VC-Thiền quán

WW có bài thơ thiền nói về các mênh đề Phật pháp:


WW 04.2012[/SIZE][/FONT][/COLOR][/I]

Bác WW ứng thơ tài tình thật: đủ ý mà câu từ lại mượt mà. Khâm phục bác. :)

Giáo lý Phật pháp rất cao siêu, nó tồn tại và phát triển hàng ngàn năm rùi,

WW 04.2012[/SIZE][/FONT][/COLOR][/I]

Đồng ý với bác hệ thống giáo lý Nhà Phật chính là một hệ thống triết thuyết hoàn hảo về vũ trụ và nhân sinh.
 
Công nhận cụ Win làm thơ được thật :)

Nghe chừng giáo lý nhà Phật đang có cơ được chấn hưng. Mong là vậy ...
 
Hihi, vậy bác nên chuẩn bị lúc nào bản lĩnh lên cấp mới thì phải nhập thế hăng như xưa mà không bị ốm mới đúng đường...

Chi túc chi chỉ....mà? Nhỏ to cũng chỉ là cảm giác. hi...i.

G/L
 
Chi túc chi chỉ....mà? Nhỏ to cũng chỉ là cảm giác. hi...i.

G/L
Hi hi... cái này không phải là Tri túc(biết đủ), mà nó cũng giống như bác luyện du già pháp vậy. Bác đã chọn đường khó khăn nhất, vách núi dốc nhất mà leo thì bản lĩnh không tham cũng sẽ luyện như thế. Mỗi người chỉ kìm chế được lòng tham của mình ở một mức độ nào đó, nhiều hơn mức đó một số lần là không chịu nổi. Nếu lần trước của bác là vài chục tỷ mà ốm thì lần sau phải vài trăm tỷ/ ngàn tỷ vẫn không ốm mới là có tiến bộ hehe
 
Hi hi... cái này không phải là Tri túc(biết đủ), mà nó cũng giống như bác luyện du già pháp vậy. Bác đã chọn đường khó khăn nhất, vách núi dốc nhất mà leo thì bản lĩnh không tham cũng sẽ luyện như thế. Mỗi người chỉ kìm chế được lòng tham của mình ở một mức độ nào đó, nhiều hơn mức đó một số lần là không chịu nổi. Nếu lần trước của bác là vài chục tỷ mà ốm thì lần sau phải vài trăm tỷ/ ngàn tỷ vẫn không ốm mới là có tiến bộ hehe

Nhà Phật có câu "quay đầu là bờ". Em hiểu câu đó là "chơi 1 tỉ thì hết ốm ngay". Vậy cụ Don theo em đã thấy bờ rồi còn mong gì nữa :rolleyes:

Just jocking :cool:
 
Hi hi... cái này không phải là Tri túc(biết đủ), mà nó cũng giống như bác luyện du già pháp vậy. Bác đã chọn đường khó khăn nhất, vách núi dốc nhất mà leo thì bản lĩnh không tham cũng sẽ luyện như thế. Mỗi người chỉ kìm chế được lòng tham của mình ở một mức độ nào đó, nhiều hơn mức đó một số lần là không chịu nổi. Nếu lần trước của bác là vài chục tỷ mà ốm thì lần sau phải vài trăm tỷ/ ngàn tỷ vẫn không ốm mới là có tiến bộ hehe

Hôm nay thấy bác Giailang vui, em post cái này như tự nhắc mình tý...

"Tri túc thường lạc, đa tham tất ưu,
Tri túc giả, bần tiện diệc lạc,
Bất tri túc giả, phú quí diệc ưu.
Tri túc thường túc, chung thân bất nhục,
Tri chỉ thường chỉ, chung thân bất sỉ.
Tỉ thượng bất túc, tỉ hạ hữu dư,
Nhược thử hướng hạ, tâm vô hữu bất túc giả."
 
Trong sách Đạo Đức Kinh, Đức Lão Tử có viết:

"Danh dữ thân thục thân?
Thân dữ hóa thục đa?
Đắc dữ vong thục bệnh?
Thị cố, thậm ái tất thậm phí,
Đa tàng tất hậu vong.
Tri túc bất nhục, tri chỉ bất đãi,
Khả dĩ trường cửu."

Đời đúng là....bể khổ! :)
 
Trong sách Đạo Đức Kinh, Đức Lão Tử có viết:

"Danh dữ thân thục thân?
Thân dữ hóa thục đa?
Đắc dữ vong thục bệnh?
Thị cố, thậm ái tất thậm phí,
Đa tàng tất hậu vong.
Tri túc bất nhục, tri chỉ bất đãi,
Khả dĩ trường cửu."

Đời đúng là....bể khổ! :)

Hôm nay cao hứng nhỉ. Nhà ko có rượu mời cụ 1 tách vậy ~o)
 
Trong sách Đạo Đức Kinh, Đức Lão Tử có viết:

"Danh dữ thân thục thân?
Thân dữ hóa thục đa?
Đắc dữ vong thục bệnh?
Thị cố, thậm ái tất thậm phí,
Đa tàng tất hậu vong.
Tri túc bất nhục, tri chỉ bất đãi,
Khả dĩ trường cửu."

Đời đúng là....bể khổ! :)

Nên cần:

".... Tâm không điên đảo.
Xa lìa tai ương.
Không vướng chướng họa.
Hết thảy trọng tội.
Ác báo nghiệp trướng.
Từ vô thủy kiếp....."

Thế rằng phải:

".... Thụ ký Bồ đề.
Thành tựu, viên mãn.
Hóa thân chuyển thế.
Phổ nhập pháp giới.
Lợi ích bình đẳng.
Vô - Lượng - Hữu - Tình./."

G/L
 
Các bác nhớ hộ em là có cái thớt "Thâm thúy" nhé...các bác vào đấy đàm đạo cho nó đúng kiểu...
 
Nên cần:

".... Tâm không điên đảo.
Xa lìa tai ương.
Không vướng chướng họa.
Hết thảy trọng tội.
Ác báo nghiệp trướng.
Từ vô thủy kiếp....."

Thế rằng phải:

".... Thụ ký Bồ đề.
Thành tựu, viên mãn.
Hóa thân chuyển thế.
Phổ nhập pháp giới.
Lợi ích bình đẳng.
Vô - Lượng - Hữu - Tình./."

G/L

Tề ưu thông tự hải
Trường mi hộ tố mao
Hồng diện đa dâm thuỷ
Trường túc bất chi lao
 
Nên cần:

".... Tâm không điên đảo.
Xa lìa tai ương.
Không vướng chướng họa.
Hết thảy trọng tội.
Ác báo nghiệp trướng.
Từ vô thủy kiếp....."

Thế rằng phải:

".... Thụ ký Bồ đề.
Thành tựu, viên mãn.
Hóa thân chuyển thế.
Phổ nhập pháp giới.
Lợi ích bình đẳng.
Vô - Lượng - Hữu - Tình./."

G/L

Nhân tiện lúc nông nhàn, mạo muội vài lời trao đổi với bác. Trong các dòng tu của phật pháp, dòng Mật tông được coi là khó khăn và vất vả nhất. Hành giả tự chọn cho mình những thử thách về vật chất và tinh thần lớn lao, tới mức khó tưởng tượng với người ngòai. Trong còn đường tìm đến giác ngộ của dòng tu này, dường như càng nhiều thách thức trở ngại, hành giả càng cảm thấy hạnh phúc. Mỗi lần vượt qua một chướng ngại lớn hành giả được ấn chứng cho nỗ lực của mình, kiểu như đời thường gọi là có "chứng chỉ". Có nhứng ấn chứng được công nhận nhờ người khác (như chứng chỉ), có ấn chứng chỉ riêng hành giả biết. Ấn chứng ở cấp sơ thiền là khai thông các luân xa, mở được "huệ nhãn" để khai mở trí tuệ và bắt đầu một chặng đường nhiều thử thách cam go hơn, với mức cám dỗ ngày càng tinh tế và khó khăn. Với các hành giả chọn con đường nhập thế (sinh sống như người bình thường), những thử thách của giai đọan này là muôn hình vạn trạng của tham sân si, giữa ngã và vô ngã.

Người xưa có câu:
"Thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa".

Nhiều người hiểu nhầm câu này là "khó nhất là tu tại gia..." nhưng thực ra câu này có nghĩa khác. Đó là trình tự rèn luyện bản lĩnh của hành giả, từ cách hành xử trong môi trường thuần, đến môi trường nhiều lợi lộc đua chen lường gạt, khi đủ bản lĩnh mới là giai đọan tập trung để chiến thắng bản ngã của chính mình.
Có nhiều cách để tăng cường bản lĩnh của hành giả, tùy theo con đường hành giả đã chọn. Giả sử hành giả chọn sự khăc nghiệt của thiên nhiên
làm phương tiên tăng cường ý chí của mình, rèn luyện thân thể và sức chịu đựng, khả năng thích nghi với thiên nhiên được ưu tiên hàng đầu. Đó là lý do của pháp môn Du già và các kỹ thuật rèn luyện khổ hạnh mà đức Gautama đã đi qua trong thời kỳ đầu. Về sau, các tăng lữ Tây tạng (dòng áo đỏ) phát triển kỹ năng này. Trong các bộ kinh, bộ Du già đòi hỏi hành thiền khó khăn nhất và áp lực nhất, vì bộ này được phát triển trên nền yoga cổ đại kế thừa từ các pháp sư (shaman) của đạo Bàlamôn (Brahmin). Sau nhiều đợt biên tập((Kiết tập) của các cao tăng cổ đại, trung đại và cận đại, bộ kinh Du già đã thay đổi nhiều so với nguyên thủy.
Điểm mạnh: một khi đã vượt qua được các trở ngại của môi trường, hành giả có khả năng thích ứng cao với môi trường khắc nghiệt gần như siêu nhiên (chịu rét chịu lạnh) trí tuệ minh mẫn phi thường. Điểm yếu: quá trình chọn lọc quá khắc nghiệt, phải rèn luyện từ bé, tỷ lệ thành công thấp vì nhiều hành giả không chịu đựng nổi các thử thách khắc nghiệt về thể chất của pháp này.

Nếu như Du già là con đường đi tuần tự từ thể chất đến tinh thần, thì cũng có các pháp (cách thức) khác để đi thẳng vào tinh thần. Đó là trình tự của học theo tam tạng (Kinh-Luật-Luận) mà các dòng khác như Tịnh độ, Thiền hướng đến. Riêng trong Mật tông, kỹ thuật nhiếp âm (dùng âm thanh để tác động vào tiềm thức) với các bài chú, với các thế ngồi và tay quyết bổ trợ cho chuyển dẫn khí huyết và kinh mạch để tăng hiệu quả tác động vào tiềm thức của hành giả chính là một phần cơ bản dẫn đến sự bí mật của dòng này. Mặc dù không khổ hạnh bằng pháp Du già, các trở ngại của hành giả Mật tông không vì thế mà kém đi, và cũng đòi hỏi quá trình tuần tự từng nấc nhằm tránh các hiệu ứng phụ đáng tiếc không mong muốn đối với hành giả. Đó là chưa kể những kỹ thuật trong kinh Du già cũng được các cao tăng Mật tông sử dụng để tinh tấn trong chặng đường tu tập của họ.

...
 
  • Like
Reactions: Cdg
Bác nào quan tâm tham khảo bài Hỏi - Đáp dưới đây:

MẬT TÔNG LÀ GÌ?

Hỏi: Mật Tông là gì?
Đáp: Mật Tông là một tông phái của Đạo Phật dùng các “MẬT NGỮ” của chư Phật làm phương tiện tu hành.

Hỏi: MẬT NGỮ là gì?
Đáp: Mật ngữ có nghĩa là “lời nói kín”. Mật ngữ còn gọi là “Chân ngôn” (lời nói chân thật). Mật ngữ còn gọi là “Chú”, đây là tiếng thông thường người đời hay dùng nhất. Chú cũng có nghĩa là lời nói bí mật.

Hỏi:Tại sao nói là bí mật?
Đáp: - Bí mật vì nó không được giải nghĩa.
- Bí mật vì chỉ có chư Phật mới hiểu trọn vẹn.
- Bí mật vì tùy trình độ, căn cơ và sự ứng dụng mà mỗi người một khác, đạt một kết quả khác.
- Bí mật vì nó chỉ được thông đạt qua Tâm truyền Tâm, giữa thầy trò, giữa chư Phật (hoặc người nói ra chân ngôn) với hành giả. Điều này chỉ người nào tu Mật rồi mới chứng nghiệm được).
- Bí mật vì kết quả đạt được tùy Tâm hành giả.

Hỏi: Tại sao lại dùng “Chú” làm phương tiện tu hành?
Đáp: Tu theo đạo Phật có rất nhiều cách để đi tới “cứu cánh giải thoát”, có người niệm Phật, có người tụng kinh, có người ngồi Thiền, vậy thì dùng “Chú” cũng chỉ là mượn xe đi đến đích mà thôi.

Hỏi: Tại sao lại chọn “Chú” mà không dùng các cách niệm Phật, tụng kinh?
Đáp: Trong một cuộc hành trình muốn đi tới một điểm nào đó, người ta thường thích chọn xe nào đi cho nhanh và thỏa mái. Vậy thì việc chọn “Chú” mà không dùng các phương tiện khác là như thế.

Hỏi: Tại sao lại nói dùng “Chú” là phương tiện đi nhanh?
Đáp: Vì dùng “Chú” thì ngoài “tự lực” của mình còn nhờ “tha lực”, giống như đi thuyền biết trương buồm nên nhờ được gió đẩy mà đi nhanh hơn.

Hỏi: Thế nào là “tự lực” và “tha lực”?
Đáp: “Tự lực” là dựa vào sức của chính mình mà thành việc. “Tha lực” là nhờ vào sức khác ở ngoài mình trợ giúp. Người tu Mật Tông nói đến tha lực là nói đến sức hỗ trợ vô hình từ các cõi xuất thế gian đưa đến.

Hỏi: Tại sao lại phải nhờ vào tha lực?
Đáp: Bởi vì sức người có hạn mà sức ngoài thì vô hạn, nếu ta biết nương vào sức đó thì sẽ giúp ta sớm đạt kết quả.

Hỏi: Nhờ đâu ta có tha lực hỗ trợ?
Đáp: Nhờ ở chân ngôn tức “Chú”.

Hỏi: Căn cứ vào đâu mà nói “Chú” có tha lực giúp ta mau thành tựu?
Đáp: Điều này thuộc về bí mật, mà chỉ có thể chứng minh được bằng:
- Đức tin của mình,
- Sự chứng nghiệm, và
- Cảm nhận. Kết quả chỉ được chứng minh khi đã hành trì.

Hỏi: “Chú” do đâu mà có?
Đáp: “Chú” do TÂM Phật mà có. “Chú” do lòng thương xót chúng sinh mà có. Chư Phật, chư Bồ tát hoặc các vị khác khởi từ tâm chân thật, từ lòng thương xót chúng sinh mà nói ra “Chú” để cứu độ. Vì “Chú” phát xuất từ TÂM CHÂN THẬT nên mới gọi là “Chân ngôn”.

Hỏi: Đọc “Chú” có lợi ích gì?
Đáp: Vì “Chú” xuất phát từ chỗ vô hạn là Tâm Phật nên lợi ích của nó cũng vô cùng, không thể kể hết. Tuy nhiên, đối với người tu thì lợi ích đứng đắn và thiết thực nhất là: “Chú” giúp ta được tìm cầu giải thoát mau chóng và giúp người khác cùng tiến với ta. Còn các lợi ích khác như có thần thông, trừ tà ma, chữa bệnh chỉ là phụ, không nên nhìn “Chú” bằng con mắt hạn hẹp đó.

Thần chú không phải là một công thức chết, cũng không phải là những sóng âm thanh tác động vào thế giới siêu hình để kêu gọi năng lực trong vũ trụ. Thần chú là một công cụ để biểu diễn tinh thần, thái độ tâm lý, tri thức, ý chí và thành thực mới là những yếu tố quan trọng để biến thần chú thành năng lực hay mời gọi các năng lực siêu nghiệm khác. Hơn nữa, thần chú chỉ có thần lực với những ai đã trải qua kinh nghiệm do thụ pháp và hành trí dưới sự hướng dẫn của một đạo sư (Guru).

Tóm lại, thần chú (mantra) là một phương tiện trong những phương tiện mà Mật tông thực hành để thanh lọc tâm linh và đạt được thiền định, sau cùng là hợp nhất và đồng hóa với vạn hữu. Thần chú được coi là "mật" vì nó chứng tỏ mối liên hệ mật thiết bên trong của sự vật hiện tượng, nhất là sự nối kết giữa vật chất và tinh thần........

"HÀNH GIẢ MẬT TÔNG Du già hành cước khắp nơi,
Không nơi ngừng nghỉ chẳng dời chân tâm.
Đi vào cuộc sống âm thầm
Quên mình vì đạo chẳng nhằm lợi danh.
Hàng ngày trong việc độ sanh,
Sống vì trần thế đấu tranh chẳng ngừng.
Đi hoài chẳng có chỗ dừng,
Nơi nào cần tới vui mừng đến ngay.
Thời gian chẳng kể đêm ngày,
Cứ đi, đi mãi như say tình đời.
Làm tròn “Mật Hạnh” sáng ngời,
Ra vào cuộc thế như chơi ván cờ. "
 
@giailang + Know2.

Tu pháp này. Đúng là thử thách và rơi rụng nhiều 20/1

1 là: Trước hết phải biết mình có căn cơ. Được người thầy phương xa mách bảo trong chiêm bao. Từ bé đã được hạnh ngộ minh sư mà không biết sau mới biết, có duyên....Không phải ai muốn đi cũng được. Vô hình đã được chon lựa từ trước....đó là sợi dây bí truyền, sợi chỉ đỏ nên nó "Mật"

2 là: Khởi đầu phải phát " Bồ Đề tâm" trước. Tránh ngã mạn trên con đường tu...

3 là: Rồi từ đó cứ từ từ tịnh tiến "Đường chẳng đi chẳng đến, chuông không gõ không kêu."

G/L 2 pro!
 
Last edited by a moderator:
@giailang + Know2.

Tu pháp này. Đúng là thử thách và rơi rụng nhiều 20/1

1 là: Trước hết phải biết mình có căn cơ. Được người thầy phương xa mách bảo trong chiêm bao. Từ bé đã được hạnh ngộ minh sư mà không biết sau mới biết, có duyên....Không phải ai muốn đi cũng được. Vô hình đã được chon lựa từ trước....đó là sợi dây bí truyền, sợi chỉ đỏ nên nó "Mật"

2 là: Khởi đầu phải phát " Bồ Đề tâm" trước. Tránh ngã mạn trên con đường tu...

3 là: Rồi từ đó cứ từ từ tịnh tiến "Đường chẳng đi chẳng đến, chuông không gõ không kêu."

G/L 2 pro!

Vậy nếu được Avarokiteshvara chỉ lối thì mọi thứ chỉ còn là thử thách mà thui bác nhể
 
@giailang + Know2.

Tu pháp này. Đúng là thử thách và rơi rụng nhiều 20/1

G/L 2 pro!

Đúng là đường tu gập ghềnh, trắc trở, gian nan và nhiều cạm bẫy.

Em có biết một cô bé, cũng có đam mê, lặn lội sang tận Tây tạng đôi ba lần. Giờ có thể nói là bị hoang tưởng, gia đình bạn bè cũng chả biết làm sao. Y học cũng chịu. Đưa lên thiền viện ở được vài hôm rồi cũng bỏ về.

Căn cơ, duyên nghiệp, mỗi người mỗi phận, và đâu phải ai cũng gặp được minh sư. Nghĩ cũng chạnh lòng ...
 
Đúng là đường tu gập ghềnh, trắc trở, gian nan và nhiều cạm bẫy.

Em có biết một cô bé, cũng có đam mê, lặn lội sang tận Tây tạng đôi ba lần. Giờ có thể nói là bị hoang tưởng, gia đình bạn bè cũng chả biết làm sao. Y học cũng chịu. Đưa lên thiền viện ở được vài hôm rồi cũng bỏ về.

Căn cơ, duyên nghiệp, mỗi người mỗi phận, và đâu phải ai cũng gặp được minh sư. Nghĩ cũng chạnh lòng ...

Âu cũng là do không có duyên bác à. Trong các thứ tham, có một thứ tưởng chừng vô hại mà lại có hại, đó là tham thiền dù không có đủ căn duyên, lại mong chóng có được kết quả, mới chỉ đạt được ngưỡng thấp và chưa đủ điều kiện đã vội bước cao. Cái này bác Don đã nói là phải có thầy, và ngay trong các bản chú của Mật tông cũng luôn có dòng cảnh báo không được tự luyện, nhưng e rằng cô bé kia đã quá nóng vội và quá tự tin... Đó cũng chính là điều bác Don nói "tránh ngã mạn" nghĩa là tránh tự cao tự đại. Ai đã luyện nội công thì sẽ hiểu rủi ro của thông Nhâm đốc là lớn đến nhường nào...
 
Âu cũng là do không có duyên bác à. Trong các thứ tham, có một thứ tưởng chừng vô hại mà lại có hại, đó là tham thiền dù không có đủ căn duyên, lại mong chóng có được kết quả, mới chỉ đạt được ngưỡng thấp và chưa đủ điều kiện đã vội bước cao. Cái này bác Don đã nói là phải có thầy, và ngay trong các bản chú của Mật tông cũng luôn có dòng cảnh báo không được tự luyện, nhưng e rằng cô bé kia đã quá nóng vội và quá tự tin... Đó cũng chính là điều bác Don nói "tránh ngã mạn" nghĩa là tránh tự cao tự đại. Ai đã luyện nội công thì sẽ hiểu rủi ro của thông Nhâm đốc là lớn đến nhường nào...

Cái khó nhất của tu tập thiền quán là cảm nhận được cái hiện hữu chân thực. Đó là mục tiêu và cũng đồng thời là phương tiện. Hành giả bao giờ cũng đơn độc. Các vọng tưởng chính là cạm bẫy và trở ngại lớn nhất, vì nó ở ngay trong tâm.

Nội công trước tiên cũng là thiền quán, và bởi vậy cũng gặp những trở ngại về vọng tưởng. Dù biểu hiện bên ngoài có những đặc thù rất riêng.

Thiền quán hay nội công, điều dễ làm người ta lạc lối chính là những thành tựu có thể trải nghiệm trên con đường tu tập. Đặc dị công phu thường được văn chương sách vở tô vẽ và làm khổ biết bao người.

Anyway, c'est la vie cụ nhỉ :o
 
  • Like
Reactions: Cdg
Cái khó nhất của tu tập thiền quán là cảm nhận được cái hiện hữu chân thực. Đó là mục tiêu và cũng đồng thời là phương tiện. Hành giả bao giờ cũng đơn độc. Các vọng tưởng chính là cạm bẫy và trở ngại lớn nhất, vì nó ở ngay trong tâm.

Nội công trước tiên cũng là thiền quán, và bởi vậy cũng gặp những trở ngại về vọng tưởng. Dù biểu hiện bên ngoài có những đặc thù rất riêng.

Thiền quán hay nội công, điều dễ làm người ta lạc lối chính là những thành tựu có thể trải nghiệm trên con đường tu tập. Đặc dị công phu thường được văn chương sách vở tô vẽ và làm khổ biết bao người.

Anyway, c'est la vie cụ nhỉ :o
Vâng, chính vì thế mà trong thiền phái Nhật bản, khi các sư hành thiền hoặc ngồi đối chất về các công án, luôn phải có một vị tăng già cầm thước. Ông này có nhiệm vụ quan sát xem có tăng sỹ nào có dấu hiệu đơ đơ hoặc tự cao tự đại là vác thước ra phang thật mạnh cho tỉnh. Không thế thì chẳng mấy lúc chú tăng sỹ kia sẽ hoặc là không biết xung quanh là cái gì, hoặc là nghĩ mình là Phật Tổ như cô bé bác nhắc đến :)
 
  • Like
Reactions: Cdg
@giailang + Know2.

Tu pháp này. Đúng là thử thách và rơi rụng nhiều 20/1

1 là: Trước hết phải biết mình có căn cơ. Được người thầy phương xa mách bảo trong chiêm bao. Từ bé đã được hạnh ngộ minh sư mà không biết sau mới biết, có duyên....Không phải ai muốn đi cũng được. Vô hình đã được chon lựa từ trước....đó là sợi dây bí truyền, sợi chỉ đỏ nên nó "Mật"

2 là: Khởi đầu phải phát " Bồ Đề tâm" trước. Tránh ngã mạn trên con đường tu...

3 là: Rồi từ đó cứ từ từ tịnh tiến "Đường chẳng đi chẳng đến, chuông không gõ không kêu."

G/L 2 pro!

Vậy là chưa đủ căn cơ muốn không được, đã đủ CĂN DUYÊN thì không muốn cũng chẳng xong. :)

Kính chúc bác Bồ đề tâm kiên dũng, công đức được tăng trưởng, trí tuệ minh tịnh.
 
  • Like
Reactions: Cdg
Back
Top