VC-Thiền quán

Thiền là không gì. Thì làm sao mà khô khan hay ướt át được. Khái niệm này ít gặp....
Hay có nhiều cách thiền khác nhau. Mấy ông tướng quân đã không thiền thì thôi, đã hành thiền và xả thiền thì nhiều chuyện sảy ra.... tốt nhất là ít thiền. Hì .... hì. Thật là đánh vần chữ " thiền" cũng méo miệng, nghẹo tay chứ chẳng chơi. Phải không tôm tả sứ.....
Ờ.... mờ ... cờ. Chẳng biết đâu mà lần. Hề.... hề.

Tư duy dựa trên khái niệm. Không có gì là thứ tư duy đầu hàng.
Nhưng tư duy bản chất là cứng đầu, nên nó sẽ đẻ ra khái niệm để bám víu, vì nếu không vậy thì nó tồn tại thế nào?

Thế nên từ không gì, nó sẽ thành bất cứ thứ gì, y như ma vậy :4:
Thiền có thể đơn giản chỉ là một sự tĩnh lặng không có dấu chấm hỏi. Nhưng cũng có thể phức tạp đến vô cùng. Tùy.
 
Tư duy dựa trên khái niệm. Không có gì là thứ tư duy đầu hàng.
Nhưng tư duy bản chất là cứng đầu, nên nó sẽ đẻ ra khái niệm để bám víu, vì nếu không vậy thì nó tồn tại thế nào?

Thế nên từ không gì, nó sẽ thành bất cứ thứ gì, y như ma vậy :4:
Thiền có thể đơn giản chỉ là một sự tĩnh lặng không có dấu chấm hỏi. Nhưng cũng có thể phức tạp đến vô cùng. Tùy.
Xin sửa là: tạo tác phóng chiếu đến vô cùng. Khà.... khà.
 
Thiền có thể được nhìn từ nhiều góc độ. Nhưng có một góc độ rất thực tế đó là sức khỏe, cả sức khỏe tinh thần và sức khỏe thể chất. Uýnh chứng dĩ nhiên cần sức khỏe, thế nên là nên tập thiền.

Mình nể mình quá, diễn giải very ngắn gọn và logic đố ông nào bắt bẻ được :D
 
Thiền có thể được nhìn từ nhiều góc độ. Nhưng có một góc độ rất thực tế đó là sức khỏe, cả sức khỏe tinh thần và sức khỏe thể chất. Uýnh chứng dĩ nhiên cần sức khỏe, thế nên là nên tập thiền.

Mình nể mình quá, diễn giải very ngắn gọn và logic đố ông nào bắt bẻ được :D
Phỏng cho hỏi. Từ ngày Tôm tả sư cùng thiet tướng quân đánh nhau trên mỏm núi 760 ÷ 780 người tiến người lui. Sau đó hai lão chẳng màng thắng thua, cùng rủ nhau thiền. Thế giờ lão thiết đi đâu rồi. Hay thiền sâu wa roi xuống vực mất tiêu .... khà. . Khà. Tìm không ra lão thiết thì coi như nghiệp của Tả sứ Tôm khó bề vui vẻ....
Tôi để đây.... khứa. ...khứa .. ...
 
Phỏng cho hỏi. Từ ngày Tôm tả sư cùng thiet tướng quân đánh nhau trên mỏm núi 760 ÷ 780 người tiến người lui. Sau đó hai lão chẳng màng thắng thua, cùng rủ nhau thiền. Thế giờ lão thiết đi đâu rồi. Hay thiền sâu wa roi xuống vực mất tiêu .... khà. . Khà. Tìm không ra lão thiết thì coi như nghiệp của Tả sứ Tôm khó bề vui vẻ....
Tôi để đây.... khứa. ...khứa .. ...

Không loại trừ khả năng đó, thiền sâu quá. Lão ý là danh tướng nhưng găp thời không biết phò nhà nào kể không thiền cũng hơi phí :D

Nhưng rơi xuống vực mà gặp được cơ duyên nhân sâm ngàn năm công lực hay bí kíp thiên hạ vô địch thì sẽ trở lại và lợi hại hơn. Hy vọng lão tái xuất tại mỏm 900 gì đó khía khía.
 
Ở đời:
" Dùng sinh mạng để kiếm tiền.
Nhưng tiền không mua được mạng sống.
Dùng hạnh phúc đổi lấy tiền.
Nhưng tiền lại không mua được hạnh phúc.
Dùng thời gian để kiếm tiền.
Nhưng tiền lại không thể mua lại được thời gian".

.... Cho dù dùng cả cuộc đời để kiếm hết tiền của thế gian. Khi vô thường hắc bạch gọi ta. Ta cũng chẳng thể đem theo được. Chẳng dùng tiền mà đưa cho vô thường được
...., Thì khi sống vui 1 ngày thì ta vui một ngày. Sống buồn 1 ngày cũng là mất 1 ngày.
Vậy sao ta không trân quý hết thảy những gì ta có. Vui với nó. Hạnh phúc và bằng lòng với từng chớp sat na.
Vậy thôi thì... hoan hỉ mà sống, xả ly mà sống, yêu thương mà sống, bao dung mà sống...... Hiiii

G/L to all.
 
Last edited:
" Điều tôi muốn thực hiện là giúp bạn, cá nhân bạn, băng qua dòng chảy của đau khổ, hoang mang và xung khắc, xuyên qua nó thật sâu xa và toàn mãn. Tính chất toàn mãn này không đến qua sự tự biểu hiện vị kỷ, không qua ép buộc và bắt chước. Không qua tình cảm tưởng tượng nào đó hoặc các kết luận, mà qua sự suy nghĩ minh bạch, qua hành động trí tuệ chúng ta sẽ cùng nhau băng qua dòng chảy của đau đớn và khổ não.
Có một thực tại mà chỉ qua sự toàn mãn sâu xa và chân chính mới có thể hiểu được nó.
Trước khi chúng ta có thể hiểu tính chất phong phú và vẻ đẹp của sự toàn mãn, tâm trí phải được giải thoát khỏi bối cảnh truyền thống, tập quán và tiên kiến để không nhìn cuộc đời qua tấm mạng che mặt đầy tiên kiến và bóng tối của nó. Bối cảnh của truyền thống ngăn chặn sự am hiểu tòan bộ cuộc sống và như thế gây hoang mang và đau khổ. Hãy suy nghĩ giản dị, trực tiếp về các vấn đề nhân sinh."
 
Last edited:
" Chúng ta hãy xem xét làm thế nào chúng ta tạo ra tôn giáo và bằng cách nào chúng ta nô lệ vào chúng.
Nếu bạn xem xét chúng 1 cách sâu xa đúng như chúng là chúng, bạn sẽ thấy chúng không là gì cả ngoài quyền lợi cố định của tín ngưỡng có tổ chức- kiềm giữ, gây phân ly, bóc lột con người. Khi bạn tìm kiếm, một cách khách quan sự an toàn(biểu lộ qua gia đình, giai cấp, quốc gia..) thì như thế bạn cũng đang tìm kiếm , một cách chủ quan một loại an toàn bền vững khác mà bạn gọi là sự bất tử. Bạn thèm muốn sự tiếp diễn có tính cách vị kỷ ở kiếp sau, gọi nó là sự bất tử.
Trong cuộc tìm kiếm an toàn này của bạn, sợ hãi phát sinh và như vậy bạn tự mình phục tùng kẻ nào hứa với bạn sự bất tử. Qua sợ hãi bạn tạo ra thẩm quyền tâm linh và để đảm trách thẩm quyền đó thì có những người lãnh đạo tinh thần, những kẻ bóc lột bạn qua niềm tin, giáo điều và tín lý, qua trình diễn phù hoa được gọi là tôn giáo. Nó cốt yếu đặt trên sự sợ hãi dù có thể bạn gọi nó là tình yêu thượng đế hoặc chân lý. Nếu xem xét nó 1 cách trí tuệ bạn sẽ thấy nó không là gì cả mà chỉ là kết quả của sự sợ hãi và do đó tất nhiên nó trở thành công cụ bóc lột con người.
Hoặc có thể bạn không tùy thuộc vào 1 tôn giáo cá biệt nào nhưng bạn có thể tùy thuộc vào 1 môn phái nào đó hứa hẹn phần thưởng 1 cách tinh vi, 1 sự ban phát tinh tế cho bản ngã vào kiếp sau.
Hoặc có thể bạn không tùy thuộc vào hội đoàn hay môn phái nào cả, nhưng trong lòng có tiềm ẩn và thai nghén khát vọng mưu tìm sự bất tử của chính bạn.
Chừng nào còn có khát vọng tự tiếp diễn trong bất cứ hình thức nào thì chừng đó còn sợ hãi, cái tạo ra kẻ thẩm quyền, và từ cái đó xuất hiện sự tàn bạo tinh tế và sự mê lầm đưa mình ra cho người ta bóc lột. Sự bóc lột này rất huyền ảo, tinh tế tới độ ta thành ra yêu mê mẩn nó, gọi nó là sự tiến bộ tâm linh, là thăng tiến hướng tới trọn lành.
Thế thì bạn, cá nhân bạn phải nhận biết toàn bộ cấu trúc phức tạp ấy, nhận biết cội rẽ của sự sợ hãi và bạn ao ước trừ tận gốc nó"
 
" Cái " Tôi" là gì?
Khi chúng ta nói tới cái Tôi, tiền của tôi, nhà của tôi, sự thích thú của tôi, vợ của tôi, con của tôi, tình yêu của tôi, khí chất của tôi... thì cái đó là gì?
Nó không là gì cả mà chỉ là kết quả của môi trường, sản phẩm của các phản ứng đối với môi trường, được chuyển thành cái ý thức mà chúng ta gọi là cái Tôi."
 
" Đại đa số người ta không thể nhận biết sự xung khắc giữa bản ngã của ta- cái chỉ là kết quả của môi trường - với chính môi trường.
Chỉ qua sự buốt nhói của đau khổ, buốt nhói của bất hòa hợp mà bạn nhận biết được sự xung khắc tất yếu đó.
Khi đó điều gì sẽ xảy ra? Hầu hết người ta muốn sự giải vây cấp kỳ, muốn bản thân mình tránh khỏi đau khổ và do đó họ tìm những phương thế muôn hình vạn trạng khác để chạy trốn như tôn giáo, sự náo nhiệt,những cái vô nghĩa và nhiều lối thoát mang tính cách thần bí.
Đau khổ làm chúng ta nhận ra xung khắc, tuy vậy đau khổ không dẫn con người tới toàn mãn, chỉ có trí tuệ mới dẫn con người đến sự toàn mãn của cuộc sống và tới sự khám phá ý nghĩa của khổ đau. Trí tuệ bắt đầu hoạt động khi khổ đau buốt nhói, khi tâm trí và con tim không còn trốn chạy. Chừng nào bạn còn trốn chạy thì chừng đó bạn không đang giải quyết, bạn không đi tới đối mặt với xung khắc và do đó đau khổ của bạn chỉ là chồng chất cái vô minh.
Nếu trong buốt nhói đau khổ, bạn thôi không tìm kiếm những cái thay thế, bạn thật sự đối mặt với các sự kiện và bắt đầu thắc mắc về môi trường là cái gây ra xung khắc, thì lúc đó tâm trí trở lên bén nhọn, sống động và thông minh. Trong sự mãnh liệt đó, tâm trí trở thành trí tuệ và do đó thấy được toàn bộ giá trị thật và ý nghĩa của môi trường, lúc đó bạn nhận thấy là tâm trí được giải thoát khỏi xung khắc. Trong chính sự buốt nhói, khổ đau tiềm ẩn sự tiêu tan đau khổ. Như thế ngay tại đó có sự am hiểu nguyên cớ của xung khắc.
Trí tuệ thì hồn nhiên, không phải thu đạt mà có, không phải trau dồi mà nên. Bạn gieo hạt giống nhận thức và hành động đó sản sinh những hoa trái trí tuệ."
 
Last edited:
" Đại đa số người ta không thể nhận biết sự xung khắc giữa bản ngã của ta- cái chỉ là kết quả của môi trường - với chính môi trường.
Chỉ qua sự buốt nhói của đau khổ, buốt nhói của bất hòa hợp mà bạn nhận biết được sự xung khắc tất yếu đó.
Khi đó điều gì sẽ xảy ra? Hầu hết người ta muốn sự giải vây cấp kỳ, muốn bản thân mình tránh khỏi đau khổ và do đó họ tìm những phương thế muôn hình vạn trạng khác để chạy trốn như tôn giáo, sự náo nhiệt,những cái vô nghĩa và nhiều lối thoát mang tính cách thần bí.
Đau khổ làm chúng ta nhận ra xung khắc, tuy vậy đau khổ không dẫn con người tới toàn mãn, chỉ có trí tuệ mới dẫn con người đến sự toàn mãn của cuộc sống và tới sự khám phá ý nghĩa của khổ đau. Trí tuệ bắt đầu hoạt động khi khổ đau buốt nhói, khi tâm trí và con tim không còn trốn chạy. Chừng nào bạn còn trốn chạy thì chừng đó bạn không đang giải quyết, bạn không đi tới đối mặt với xung khắc và do đó đau khổ của bạn chỉ là chồng chất cái vô minh.
Nếu trong buốt nhói đau khổ, bạn thôi không tìm kiếm những cái thay thế, bạn thật sự đối mặt với các sự kiện và bắt đầu thắc mắc về môi trường là cái gây ra xung khắc, thì lúc đó tâm trí trở lên bén nhọn, sống động và thông minh. Trong sự mãnh liệt đó, tâm trí trở thành trí tuệ và do đó thấy được toàn bộ giá trị thật và ý nghĩa của môi trường, lúc đó bạn nhận thấy là tâm trí được giải thoát khỏi xung khắc. Trong chính sự buốt nhói, khổ đau tiềm ẩn sự tiêu tan đau khổ. Như thế ngay tại đó có sự am hiểu nguyên cớ của xung khắc.
Trí tuệ thì hồn nhiên, không phải thu đạt mà có, không phải trau dồi mà nên. Bạn gieo hạt giống nhận thức và hành động đó sản sinh những hoa trái trí tuệ."
cũng không thoát khỏi quy luật : mâu thuẫn là tất yếu và là động lực cho sự phát triển.
tích lũy đủ thì chỉ cần bước nhảy vọt để thay đổi về chất. hoàn toàn áp dụng đúng vào TA.:10:
 
Tính chất toàn bộ của cuộc sống
"Cuộc sống của chúng ta tạo ra cái xã hội trong đó mình đang sống. Xã hội không được tạo ra bởi những biến cố dị thường nào đó mà bởi những cuộc sống dị thường mà chúng ta trải qua. Không chỉ chúng ta thôi mà còn các thế hệ trước nữa.
Chúng ta đã nhiều lần vạch rõ rằng ý nghĩ do ký ức sinh ra, ký ức là kết quả của kiến thức và kinh nghiệm. Ý nghĩ vì thế lúc nào cũng bị giới hạn, bởi lẽ kiến thức lúc nào cũng bị giới hạn do bởi không thể có kiến thức đầy đủ về bất cứ điều gì. Cuộc sống hàng ngày, nghề nghiệp, khắc khoải, sợ hãi và khổ não của chúng ta đều là kết quả của sự suy nghĩ của chúng ta và đều là sản phẩm của sinh hoạt hàng ngày."
" Về mặt tâm lý, bạn là loài người, bạn không tách biệt với phần còn lại của loài người. Thật phi lý cái ý tưởng rằng bạn là 1 cá nhân với 1 tâm trí đặc biệt của riêng mình, bởi lẽ não tiến hóa theo thời gian. Não là não của loài người, về mặt di truyền não thuộc phần loài người. Vậy bạn là thế giới và thế giới là bạn."
 
Chấm dứt khổ não
" Chúng ta được nuôi dạy qua truyền thống, qua giáo dục, qua sách để suy nghĩ rằng có nhị nguyên, mâu thuẫn, nam nữ, yêu ghét, bạo động và bất bạo động vân vân.
Dĩ nhiên, có nhị nguyên về mặt bên ngoài nhưng về mặt nội tâm, về mặt tâm lý chỉ có 1 cái duy nhất.
Cái giận, ví dụ khi bạn nói : " tôi không được giận" thì nó thành ra nhị nguyên. Chỉ có 1 thực tế duy nhất là tôi đang giận. Bạo động là 1 thực tế, bất bạo động không là thực tế. Vậy tại sao chúng ta cho cái hão huyền tầm quan trọng đến nỗi nó trở thành cái đối lập? Chúng ta bị mắc kẹt trong cái gớm ghiếc này của nhị nguyên, cái hàm ý sự lựa chọn, hành động lựa chọn.
Có bạo động, giận ghét, không ưa.... Những cái đó là thực tế. Nhưng việc sáng chế ra những cái không thực tế như bất bạo động, rằng bạn phải yêu thích người khác mới là không thực tế. Do đó chỉ có thực tế, và cái thực tế thì không có đối lập. Khi chúng ta sống với thực tế thì không có xung khắc xen vào. Có điều toàn bộ tình trang điều kiện hóa của chúng ta đặt căn bản trên nhị nguyên, tôi là thế này, tôi không phải thế kia, tôi đang hèn nhát, tôi phải can đảm....Chúng ta bị đuổi bắt trong tình trạng này.
Về mặt tâm lý hoàn toàn không có cái đối lập. Đối lập được kết cấu hoặc được đặt liền nhau bởi ý nghĩ trốn chạy thực tại. Tôi bạo động đó là thực tại, nhưng có người vĩ đại lại bảo là tôi phải bất bạo động. Bất bạo động không phải là thực tế bởi tôi đang bạo động. Trong khi theo đuổi bất bạo động bạn thực ra đang bạo động. Như thế chúng ta nói rằng không có cái đối lập tâm lý, chỉ có duy nhất cái đang là.
Nếu bạn am hiểu cái đang là thì lúc ấy có còn hiện hữu cái xung khắc của nhị nguyên không?
Khi loại bỏ hoàn toàn sự xung khắc giữa cái đang là và cái nên là. Lúc đó não được tự do và đầy năng lượng để đối mặt với mọi cái đúng như chúng là chúng."
 
Last edited:
Tính chất toàn bộ của cuộc sống
"Cuộc sống của chúng ta tạo ra cái xã hội trong đó mình đang sống. Xã hội không được tạo ra bởi những biến cố dị thường nào đó mà bởi những cuộc sống dị thường mà chúng ta trải qua. Không chỉ chúng ta thôi mà còn các thế hệ trước nữa.
Chúng ta đã nhiều lần vạch rõ rằng ý nghĩ do ký ức sinh ra, ký ức là kết quả của kiến thức và kinh nghiệm. Ý nghĩ vì thế lúc nào cũng bị giới hạn, bởi lẽ kiến thức lúc nào cũng bị giới hạn do bởi không thể có kiến thức đầy đủ về bất cứ điều gì. Cuộc sống hàng ngày, nghề nghiệp, khắc khoải, sợ hãi và khổ não của chúng ta đều là kết quả của sự suy nghĩ của chúng ta và đều là sản phẩm của sinh hoạt hàng ngày."
" Về mặt tâm lý, bạn là loài người, bạn không tách biệt với phần còn lại của loài người. Thật phi lý cái ý tưởng rằng bạn là 1 cá nhân với 1 tâm trí đặc biệt của riêng mình, bởi lẽ não tiến hóa theo thời gian. Não là não của loài người, về mặt di truyền não thuộc phần loài người. Vậy bạn là thế giới và thế giới là bạn."
Chị làm em nhớ lại mấy chương đầu của cuốn Sapiens - Lược sử loài người.


Sent from my iPhone using Tapatalk
 
  • Like
Reactions: TTN
Chấm dứt khổ não
" Chúng ta được nuôi dạy qua truyền thống, qua giáo dục, qua sách để suy nghĩ rằng có nhị nguyên, mâu thuẫn, nam nữ, yêu ghét, bạo động và bất bạo động vân vân.
Dĩ nhiên, có nhị nguyên về mặt bên ngoài nhưng về mặt nội tâm, về mặt tâm lý chỉ có 1 cái duy nhất.
Cái giận, ví dụ khi bạn nói : " tôi không được giận" thì nó thành ra nhị nguyên. Chỉ có 1 thực tế duy nhất là tôi đang giận. Bạo động là 1 thực tế, bất bạo động không là thực tế. Vậy tại sao chúng ta cho cái hão huyền tầm quan trọng đến nỗi nó trở thành cái đối lập? Chúng ta bị mắc kẹt trong cái gớm ghiếc này của nhị nguyên, cái hàm ý sự lựa chọn, hành động lựa chọn.
Có bạo động, giận ghét, không ưa.... Những cái đó là thực tế. Nhưng việc sáng chế ra những cái không thực tế như bất bạo động, rằng bạn phải yêu thích người khác mới là không thực tế. Do đó chỉ có thực tế, và cái thực tế thì không có đối lập. Khi chúng ta sống với thực tế thì không có xung khắc xen vào. Có điều toàn bộ tình trang điều kiện hóa của chúng ta đặt căn bản trên nhị nguyên, tôi là thế này, tôi không phải thế kia, tôi đang hèn nhát, tôi phải can đảm....Chúng ta bị đuổi bắt trong tình trạng này.
Về mặt tâm lý hoàn toàn không có cái đối lập. Đối lập được kết cấu hoặc được đặt liền nhau bởi ý nghĩ trốn chạy thực tại. Tôi bạo động đó là thực tại, nhưng có người vĩ đại lại bảo là tôi phải bất bạo động. Bất bạo động không phải là thực tế bởi tôi đang bạo động. Trong khi theo đuổi bất bạo động bạn thực ra đang bạo động. Như thế chúng ta nói rằng không có cái đối lập tâm lý, chỉ có duy nhất cái đang là.
Nếu bạn am hiểu cái đang là thì lúc ấy có còn hiện hữu cái xung khắc của nhị nguyên không?
Khi loại bỏ hoàn toàn sự xung khắc giữa cái đang là và cái nên là. Lúc đó não được tự do và đầy năng lượng để đối mặt với mọi cái đúng như chúng là chúng."
khi chị đang bực giận, chị nhận biết là chị đang bực giận, thì chị có hết bực giận ngay tức thì ko? hoặc lần sau chị ko bực giận nữa ko?
 
  • Like
Reactions: TTN
Back
Top