Trong khủng hoảng, tiền chảy đi đâu?

giailang

Well-Known Member
Theo bài mới đây của Weiyi Lim & Ian Sayson (Jul 9, 2013 6:19 PM GMT- Bloomberg), các nhà đầu tư đổ tiền về Malaysia vì volatility thấp so với khối các nền kinh tế mới nổi, và vì các chính sách của nước này làm an lòng các nhà đầu tư.
http://www.bloomberg.com/news/2013-07-09/malaysian-stocks-first-from-worst-on-lowest-volatility.html

Theo Adam Haigh(Jul 10, 2013 1:25 AM GMT-Bloomberg), các mã của những công ty cung cấp nguyên liệu thô dẫn đầu cho đợt tăng của cổ phiếu châu Á, và giới đầu tư cho rằng BOJ sẽ không có động thái nào lớn trong nửa cuối của năm nay.
http://www.bloomberg.com/news/2013-...d-by-raw-material-suppliers-ahead-of-boj.html
 
Last edited by a moderator:
Theo bài mới đây của Weiyi Lim & Ian Sayson (Jul 9, 2013 6:19 PM GMT- Bloomberg), các nhà đầu tư đổ tiền về Malaysia vì volatility thấp so với khối các nền kinh tế mới nổi, và vì các chính sách của nước này làm an lòng các nhà đầu tư.
http://www.bloomberg.com/news/2013-07-09/malaysian-stocks-first-from-worst-on-lowest-volatility.html

Theo Adam Haigh(Jul 10, 2013 1:25 AM GMT-Bloomberg), các mã của những công ty cung cấp nguyên liệu thô dẫn đầu cho đợt tăng của cổ phiếu châu Á, và giới đầu tư cho rằng BOJ sẽ không có động thái nào lớn trong nửa cuối của năm nay.
http://www.bloomberg.com/news/2013-...d-by-raw-material-suppliers-ahead-of-boj.html

có nghĩa là tiền đầu cơ ít vào........
 
Kỳ vọng BRICS mờ nhạt dần?
http://www.bloomberg.com/news/2013-...with-no-brick-in-brics-13-9-billion-lost.html
Ngoài lề bài báo này, tui bổ sung một vài quan sát cá nhân:
+Cái giá của C phải trả là đảo lộn cơ cấu nền kinh tế, chuyển hướng từ xuất khẩu sang tiêu dùng nội địa, nếu không sẽ lặp lại vết xe đổ "thập kỷ mất mát" của Nhật bản. Thói quen của người dân hoa lục cũng là tiết kiệm như người Nhật, nhưng người Nhật đã mở được thị trường tiêu dùng khá đồng đều, cũng như tạo nên phân bổ thu nhập khá đều tạo cầu tiêu dùng nội địa tốt, hình thành một thị trường mạnh, dù rằng tiêu chuẩn "nội địa" khá biệt lập so với thế giới. Ngược lại, phân bổ thu nhập của hoa lục rất tập trung vào một nhóm nhỏ, tính về tỷ lệ so với tổng cầu tiềm năng là rất nhỏ. Về quy mô tổng cầu tiềm năng, nếu sa vào giảm phát, hoa lục chịu nhiều tổn thất hơn so với Nhật.
+Đảo quốc I: thế mạnh của xứ sở 17000 hòn đảo này là khoáng sản, lâm nghiệp. Tuy nhiên do cầu thế giới giảm, đặc biệt là công xưởng TG cơ cấu lại nền kinh tế, cả hai thế mạnh trên đều gặp khó do suy giảm xuất khẩu. Không giống láng giềng Malaysia với vai trò là trung tâm tài chính Hồi giáo Viễn Đông, I với hơn 200 triệu dân cư chưa tận dụng được địa lợi để tự biến mình thành điểm trung chuyển dòng vốn thế giới, điều mà nếu có sẽ gặp thật nhiều khó khăn do sự cạnh tranh của Singapore(S).
+Ấn độ (I) sẽ còn gặp khó khăn trong chính sách tiền tệ do nhu cầu nhập vàng khủng khiếp của xứ này.
Tóm lại B-R-I-C-S chỉ còn S đủ linh hoạt để chống chọi với bão
 
Back
Top