VC-Thiền quán

Sorry!
hình như hôm nọ bác có hỏi về cách tu của bác "đời" "đạo" song tu gì? vui lòng gửi lại để AE trao đổi, vì chỉ trao đổi thì mình mới thấy "tà kiến" của mình hiiiiiiii

Em có hỏi bác K2G tại sao bác ấy lại phân biệt Tu đời - Tu đạo (em nghĩ thế không biết em hiểu ý bác ấy đúng không?). Em thì nghĩ tu là tu.. chung, cả đời đạo chứ (với những người tu tại gia, chứ không nói các vị đã xuất gia).

Bác Thiết có cao kiến gì không, chia sẻ vói.
 
Em có hỏi bác K2G tại sao bác ấy lại phân biệt Tu đời - Tu đạo (em nghĩ thế không biết em hiểu ý bác ấy đúng không?). Em thì nghĩ tu là tu.. chung, cả đời đạo chứ (với những người tu tại gia, chứ không nói các vị đã xuất gia).

Bác Thiết có cao kiến gì không, chia sẻ vói.
Nếu như bác thuộc dòng tiểu thừa và chọn hướng xuất gia, cả đời chỉ ở trong nhà chùa, sẽ là riêng biệt. Nếu bác theo cỗ xe lớn và bác chọn không xuất gia, 2 cái là 1.
 
Nếu như bác thuộc dòng tiểu thừa và chọn hướng xuất gia, cả đời chỉ ở trong nhà chùa, sẽ là riêng biệt. Nếu bác theo cỗ xe lớn và bác chọn không xuất gia, 2 cái là 1.

Em hiểu, và đồng ý với bác. Many thanks!

Btw, em đoán bác cũng chọn lối đi này phải không, em thấy bác nói chuyện thâm thúy lắm lắm. :)
 
Em hiểu, và đồng ý với bác. Many thanks!

Btw, em đoán bác cũng chọn lối đi này phải không, em thấy bác nói chuyện thâm thúy lắm lắm. :)
Tui là một gã tò mò, dạng mọt sách hết cách chữa nên tui biết thế thui.
 
Tui là một gã tò mò, dạng mọt sách hết cách chữa nên tui biết thế thui.

Em hiểu rùi, chắc đồng lúa của bác đã trĩu hạt và sắp chín rồi, nên bác lại khiêm cung.

Còn em giờ mới bắt đầu dọn cỏ, cày quang nên em phải nhiệt tình hỏi và học, bác đừng phiền nhé. :)
 
Last edited by a moderator:
Em có hỏi bác K2G tại sao bác ấy lại phân biệt Tu đời - Tu đạo (em nghĩ thế không biết em hiểu ý bác ấy đúng không?). Em thì nghĩ tu là tu.. chung, cả đời đạo chứ (với những người tu tại gia, chứ không nói các vị đã xuất gia).

Bác Thiết có cao kiến gì không, chia sẻ vói.

THực ra phải thông cảm cho K2G, bởi thế giới con người đã thay đổi. con người đạt thành tựu đáng khen về : khoa học-công nghệ-kinh tế- triết học, con người chở thành loài ưu thế tuyệt đối trên trái đất, có thể nói tổng sức mạnh con người "mạnh nhất", loài sư tử có thể vỗ ngực là chúa tể nhưng cũng bị tuyệt chủng, bị nhốt cũi trong công viên đó thui: kết quả là có những lúc con người quá duy vật, làm tín tính suy giảm nặng
..
Tóm lại con người làm chủ tinh thần - cuộc sống của mình, tuy nhiên nảy sinh lối sống thực dụng dẫn đến "xiền " là số một, con người vô tình làm suy giảm vị thế của mình về đạo đức, lối sống: như giết người dã man mà không sợ như nguyễn văn luyện, cha con đánh nhau.....
..
vật chất ngày một không đủ đáp ứng nhu cầu, thành ra không có dư giả nhiều
...
Đối với người tu hành nảy sinh các vấn đề mới: nhu cầu tăng, như nhu cầu lễ, đi xe ô tô...tín niệm suy giảm, thành ra các thiện nam tín nữ khó có thể chu cấp đầy đủ lương thực,..cho các tăng đoàn, buộc các nhà sư cũng phải quay ra kiếm cơm
..
Gần đây nảy sinh vấn đề "siêu tăng đoàn" kiểu truyền thống thời phật tổ ở vườn kỳ đàm? đó là tăng đoàn làng mai..về đà lạt tu tập đông người, kết quả trụ trì chùa ấy cũng chịu không nổi, bởi thành phần tăng đoàn ngày nay gồm cả những người tục tính cao, như quậy phá, chửi bới...coi sư chùa ấy tu theo cách kém hay, có ý lấn át mà thực ra pháp tu chưa biết cái nào hơn cái nào?
...
Tòm lại một điều là ngày nay tu phải giải quyết hai vấn đề đạo và đời, nếu chùa nào làm tốt việc này, thì kết quả tín chúng sẽ ngày một đông, còn phụ thuộc quá thì có thể bị lạc hậu, tất nhiên chẳng ai cấm tu siêu tăng đoàn, nhưng có thực mới vực được đạo, nếu không đủ thực thì hậu quả ai cũng biết hiiiiiiii
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: Cdg
còn người "tu" tại gia - cư sỹ thì khỏi nói, chẳng bắt được ai cúng dường, lại vợ nheo con nhóc, nên việc kiếm xiền là quan trọng. với cư sỹ "tu đời" là số hai nhưng phải làm trước, nên K2G nói đúng, nó hợp cậu "tu thân, tề gia, trị quốc bình thiên hạ" cái gì cũng phải từ thấp nên cao
1/ Tu dưỡng bản thân: để "trụ" không sa ngã vào ngũ đại giới "giết, trộm, cướp, nói dối, ..."
2/ Tề gia: khác với nhà sư, cư sỹ không phải từ bỏ gia đình, vậy làm sao tu? cách tốt nhất là làm tốt lương duyên ấy, lo cho xong vấn đề "cha, mẹ, vợ, con" (* nếu kiếm 3-5 tỷ, rồi trade lẻ tẻ..là xong...hiiiiiiiiii)
3/ người cư sỹ thời thái bình thì chẳng phải lo trị quốc, việc ấy có người khác lo, cư sỹ vốn không hám danh..do vậy sự hiểu biết về vĩ mô, quân sự, kte...thì đem ra free, tư vấn chẳng cần đồng nào, chẳng cần ai khen....các bậc "chính danh" ngày nay cũng không đến nỗi nghe không hiểu....nếu có lời trí tình..tất làm theo
4/ còn free time thì tập trung lo tu tập
vậy lên xin cám ơn câu "tu đời" trước "tu đạo" của K2G, chứ thực ra hai cái ấy trong 01 thân hai mà một, người khéo thì có thể song tu, kết quả chẳng kém người suất gia, người không khéo thì phân ra làm hai, nhưng vẫn hoan nghênh vì có reo hạt có thành quả, đều là "chân thiện mỹ"
.....

Sư huynh danh lợi qua không màng
Cư em danh lợi đệ vẫn mang
Trần gian ảo vọng đầy mây khói
Nhưng Mây khói ấy đâu vô năng
Miễn vượt biển mơ sạch bụi trần
 
Last edited by a moderator:
Nếu như bác thuộc dòng tiểu thừa và chọn hướng xuất gia, cả đời chỉ ở trong nhà chùa, sẽ là riêng biệt. Nếu bác theo cỗ xe lớn và bác chọn không xuất gia, 2 cái là 1.

KHông chắc bác!
các chùa nhỏ cũng phải kiếm ăn từ bữa, vì vậy mặc dù thân suất gia, nhưng cũng phải mưu sinh. có lẽ khi thu nhập Vn lên 5000$ sẽ khá hơn chăng
 
KHông chắc bác!
các chùa nhỏ cũng phải kiếm ăn từ bữa, vì vậy mặc dù thân suất gia, nhưng cũng phải mưu sinh. có lẽ khi thu nhập Vn lên 5000$ sẽ khá hơn chăng

nb: Như bác Don đây, coi chừng được giao important mission là kiếm thêm cho pagoda hiiiiiii (joking)
 
THực ra phải thông cảm cho K2G, bởi thế giới con người đã thay đổi. con người đạt thành tựu đáng khen về : khoa học-công nghệ-kinh tế- triết học, con người chở thành loài ưu thế tuyệt đối trên trái đất, có thể nói tổng sức mạnh con người "mạnh nhất", loài sư tử có thể vỗ ngực là chúa tể nhưng cũng bị tuyệt chủng, bị nhốt cũi trong công viên đó thui: kết quả là có những lúc con người quá duy vật, làm tín tính suy giảm nặng
..
Tóm lại con người làm chủ tinh thần - cuộc sống của mình, tuy nhiên nảy sinh lối sống thực dụng dẫn đến "xiền " là số một, con người vô tình làm suy giảm vị thế của mình về đạo đức, lối sống: như giết người dã man mà không sợ như nguyễn văn luyện, cha con đánh nhau.....
..
vật chất ngày một không đủ đáp ứng nhu cầu, thành ra không có dư giả nhiều
...
Đối với người tu hành nảy sinh các vấn đề mới: nhu cầu tăng, như nhu cầu lễ, đi xe ô tô...tín niệm suy giảm, thành ra các thiện nam tín nữ khó có thể chu cấp đầy đủ lương thực,..cho các tăng đoàn, buộc các nhà sư cũng phải quay ra kiếm cơm
..
Gần đây nảy sinh vấn đề "siêu tăng đoàn" kiểu truyền thống thời phật tổ ở vườn kỳ đàm? đó là tăng đoàn làng mai..về đà lạt tu tập đông người, kết quả trụ trì chùa ấy cũng chịu không nổi, bởi thành phần tăng đoàn ngày nay gồm cả những người tục tính cao, như quậy phá, chửi bới...coi sư chùa ấy tu theo cách kém hay, có ý lấn át mà thực ra pháp tu chưa biết cái nào hơn cái nào?
...
Tòm lại một điều là ngày nay tu phải giải quyết hai vấn đề đạo và đời, nếu chùa nào làm tốt việc này, thì kết quả tín chúng sẽ ngày một đông, còn phụ thuộc quá thì có thể bị lạc hậu, tất nhiên chẳng ai cấm tu siêu tăng đoàn, nhưng có thực mới vực được đạo, nếu không đủ thực thì hậu quả ai cũng biết hiiiiiiii

còn người "tu" tại gia - cư sỹ thì khỏi nói, chẳng bắt được ai cúng dường, lại vợ nheo con nhóc, nên việc kiếm xiền là quan trọng. với cư sỹ "tu đời" là số hai nhưng phải làm trước, nên K2G nói đúng, nó hợp cậu "tu thân, tề gia, trị quốc bình thiên hạ" cái gì cũng phải từ thấp nên cao
1/ Tu dưỡng bản thân: để "trụ" không sa ngã vào ngũ đại giới "giết, trộm, cướp, nói dối, ..."
2/ Tề gia: khác với nhà sư, cư sỹ không phải từ bỏ gia đình, vậy làm sao tu? cách tốt nhất là làm tốt lương duyên ấy, lo cho xong vấn đề "cha, mẹ, vợ, con" (* nếu kiếm 3-5 tỷ, rồi trade lẻ tẻ..là xong...hiiiiiiiiii)
3/ người cư sỹ thời thái bình thì chẳng phải lo trị quốc, việc ấy có người khác lo, cư sỹ vốn không hám danh..do vậy sự hiểu biết về vĩ mô, quân sự, kte...thì đem ra free, tư vấn chẳng cần đồng nào, chẳng cần ai khen....các bậc "chính danh" ngày nay cũng không đến nỗi nghe không hiểu....nếu có lời trí tình..tất làm theo
4/ còn free time thì tập trung lo tu tập
vậy lên xin cám ơn câu "tu đời" trước "tu đạo" của K2G, chứ thực ra hai cái ấy trong 01 thân hai mà một, người khéo thì có thể song tu, kết quả chẳng kém người suất gia, người không khéo thì phân ra làm hai, nhưng vẫn hoan nghênh vì có reo hạt có thành quả, đều là "chân thiện mỹ"
.....

Sư huynh danh lợi qua không màng
Cư em danh lợi đệ vẫn mang
Trần gian ảo vọng đầy mây khói
Nhưng Mây khói ấy đâu vô năng
Miễn vượt biển mơ sạch bụi trần

Wow, chỉ có trong 2 pot mà bác nói rộng đến nhiều vấn đề về tu hành và đạo Phật quá làm em hơi hoảng vì theo khong kịp.

Để em nghiệm từ từ để hiểu hơn và trao đổi với bác.

Nhưng đồng ý với bác con đường tu hành theo lối xuất gia bây giờ đang gặp "khủng hoảng". Phần vì điều kiện về kinh tế, xã hội và trí tuệ nhân sinh bây giờ đã thay đổi rất nhiều so với thời cách đây 2500, ngày Đức Thích Ca Mâu Ni chứng minh và truyền trao lại cho nhân sinh.
Phần nữa những người xuất gia họ cũng không thể giữ giới được trước thực tế cuộc sống ngày càng khó khăn, cám dỗ lại càng nhiều, ma vương lại trà trộn vào mà phá đạo càng nhiều hơn nữa...

Xin trích từ một bài báo đăng trên TNonline khi nói về những người ở chùa biển thủ tiền công đức
"Việc xào xáo vì đồng tiền diễn ra hằng ngày ngoài xã hội là sự thường, nhưng ở đây đồng tiền đã chen vào chốn đền chùa thiêng liêng, vào các di tích của đất nước" ...
" ...Nhưng nói cho cùng, họ cũng không buồn bằng đức Phật khi nghe Ma vương bảo rằng vào thời mạt pháp Ma vương sẽ cho quyến thuộc và đệ tử của mình cạo trọc đầu, mặc áo cà sa, giả dạng vào chùa tu hành để phá hoại Phật pháp, tựa như một loại trùng sống trong thân sư tử để “ăn thịt sư tử”. Nghe vậy, đức Phật từ bi im lặng và rơi nước mắt. Đó là lần đầu tiên chúng tôi được biết về nguyên do đức Phật đã khóc khi ngài còn tại thế..."

p/s chít em quên không lưu địa chỉ link, nhưng tựa đề của bài báo là "Đừng làm Phật khóc" trên Thanhnien online.
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: Cdg
Cảm ơn các bác đã luận hộ em về Tu Đời - Tu Đạo

Em xin trích một đoạn rất ngắn về Tu Đạo để các bác tham khảo. Bác nào muốn hiểu sâu thêm về ý nghĩa của việc Tu Đời - Đạo, có thể tham khảo Tư Tưởng Luận - Tiểu Thừa Phật Giáo - Nguyên tác: Kimura Taiken - Việt dịch: Hòa Thượng Thích Quảng Độ.

Bác Giailang có suy nghĩ rất sâu sắc về gốc - ngọn. Theo thuyết Phật: Tiểu Thừa là gốc (Nguyên thủy) - Đại Thừa là ngọn (Phát triển)

"… Tầm mắt thấy xa thì tất cả mọi sự trong thế gian này đều không an định, nói một cách tóm tắt, tất cả đều là khổ. Cái chứng cứ lớn nhất của Khổ quan là: vì cũng là một hiện tượng thiên nhiên nên, con người, mật mặt tuy phải phục tòng định luật tất nhiên của vận mệnh, nhưng, mặt khác, vì cũng là một sự tồn tại tinh thần nên lại có yêu cầu tự do vô hạn.

Đó là sự mâu thuẩn bất tương dung và vì phải sống trong thế giằng co ấy mà con người cảm thấy đau khổ. Đức Phật cho tất cả đều là khổ, cái lý do chính cũng ở đó. Song, cái cảm thống khổ đau ấy cũng lại là động cơ thúc đẩy con người tìm đến sự giải thoát trong tôn giáo.

Đức Phật chủ trương đời là bể khổ chính là vì cái thực tướng này của thế gian. Do đó, chủ trương này, về sau đã trở thành một đặc trưng về nhân sinh quan Phật giáo thông cả Tiểu thừa và Đại thừa. Nhưng làm thế nào để giải thoát khỏi khổ?

Cũng như các vấn đề khác trong Phật giáo, vấn đề này một khi được đặt ra thì cũng lại có nhiều nghị luận bất đồng. đạo Đại thừa Bồ tát chẳng hạn, xác lập lý tưởng vĩnh viễn, lấy tất cả hoạt động tự phát mà định giá trị của lý tưởng đó, do vậy khổ cũng được coi như thứ hồi hướng tới đại lý tưởng ấy.

Trong Tiểu thừa Phật giáo con đường giải thoát khổ có tính cách tiêu cực, trên thực tế, làm cách nào để có thể đạt đến thế giới hết khổ đau? Đây chính là vấn đề chủ yếu. Như ai nấy đều biết, A-tỳ-đạt-ma y theo giải thích bình diện, ở nhiều trường hợp, nói rõ nguyên nhân của thế giới khổ đau chính là đã phê phán giá trị của thế giới vậy.

Đời là khổ, và chính đó là động cơ tu đạo. A-tỳ-đạt-ma đã thuyết minh khổ như thế nào? Trong các kinh có nhiều cách thuyết minh về khổ, và để thích ứng, A-tỳ-đạt-ma đối với khổ, cũng có nhiều thuyết minh. Nhưng nếu nói một cách tóm tắt thì cái phương pháp xử lý phổ thông là đem định nghĩa khổ chia ra làm nhiều loại.

Chiếu theo Khế kinh thì định bình của khổ có tám, đó là sống khổ, già khổ, chết khổ, cầu thương khổ, lo buồn khổ, oán ghét mà gặp gỡ là khổ, yêu thương mà chia lìa là khổ, tất cả sự cầu mong không thỏa mãn là khổ. Lại nói một cách đơn giản là: tất cả vô thường là khổ, tất cả khổ là vô ngã, “biết các hành vô thường, đều là pháp biến dị, bởi thế nói thụ tất cả khổ, đó là điều người chính giác đã biết rõ” .

Vì vô thường nên khổ, khổ vì vô ngã. A-tỳ-đạt-ma tuy thuyết minh nhiều về những nỗi khổ đó, nhưng dần dần đã đem thống nhất và, cuối cùng, còn muốn tập hợp lại nữa. Về định nghĩa của khổ, Phật Âm nói:
Khổ tướng là sự buồn bực liên miên và là hình của sự buồn bực liên miên đó.
Lại có bốn trạng thái: 1- Trạng thái buồn bực, 2- Trạng thái vô thường (hành), 3- Trạng thái thiêu đốt, 4- Trạng thái biến hoại (ibid p. 494). Trạng thái một và trạng thái ba là bản thân của khổ đau, còn trạng thái hai và trạng thái bốn, đại khái trong nhất thời không là khổ đau nhưng cuối cùng lại quy về khổ. Về phía Bắc truyền thông lệ chia khổ thành ba loại, tức là khổ khổ, hành khổ và hoại khổ . Khổ khổ là tự thân của khổ; hành khổ là sự vô thường, bất an nên khổ; hoại khổ là vì những khoái lạc hiện tại cuối cùng cũng có lúc tiêu tan nên khổ (có thể so sánh với ba khổ của Số luận là y nội khổ, y ngoại khổ, y hành khổ). Tựu trung, hai loại sau này là đặc trưng của nhân sinh Phật giáo, tức cuộc sống của con người, dù là hữu lậu, về mặt cảm giác, cho dù không thấy khổ, nhưng vì vô thường biến hoại, thiếu mất tính bất biến thường hằng, cho nên, về điểm này, có thể nói tất cả ở thế gian đều là khổ.

Từ nhân sinh quan đó, vấn đề tất nhiên phải được đặt ra là: làm thế nào để có thể đạt đến cảnh giới triệt để giải thoát và rốt ráo yên ổn? Đây là đề mục tối cao của Phật giáo. Tập hợp và hiển bày một cách đơn giản khóa để này là Bốn Đế: khổ, tập, diệt, đạo. Cội nguồn thống khổ của kiếp người lấy bất tuyệt dục làm cơ sở, vì y vào phiền não, bởi thế, muốn hết khổ phải diệt phiền não thì phải tu đạo: đó là căn cứ của Tu đạo luận…."

Còn đây là website tham khảo: http://www.phatviet.com/dichthuat/luantang/ttpgttl/ttpgttl.htm

Chúc các bác viên mãn!
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: mrt
Phật Âm nói:
Khổ tướng là sự buồn bực liên miên và là hình của sự buồn bực liên miên đó.

Còn đây là website tham khảo: http://www.phatviet.com/dichthuat/luantang/ttpgttl/ttpgttl.htm

Chúc các bác viên mãn!

Khổ là khái niệm nay thuộc triết học, trạng thái tự ức chế thôi mà, do vậy diệt khổ chỉ là vấn đề của tư tưởng, nói đơn giản anh cảm thấy khổ là khổ, còn không thì nó cũng như sự vật hiện tượng trải qua đời anh, như cái computer tính các phép tính, như con ong hút mật. có gì mà khổ?

cái thâm sâu của đức phật là vĩnh viễn diệt khổ, bởi trong khi luyện yoga ngài đã đạt trạng thái giải thoát đại khái như đại relax, đại sảng khoái..nhưng khi ngừng tư thế thì trạng thái đó mất. do vậy đặt ra vấn đề muốn diệt khổ vĩnh viễn, muốn vậy phải tu đạo, các pháp tu thì vô số hiiiiiiiii

Còn đối với chúng ta người văn minh thì sao? con người tuy chưa tới nóc (*chưa hơn các thần linh, thánh đế...) nhưng để đạt được cũng không dễ (*nhìn xuống chu kỳ tiến hoá từ rong rêu/vi khuẩn..khỉ..con người), có thể nói con người là điểm tối ưu để tu đạo, về tư duy, thời gian sống, là điểm cân bằng của âm dương, vậy mới có câu "con người là tiểu thế giới, là điểm kết nối thiên địa)

Con người may mắn là nghĩ ra nhiều phép tu, đặc biệt là tu theo phật, để có thể suất ra ngoài tam giới, đạt cõi vĩnh hằng bất diệt bất sinh, vì vậy nhiều khi có thuyết thần tiên..tái sinh con người để tái tu tập

Nói tóm lại dễ hiểu, trên là cơ sở của trường phái phật giáo nhập thế, đời thực ra rất tươi đẹp (* tính trên tổng thể, các loài, các pháp) hãy biến thế giới này thành cõi cực lạc trần gian

Vì tu đạo, người tu hành đã đốn ngộ tâm lý mà thấy đời vô khổ mà là cực sướng, đây là mức một của tu đạo đó là "tu để sống tốt cho đời", nếu các bác chưa đạt mức này..đừng lên tìm kiếm viển vông, ví như:
+ nếu ta bị thằng bạn nó chửi: ta còn phải cám ơn vì đó là cơ hội để ta kiềm chế sân hận
+ nếu ta mất tiền: ta mừng vì tiền đó đến được nơi thực thiếu thốn
+ nếu ta bị đánh má trái hãy đưa má phải cho họ đánh nốt..vì ta có cơ luyện diệt sân si
+ nếu ta bị đâm: hãy tha thứ (*như ngài mo ha mat gandi) vì họ đã nhận hết các nợ của ta, và họ phải trả.... (**mức này chắc khó ấy nha hiiiiiiiiiii)
.
Nếu đạt được, hãy học bác don xuất gia cầu đạo lớn, để đạt vĩnh hằng diệt khổ....bởi đời này ta may mắn gặp phật pháp của phật, có duyên giác ngộ...như đời sau có khi ta là thần ..nhưng vì bản tính tự kiêu...ta không màng ngó pháp ấy....thật tiếc..thật tiếc, tuy có sống ngàn tuổi..nhưng sau đó tam giới chờ sẵn, ta lại sa vào vòng "khổ mới"
.
nếu có cầu, hãy cầu cho đức phật ban cho ta pháp báu ấy muôn đời muôn cõi
"OM MUNI MUNI MAHA MUNIE SOHA"
đứng cầu danh lợi, đừng hỏi tu hành có uống bia, chơi CK được không ? hiiiiiiiiiii
 
Last edited by a moderator:
Khổ là khái niệm nay thuộc triết học, trạng thái tự ức chế thôi mà, do vậy diệt khổ chỉ là vấn đề của tư tưởng, nói đơn giản anh cảm thấy khổ là khổ, còn không thì nó cũng như sự vật hiện tượng trải qua đời anh, như cái computer tính các phép tính, như con ong hút mật. có gì mà khổ?

cái thâm sâu của đức phật là vĩnh viễn diệt khổ, bởi trong khi luyện yoga ngài đã đạt trạng thái giải thoát đại khái như đại relax, đại sảng khoái..nhưng khi ngừng tư thế thì trạng thái đó mất. do vậy đặt ra vấn đề muốn diệt khổ vĩnh viễn, muốn vậy phải tu đạo, các pháp tu thì vô số hiiiiiiiii

Còn đối với chúng ta người văn minh thì sao? con người tuy chưa tới nóc (*chưa hơn các thần linh, thánh đế...) nhưng để đạt được cũng không dễ (*nhìn xuống chu kỳ tiến hoá từ rong rêu/vi khuẩn..khỉ..con người), có thể nói con người là điểm tối ưu để tu đạo, về tư duy, thời gian sống, là điểm cân bằng của âm dương, vậy mới có câu "con người là tiểu thế giới, là điểm kết nối thiên địa)

Con người may mắn là nghĩ ra nhiều phép tu, đặc biệt là tu theo phật, để có thể suất ra ngoài tam giới, đạt cõi vĩnh hằng bất diệt bất sinh, vì vậy nhiều khi có thuyết thần tiên..tái sinh con người để tái tu tập

Nói tóm lại dễ hiểu, trên là cơ sở của trường phái phật giáo nhập thế, đời thực ra rất tươi đẹp (* tính trên tổng thể, các loài, các pháp) hãy biến thế giới này thành cõi cực lạc trần gian

Vì tu đạo, người tu hành đã đốn ngộ tâm lý mà thấy đời vô khổ mà là cực sướng, đây là mức một của tu đạo đó là "tu để sống tốt cho đời", nếu các bác chưa đạt mức này..đừng lên tìm kiếm viển vông, ví như:
+ nếu ta bị thằng bạn nó chửi: ta còn phải cám ơn vì đó là cơ hội để ta kiềm chế sân hận
+ nếu ta mất tiền: ta mừng vì tiền đó đến được nơi thực thiếu thốn
+ nếu ta bị đánh má trái hãy đưa má phải cho họ đánh nốt..vì ta có cơ luyện diệt sân si
+ nếu ta bị đâm: hãy tha thứ (*như ngài mo ha mat gandi) vì họ đã nhận hết các nợ của ta, và họ phải trả.... (**mức này chắc khó ấy nha hiiiiiiiiiii)
.
Nếu đạt được, hãy học bác don xuất gia cầu đạo lớn, để đạt vĩnh hằng diệt khổ....bởi đời này ta may mắn gặp phật pháp của phật, có duyên giác ngộ...như đời sau có khi ta là thần ..nhưng vì bản tính tự kiêu...ta không màng ngó pháp ấy....thật tiếc..thật tiếc, tuy có sống ngàn tuổi..nhưng sau đó tam giới chờ sẵn, ta lại sa vào vòng "khổ mới"
.
nếu có cầu, hãy cầu cho đức phật ban cho ta pháp báu ấy muôn đời muôn cõi
"OM MUNI MUNI MAHA MUNIE SOHA"
đứng cầu danh lợi, đừng hỏi tu hành có uống bia, chơi CK được không ? hiiiiiiiiiii

Cảm ơn bác đã nói rõ quan điểm của bác, cũng qua đó, em đoán bác chưa mở đến website đính kèm để đọc - nghiền ngẫm - hiểu - ngộ những điều được thuyết luận trong đó.

Nhưng ko sao, Chúng ta còn nhiều thời gian để ngộ. :)
 
Last edited by a moderator:
" ...Nhưng nói cho cùng, họ cũng không buồn bằng đức Phật khi nghe Ma vương bảo rằng vào thời mạt pháp Ma vương sẽ cho quyến thuộc và đệ tử của mình cạo trọc đầu, mặc áo cà sa, giả dạng vào chùa tu hành để phá hoại Phật pháp, tựa như một loại trùng sống trong thân sư tử để “ăn thịt sư tử”. Nghe vậy, đức Phật từ bi im lặng và rơi nước mắt. Đó là lần đầu tiên chúng tôi được biết về nguyên do đức Phật đã khóc khi ngài còn tại thế..."

.
Đầu tiên bác phải cho đường link để AE có trình độ phật học cao họ kiểm tra tính đúng đắn của truyện này, tôi cho là dị bản..của người chưa hiểu phật, tôi cũng chờ 01 ngày xem có bác nào có ý kiến không? hiiiiiiii
vì, phật đã đại giác đại thành thì không có truyện khóc, giận..như mấy tiểu chuyện về phật tại thế, đó là nối đưa cảm xúc của tác giả vào cho người đọc dễ hiểu, nhưng nó vô tình "tầm thường hoá" thành tựu tu tập "tư đại giai không" của các bậc ala hán trở lên, họ đạt trạng thái vô lo, vô sầu...
tôi cũng đọc thấy chính phật nói "vào thời mạt pháp vô số ma quân nhảy ra mạo danh phật pháp..." do vậy mới có câu với phật pháp duy nhất ngài là thầy, những người khác chỉ là hành giả, diễn giả pháp của người (Nam mô bổn sư thích ca mâu ni Phật), ta sẽ không thấy ai có chữ bổn sư nữa, vì ý này
Với câu của bác vô tình phật đã mất khả năng đoán tương lai, trở thành người thường như hồng danh "Nam Mô Quá khứ hiện tại Vị lai THích ca mâu ni Phật"
"Phật im lặng, khóc? phải hiểu là khóc cho ma vương này, bởi khi ngài thành chính quả ngay tại cõi ta bà, thì vô số loài trong đó không ít ma vương hung bạo..đều bỏ đao..tu đạo thành tựu", chùa không phải trỗ để kiếm ăn..mà mục đích là "tu đạo", ngài tiếc cho ma vương vì bản tính "hẹp hòi" "sân hận" mà mất đi cơ hội giải thoát cho mình, họ hàng mình hà aaaaaaaaa
 
Cảm ơn bác đã nói rõ quan điểm của bác, cũng qua đó, em đoán bác chưa mở đến website đính kèm để đọc - nghiền ngẫm - hiểu - ngộ những điều được thuyết luận trong đó.

Nhưng ko sao, Chúng ta còn nhiều thời gian để ngộ. :)

xin cám ơn!
đã mở nhưng chưa đọc, sẽ đọc sau vì nguyên trang đó khá dài
 
" ...Nhưng nói cho cùng, họ cũng không buồn bằng đức Phật khi nghe Ma vương bảo rằng vào thời mạt pháp Ma vương sẽ cho quyến thuộc và đệ tử của mình cạo trọc đầu, mặc áo cà sa, giả dạng vào chùa tu hành để phá hoại Phật pháp, tựa như một loại trùng sống trong thân sư tử để “ăn thịt sư tử”. Nghe vậy, đức Phật từ bi im lặng và rơi nước mắt. Đó là lần đầu tiên chúng tôi được biết về nguyên do đức Phật đã khóc khi ngài còn tại thế..."

Vấn đề này thực ra là câu truyện cho một vấn đề lớn hơn, mà phật giáo chưa giải quyết được, đó là trấn hưng phật pháp
+ phật pháp ra đời đã 2500 năm nói gì thì nói nó cũng là một sự vật, và cũng không thoát khỏi quy luật "sinh trưởng lão tử" theo dòng thời gian các chi phái nhiều cả ngàn, môn sinh cũng cả tỷ..nhưng những người thành tựu thì càng ít đi, đó là trạng thái "lão" có nguy cơ băng hoại, tử vong
+ vậy làm sao để tái sinh nó cho một chu kỳ mới, có lẽ mình không đủ tầm để làm điều đó, những người làm được như vậy phải là chân sư đức cao hạnh lớn uy tín bao trùm
+ theo tôi chắc cũng phải dựa vào luật, và tái cơ cấu lại hệ thống tu tập, mang tính XH hoá cao, kiểm soát cao, nhưng tập trung cao, đó là:
+ hệ thống tu tại gia, cư sỹ làm nền tảng, có như vậy phật pháp tái nhập mọi gia đình, người tu tập mang tính tự nguyện cao. đây là nền tảng vững chắc nhất mà ma vương bất khả xâm nhập
+ hệ thống thượng tầng, mang tính thường trụ, là nơi chuẩn hoá các chước tác, các pháp phát hành vào XH..ở đây chỉ duy nhất các bậc đạt cấp độ đại sư, hoà thượng, thượng toạ: hệ thống này sẽ có 01 lượng thiện nam tín nữ, làm nhiệm vụ giám sát, nếu thầy nào bị phát giác (*gửi thư phản ánh) của thiện nam tín nữ, của các sư ông sư đệ...sẽ bị rút khỏi hệ thống, trở về chùa nội
+ hệ thống nội pháp, là các chùa tu tập từ đầu, các nơi chấp nhận thu nạp các mảnh đời bất hạnh nhưng chưa đạt giác ngộ, chỗ này là chỗ ma vương trà trộn, làm giảm uy danh phật, những chùa này không tiếp xúc với XH, giải quyết được khâu 10 người xuất gia 1 người ngộ
Có như vậy, bộ mặt chùa sẽ thay đổi, ta sẽ thấy chỉ toàn những người thành tâm tu phật, còn những người "chỉ có duyên" với chùa thì họ cũng không nên gặp thiện nam tín nữ làm gì? khi chưa giác ngộ
 
Last edited by a moderator:
Cảm ơn các bác đã luận hộ em về Tu Đời - Tu Đạo

Bác Giailang có suy nghĩ rất sâu sắc về gốc - ngọn. Theo thuyết Phật: Tiểu Thừa là gốc (Nguyên thủy) - Đại Thừa là ngọn (Phát triển)
...
Chúc các bác viên mãn!

Thú thực em cũng chưa có nhiều cơ duyên để đọc và hiểu nhiều. Nhưng trên nội dung bác chia sẻ em cảm nhận có cái đồng thuận và có cái thấy chưa hợp ý nhau lắm:

@tiểu thừa và đại thừa thì em lại hiểu khác bác một chút: Phật ra đời có một tôn chỉ duy nhất là tìm con đường cho nhân sinh tri kiến và giải thoát. Nhưng cũng do con người "ý thích, suy nghĩ, nhận định biệt nhau" nên có phân thành các phái môn khác nhau. (Thực tế tiểu thừa & đại thừa chỉ xuất hiện vào TK 1 sau CN, sau khi Phật ra đời và hoằng pháp được gần 500 năm).

Còn khác nhau cơ bản giữa 2 dòng này thì em được biết là tiểu thừa tu về sắc tướng và nghi lễ. Chân tử cung kính tôn nghiêm theo các nghi lễ, trai đàn, sắc tướng của Phật mà tạo căn lành, lánh đường ác. (Nhưng ngày nay em thấy nhiều người chỉ nặng vào sắc tướng mà lại quên mất cái gốc của việc làm đó. ví dụ như ăn chay để cho tịnh tâm, tránh sát sinh nhưng lại phải đặt tên món ăn cho kếu và hẹn vài ngày sau ăn mặn bù...hichic).

Đại thừa lại đi vào trực ngộ tâm. Vì cũng chính từ tâm sanh mà con người tạo ra các nghiệp quả. Thế nên tu tâm sửa tánh, từ bi hỉ xả để tạo phước thiện, xa nghiệp ác.

Cảm ơn các bác đã luận hộ em về Tu Đời - Tu Đạo

Đời là khổ, và chính đó là động cơ tu đạo. ...

Chiếu theo Khế kinh thì định bình của khổ có tám, đó là sống khổ, già khổ, chết khổ, cầu thương khổ, lo buồn khổ, oán ghét mà gặp gỡ là khổ, yêu thương mà chia lìa là khổ, tất cả sự cầu mong không thỏa mãn là khổ. Lại nói một cách đơn giản là: tất cả vô thường là khổ, tất cả khổ là vô ngã, “biết các hành vô thường, đều là pháp biến dị, bởi thế nói thụ tất cả khổ, đó là điều người chính giác đã biết rõ” .

Vì vô thường nên khổ, khổ vì vô ngã. A-tỳ-đạt-ma tuy thuyết minh nhiều về những nỗi khổ đó, nhưng dần dần đã đem thống nhất và, cuối cùng, còn muốn tập hợp lại nữa. Về định nghĩa của khổ, Phật Âm nói:
...
Từ nhân sinh quan đó, vấn đề tất nhiên phải được đặt ra là: làm thế nào để có thể đạt đến cảnh giới triệt để giải thoát và rốt ráo yên ổn? Đây là đề mục tối cao của Phật giáo. Tập hợp và hiển bày một cách đơn giản khóa để này là Bốn Đế: khổ, tập, diệt, đạo. Cội nguồn thống khổ của kiếp người lấy bất tuyệt dục làm cơ sở, vì y vào phiền não, bởi thế, muốn hết khổ phải diệt phiền não thì phải tu đạo: đó là căn cứ của Tu đạo luận…."

...
Chúc các bác viên mãn!

Khổ là 1 trong Ngũ Thủ Uẩn mà đức Bổn sư luận về đời sống con người. Diệt khổ nên Ngài dạy chúng ta hiểu đời sống nhân sinh chỉ vô thường.

Nhưng như như bác nói đó là đạt đến sự giải thoát rốt ráo, Ngài dạy chúng ta cách hiểu nhận thức và tu để giải thoát theo con đường thoát khỏi sanh tử luân hồi. Đó mới là con đường giải thoát đích thực và rốt ráo.
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: Cdg
Vấn đề này thực ra là câu truyện cho một vấn đề lớn hơn, mà phật giáo chưa giải quyết được, đó là trấn hưng phật pháp
+ phật pháp ra đời đã 2500 năm nói gì thì nói nó cũng là một sự vật, và cũng không thoát khỏi quy luật "sinh trưởng lão tử" theo dòng thời gian các chi phái nhiều cả ngàn, môn sinh cũng cả tỷ..nhưng những người thành tựu thì càng ít đi, đó là trạng thái "lão" có nguy cơ băng hoại, tử vong
+ vậy làm sao để tái sinh nó cho một chu kỳ mới, có lẽ mình không đủ tầm để làm điều đó, những người làm được như vậy phải là chân sư đức cao hạnh lớn uy tín bao trùm
+ theo tôi chắc cũng phải dựa vào luật, và tái cơ cấu lại hệ thống tu tập, mang tính XH hoá cao, kiểm soát cao, nhưng tập trung cao, đó là:
+ hệ thống tu tại gia, cư sỹ làm nền tảng, có như vậy phật pháp tái nhập mọi gia đình, người tu tập mang tính tự nguyện cao. đây là nền tảng vững chắc nhất mà ma vương bất khả xâm nhập
+ hệ thống thượng tầng, mang tính thường trụ, là nơi chuẩn hoá các chước tác, các pháp phát hành vào XH..ở đây chỉ duy nhất các bậc đạt cấp độ đại sư, hoà thượng, thượng toạ: hệ thống này sẽ có 01 lượng thiện nam tín nữ, làm nhiệm vụ giám sát, nếu thầy nào bị phát giác (*gửi thư phản ánh) của thiện nam tín nữ, của các sư ông sư đệ...sẽ bị rút khỏi hệ thống, trở về chùa nội
+ hệ thống nội pháp, là các chùa tu tập từ đầu, các nơi chấp nhận thu nạp các mảnh đời bất hạnh nhưng chưa đạt giác ngộ, chỗ này là chỗ ma vương trà trộn, làm giảm uy danh phật, những chùa này không tiếp xúc với XH, giải quyết được khâu 10 người xuất gia 1 người ngộ
Có như vậy, bộ mặt chùa sẽ thay đổi, ta sẽ thấy chỉ toàn những người thành tâm tu phật, còn những người "chỉ có duyên" với chùa thì họ cũng không nên gặp thiện nam tín nữ làm gì? khi chưa giác ngộ

Em hoàn toàn đồng ý với bác về luận cứ này. Mà công nhận bác nói ra được cái vấn đề cốt lõi của đạo pháp vào thời mạt pháp. Em cũng được nghe cũng chính vì cái mạt này mà Đức Bổn sư thọ ký Đức Di Lạc thời hạ lai thành Phật và đem đến cho nhân sinh một con đường tu học cho phù hợp.


Vấn đề này thực ra là câu truyện cho một vấn đề lớn hơn, mà phật giáo chưa giải quyết được, đó là trấn hưng phật pháp
+ phật pháp ra đời đã 2500 năm nói gì thì nói nó cũng là một sự vật, và cũng không thoát khỏi quy luật "sinh trưởng lão tử" theo dòng thời gian các chi phái nhiều cả ngàn, môn sinh cũng cả tỷ..nhưng những người thành tựu thì càng ít đi, đó là trạng thái "lão" có nguy cơ băng hoại, tử vong
+ vậy làm sao để tái sinh nó cho một chu kỳ mới, có lẽ mình không đủ tầm để làm điều đó, những người làm được như vậy phải là chân sư đức cao hạnh lớn uy tín bao trùm

Ý này thì em xin góp thêm một ý em được Đức Thầy em dạy: Qui luật của vũ trụ mang tính tuần hòan với 4 giai đoạn chính: Thành Trụ Hoại Không. Nhưng cái thời gian của 1 vòng đó dài khủng khiếp. Một tiểu kiếp là 15.998.000 năm, 20 tiểu kiếp là 1 trung kiếp, 4 trung kiếp là 1 đại kiếp. Đức Thích Ca Mâu Ni Phật mới là vị Phật của thời Hiền kiếp. Hạ kiếp là Đức Di Lạc hạ lai.
 
Last edited by a moderator:
Thú thực em cũng chưa có nhiều cơ duyên để đọc và hiểu nhiều. Nhưng trên nội dung bác chia sẻ em cảm nhận có cái đồng thuận và có cái thấy chưa hợp ý nhau lắm:

@tiểu thừa và đại thừa thì em lại hiểu khác bác một chút: Phật ra đời có một tôn chỉ duy nhất là tìm con đường cho nhân sinh tri kiến và giải thoát. Nhưng cũng do con người "ý thích, suy nghĩ, nhận định biệt nhau" nên có phân thành các phái môn khác nhau. (Thực tế tiểu thừa & đại thừa chỉ xuất hiện vào TK 1 sau CN, sau khi Phật ra đời và hoằng pháp được gần 500 năm).

Còn khác nhau cơ bản giữa 2 dòng này thì em được biết là tiểu thừa tu về sắc tướng và nghi lễ. Chân tử cung kính tôn nghiêm theo các nghi lễ, trai đàn, sắc tướng của Phật mà tạo căn lành, lánh đường ác. (Nhưng ngày nay em thấy nhiều người chỉ nặng vào sắc tướng mà lại quên mất cái gốc của việc làm đó. ví dụ như ăn chay để cho tịnh tâm, tránh sát sinh nhưng lại phải đặt tên món ăn cho kếu và hẹn vài ngày sau ăn mặn bù...hichic).

Đại thừa lại đi vào trực ngộ tâm. Vì cũng chính từ tâm sanh mà con người tạo ra các nghiệp quả. Thế nên tu tâm sửa tánh, từ bi hỉ xả để tạo phước thiện, xa nghiệp ác.



Khổ là 1 trong Ngũ Thủ Uẩn mà đức Bổn sư luận về đời sống con người. Diệt khổ nên Ngài dạy chúng ta hiểu đời sống nhân sinh chỉ vô thường.

Nhưng như như bác nói đó là đạt đến sự giải thoát rốt ráo, Ngài dạy chúng ta cách hiểu nhận thức và tu để giải thoát theo con đường thoát khỏi sanh tử luân hồi. Đó mới là con đường giải thoát đích thực và rốt ráo.

CHúng ta còn nhiều thời gian, Đoạn trên em trích lược trong cuốn Tiểu Thừa Phật Giáo Tư Tưởng Luận. Bác có thể tham khảo kỹ về Tiểu thừa luận & Đại Thừa luận của Hòa Thượng Thích Quảng Độ trong link em đính kèm trong post trước.
 
Last edited by a moderator:
nb: Như bác Don đây, coi chừng được giao important mission là kiếm thêm cho pagoda hiiiiiii (joking)

Hì..ì đúng đấy. Muốn cầu pháp cũng phải có ngân lượng để đi đường chứ.

Nên đánh CK là phép tu hay vừa có tiền để cầu pháp, vừa rèn tính tham, sân, hân.....

Tóm lại là môi trường tốt cho tu hành....Khi anh đạt được trình độ nhất định trong lĩnh vực CK anh sẽ tự thấy việc kiễm lãi trên thị trường không phải là quá khó nếu anh đã đạt tính" Không" vô ngã....đối với tiền, hay vật chất. Ở đây anh đánh chỉ là thể hiện trình độ mà không còn lòng tham nữa....nên việc thị trường lên xuống khó có thể tác động vào bản thân. Như vậy, bản thân đã thể hiện và tu theo phương pháp " Trung xả" tuân theo tự nhiên, theo bản chất sự vật hiện tượng khách quan như " Bản chất" của thị trường nó vốn như là.

G/L.
 
Last edited by a moderator:
Back
Top