Tán gẫu

... những gói mỳ 2 con tôm đã biến mất khỏi những kệ hàng nơi thành phố, nó xuất hiện lặng lẽ ở khu vực nông thôn với những người tiêu dùng bình dân, thu nhập thấp, với mức giá từ 2.700 đồng đến 6.000 đồng.
http://cafef.vn/nokia-va-mi-miliket-khi-dung-yen-la-don-tri-mang-20160824164536021.chn

Nhìn ở khía cạnh khác, vốn chủ sở hữu chưa đến 100 tỷ đạt lợi nhuận sau thuế hàng năm ổn định trên 30 tỷ là một công cuộc làm ăn cực kỳ hấp dẫn. Cần gì sự hào nhoáng đắt đỏ hàng đêm trong mục quảng cáo trên TV, cần gì tiếng tăm mặt mũi trong các siêu thị với tỷ lệ chiết khấu cao vút ? Chỉ cần một thị phần ổn định, âm thầm lặng lẽ nhưng không ai dễ chen chân vào. Cứ bạc cắc bỏ túi như vầy và duy trì ổn định thị phần của mình thì sống ổn mãi.
 
... những gói mỳ 2 con tôm đã biến mất khỏi những kệ hàng nơi thành phố, nó xuất hiện lặng lẽ ở khu vực nông thôn với những người tiêu dùng bình dân, thu nhập thấp, với mức giá từ 2.700 đồng đến 6.000 đồng.
http://cafef.vn/nokia-va-mi-miliket-khi-dung-yen-la-don-tri-mang-20160824164536021.chn

Nhìn ở khía cạnh khác, vốn chủ sở hữu chưa đến 100 tỷ đạt lợi nhuận sau thuế hàng năm ổn định trên 30 tỷ là một công cuộc làm ăn cực kỳ hấp dẫn. Cần gì sự hào nhoáng đắt đỏ hàng đêm trong mục quảng cáo trên TV, cần gì tiếng tăm mặt mũi trong các siêu thị với tỷ lệ chiết khấu cao vút ? Chỉ cần một thị phần ổn định, âm thầm lặng lẽ nhưng không ai dễ chen chân vào. Cứ bạc cắc bỏ túi như vầy và duy trì ổn định thị phần của mình thì sống ổn mãi.
Giống thức ăn gia súc Lái Thiêu. Em đoán bậy là họ giàu đừng hỏi.
 
Đưa cu con đi học xong , Thị Ngon tranh thủ ghé vào gặp tay bác sỹ quen.
- Anh này, đừng cười tui nha. Thực tình tui thấy lo lo, thằng con tui đã học cấp 2 rồi mà chim nó chả có gì phát triển cả , vẫn y như hồi lớp 1 lớp 2 í..
- Bà này thật, lúc nào cũng chỉ lo chim với cò..
- Hì hì... ông biết tính tui rùi mờ. Thôi, chỗ quen biết, chỉ giúp đi !
- Hà hà... đơn giản mà. Ăn gì bổ nấy, bà chưa biết sao ? Bánh chuối chiên, bột nở cho nhiều nha bà, vậy là sẽ cải thiện tình hình ngay thôi...
....
Chiều về.
- A hay quá, mẹ làm bánh chuối chiên hả mẹ ? Cả một đĩa đầy, ngon quá ...
- Để yên đấy, Thị Ngon vội quát. Tý mẹ chia cho. Con 2 cái, còn lại là phần của bố mày .. Trẻ con, chỉ thế thôi...
 
Mùa thu lại về, với cái nắng hanh hao và gió buồn se sắt. Lang thang trên mạng tìm được cái này:
Im lặng
Người ta thường hay sợ cảm giác im lặng, đặc biệt là khi chia tay. Bỗng dưng một ngày không còn nhận được những cuộc điện thoại, những tin nhắn, những lời hỏi thăm. Cả những lời chia sẻ trên các mạng xã hội cũng biến mất dần.

Im lặng có lẽ là thứ cảm giác đáng sợ nhất.

Bạn phải vật lộn tìm cho mình những cách khác để níu kéo lấy những thứ trước đây thường thuộc về những cuộc trò chuyện. Bạn phải học cách chấp nhận sự im lặng và thu cuộc sống của mình lại. Có những người chóng vượt qua những đổ vỡ trong tình yêu nhưng cũng có những người để tang cuộc chia tay rất lâu, có thể là cho đến bạc đầu. Và họ dằn vặt mình bởi những cảm giác bực bội, gắt gỏng hay thậm chí là tuyệt vọng khi cuộc tình tan vỡ.

Nhưng

Im lặng không có nghĩa là ngừng yêu thương. Khi người kia không còn nói gì với bạn nữa không có nghĩa là họ bỏ rơi bạn, cũng không có nghĩa là tình yêu đã chấm dứt. Có quá dễ dàng không nếu như tình yêu tan vỡ đồng nghĩa với việc quên hết về nhau? Vậy thì đó có gọi là tình yêu không?

Họ im lặng. Đó là cách họ chọn để vượt qua những đổ vỡ, không phải là cách họ bỏ rơi bạn. Vì họ vẫn luôn quan tâm đến bạn, theo cách này hay cách khác, những cách thầm lặng hơn, ít ồn ào hơn, nhưng tình cảm họ dành cho bạn vẫn luôn đặc biệt hơn những người khác.

Nếu bạn sợ hãi, bạn lo lắng, bạn hốt hoảng khi người ấy im lặng. Vậy thì có phải chăng bạn nên hỏi lại chính mình rằng bạn có tin vào tình yêu trước kia hay không? Hay bạn có thực sự yêu người ấy hay không?

Cuộc đời này là vô thường. Gặp nhau, yêu nhau rồi rời xa nhau, đó cũng là lẽ thường tình.

Quan trọng là ta đã là gì của nhau trong cuộc đời này
1f642.svg


when-summer-comes.jpg
 
Last edited:
‘Không có sự tử tế trên một nền văn hoá thấp kém’
Thế Giới Tiếp Thị đã gặp gỡ ông Nguyễn Duy Long, người có 20 năm kinh nghiệm trong ngành thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), và đã phải… bỏ nghề, vì không thể chịu nổi cách làm hiện nay.

Trái khổ qua ra như thế này, ngày nào cũng phải thu hoạch. Chiều nay phun thuốc, mai vẫn phải hái tiếp.

– Theo ông, điều gì khiến cho lượng phân hoá học và thuốc BVTV được sử dụng nhiều dù diện tích canh tác đang giảm?

– Thử đặt câu hỏi cách đây 30 năm dân số Việt Nam là bao nhiêu, năng suất lúa là bao nhiêu và so sánh sẽ thấy hiện tại, dân số và năng suất đã tăng gấp bội. Thị trường đòi hỏi “chất lượng” lại cao hơn về mẫu mã, kích thước.

Ngày xưa trái xoài, trái chuối nhỏ bé, quặt quẹo cỡ nào cũng ăn hết, giờ thì đòi hỏi trái xoài phải to, rau quả phải mướt xanh… Còn nhớ năm 1991, dịch hại diễn ra trên diện rộng khiến cho cả nước bị mất mùa, dân đói kém, nhưng gần đây không có trận dịch hại nào trên diện rộng.

Điều đó chứng tỏ thuốc BVTV đã đóng góp mặt tích cực của nó. Những năm gần đây, nhìn vào canh tác lúa, từ một vụ/năm, người ta tăng lên hai vụ/năm, rồi hai năm năm vụ lúa…

Nếu chỉ làm một vụ thì khi mùa lũ về sẽ cung cấp phù sa cho đồng ruộng, làm sạch các loại sâu hại, sâu bệnh cho lúa.

Nhưng như thế thì không đủ ăn nên phải canh tác hai, ba vụ/năm. Làm thế thì dịch hại có điều kiện để truyền từ vụ này sang vụ khác, ngày càng tăng lên, và tất yếu buộc nông dân phải sử dụng thuốc nhiều hơn.

– Người nông dân làm thế không sai, nhưng sự độc hại của thuốc BVTV chắc là họ biết?

– Tuỳ từng loại thuốc khác nhau có thời gian cách ly khác nhau, tất cả đều được ghi rất rõ trên bao bì. Nhưng vì điều kiện canh tác và thúc ép về lợi nhuận, dù biết là có hại, nhưng nếu ngoài chợ đang được giá, thương lái thúc mua thì người ta vẫn sẵn sàng cắt bán ngay mà quên đi đạo đức nghề nghiệp.

Mặt khác, nhà bán giống đang cung cấp các loại giống tốt hơn, năng suất cao hơn, đòi hỏi thu hoạch liên tục hơn.

Thuốc thì mới xịt ngày hôm qua, mà trái thì cách một ngày phải thu hoạch một lần, lấy đâu ra thời gian mà cách ly đủ bảy ngày cho hết độc hại. Chẳng lẽ hái rồi đem đổ, tiếc, lại mang bán.

– Ông nghĩ điều gì đã khiến cho tình hình trở nên nông nỗi như vậy?

– Tôi nghĩ nguyên nhân chính vẫn là do xuống cấp về đạo đức. Nhà này không hái bán thì nhà kia cũng hái bán. Cào cào, châu chấu tấn công cả vùng chứ đâu có chừa nhà nào.

Thậm chí nhiều người phải rủ nhau để cùng xịt thuốc cho nhà mình không bị dịch tấn công, nhưng tới ngày rồi mà mình không bán thì thiệt. Còn nếu như tất cả đồng loạt không bán vì mới xịt thuốc thì không ai cảm thấy thiệt.

Người ta chỉ xếp hàng ở nơi có trật tự thật sự, còn nơi tất cả đều chen ngang thì mình thành… người ngố, người ngoài hành tinh. Chung quy lại cũng vì do đạo đức mà ra, chứ không phải do nhà sản xuất.

– Ông nghĩ vì sao họ lại để cho tình trạng nhiễm độc đất đai hoa màu lan trên khắp cả nước như thế?

– Trách nhiệm đầu tiên là bộ Nông nghiệp, dưới bộ là cục BVTV, rồi chi cục BVTV, trạm BVTV… Họ cứ đi khuyến cáo bà con vậy thôi, còn người ta có nghe hay không thì kệ người ta. Vì nghe lời ông lỡ ruộng tôi hư ông có đền không?

Công việc này sử dụng rất nhiều nguồn lực nhưng không hiệu quả. Các phương tiện đại chúng vẫn hàng ngày ra rả tuyên truyền, nhưng cái gì có lợi cho người ta thì người ta mới làm, vì rút cục chỉ có nông dân là người lãnh hậu quả.

Số lượng thuốc tăng đột biến ngoài phần tăng hợp lý, còn do nguyên nhân nông dân thiếu hiểu biết. Chỉ cần nhìn con số tăng trưởng của ba công ty thuốc BVTV lớn hiện nay là HAI, BVTV Sài Gòn, Lộc Trời… là có thể thấy chính người bán thuốc khuyến khích nông dân xài số lần phun thuốc càng nhiều hơn trong một vụ, phun thuốc ngay từ đầu vụ, với tần suất đầu tư marketing khủng.

Chỉ cần so màu lá lúa là có thể biết cần bón phân đạm thêm hay không, nếu có bón thêm nữa cũng không tác dụng, thậm chí còn làm sụt sản lượng. Nhưng nhiều nông dân không tự tin, cứ đua nhau xịt làm cho bệnh đạo ôn còn ác hơn nữa…

– Ông nghĩ tại sao nông dân không cùng nhau làm thực phẩm an toàn?

– Tại sao ư? Ông Nguyễn Trần Bạt trong một bài phỏng vấn đã nói rằng: “Không có gì tử tế trên nền văn hoá kém. Chúng ta rất đau khổ vì nền kinh tế của chúng ta những năm trước tăng trưởng 7 – 8%, mà năm nay có khi chỉ tăng được 5% thôi; nhưng chúng ta không hề xấu hổ, không đau khổ trước việc chúng ta chế biến thịt súc vật chết để bán cho mọi người. Chúng ta chỉ xấu hổ vì nghèo đi mà chúng ta quên mất xấu hổ vì sự xấu đi về mặt đạo đức. Chuyện đó là chuyện quan trọng hơn tất cả những gì chúng ta bàn ở trên”.

Hương Xuân thực hiện
Theo TGTT

http://tiepthithegioi.vn/nong-nghie...ng-co-su-tu-te-tren-mot-nen-van-hoa-thap-kem/
 
Nợ tiền đóng góp, dân nghèo bị tính lãi cắt cổ !
http://cafef.vn/no-tien-dong-gop-dan-ngheo-bi-tinh-lai-cat-co-2016090908454315.chn

Dân ở thành phố không hình dung ra được cảnh này.
đọc xong muốn chửi thề mà thấy có chửi cũng chẳng giải quyết được gì nên thôi anh ợ :20::20::20:
nói chung là lãnh đạo biết hết, chỉ có điều làm ngơ vì có lợi ích xen vào rồi, ngậm miệng ăn tiền thôi, có gì chúng nó ở dưới chịu :1cool_look_down:
chuẩn bị đồng thanh ca bài rút kinh nghiệm nghiêm khắc, thí chốt đám lâu la bên dưới thôi :21::21::21:
 
Tội nghiệp anh chàng này, áp lực phải theo số đông lớn quá chừng !

 
Vào đây mới thấy đất nước ta thật lắm vấn đề các anh các chị ạ.

Ông Marx râu dài có nói:

“The philosophers have only interpreted the world, in various ways. The point, however, is to change it".
Thay vì vấn đề, đưa ra giải pháp và hành động anh chị nhé....
 
Tháng này ngày tây và ngày ta đang trùng nhau nhỉ. Chuyện này cũng xưa nay hiếm.
 
Back
Top