Tiếp nhé, cho nó hết cái phần cơ bản
Mua bán cổ phần dựa theo phân tích kỹ thuật, technical analysis.
Càng ngày càng có nhiều cách phân tích kỷ thuật, những “chuyên viên technical” này phát minh, sáng tạo, tu bổ rất nhiều cách phân tích dựa trên biểu đồ giá cả. Nhưng nhìn chung, dưới ánh mặt trời chẳng có gì lạ. Những cách phân tích đơn giản, dễ hiểu vẫn là những phương pháp hữu hiệu nhất.
Trong trường hợp một penny-stock lừng khừng, giao động hoài ở một “luồng” giá cả, nếu bạn nhận định được mức giá cao nhất (resistance) hoặc và thấp nhất (support) thì bạn khỏi cần tìm hiểu thêm, có áp dụng những cách phân tích kỹ thuật khác thì cũng thừa thải. Mời bạn xem biểu đồ.
Giả sử sau một thời gian quan sát, bạn thấy cổ phần X cứ rớt xuống mức 1$ rồi tăng lên thêm vài chục phần trăm rồi tụt xuống lại 1$… thì mức sàn mà cổ phần này không thể xuống dưới 1$. Nếu trường hợp này lập lại nhiều lần trong quá khứ thì nó càng có thể lập lại trong tương lai. Mức giá support line là 1$.
Chỉ có thế thôi là bạn có thể ung dung mua cổ phần khi nó rớt giá gần đến 1$ và bán hơn khi nó lên cao hơn. Sau đó chờ nó rớt xuống tiếp đến gần 1€, mua vô, chờ cổ phần lên, bán ra… mua bán, bán mua mãi miết đến khi nào giá cổ phiếu này rớt xuống quá mức support mới ngừng !
Đặc điểm của sự mua bán này là bạn có thể ra lệnh stop loss, bán khi cổ phần bị rớt xuống hơn mức giá support, nhưng không nên ra đặt lệnh bán ra theo giá ấn định (sell limit).
Với kinh nghiệm bản thân, tôi thấy bán ra không đúng mức cũng đáng buồn gần như mua bán bị lỗ lã.
Điều đáng nói là ngày hôm sau, ZIXI lại rớt xuống lại còn 1.17$. Dân penny-traders rỉ tai nhau câu “thần chú” dành riêng cho penny-stock : Thà bán quá sớm hơn bán quá trễ !
Trường hợp bạn không tìm được support line, nhưng bạn để ý thấy rằng cổ phần X cứ lên đến một mức nhất định (chẳng hạn như 2$) rồi tụt xuống, trồi lên mà chẳng bao giờ qua mức đó thì mức-giá-không-lên-được được dân technical gọi là resistance line.
Mức giá gần đến 2$, resistance thì bạn bán, nếu nó hạ xuống hơn thì bạn mua, và cứ mua bán như thế đến khi nào cổ phần vượt lên khỏi đường resistance mới điều chỉnh lại chiến lược của bạn.
Bạn có thể ban lệnh bán theo giá ấn định sell limit, nhưng không nên ban lệnh stoploss vì bạn không ước đoán mức giá xuống của nó, nếu bạn đặt stoploss thì bạn lại có nguy cơ cổ phần bị bán mất. Dân penny-stock lại có lại có câu “thần chú” thứ hai để bớt lỗ lã: Thà mua quá trễ hơn là mua quá sớm !!!
Tuyệt vời nhất là cổ phần cho phép mua bán khống (short) mà bạn nhận dạng được hai đường resistance lẫn support, lúc này bạn cứ yên tâm ăn ngon, ngủ yên, ban lệnh stop loss và sell limit mà mua mua bán bán.
Dù chỉ biết 1 trong 2, support hoặc resistance thôi thì bạn cũng có thể làm mưa làm gió được.
Lý thuyết thì nghe qua rất dễ, nhưng vận dụng vào thực tế thì lại rất… khó, bởi vì dù bạn có nhận dạng được đường support và resistance đi chăng nữa bạn cũng không dám tin tưởng vào nhận định của bạn lắm, và cũng có thể giá cả sẽ vượt khỏi hai đường này, đưa bạn đến lỗ lã. Cho nên để bảo toàn tài chánh, bạn nên chơi với một số tiền vừa phải, từ 1.500$ đến 10.000$, rải đều cho năm, ba cổ phần penny stock thì sẽ an toàn hơn.
Khai thác tin tức dựa theo phân tích tâm lý, heuristic analysis.
Hơn mọi loại cổ phần khác, penny-stock rất dị ứng với tin tức, chỉ cần có thêm vài hợp đồng, vài ba thay đổi nhân sự, hay chỉ vỏn vẹn một tin đồn là giá cả nó giao động rất lớn, từ hàng chục phần trăm đến hàng trăm phần trăm. Biết khai thác tin tức là một kỹ năng không thể thiếu được đối với penny-traders. Theo giáo sư J.D Haddad, người phân tích rành rẽ cách phân tích tâm lý, thì lý do căn bản làm cho một thị trường hay cổ phần xuống là:
Thị trường Chứng khoán ([Only registered and activated users can see links]) ghét những gì không chắc chắn (uncertainty).
Những tin tức xấu liên quan đến công ty, sự đánh giá thấp của công ty trung gian, báo cáo chính thức của công ty mập mờ, thái độ của ban quản trị trước cổ đông lúng túng, bị kiện tụng, cổ phần bị ngừng giao dịch… đều là những yếu tố có thể làm hạ giá cả cổ phần. Nếu những điều này thiếu minh bạch, không thuyết phục thì sớm muộn gì cổ phần cũng sẽ xuống.
Thậm chí những người tinh tế còn nói rằng chỉ cần điện thoại đến công ty mà họ chú ý, hỏi vài chuyện liên quan đến công ty, nghe cường điệu giọng nói của nhân viên tiếp tân cũng có đủ cơ sở để phán đoán là công ty đó đang làm ăn thua lổ hay là đang lên.
Ngược lại dấu hiệu khống chế, đổ lỗi và chạy tội càng ít chừng nào thì cổ phần càng có thể chững lại chừng ấy.
Về một phương diện rộng hơn, bất ổn chính trị quốc gia và thế giới cũng làm cho xu hướng thị trường Chứng khoán ([Only registered and activated users can see links]) xuống dốc. Cũng theo lời của ông Haddad, khi tình hình bất ổn thì vàng và dầu hỏa sẽ tăng giá, như tình hình hiện nay. Vậy có nghĩa một khi tình hình chính trị giữa Iran và thế giới hòa dịu trở lại, thì vàng và dầu hỏa sẽ hạ giá.
Tính cách hỗ tương của thị trường.
Dù mua bán ở thị trường nào đi chăng nữa, ai ai mua bán Chứng khoán ([Only registered and activated users can see links]) cũng phải để ý đến sự lên xuống của thị trường Chứng khoán ([Only registered and activated users can see links]) … Mỹ ! Một khi thị trường Mỹ lên thì các thị trường khác cũng lục tục lên theo, và khi thị trường Mỹ xuống thì các thị trường khác cũng xuống theo!
Cận kề hơn, một cổ phần trong một lảnh vực lên mạnh thì các cổ phần trong lảnh vực này cũng lục đục lên theo, và khi nó xuống thì cũng xuống theo.
Rất nhiều người thành công khi họ để ý cổ phần của một công ty hàng đầu lên thì vài ngày sau, công ty khác cùng lảnh vực hoạt động cũng lên theo và khi công ty đàn anh này xuống thì cổ phần kia cũng xuống theo. Thời gian vài ba ngày cũng đủ cho họ biết mua bán đúng lúc.
Lịch sử luôn luôn lập lại.
Giống như lời mở đầu của sách Tam Quốc Chí: phàm thế cuộc trong thiên hạ chia rồi lại hợp, hợp rồi lại chia. Những khủng hoảng kinh tế là điều không thể tránh trong thị trường chứng khoán. Không biết hoặc không muốn biết là một lỗi lầm tai hại.
Vì không thể đặt stop loss hay sell limit và cần phải nắm vững tin tức, cần phải theo dõi cổ phần của bạn mỗi ngày trong lúc thị trường còn mở cửa.
TÓM TẮT
Tóm lại, chiến lược mua bán penny stock cần có 3 giai đoạn:
a) Lựa chọn penny stock với câu hỏi: Tại sau nó làm ăn thua lỗ mà không bị phá sản?
b) Mua bán khi nhận diện ra được support hay resistance.
c) Nghe ngóng tin tức để quyết định giữ hay thay đổi cổ phần penny-stock.
Khuyết điểm của những quỹ đầu tư là tài chánh của họ quá lớn, không thể mua bán một cách uyển chuyển mà phải ăn thua lớn trên những công ty tầm cỡ. Vì vậy, chiến lược mua bán penny-stock chỉ có thể áp dụng với những người đầu tư cá nhân, có một số vốn vừa phải.