Tàu cá giặc Tàu nghênh ngang quá, ức chế nên làm AQ 1 phát, hix!

Status
Not open for further replies.

wisebull

Well-Known Member
Mới sáng thấy mới 9000 tàu, cả ngày ko vui lẩn thẩn ra mấy vần này:
http://www.baomoi.com/Gan-9000-tau-ca-TQ-do-ra-Bien-Dong/144/9008563.epi

Phận hèn

Tàu cướp hàng ngàn xéo Biển Đông!
Cháu Con nhịn nhục hổ Cha Ông?
Bạch Đằng cọc nhọn đâm thuyền giặc
Hàm Tử giáo dài giết lũ Mông
Vang dội lời xưa hô Sát Thát
Còn ngân quyết chiến tiếng Diên Hồng
Quang Trung Ngài hỡi mau linh hiển
Bắt lũ ngông nghênh bỏ ống đồng.

Giờ nghe tới 23.000, xỉn luôn, ko ra nổi vần nào nữa...
http://www.zing.vn/news/the-gioi/tr...-ca-xuong-bien-dong/a265254.html#home_noibat1
 
Ráng làm thêm bài nữa cụ wisebull ới, nghe máu quá....
Bài này do cụ sáng tác hay quá, em xin phép mượn bài đi rải và tuyên truyền nhé, nếu cụ cho phép thì ới em 1 tiếng?????
 
Mới sáng thấy mới 9000 tàu, cả ngày ko vui lẩn thẩn ra mấy vần này:
http://www.baomoi.com/Gan-9000-tau-ca-TQ-do-ra-Bien-Dong/144/9008563.epi

Phận hèn

Tàu cướp hàng ngàn xéo Biển Đông!
Cháu Con nhịn nhục hổ Cha Ông?
Bạch Đằng cọc nhọn đâm thuyền giặc
Hàm Tử giáo dài giết lũ Mông
Vang dội lời xưa hô Sát Thát
Còn ngân quyết chiến tiếng Diên Hồng
Quang Trung Ngài hỡi mau linh hiển
Bắt lũ ngông nghênh bỏ ống đồng.

Giờ nghe tới 23.000, xỉn luôn, ko ra nổi vần nào nữa...
http://www.zing.vn/news/the-gioi/tr...-ca-xuong-bien-dong/a265254.html#home_noibat1

Thời nay vẫn còn chí sĩ như bác thật là vui và cảm động.

Lật lại vấn đề: Khéo cứ để nó đánh cá lên tới hàng triệu thuyền có khi lại hay....
 
Ráng làm thêm bài nữa cụ wisebull ới, nghe máu quá....
Bài này do cụ sáng tác hay quá, em xin phép mượn bài đi rải và tuyên truyền nhé, nếu cụ cho phép thì ới em 1 tiếng?????
Hay gì đâu vài lời AQ đó, huhu...
Nếu thích, bác cứ tự nhiên, ai kiện có e đây bảo chứng...
 
Ka ka...đất đã bán rồi thì người ta muốn khai thác gì là việc của người ta sao các bác ở đây lại bức xúc???
 
Ka ka...đất đã bán rồi thì người ta muốn khai thác gì là việc của người ta sao các bác ở đây lại bức xúc???

bán hồi nào vậy bác, bác chứng kiến à, hay bác có hợp đồng trong tay?
 
bác đã nghiên cứu thì đưa lên hộ em, thời đó em chẳng biết gì, em biết thời nay thôi bác ạ

Gu...gô là ra, ai cho bác quân trang, quân dụng, vũ khí để chiến thời đó...thoai không tranh luận vụ này nữa. Chính trị phức tạp lắm.
 
Gu...gô là ra, ai cho bác quân trang, quân dụng, vũ khí để chiến thời đó...thoai không tranh luận vụ này nữa. Chính trị phức tạp lắm.
Chuẩn bác ợ, nên tránh tất cả các loại chị em không cần thiết....
 
Mới sáng thấy mới 9000 tàu, cả ngày ko vui lẩn thẩn ra mấy vần này:
http://www.baomoi.com/Gan-9000-tau-ca-TQ-do-ra-Bien-Dong/144/9008563.epi

Phận hèn

Tàu cướp hàng ngàn xéo Biển Đông!
Cháu Con nhịn nhục hổ Cha Ông?
Bạch Đằng cọc nhọn đâm thuyền giặc
Hàm Tử giáo dài giết lũ Mông
Vang dội lời xưa hô Sát Thát
Còn ngân quyết chiến tiếng Diên Hồng
Quang Trung Ngài hỡi mau linh hiển
Bắt lũ ngông nghênh bỏ ống đồng.

Giờ nghe tới 23.000, xỉn luôn, ko ra nổi vần nào nữa...
http://www.zing.vn/news/the-gioi/tr...-ca-xuong-bien-dong/a265254.html#home_noibat1

Hình như bác Wisebull từng là bộ đội, chiến với Ponpot ở Cambodia thì phải? Cảm ơn thơ bác!
 
Ka ka...đất đã bán rồi thì người ta muốn khai thác gì là việc của người ta sao các bác ở đây lại bức xúc???
Thế là bạn thấy bình thản? Nếu bạn là Việt Kiều thì tôi ko trách (thực ra, bà con VK cũng rất bất bình và phản ứng việc TQ chiếm Biển Đông hăng hái như mọi con dân Việt...)
Nếu bán rồi sao còn đưa máy bay ra tuần tra? còn đưa tin trên báo? còn phản đối (dù chưa mạnh và mới chỉ trên lĩnh vực ngoại giao)...
Dù biết chuyện các chị em luôn là phức tạp, nhưng tối thiểu, mình vẫn nên thật lòng bày tỏ nỗi đau khi thấy biển đảo của tổ tiên để lại bị kẻ to đầu dày xéo chứ! Chứ ngồi cười như bạn thì kỳ lắm, thà im lặng ngoảnh đi còn hơn!
Tôi vẫn tự nhận tôi là "Phận Hèn" mà, nhưng xem ra, nhiều người còn đớn hơn...

@ Mod. dghuynhtu:
Ko nghe đài địch, ko có bán chác gì e ạ!
 
Last edited by a moderator:
Thế là bạn thấy bình thản? Nếu bạn là Việt Kiều thì tôi ko trách (thực ra, bà con VK cũng rất bất bình và phản ứng việc TQ chiếm Biển Đông hăng hái như mọi con dân Việt...)
Nếu bán rồi sao còn đưa máy bay ra tuần tra? còn đưa tin trên báo? còn phản đối (dù chưa mạnh và mới chỉ trên lĩnh vực ngoại giao)...
Dù biết chuyện các chị em luôn là phức tạp, nhưng tối thiểu, mình vẫn nên thật lòng bày tỏ nỗi đau khi thấy biển đảo của tổ tiên để lại bị kẻ to đầu dày xéo chứ! Chứ ngồi cười như bạn thì kỳ lắm, thà im lặng ngoảnh đi còn hơn!
Tôi vẫn tự nhận tôi là "Phận Hèn" mà, nhưng xem ra, nhiều người còn đớn hơn...

@ Mod. dghuynhtu:
Ko nghe đài địch, ko có bán chác gì e ạ!
Có thể hiểu được tấm lòng của bác nhưng vấn đề chính lại thuộc về lờ đờ chứ không thuộc về chúng ta.Tại sao đến bây giờ ta mới biết những chuyên như 600lính ta hy sinh trong 1đêm ở VịXuyên năm84 hay 88 thì hy sinh để giữ đảo GacMa?Thông tin chỉ để hướng dư luận theo mục đích của ld thôi bác!
 
@all xin các bác đừng bàn về chính trị nữa, không anh em ta hết chỗ chơi.

@ wisebull bài thơ của bác tôi có thể gửi đi chỗ khác được không? Rất hay....
 
Last edited:
Cái gì nén mãi rồi sẽ bùng ra rất mạnh. Tối nay thấy buồn vì không biết đời mình hay đời con mình sẽ lại phải oằn mình chống giặc ngoại xâm đây.
Kinh tế khủng hoảng, chiến trành vì tài nguyên, dầu lửa cũng là điều dễ hiểu. Có điều, đất nước mới hòa bình được 37 năm....
 
Một bài viết hay, nhưng không biết có đúng cho hiện tại nữa không:
http://ttvnol.com/gdqp/1148189

Quy luật lịch sử

Khi nào thì Trung Quốc có thể đánh Việt Nam? Tương lai không thể nói trước được, nhưng nếu lịch sử cho thấy có quy luật thì có nhiều khả năng quy luật đó sẽ tiếp tục ứng nghiệm trong tương lai.

Lịch sử từ khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời có ba lần lớn và một số lần nhỏ hơn Trung Quốc ra quân đánh Việt Nam.

Lần thứ nhất năm 1974, Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa từ tay Việt Nam Cộng hòa.

Lần thứ hai năm 1979, Trung Quốc tấn công toàn tuyến biên giới trên bộ, vào sâu nhiều chục cây số, phá huỷ cơ sở vật chất, rồi rút về sau đúng một tháng.

Lần thứ ba năm 1988, Trung Quốc chiếm 6 bãi đá trong vùng lân cận các đảo do Việt Nam kiểm soát ở quần đảo Trường Sa, riêng vụ đụng độ chiếm đá Gạc Ma (Johnson South Reef) bắn cháy ba tàu vận tải và giết khoảng 70 thuỷ thủ của Hải quân Việt Nam.

Những lần đánh nhỏ hơn bao gồm các cuộc tấn công ở biên giới sau cuộc chiến 1979, liên tục cho đến năm 1988. Trong thời gian này, Trung Quốc đã chiếm được một số điểm cao chiến lược dọc biên giới như ở các huyện Vị Xuyên, Yên Minh (tỉnh Hà Giang) và Cao Lộc, Tràng Định (tỉnh Lạng Sơn). Các cuộc lấn chiếm này dường như đã được hợp pháp hóa tại Hiệp ước biên giới trên bộ năm 1999.

Ngoài ra, trên quần đảo Trường Sa sau năm 1988, Trung Quốc đã chiếm thêm các bãi đá ở gần vị trí đóng quân của Việt Nam như Én Đất (Eldad Reef) và Đá Ba Đầu (Whitson Reef) vào các năm 1990, 1992, và sau đó chiếm đá Vành Khăn (Mischief Reef) ở gần Philippin năm 1995.

Thế và Thời

Tư duy chiến lược Trung Hoa đặc biệt coi trọng chữ Thế và chữ Thời. Các cuộc tấn công Việt Nam cho thấy có một quy luật khá nhất quán trong việc Trung Quốc chớp thời cơ vào lúc thế của họ đi lên và thế của đối phương đi xuống để tung quân ra đánh.

....

Việt Nam làm gì?

Hiện nay Việt Nam có thể làm gì để Trung Quốc không đánh? Lý thuyết quan hệ quốc tế gợi ý năm phương pháp chính: 1) cùng chung một nhà, 2) ràng buộc bằng lợi ích, 3) ràng buộc bằng thể chế, 4) răn đe quân sự, 5) răn đe ngoại giao.

Phương pháp "cùng chung một nhà" xem ra không ổn vì ít nhất ba lý do. Thứ nhất, Trung Quốc rất thiếu cảm tình với Việt Nam và kinh nghiệm quan hệ với Việt Nam khiến Trung Quốc tin rằng Việt Nam hay tráo trở. Các cuộc thăm dò dư luận ở Trung Quốc cho thấy Việt Nam cùng với Mỹ và Nhật Bản là ba nước bị người Trung Quốc ghét nhất trên thế giới. Thứ hai, Trung Quốc chỉ coi Việt Nam là đồng chí chứ không phải đồng minh. Thứ ba, lịch sử cho thấy quan hệ "gắn bó như môi với răng" giữa Hà Nội và Bắc Kinh vẫn không ngăn được Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa, nẫng tay trên người "đồng chí anh em" Bắc Việt.

Phương pháp "ràng buộc bằng lợi ích" sẽ không ngăn được Trung Quốc đánh ở Biển Đông vì lợi ích của Trung Quốc ở Biển Đông có vị trí rất cao trong chiến lược lớn của Trung Quốc. Biển Đông là yết hầu con đường tiếp tế vật tư và nhiên liệu cho Trung Quốc từ Trung Đông, châu Âu, châu Phi, Nam Á và Đông Nam Á, với 2/3 lượng dầu khí nhập khẩu và 4/5 lượng hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc đi qua.

Biển Đông cũng là bàn đạp để khống chế Đông Nam Á, một khu vực mà nếu Trung Quốc khống chế được thì sẽ có thể quy phục được Nhật Bản và trung lập hóa cả Mỹ lẫn Ấn Độ, còn nếu Trung Quốc không khống chế được thì sẽ không thể ngoi lên địa vị đứng đầu châu Á. Trung Quốc không có lợi ích nào ở Việt Nam, kể cả trong hiện tại lẫn trong tương lai, lớn hơn lợi ích ở Biển Đông để Trung Quốc phải đánh đổi.

Phương pháp "ràng buộc bằng thể chế" càng khó ngăn cản Trung Quốc ra tay khi cần thiết vì Trung Quốc cũng như các nước lớn khác chỉ tuân thủ thể chế quốc tế nếu thể chế ấy phục vụ lợi ích chiến lược của họ. Trong trường hợp lợi ích chiến lược của họ đòi hỏi làm khác đi, họ sẽ có cách giải thích thể chế quốc tế theo kiểu riêng để biện minh cho hành động của mình.

Trung Quốc đã làm như thế khi xâm lăng Việt Nam năm 1979, nói rằng để trừng phạt Việt Nam xâm lăng Campuchia. Đây không phải là đặc điểm riêng của Trung Quốc mà các nước lớn đều như vậy. Mỹ và phương Tây đánh Nam Tư rồi tách Kosovo ra khỏi nước này hay Nga đánh Gruzia rồi tách Nam Ossetia và Abkhazia ra khỏi nước này đều nói là dựa trên luật pháp và thể chế quốc tế nhưng đó là luật pháp và thể chế quốc tế theo cách giải thích riêng của họ.

Phương pháp "răn đe quân sự" không phải là cách mà Việt Nam có thể làm với Trung Quốc trong lúc này vì Việt Nam không có vũ khí hạt nhân để răn đe chiến lược (trong khi Trung Quốc có) và lực lượng quân sự thông thường của Việt Nam hiện còn quá yếu để có thể tạo sức mạnh răn đe chiến thuật đối với Trung Quốc.

Còn lại duy nhất phương pháp "răn đe ngoại giao". Phương pháp này là dùng quan hệ với các nước mạnh hơn Trung Quốc và áp lực của quốc tế để Trung Quốc không dám đánh Việt Nam. Hiện nay trong khu vực, Trung Quốc vẫn phải kiêng dè Mỹ, do đó Việt Nam quan hệ càng gần gũi với Mỹ bao nhiêu càng có tác dụng răn đe bấy nhiêu. Một điểm nữa Việt Nam có thể tận dụng là Trung Quốc muốn thế giới tin rằng họ không phải là mối đe dọa đối với các nước.

Nếu những lấn lướt ức hiếp của Trung Quốc với Việt Nam được thế giới quan tâm và hiểu như bước đầu của một mối đe dọa lớn hơn đối với họ thì thứ nhất, chúng có thể làm Trung Quốc yếu thế đi, và thứ hai, đó cũng là một lý do để Trung Quốc phải cân nhắc kỹ hơn nếu có ý định đánh Việt Nam.

Ba?i học lịch sư?

Quy luật rút ra từ lịch sử ba lần Trung Quốc đánh Việt Nam và qua phân tích năm phương pháp nói trên cho thấy để tránh không bị Trung Quốc đánh, Việt Nam phải làm được ba điều.

Thứ nhất, phải liên tục nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế, đặc biệt chú ý trong tương quan với Trung Quốc. Nếu Trung Quốc có thêm bạn thì Việt Nam cũng phải có thêm bạn mạnh hơn và nếu Trung Quốc xích lại gần các nước thì Việt Nam còn phải xích lại gần các nước hơn. Không bao giờ được để Việt Nam ở thế cô lập hơn Trung Quốc trên thế giới.

Thứ hai, phải hết sức bén nhạy với cán cân quyền lực trong khu vực và phải lập tức mạnh dạn điều chỉnh chiến lược đối ngoại khi tương quan lực lượng trong khu vực biến đổi bất lợi cho Việt Nam.

Thứ ba, phải sáng suốt tìm ra ai là kẻ mạnh trong khu vực và đâu là chỗ yếu của Trung Quốc để thực hiện kế răn đe ngoại giao.
Trong dài hạn, chỉ có kết hợp răn đe ngoại giao (kết thân với nước lớn và tranh thủ dư luận thế giới) với răn đe quân sự (quân đội mạnh, đặc biệt hải quân và không quân) và liên tục nâng cao vị thế quốc tế của mình thì Việt Nam mới có thể tương đối yên tâm không bị Trung Quốc đánh.
Sống cạnh một anh hàng xóm khổng lồ mà không để bị đánh hoặc ăn hiếp quả là rất khó nhưng vẫn có thể được, nhất là khi anh hàng xóm đó chưa phải là kẻ mạnh nhất trong vùng.
Bài viết thể hiện ý kiến riêng của tác giả, tiến sĩ Alexander Vuving (Vuf Hô?ng Lâm), không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á-Thái Bình Dương, Bộ Quốc phòng và Chính phủ Hoa Kỳ.
 
Xin phép mods và các bác em post nốt bài này. Các bác quan tâm nên vào link bên dưới, đọc những bài của tay Lãng này. Đây là một trong vài ngòi bút hiếm hoi em thấy khâm phục. Tiếc là gần đây hắn ko post bài nữa. (Trong bài có vài từ dân dã của tác giả, em xin phép giữ nguyên).

http://blog.yahoo.com/_NFTQPAEPPKSR6V3FA4RJBLZVFM/articles/974875

...
Nhìn vào lịch sử mà nói, trong các cuộc chiến tranh giữa hai bên, lần nào ưu thế số lượng cũng nghiêng lệch tuyệt đối về TQ. Theo sử liệu ghi nhận, thời Trần, Trung Quốc huy động 60 vạn quân xâm lược Việt Nam, đối địch lại, Hưng Đạo Vương có trong tay 20 vạn quân. Thời Minh, TQ mang sang 30 vạn quân, gồm cả các đạo quân tiếp viện đến sau, Lê Lợi vào lúc mạnh nhất có trong tay không quá 5 vạn lính. Thời nhà Thanh, Tôn Sĩ Nghị xua 20 vạn quân tiến chiếm Thăng Long, Nguyễn Huê mang 10 vạn tân binh mới tuyển ở Phú Xuân ra cự địch... Nếu nhìn xa hơn nữa vào các cuộc chiến thời Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, tương ứng với nhà Hán, Đường, Tống, Minh của TQ, tương quan quân sự trong các cuộc chiến cũng hoàn toàn giống thế. Tuy nhiên, phần thắng cuối cùng luôn thuộc về Việt Nam.

Gần như tuyệt đại bộ phận chiến cuộc, Việt Nam luôn dựa vào cuộc chiến nhân dân, dàn trải trường kỳ, phối hợp cường công chính diện khi thời cơ đến để giành phần thắng. Ngoại trừ duy nhất vị tướng tài ba lỗi lạc Quang Trung, khi tiến công thần tốc vỗ mặt đánh tan đạo quân xâm lược của Tôn Sĩ Nghị trong thời gian ngắn. Nhiều chuyên gia quân sự sau này nghiên cứu đều thấy sự giống nhau đáng ngạc nhiên về triết lý điều binh giữa Nguyễn Huệ và Napoleon, với lối tiến công quyết liệt, biết sử dụng hỏa lực một cách cực kỳ hợp lý và tài điều phối quân chuẩn xác trong các diễn biến chiến tranh.

Trở lại câu chuyện thực tại, sau 30 năm hòa bình, dân số Việt Nam tăng rất nhanh, gần như phủ kín mọi m2 lãnh thổ. Người Việt Nam cũng đã hòan thành chỉ tiêu phá rừng trước thời hạn dự kiến 30 năm. Mật độ các thành phố mới tăng rất nhanh, đặc biệt là vùng Bắc Bộ, dự kiến sẽ là chiến trường chính một khi chiến tranh Việt - Trung nổ ra. Có thể nói, trong thời hiện đại ngày nay, với lãnh thổ đã được văn minh hóa nhiều của Việt Nam, không còn ưu thế để ẩn núp ngụy trang như thời chiến tranh với người Mỹ và người Pháp.

Năng lực vũ khí và khí tài quy ước giữa Việt Nam và Trung Quốc hiện nay có chênh lệch, nhưng không có khoảng cách về thế hệ. TQ có vũ khí hạt nhân, nhưng không thể sử dụng (Lý do anh Lãng đã phân tích ở một bài viết trước, dí dái gõ lại vào đây cho mỏi tay). Đối chiếu kinh nghiệm chiến cuộc thời 1979, Việt Nam sử dụng 20 vạn lính ô hợp, chủ yếu là dân quân, du kích, tự vệ và một số đơn vị chính quy, đã chặn đứng và đánh quỵ đạo quân xâm lược 60 vạn của Đặng Tiểu Bình trong cuộc chiến chớp nhoáng Việt -Trung lần một. Đây là một thành tích đáng nể, nhưng lúc đó Việt Nam đang sở hữu một thế hệ cả dân lẫn lính thiện chiến khi kinh qua 30 năm chiến tranh ác liệt, còn TQ lúc đó chỉ có một đám lính man rợ có thừa mà năng lực tác chiến thì gần bằng không. Hiện nay, sau một thời gian dài lính tráng hai bên đều không trải qua thực chiến, cái gọi là kinh nghiệm chỉ còn là quá khứ, và chúng ta phải căn cứ vào thực tế trước mắt để ước đoán.

Một cuộc chiến tổng lực xảy ra, Miền Bắc Việt Nam sẽ rơi vào hỗn loạn. Sẽ có một cuộc đại di tản về phía Nam, trong lúc các lực lượng chiến đấu lo phòng giữ lãnh thổ. Việt Nam có thể vận dụng cấp thời ít nhất 20 vạn quân, trong lúc Trung Quốc, với năng lực cơ động hiện có, cũng chỉ có thể đưa tối đa 60 vạn quân vào tham chiến bước một. Mấu chốt thành bại nằm ở chỗ Việt Nam có chặn TQ lại được ở vùng biên giới phía Bắc như năm 79 hay không, nếu thành công, TQ sẽ sa lầy và chắc chắn thất bại.

Đây là một điều khá khó ước đoán, trong những năm vừa qua, do giàu có hơn và quản trị tốt, lính Trung Quốc được huấn luyện rất chu đáo, nhất là những thành phần thuộc các đơn vị đặc biệt. Lính Việt Nam được gọi nhập ngũ đều đặn hàng năm, nhưng chắc chắn không huấn luyện tốt như lính Trung Quốc.

Tuy nhiên, xét về tố chất, chính sách một con trong suốt 30 năm qua cũng biến vài thế hệ lính Trung Quốc hiện nay thành loại lính diễu binh: Trông rất béo tốt, múa võ rất đẹp, huấn luyện đi rất đều, hò hét rất to, nhưng đều là loại con một công tử bột và không có khả năng chiến đấu, động chảy máu là ngất xỉu.

Ngược lại, lính Việt Nam phải đi bộ đội đa phần thuộc những gia đình nghèo, đông con, độ lì và chịu khó chịu khổ cũng không kém là mấy những thế hệ cha anh từng tham gia chiến tranh 30 năm trước. Đám lính này khi quăng vào thử lửa đích thực, càng đánh sẽ càng lỳ. Chưa kể tới tố chất người Việt hễ nghe nói đến đánh Tàu là đều sôi máu vằn mắt.

Trung Quốc có hỏa lực vượt trội xét về số tăng, pháo, oanh tạc cơ và tên lửa đất đối đất. Ngược lại, Việt Nam có ưu thế về địa lợi khi chiến đấu chỉ với mục đích phòng thủ và có kinh nghiệm chiến tranh nóng hổi hơn. Trên thực tế, chênh lệch hỏa lực hiện tại giữa Việt Nam và Trung Quốc còn chưa bằng một phần nhỏ chênh lệch hỏa lực giữa Việt Nam và Mỹ trước đây (Mỹ từng giộng xuống Việt Nam ngót 7 tr tấn bom, ném mãi, sau chán đành bỏ cuộc rút quân về nước)
....
Trong điều kiện chiến tranh tổng lực, Việt Nam cần dồn lực lượng không quân lui sâu về phía Nam, và đánh đắm mọi tàu vận tải của Trung Quốc lưu thông qua eo biển. Xác định đâu là tàu TQ chỉ là vấn đề mang tính kỹ thuật, còn kiếm một cái cớ để đánh tàu thương mại trong chiến tranh cũng chẳng khó khăn gì, khi chúng ta liệt dầu vào một loại nhiên liệu quốc phòng thiết yếu. Khi đó Việt Nam sẽ bị Trung Quốc gây thiệt hại nặng phía Bắc, nhưng ngược lại, người Việt có khả năng bóp nghẹt cổ Trung Quốc ở phía Nam. Trong vòng 6 tháng, cả hai phía sẽ phải xuống thang đàm phán, kèm theo sự nghi kỵ nặng nề, mà hậu quả lâu dài TQ cũng rất khó khắc phục vì hoạt động thương mại của nó sẽ không thể bình thường trong ít nhất 20 năm. Thời gian đó đủ dài để Ấn Độ trèo lên đầu TQ, và Mỹ đủ thời gian xác lập lại trật tự mới cho khu vực.

Nói chung nhìn ngược nhìn xuôi, tính kiểu gì anh cũng thấy chiến tranh tổng lực do đó đéo có thể xảy ra. Mặc dù vậy, anh phát rờn người khi cách đây hai hôm ngồi trong quán nhậu máy lạnh mát rượi gặm chân ba ba, mấy thằng bụng bự ngồi cạnh anh gãi bụng nói văng miệng: "Tàu Khựa sợ đéo gì, nó choảng nhau là các anh đi vác súng ngay". Anh Lãng thế này chẳng lẽ lại thua mấy thằng chúng nó? Khựa mà vào, anh tham chiến ngay, anh làm công tác tổ chức hậu cần, ngoại giao, lo vận động viện trợ của bạn bè quốc tế cho các chú yên tâm cầm súng bắn nhau, việc lớn đã có anh lo, đèo mẹ.
 
Last edited by a moderator:
@ wisebull bài thơ của bác tôi có thể gửi đi chỗ khác được không? Rất hay....
E ko dám nhận là hay, tks bác quá khen (cũng nở mũi tí gọi là), hiihihii...
Nếu bác thích, coi như e đã ký tặng bác rồi và đương nhiên, bác muốn mang đâu cũng được ạ.
 
Hai bài viết của bác Nguyễn Bính ở trên rất đáng đọc và suy ngẫm.... Many Thanks.
 
Status
Not open for further replies.
Back
Top