt” được một chút, vì khi tái sinh còn hơi tham ăn cháo lú mà quên mất mình đã từng là ai, đã từng làm gì. Giật mình tỉnh giấc khỏi cái mê, cái nhiễm của cõi thế gian thì “game sắp over rùi”, gỡ được bao nhiêu hay tài khoản lại âm thêm vì chưa trả mà đã vay thêm. :)

hành giả chỉ còn 2 chọn lựa:
1. Tự nhiên: rời khỏi vòng luân hồi để nhập diệt(niết bàn) 2. Phát nguyện không nhập diệt:.
-> cái này theo em hiểu quá trình là automatically. Đã sạch và trơn liền thì tự lên từng cấp bậc. Nhưng có một chút khác với ý của bác. Em thì hiểu “qui trình” là khi bậc đã đi gần đến hết con đường, sắp trở thành chánh giác, hết luân hồi và vào cõi niết bàn thì khi đã trọn hạnh nguyện và được chư Phật cùng thọ ký thành Phật sẽ vào cõi niết bàn.

Lời thề thực hiện những điều lớn lao nào đó, chỉ khi nào hòan thành xong mới nhập diệt. Mỗi vị Phật đều có các phát nguyện, như Amita (Adiđà), Gautama (Như Lai)[/I].
[
-> Còn vì việc phát đại nguyện “không nhập diệt” theo em thì chưa hẳn là như vậy. Hạnh nguyện của từng chư vị cũng còn tùy từng thời kỳ tùy từng công năng mỗi vị. Phật Adi Dà là vị phật giáo chủ của Tây Phương cực lạc là vị Phật với nguyện độ sanh rộng lớn nhất. Bồ Tát Quán thế âm, Địa tạng … đúng là các chư vị ấy đã dư công hạnh để thành Phật nhưng vì còn lời nguyện “ chưa làm Phật khi còn chúng sanh cần đến các vị cứu khổ cứu nạn”.

[Về Kinh Kim Cang, bác đưa vào lạc đề, vì lời trích dẫn không liên quan đến 2 vị nói trên, nó chỉ là lời răn cho những người chưa thóat khỏi tham danh cho dù đã đến bậc bồ tát]
=> cái này bác hiểu sai ý em. Em trích kinh để minh họa cho ý trước, tu hành để gặt diệu quả bồ đề thì cho dù đã đạt đến mức ấy và vẫn chỉ còn vướng trong 1 khởi về danh tướng, thế cũng chưa xong để đạt đến danh vị ấy.
Khi luận về chư vị bồ tát em đã xuống hàng và còn dùng thêm giới từ “Còn” rồi muh. Bác phải xóa án oan giùm em nhé.

Rất vui được trao đổi với bác, mong được bác chia sẻ nhiều nhiều. Thanks!
 
Last edited by a moderator:
Nhà phật dạy biết nó nhảy là đủ rồi, chả cần thích hay không :D

Vụ bảng điện em nhầm à. Thấy cụ luân chiêu thức MMBB tanh tách nên cứ nghĩ thế. Đúng là định kiến :cool:

Nhà Phật thì dạy thế, bản thân em thì thích thế, em ko thích diệt dục, em chỉ thích kiểm soát được nó :))

Cụ đúng là quá đểu! Hà...hà..:))
 
Rất vui được cùng tranh biện với bác. Em xin tiếp tục, nhưng em cũng xin bác hiều trước giùm em là em sẽ nói những điều mình hiểu và nhận được và cùng đem giải bày để cùng chia sẻ chứ không có hàm ý nói em đúng bác sai hay ngược lại nhé.
Em cũng thích nói về giáo lý nhà Phật để hiểu như là một hệ thống "triết lý" hoàn mỹ, đầy đủ và trọn vẹn chỉ cho nhân sinh qui luật vận động của vũ trụ. Chỉ ra con đường giải thoát khỏi con đường sanh tử luân hồi gắn liền với cái khổ, hay cũng tôn trọng chính sự chánh báo thọ báo của mỗi cá nhân trong vũ trụ này (ai muốn thành Phật- tu Phật, thành tiên - tu tiên, thành thần -tu thần) hơn là nhìn thấy đạo Phật góc độ cứu cánh màu nhiệm "theo cơ chế xin cho". Mặc dù rất chắc chắn là trên con đường tu đến chính quả, bản thân mỗi chúng ta sẽ được chứng nghiệm sự nhiệm màu bất khả tư nghì.
Xinn trích kinh Như Lai Tạng "...Thần thánh hóa đối với đạo Phật chưa phải là mục đích của Đạo Phật, đíchnơi đạo Phật hóa giải mê tín đem con người đến Chánh tín".

Đời đúng là bể khổ....

Được cái em "vô tư" chả thấy khổ gì. Kiếp này cứ đón nhận tất cả, kiếp sau phân loại. :))

Ngũ thừa -Thập địa - Kiếp


Ngũ thừa là 5 cổ xe vận chuyển người vào bến bờ định hướng. Thừa có nghĩa là cái xe chuyên chở đưa người đi tới nơi chốn. Trong Phật giáo, thừa dùng chỉ cho giáo pháp để người tu đạt đến quả vị giải thoát.

Thập-địa hay còn gọi là Thập-trụ là 10 giai đoạn tu đạt được của 3 thừa : Thanh-văn, Duyên-giác và Bồ-Tát

Chữ kiếp thường dùng để chỉ kiếp sống con người, tức khoảng thời gian lâu dài mà chúng ta không biết được đích xác là bao nhiêu năm

Chữ A-tăng-kỳ có nghĩa là vô số, dùng để chỉ cho số nhiều như số cát sông Hằng không thể nào tính đếm hết được.

A-tăng-kỳ kiếp là kiếp sống hay sự tồn tại của thế giới qua hàng ngàn triệu năm.


NGŨ THỪA TRONG PHẬT GIÁO LÀ NHỮNG GÌ ?

Ngũ thừa là : Nhân thừa, Thiên thừa, Thanh-văn, Duyên-giác, Bồ-Tát thừa.

1- Nhân thừa : Do tu hành theo năm giới mà được làm người ở trong cõi nhân gian.

2- Thiên thừa : Do tu theo 10 điều thiện để được sinh lên các cõi trời.

3- Thanh-văn : Tu theo pháp tứ đế cầu đạt đến quả A-la-hán.

4- Duyên-giác : Tu theo pháp 12 nhân duyên hoàn thành quả Bích-chi-Phật.

5- Bồ-Tát thừa : Tu theo pháp Lục-độ mà chứng được đạo mầu giải thoát.

Trong năm thừa gồm chung cả hàng Đại-thừa và Tiểu-thừa. Nói một cách khác, năm thừa còn phân loại theo cách thứ hai như :

- Bồ-Tát

- Duyên-giác

- Thanh-văn

- Các loài hữu tình tánh căn chậm, lẹ khác nhau.

- Nhân Thiên thừa.

Như trong kinh Đại-Thừa Trang-Nghiêm Công-Đức và kinh Lăng-Già thì phân 5 thừa như cách trình bày thứ nhất ở trên. Giữa Bồ-Tát và Phật do tu nhân hành theo nhân quả "quyền", trong khi đó Phật tu hành theo nhân quả "Thật" và do đó có sự tu chứng đạt ngộ cũng khác nhau. Ngoài ra, các thừa khác chỉ biết áp dụng giáo lý của Phật một cách triệt để theo mẫu mực sẳn có, còn Bồ-Tát biết quyền do sức sáng tạo trong việc tu hành, nên quả vị tu chứng không đồng nhau.

Theo trình độ và căn cơ của mỗi chúng sinh tu tập mà quả vị có cao thấp cũng đều do sức cố gắng là nhân đưa đến quả hiển nhiên.

THẬP ĐỊA LÀ GÌ ? HÃY PHÂN BIỆT CHỖ KHÁC NHAU GIỮA QUAN NIỆM CỦA BA THỪA ?

Bồ-Tát thừa quan niệm về Thập-địa như sau :

1/. Hoan-hỉ-địa. 2/. Ly-cấu địa. 3/. Phát-quang-địa. 4/. Diệm-huệ-địa. 5/. Cực-ly-thắng-địa. 6/. Hiện-tiền-địa. 7/. Viễn-hành-địa. 8/. Bất-động-địa. 9/. Thiện-huệ-địa và 10/. Pháp-vân-địa.

Ngoài ra, còn một cách phân chia khác :

1/. Càng-huệ-địa, càng là khô khan. Dùng phép quán ngũ đình tâm (bất tịnh quán, từ bi quán, nhân duyên quán, giới phân biệt quán, sổ tức quán, tức quán hơi thở).

2/. Tinh-địa, từ nơi phàm phu mà thành.

3/. Nhẫn-địa, do nhẫn nhục mà đạt được chân lý.

4/. Kiến-địa, đoạn được kiến hoặc của 3 cõi và ngộ được chân lý của pháp Tứ-đế.

5/. Bất-địa, đoạn lìa các dục vọng của Dục-giới, chứng được Nhất-lai tức là quả Tư-đà-hàm và còn phải sanh trở lại nơi đời một lần nữa.

6/. Ly-dục-địa : Chứng quả A-na-hàm hay Bất-hoàn và không còn sanh vào thế gian nầy nữa.

7/. Dĩ-biện-địa : Đã trừ được kiến-hoặc và tư-hoặc trong 3 cõi, chứng thành A-la-hán.

8/ Chi Phật-địa : Tức quả Bích-chi-Phật của hàng Tiểu-thừa.

9/ Bồ-tát-địa : Do tụ lục độ, vạn hạnh trải qua vô số kiếp đã tròn đủ và chứng được quả vị Bồ-tát.

10/ Phật-địa : Thân rốt sau của Bồ-Tát được hoàn toàn giác ngộ. Còn nếu phân chia theo Thanh-văn-thừa Thập-địa lại là quy y Tam- Bảo, Tấn, Tín-pháp, Nội-phàm-phu, Học-tín-giới, Bác-nhân-địa, Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm và A-la-hán.

Nhưng đối với hàng Duyên-giác lại quan niệm Thập-địa có khác :

1.- Khổ hạnh đầy đủ

2.- Ngộ pháp 12 nhân duyên

3.- Ngộ được pháp Tứ-đế

4.- Trí tuệ thậm thâm

5.- Chứng được cửu thánh

6.- Quan sát tường tận cỏi hư không pháp giới và cõi chúng sinh

7.- Nhập vào chỗ tịch tĩnh an vui

8.- Đạt được 6 phép thần thông

9.- Thấu triệt được chân lý bí yếu của vạn pháp

10.- Tập khí và tưởng nghĩ của kiếp hiện tại còn lại một ít nơi tâm niệm.

Tóm lại, 10 cấp bậc tu chứng nầy chung cho cả hàng Thanh-văn, Duyên-giác và Bồ-Tát đã dày công tu tập trong nhiều đời mà thành tựu Phật đạo.

KIẾP LÀ GÌ ? CÓ KHÁC VỚI ĐỜI KHÔNG ?

Thế giới thành hình và hoại diệt luôn luôn xoay chuyển không ngừng. Mỗi một thế giới đều trải qua bốn thời kỳ là thành, trụ, hoại, không hay thành hình, tồn tại trong một thời gian, thay đổi và tiêu diệt. Mỗi thời kỳ đều có 20 tiểu kiếp, mỗi tiểu kiếp độ khoảng 16,000,000 năm. Chữ kiếp nói đủ, theo tiếng Phạn là Kiếp-ba (Kalpa) nghĩa là thời phận, tức việc phân chia ranh giới của thời gian có hai trường hợp : Đại thời và Trường thời.

Kiếp-thành là thời kỳ thế giới thành lập. Kiếp-trụ là sau khi thế giới đã thành hình và có các loài hữu tình chung sống lẫn lộn ở đó. Kiếp-hoại là giai đoạn phá hủy và kiếp không là thời kỳ bị tiêu diệt hoàn toàn không còn lại gì cả. Do đó, khi nói tới một kiếp là chỉ cho khoảng thời gian lâu xa thăm thẳm ! Các vị Bồ-Tát tu hành từ lúc phát tâm cho tới khi chứng quả phải trải qua 3 a-tăng-kỳ kiếp mới thành Phật. Một kiếp khoảng thời gian đã lâu, lại còn phải qua 3 lần nhiều hơn như thế để hành giả thực hành đạo giải thoát, đủ cho thấy rằng công phu tu tập lâu xa đến chừng nào !

Tóm lại, một đại kiếp gồm có 4 thời kỳ tức là 4 trung kiếp. Mỗi thời kỳ có 20 tiểu kiếp. Mỗi tiểu kiếp là 16,000,000 năm. Như vậy, số năm của một đại kiếp là :

Đ = tk x Tk = (20 x 4) = 80 x 16,000,000 = 1,280,000,000 năm.

(một ngàn hai trăm tám mươi triệu năm)

A TĂNG LÀ GÌ, SỐ LƯỢNG CÓ THỂ TÍNH ĐẾM ĐƯỢC KHÔNG ?

Theo như sự ước tính của khoa học thì một đại kiếp gồm có 4 trung kiếp, một trung kiếp có 20 tiểu kiếp và một tiểu kiếp là 16,000,000 năm. Như vậy, câu nói 3 a-tăng-kỳ kiếp gồm một tiểu kiếp, một trung kiếp và một đại kiếp mà thành. Số năm giữa một kiếp với a-tăng-kỳ kiếp khác nhau hàng triệu triệu năm vậy.

Đức Phật mỗi khi thuyết pháp gặp con số nhiều thường ví với số cát của sông Hằng hay là a-tăng-kỳ kiếp. A-tăng-kỳ kiếp là khoảng thời gian để cho các hàng Thanh-văn, Duyên-giác, Bồ-Tát tu tập đạt đến đạo giải thoát, và như thế số năm trong thời gian thực hành Phật giáo phải dài lâu biết bao nhiêu !

Chúng sanh vì không thấy được hết sự cấu tạo nên thế giới vũ trụ và do đó cũng lại càng mù mịt hơn khi nói tới niên số để hình thành các cõi. Con người chỉ biết hạn hẹp trong phạm vi nơi thế giới đang tồn tại, ngoài ra chung quanh chúng ta còn có biết bao nhiêu thế giới khác cũng hoạt động và người ta phải đợi đến một giai đoạn mà khoa học tiến bộ như ngày nay mới khám phá ra được màn bí mật của vũ trụ ! Nhưng khoa học cũng chưa đạt được tới chỗ sau cùng của những công cuộc thăm dò, thám hiểm, tìm tòi ... mà hiện còn có vô lượng vô số thế giới đang trãi qua các thời kỳ thành hình, tồn tại, hoại diệt và không. Chư Phật và các vị Bồ-Tát nhờ dày công tu luyện đã chứng minh được sự hiện hữu của muôn ngàn cõi khác nhau và số lượng niên đại trong mỗi thời kỳ mà con mắt thường của chúng sanh không thể hình dung hay tính đếm được.

Con người chỉ biết được khoảng thời gian qua các thế hệ (một thế hệ 30 năm), đời, thế kỷ chứ không thể nào xác định rõ được số năm nhiều hơn ở mỗi thời kỳ thành hình của các thế giới khác nhau.

SƯU TẦM.
 
Last edited by a moderator:
Nhà Phật thì dạy thế, bản thân em thì thích thế, em ko thích diệt dục, em chỉ thích kiểm soát được nó :))

Cụ đúng là quá đểu! Hà...hà..:))

Ok, chỉ sợ duc nó diệt thôi hi hi hi ...

Cụ mắng đểu thật ha ha ha :D

Đầu giờ sáng chọc cao thủ cái thấy sảng khoái ghê. Lại mời cụ một tách ~o)
 
Đời đúng là bể khổ....

Được cái em "vô tư" chả thấy khổ gì. Kiếp này cứ đón nhận tất cả, kiếp sau phân loại. :))

Chả thấy khổ thì không cần tu cụ ạ, vì tu cũng chỉ để thoát khổ, để được sảng khoái từng sát na ...

Sảng khoái được như cụ, em thấy ổn rồi. Trừ khi cụ có lòng xót thương chúng sinh như Phật tổ, muốn giải thoát nỗi khổ cho tất thảy nhân quần :D
 
Ok, chỉ sợ duc nó diệt thôi hi hi hi ...

Cụ mắng đểu thật ha ha ha :D

Đầu giờ sáng chọc cao thủ cái thấy sảng khoái ghê. Lại mời cụ một tách ~o)

Ha...ha...cái thú nó nằm ở chỗ đấy, cuộc đấu tranh diệt dục vĩ đại, cuộc chiến trường kỳ còn nhiều vật vã lắm! :))

Cảm ơn & nhờ các cụ mà em biết thêm nhiều kiến thức Phật giáo.
 
Chả thấy khổ thì không cần tu cụ ạ, vì tu cũng chỉ để thoát khổ, để được sảng khoái từng sát na ...

Sảng khoái được như cụ, em thấy ổn rồi. Trừ khi cụ có lòng xót thương chúng sinh như Phật tổ, muốn giải thoát nỗi khổ cho tất thảy nhân quần :D

Em thấy tư tưởng luận của cụ Kimura Taiken rất hay, "Đức Phật chủ trương đời là bể khổ chính là vì cái thực tướng này của thế gian...Nói rõ nguyên nhân của thế giới khổ đau chính là đã phê phán giá trị của thế giới vậy."

Như câu nói rất đời thường "hãy sống chung với lũ", vậy sao mình ko thể "sống chung với khổ" & kết bạn với nó ? :))

Cảm ơn tách cafe nóng của bác!
 
Em thấy tư tưởng luận của cụ Kimura Taiken rất hay, "Đức Phật chủ trương đời là bể khổ chính là vì cái thực tướng này của thế gian...Nói rõ nguyên nhân của thế giới khổ đau chính là đã phê phán giá trị của thế giới vậy."

Như câu nói rất đời thường "hãy sống chung với lũ", vậy sao mình ko thể "sống chung với khổ" & kết bạn với nó ? :))

Cảm ơn tách cafe nóng của bác!

Đó là cụ nói về Pháp. Một là diệt, hai là nương ...

Giống võ công có cương - diệt, nhu - nương vậy.

Cụ chọn cái nào là tùy căn của cụ :D

Muốn làm Quách Tỉnh thì hơi khó, có cả cương cả nhu, lại có cả Hoàng Dung. Ghen tị không :D
 
Einstein là người rất ngưỡng mộ đạo phật, dù ông cũng nói rằng ông theo đuổi một thứ đạo, tên của nó do ông đặt là đạo vũ trụ (cuốn Thế giới như tôi thấy).

Em cảm nhận rằng các nhà khoa học vật lý có xu hướng mạnh hơn trong việc tìm tới với các môn khoa học tâm linh. Vì vật lý, với tư cách là gốc của mọi môn khoa học, luôn đối diện với những giới hạn mà tư duy logic dường như không thể với tới ...

Em "copy & paste" một bài báo em có sưu tầm về những "phát biểu" của Einstein nha.

ALBERT EINSTEIN VỚI THƯỢNG ĐẾ VÀ PHẬT GIÁO
Tuệ Uyển chuyển ngữ

Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo vũ trụ. Tôn giáo ấy phải vươt lên Thượng đế của cá nhân và tránh giáo điều cùng lý thuyết.thần học. Bao trùm cả tự nhiên và tâm linh, nó phải được căn cứ trên cảm nhận phát sinh từ kinh nghiệm của tất cả mọi thứ tự nhiên và tâm linh như một sự hợp nhất đầy đủ ý nghĩa. Đạo Phật trả lời cho những sự mô tả này. Nếu có một tôn giáo mà có thể đương đầu với những nhu cầu của khoa học hiện đại đấy sẽ là Đạo Phật.( Albert Einstein)
Dĩ nhiên, đấy sẽ là một sự dối trá với những gì quý vị đọc về nhận thức tội lỗi của tôi, một sự lừa bịp đang được lập đi lập lại một cách có hệ thống. Tôi không tin tưởng một Thượng đế và tôi chưa bao giờ phủ nhận điều ấy mà đã từng tuyên bố một cách rõ ràng. Nếu có điều gì ấy trong tôi có thể được gọi là tôn giáo thế thì đấy sẽ là niềm ngưỡng mộ vô biên đối với cấu trúc của thế giới đến tận cùng những gì khoa học chúng ta có thể khám phá nó. (Albert Einstein, 1954) From Albert Einstein:The Human Side, edited by Helen Dukas and Banesh Hoffman, Princeton University Press

Sự nghiên cứu của khoa học căn cứ trên ý tưởng rằng mọi thứ hiện hữu được quyết định bởi những định luật tự nhiên, và do thế điều này có nghĩa là vì những hành động của con người. Vì lý do này, một nhà nghiên cứu khoa học sẽ khó mà có khuynh hướng tin tưởng những sự kiện có thể bị ảnh hưởng bởi một sự cầu nguyện. (Albert Einstein, 1936) Trả lời cho một thiếu niên hỏi về việc nhà khoa học có cầu nguyện không. Source:Albert Einstein: The Human Side, Edited by Helen Dukas and Banesh Hoffmann

Thái độ của một người nên được căn cứ một cách có hiệu quả trên những mối liên hệ và nhu cầu thông cảm, học vấn, và xã hội; không có căn bản tôn giáo nào là cần thiết. Con người quả thực sẽ ở trong một cung cách nghèo nàn nếu người ta phải bị hạn chế bởi sợ hãi của sự trừng phạt và hy vọng tưởng thưởng sau khi chết. (Albert Einstein,"Religion and Science", New York Times Magazine, 9 November 1930

Tôi không thể tưởng tượng một Thượng đế, kẻ tưởng thưởng và trừng phạt những tạo vật của mình, hay có môt ý chí mà chúng ta trãi nghiệm với chính mình. Tôi cũng không có thể cũng không muốn nghĩ đến việc một con người tồn tại sau cái chết thân thể của mình; hãy để những linh hồn yếu đuối, từ sự sợ hãi hay tự ngã ngớ ngẫn, yêu mến tư tưởng ấy. Tôi hài lòng với sự huyền bí của đời sống vô tận và với sự tỉnh thức và đại cương cấu trúc diệu kỳ của thế giới hiện hữu. cùng với sự cố gắng cống hiến để lĩnh hội phần mình, bởi vì nó mãi mãi là quá bé nhỏ, của Chân Lý đã tự biểu hiện trong thiên nhiên. (Albert Einstein, The World as I See It)

Albert Einstein on God and Buddhism
Tuệ Uyển chuyển ngữ - 24/08/2010
http://www.scribd.com/doc/12636779/Albert-Einstein-on-Buddhism
 
Nhà Phật thì dạy thế, bản thân em thì thích thế, em ko thích diệt dục, em chỉ thích kiểm soát được nó :))

Bác làm được thế thì đã đạt đến "niết bàn của hiện tại" rồi còn gì.

Cần thì dụng, dụng xong rồi bỏ mà trơn, không vướng víu mắc míu là chính tự giải thoát được rùi còn gì. ;)
 
Back
Top