Tán gẫu

Có một gã ăn mày rách rưới đến gõ cửa nhà anh Vương xin được bố thí, giúp đỡ. Vương thấy cảnh ngộ đáng thương liền đưa cho gã 10 đồng. Đến ngày thứ 2, gã lại tiếp tục mò đến nhà anh Vương và nhận được thêm 10 đồng nữa. Việc này diễn ra trong suốt 2 năm.

Một hôm, cũng như thường lệ, gã ăn mày gõ cửa nhưng anh Vương chỉ đưa cho gã 5 đồng.

"Sao lần này anh chỉ cho tôi có 5 đồng?"- gã ăn mày hỏi. Anh Vương liền thủng thỉnh đáp: "Vì tôi mới lấy vợ. Tôi còn phải giữ tiền để nuôi vợ con nữa"

"Chết tiệt, anh dám lấy tiền của tôi đi nuôi gái à ?" - gã ăn mày đáp và bực tức bỏ đi.


Ngạn ngữ Trung Quốc có câu "Một bát gạo tạo nên ân nhân, một đấu thóc tạo nên kẻ thù".

Câu nói này có nghĩa rằng: Khi con người lâm vào hoàn cảnh khó khăn thực sự và nhận được sự giúp đỡ dù rất nhỏ, nó cũng khiến người hoạn nạn vô cùng cảm kích. Thế nhưng khi họ đã có thể tự lo cho mình, bạn vẫn cứ tiếp tục giúp đỡ và đến một ngày nào đó, vì một nguyên nhân nào đó mà bạn không thể giúp họ được nữa, đối phương sẽ hận bạn.

Ở đời, khi việc cho đi trở thành một thói quen, nó cũng vô tình trở thành một loại trách nhiệm không thể thoái thác. Và những người nhận được sự cho đi quá thường xuyên sẽ trở thành phụ thuộc, họ coi đó như một lẽ dĩ nhiên mà nếu bị thoái thác, họ sẽ trở nên thù ghét chính ân nhân của mình.
 
Những ngày gần đây, câu chuyện thí sinh đạt 29,25, thậm chí đạt 30 điểm (đối với nữ khối trường công an) vẫn trượt nguyện vọng 1 trong khi đó nhiều thí sinh điểm thấp hơn đến 2 - 3 điểm vẫn đỗ nhờ cộng điểm ưu tiên đang gây xôn xao dư luận. Vậy cộng điểm ưu tiên như thế nào để tạo công bằng cho thí sinh?

Câu hỏi rất vớ vẩn, câu hỏi đúng là các bố ra đề thế nào mà lắm điểm 10 thế?
 
Những ngày gần đây, câu chuyện thí sinh đạt 29,25, thậm chí đạt 30 điểm (đối với nữ khối trường công an) vẫn trượt nguyện vọng 1 trong khi đó nhiều thí sinh điểm thấp hơn đến 2 - 3 điểm vẫn đỗ nhờ cộng điểm ưu tiên đang gây xôn xao dư luận. Vậy cộng điểm ưu tiên như thế nào để tạo công bằng cho thí sinh?
Câu hỏi rất vớ vẩn, câu hỏi đúng là các bố ra đề thế nào mà lắm điểm 10 thế?
Lấy điểm tốt nghiệp xét duyệt DH thì thế là phải anh ạ. Nghe chữ thủ khoa không thuyết phục lắm.
 
Dịch vụ spa đồ hiệu
20170804174614-spa-do-hieu-6.jpg

http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/...-8x-khoi-nghiep-danh-giay-sua-tui-388593.html
Đã có tiệm spa chó mèo , tại sao lại không có tiệm spa túi xách giày dép. Quá hay !
 
Chiều chủ nhật tình cờ xem được phim You've Got Mail trên HBO với Tom Hanks và Meg Ryan vai chính. Đã từng thấy phát vài lần trước nhưng không rảnh để xem, nên đây là lần đầu tiên xem phim này. Phim hay và làm chợt nhớ về lại ngày chỉ mới có email để mà chát chít ...
 
Một ngày nọ, Thượng đế quyết định thả bầy cừu xuống thảo nguyên: một nửa ở phía Bắc và một nửa ở phía Nam. Kèm với đó, Thượng đế ban cho bầy cừu 2 loài vật để sống chung là Sói và Sư tử.

“Nếu chọn sói, thì sẽ chỉ phải đối phó với 1 con sói thôi. Nhưng nếu chọn Sư tử thì sẽ có sự tùy ý lựa chọn giữa 2 con và có quyền thay đổi giữa 2 con này bất cứ lúc nào” - Thượng đế ban điều kiện.

Bầy cừu phía Nam nghĩ: Sư tử hung dữ hơn sói, vậy chọn sói đi!

Bầy cừu phía Bắc lại nghĩ: Sư tử tuy hung dữ hơn sói, nhưng mà ta lại có quyền lựa chọn một trong hai con đó. Vậy là chúng chọn sư tử.

Sau khi Sói được thả vào bầy cừu phía Nam, nó bắt đầu đuổi bắt và ăn thịt cừu điên cuồng. Tuy nhiên, do cơ thể Sói nhỏ nên sức ăn cũng ít, một con cừu đủ để nó no mấy ngày. Như vậy, mấy ngày đàn cừu mới bị đuổi giết một lần.

Trong khi đó, bầy cừu phía Bắc chọn một con Sư tử, con còn lại để lại chỗ Thượng đế. Sau khi Sư tử được thả vào đàn cừu, nó cũng bắt đầu đuổi bắt cừu ăn thịt. Sư tử hung dữ, sức ăn khủng khiếp, nên ngày nào đàn cừu cũng bị săn đuổi đến mức vô cùng hoảng loạn.

Bầy cừu vội vàng xin Thượng đế cho đổi con sư tử còn lại. Chẳng ngờ, con sư tử này ở chỗ Thượng đế bị bỏ đói lâu ngày, vừa thả ra đã bổ nhào vào bầy cừu, điên cuồng cằn xé còn đáng sợ hơn cả con sư tử trước đó. Đàn cừu cả ngày chỉ lo cách trốn chạy đến mức cỏ cũng không dám gặm.

Bầy cừu phía Nam vui mừng đã chọn đúng kẻ thù, cười nhạo lũ cừu phía Bắc không có mắt nhìn. Lũ cừu phía Bắc rất hối hận, cầu xin Thượng đế cho đổi lại con sói, nhưng Thượng đế phán “Một khi đã quyết định rồi, thì không thể thay đổi được nữa, những đời sau cũng vậy, các ngươi chỉ có quyền lựa chọn giữa hai con sư tử.”

Đàn cừu phía Bắc thay phiên nhau lựa chọn giữa hai con sư tử. Nhưng hai con sư tử đều hung dữ không con nào kém con nào. Sau một thời gian, chúng quyết định không đổi nữa, để cho con sư tử kia ăn đến béo mập, con còn lại đói đến xác xơ.

Thấy con sư tử kia sắp đói chết rồi, lũ cừu mới xin thượng đế đổi. Chú Sư tử đói sắp chết sau khi được trở lại, nó nhận ra một chân lý: “Bản thân tuy rất mạnh mẽ, 100 con cừu cũng không phải đối thủ của nó, nhưng mà vận mệnh của nó lại nằm trong tay lũ cừu. Lũ cừu có thể đưa nó lại chỗ Thượng đế bất cứ lúc nào, khiến nó chịu đói khát dày vò, thậm chí là chết đói”.

Hiểu được điều đó, Sư tử bắt đầu đối xử khác với lũ cừu, chỉ ăn thịt cừu chết hoặc cừu bệnh, không dám động đến những con cừu khỏe mạnh nữa. Bầy cừu nghĩ rằng vậy là cuộc sống của chúng đã yên ổn và không đổi lại con sư tử ở chỗ Thượng đế nữa.

Tuy nhiên, một con cừu già nhắc nhở: “Con sư tử gầy sợ chúng ta gửi nó lại chỗ Thượng đế chịu đói khát mới đối xử với chúng ta tốt như vậy. Lỡ đâu một ngày con sư tử chỗ Thượng đế đói chết, chúng ta hết đường lựa chọn, vậy thì con sư tử này sẽ nhanh chóng khôi phục lại sự hung dữ của nó.”

Bầy cừu cảm thấy con cừu già nói rất có lý, để con sư tử kia không bị chết đói, chúng đổi lại nó. Sư tử vốn dĩ béo tốt bị bỏ đói chỉ còn da bọc xương, cũng bắt đầu hiểu được tính mệnh bản thân phụ thuộc vào lũ cừu. Để được giữ lại lâu hơn trên thảo nguyên, nó quyết định sống hòa hoãn hơn với lũ cừu, không tìm cách ăn thịt cừu một cách bừa bãi nữa. Ngược lại, lũ cừu cũng phải cố mà "cân đối" nhu cầu của cả hai con sư tử không để con nào phải chết đói.

Lũ cừu phía Bắc sau khi trải qua muôn vàn khó khăn, cuối cùng cũng được sống ổn định hơn. Trong khi đó lũ cừu phía Nam thì càng ngày càng thảm hại. Con sói, vì không có đối thủ, nên luôn ngạo nghễ và hung dữ, thậm chí có khi nó chỉ cắn chết con cừu chứ không thèm ăn thịt.
 
...
Một bà mẹ trẻ với đứa con đang ở trong nhà di động, tức là một cái thùng mà một chiếc xe bán tải có thể kéo, bên trong được trang bị như phòng khách sạn, thì có kẻ phá cửa. Cô nhìn ra và thấy một tên say rượu mặt mũi đỏ phừng đang dùng xà beng phá cửa. Cô gọi cảnh sát, họ lên đường tới ngay.

Trong khi đó thì tên kia vẫn phá cửa, cô gái vẫn đang nói chuyện với đường dây khẩn cấp của cảnh sát. Cô nói "tôi có súng, tên kia mà phá cửa vào tôi có bắn hắn được không?" Câu trả lời là "cô được phép dùng vũ lực cần thiết để bảo vệ bản thân và con cô".

Cửa bị phá, tên kia xông vào, cảnh sát thì chưa tới, cô gái bắn mấy phát súng, tên kia lăn ra chết. Cảnh sát tới, nghiên cứu hiện trường và đồng ý là sự việc diễn ra như trên. Sau đó họ dọn dẹp xác chết, khen ngợi cô gái, lại xin phép đưa câu chuyện lên bản tin để răn đe kẻ ác.

Nếu chuyện này xảy ra ở Ấn Độ, người phụ nữ trên bị kết tội giết người là đương nhiên !
https://vnexpress.net/tin-tuc/cong-...so-o-sai-gon-la-tu-ve-chinh-dang-3658877.html
 
Đọc bài này
http://cafef.vn/la-thu-tu-thuy-dien-quoc-gia-duoc-menh-danh-gan-nhu-hoan-hao-20171022094918645.chn
Chợt nhớ lại những câu chuyện con quạ Ba ta ky kể và lời kết luận "luôn luôn có giải pháp tốt hơn"
Nils.jpg

Ghét lắm cơ sách dịch mà lại phiên âm tên nước ngoài theo tiếng Việt, thế nhưng có một vài ngoại lệ chấp hết mọi lý lẽ và một trong đó là bản dịch Phiêu lưu trên lưng ngỗng của Lý Quốc Sỉnh - 1971
Đúng là thương thì củ ấu cũng tròn, nhưng cũng phải công tâm mà nói chả có bản dịch nào sau này sánh được với bản dịch của me xừ Lý Quốc Sỉnh cả. Đã thấy người ta in lại bản dịch Tâm hồn cao thượng của Hà Mai Anh, nhưng chờ mãi vẫn chưa thấy Phiêu lưu trên lưng ngỗng của Lý Quốc Sỉnh. Biết bao giờ mới gặp lại "cố nhân" nhỉ ?
 
"Hôm nay chán chán ngồi xem điện thoại, đọc đâu cũng chỉ thấy mấy thứ kiểu cô gái chê người yêu nghèo chạy theo đại gia, rồi thì các chàng trai nhảy vào phán xét cô ấy là điếm này nọ, mình đọc mà không biết nên khóc hay nên cười. Các chàng trai à, nếu không đủ tiền để lo cho người ấy một cuộc sống tử tế thì hãy cảm ơn người đàn ông có thể làm việc đó mà yêu cô ấy.

Chị cũng là một người yêu và lấy một người đàn ông nghèo làm vợ. Khi yêu anh, mình chỉ thấy anh tốt, anh hiền, chiều mình hết mực, mình nghĩ rằng nghèo chút có sao, hai vợ chồng cố gắng là được, anh yêu mình và mình yêu anh là được. Nhưng đời không như mơ các em ạ. Nghèo có thể đi kèm với việc anh ấy không cố gắng, hay không có tài, hay không có chí tiến thủ, để rồi dù em có nỗ lực đến đâu thì cũng như một mình đẩy đá tảng lên đồi, người chồng em lấy sẽ chẳng bao giờ có cuộc sống khá giả hơn được. Rồi sau đó thì sao, em phải chấp nhận sống với cái nghèo.


Nghèo thì có gì đáng sợ? Cũng không có gì. Ví dụ như em phát điên với cuộc sống ngột ngạt trong nhà chồng, khi chồng em đi làm từ sáng đến tối, và khi về nhà, thì cũng chả sao cả, vì đó là nhà anh ta, anh ta không bao giờ hiểu được những mệt mỏi, xa lạ, chán chường, những áp lực mà em phải đối diện khi sống trong ngôi nhà của người khác, nhưng em cũng chẳng bao giờ có hi vọng chuyển đi, đơn giản vì em không có tiền.

Nghèo, ví dụ như khi em bầu bí vào viện, thay vì có tiền để thuê dịch vụ thì em phải đẻ theo diện bảo hiểm, để rồi đau đớn gào thét khi người ta rạch tầng sinh môn và khâu sống không thuốc tê. Rồi khi em bị mọi người chĩa mũi dùi chê bai vì nuôi con gầy, con yếu nhưng không có tiền mua sữa xịn cho con. Nghèo thì sao? Nghèo thì thường phụ nữ sẽ chịu chứ đàn ông thì họ chỉ đi làm, chăm chỉ, về đưa tiền cho em, vậy là xong, họ để mặc em xoay sở với số tiền đó và mặc kệ áp lực mà em đối diện, những áp lực sẽ không có nếu em giàu.

Và khi em lấy chồng nghèo, đó là khi em phải vừa chăm con vừa đi làm. Chị cũng có công việc có thể kiếm ra tiền, đáng cười hơn là nó kiếm được nhiều hơn tiền của anh nữa, nhưng kiệt sức thì cũng nhiều hơn, khi vừa phải làm vừa chăm con, vừa lo việc nhà, lo họ hàng hai bên.

Vậy nên, những chàng trai, nếu em không thể lo cho một cô gái đầy đủ, thì đừng trách khi cô ta bỏ đi với người đàn ông khác có thể làm được điều đó. Những cô gái ấy, chỉ đơn giản là họ thực tế và nhìn xa trông rộng hơn mà thôi. Chị đang vô cùng hối tiếc vì ngày đó không lựa chọn như vậy. Giờ xem lại thì, tình yêu sâu nặng đến đâu thì cũng bị những kiệt sức đập cho tan nát.

Anh tan giờ làm về, chỉ cắm cúi vào chơi game. "Anh đi làm cả ngày căng thẳng lắm rồi, chỉ giải trí chút thôi mà" còn bạn và những câu chuyện của bạn, để sau đi... Bạn quay lưng vào tường để xem anh có để ý đến không. Tất nhiên là không. Rồi hai người ngủ mỗi người một hướng lúc nào không biết. Anh chơi game thì bạn xem tivi, rồi ai ở trong thế giới của người ấy lúc nào không biết. Lời yêu thương âu yếm trôi đi lúc nào không biết, tình yêu phai nhạt lúc nào không biết.

Giờ chị chẳng ngạc nhiên nếu anh ngoại tình, chị cũng sẽ ngoại tình thôi, nếu có thể, vì cuộc sống quá ngột ngạt và tù túng, ai cũng áp lực, ai cũng mệt mỏi. Vì thế nên các cô gái, đừng lấy chồng nghèo. Và các chàng trai, đừng nghèo. Nếu không thể không giàu, xin hãy yêu vợ nhiều hơn và chịu đựng nhiều, để tâm nhiều hơn, suy nghĩ nhiều hơn một chút."
 
Tình hình là lâu lắm rồi mới tìm lại được chìa khóa để vô nhà, muốn chào hỏi mọi người 1 câu mà chả biết chỗ nào luôn, thôi thì chào ở đây vậy!
 
Tháng 3 trong tâm bão
Bữa giờ rất nhiều người hỏi thăm tình hình ở New York City thế nào. Và thật tình là, với một đứa từng viết báo như mình, cũng không thể nào giải thích hay diễn tả bằng lời được hết những gì đang diễn ra trong bệnh viện bây giờ. Những ngày qua muốn viết cũng không viết nổi vì cảm xúc như đã chai sạn đi. Chỉ trong vòng 1 tháng, NYC của mình đã thay đổi đến chóng mặt, và hiện tại, ngay trong tâm dịch, mỗi ngày đi làm trong bệnh viện là lại cảm thấy như đang đi ra chiến trường, và ai cũng có chung một nỗi niềm, lo lắng và bất lực.

Đầu tháng 3, hai vợ chồng được nghỉ và vẫn còn kéo nhau road trip xuyên bang. NYC và nước Mỹ lúc này vẫn còn hoạt động bình thường. Dịch bệnh lúc này hầu hết chỉ ở Seattle. Ngay trong bệnh viện mọi người cũng chỉ nói về Covid-19 như thể nó ở tận đâu xa lắm và không liên quan đến mình, chỉ là những ai đi du lịch từ những nước vùng dịch về thì phải cách ly 14 ngày. Hai đứa mình may mắn không lên kế hoạch đi chơi xa như mọi lần, vì cần ở lại đi ăn đám cưới bạn thân. Ngày xuất hành đi chơi cả hai còn đùa với nhau là nếu có ai đi dự đám cưới này mà bị nhiễm bệnh cũng chả sao, vì hết phân nửa khách mời là bác sĩ. Vậy mà chỉ trong vòng 10 ngày đi chơi mà mọi sự đã thay đổi đến chóng mặt.

Ngày thứ nhất, ca bệnh đầu tiên xuất hiện ở New York. Bệnh viện của hai đứa đều gửi email nhắc nhở mọi người cẩn thận, chú ý rửa tay thường xuyên.

Ngày thứ hai, email từ bệnh viện nhắc lại từng bước mặc dụng cụ bảo hộ (PPE) trong trường hợp có bệnh nhân nghi mắc Covid-19.

Ngày thứ ba, ca bệnh thứ hai xuất hiện, dù không phải ở trong NYC mà là ở vùng ngoại ô New Rochelle, đây lại là ca siêu lây nhiễm khi bệnh nhân này đã nhập viện từ cách đó mấy ngày với chẩn đoán viêm phổi và hoàn toàn không được cách ly. Khi đọc tin này, mình đã bắt đầu thấy rùng mình khi nghĩ đến những người thân và nhân viên trong bệnh viện đã tiếp xúc với bệnh nhân này và hoàn toàn không mặc đồ bảo hộ, và nghi là trong vài ngày tới sẽ xuất hiện thêm nhiều ca lây nhiễm từ bệnh nhân này.

Ngày thứ tư, có 9 ca bệnh mới và đều liên quan đến bệnh nhân số 2. Bệnh viện bọn mình tiếp tục gửi email nhắc nhở nên hạn chế đi du lịch đến các quốc gia có dịch, và nếu không có gì cần thiết thì đừng nên đi đâu cả. Lúc này dịch đã bùng phát mạnh mẽ tại Ý.

Ngày thứ năm, bệnh viện email nhắc lúc nào nên dùng khẩu trang N95 và lúc nào dùng khẩu trang thường. Trong email họ cũng cấm không được lấy nước rửa tay khô trong kho ra dùng. Lúc đọc email này mình thấy buồn cười, vì nước rửa tay khô bình thường để đầy trong kho, còn phát miễn phí cho bệnh nhân nữa, cớ gì phải cấm như vậy. Nhắn tin hỏi bạn thì mới biết là do mọi người bắt đầu mua sạch sản phẩm này trong siêu thị, và bệnh nhân và người đi thăm bệnh bữa giờ đã “chôm” hết trong bệnh viện, nên bây giờ nó lại là hàng hiếm, và không được dùng thoải mái như xưa nữa.

Ngày thứ sáu, NY có 44 ca bệnh, hầu hết đều liên quan đến bệnh nhân số 2. Email từ bệnh viện thông báo tất cả những buổi họp hay bài giảng nào có nhiều hơn 25 bác sĩ đều phải bị huỷ bỏ. Họ bắt đầu lo sợ nếu nhiều bác sĩ bị bệnh cùng lúc thì sẽ không có ai chăm bệnh nhân.

Ngày thứ bảy, NY có 89 ca. Bệnh viên thông báo tất cả những bác sĩ và nhân viên đang làm việc ở nước ngoài đều phải quay về ngay lập tức. Bạn bè nội trú của mình đang thực tập 1 tháng ở Châu Phi cũng bị bắt quay về. Bệnh viện cũng yêu cầu các bác sĩ đang được nghỉ phép phải khai báo là đã đi đâu và định đi đâu. Cả hai đứa mình đều phải đưa ra lịch trình đi chơi, lúc này chỉ mong về nhà ngay vì cảm thấy tình hình khá căng thẳng.

Ngày thứ tám, số ca tăng lên 106. Bệnh viên yêu cầu nhân viên nếu có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh đều phải ở nhà, không được đi làm, để tránh lây nhiễm.

Ngày thứ chín, 142 ca. Nước Ý thông báo giới nghiêm toàn quốc. Bệnh viện NY nhìn bệnh viện Ý bị quá tải, bắt đầu lo sợ điều tương tự sẽ xảy ra ở đây. Bệnh viện của mình thông báo PPE bắt đầu bị thiếu hụt và yêu cầu hạn chế số người ra vào phòng bệnh nhân để tiết kiệm đồ bảo hộ.

Ngày thứ mười, 173 ca. Hai đứa mình về lại NYC, chuẩn bị đi làm lại, và bước thẳng vào tâm bão.

 
Từ ngày thứ 10 đến hôm nay, mọi thứ hoàn toàn bị mất kiểm soát, và đây cũng là hiện thực cuộc sống trong tâm dịch:

Là tất cả bệnh viện ở NYC hiện giờ đang hoàn toàn quá tải. Số ca bệnh cứ tăng lên gấp đôi mỗi 3 ngày. Số lượng bệnh nhân bị nặng và cần đặt nội khí quản khá cao, và số máy thở đang vơi dần. Khi mình viết những dòng này, thì bệnh viện của mình và của Ian chỉ còn khoảng 100 máy thở mỗi nơi. Và vấn đề không phải chỉ ở số máy thở, mà còn là thiếu hụt số phòng và số nhân viên có thể chăm sóc bệnh nhân. Hiện giờ cả khoa nhi của bệnh viên mình đã phải dọn qua bệnh viện khác để dành phòng cho bệnh nhân Covid-19. Bệnh viện dã chiến đang được dựng lên khắp nơi, và chính phủ đang kêu gọi các bác sĩ đã về hưu quay lại làm việc vì không đủ bác sĩ.

Là số đồ bảo hộ (PPE) cứ vơi dần đều. Ban đầu quy định là tất cả mọi người phải mang N95 khi khám bệnh nhân nghi nhiễm, và phải thay khẩu trang giữa các bệnh nhân. Khi số lượng N95 giảm mạnh, thì quy định mới là được phép dùng lại N95 trong một ngày, rồi lại đổi thành chỉ được dùng N95 khi đặt nội khí quản, còn lại phải đeo khẩu trang thường. Và hiện tại bây giờ, khi số lượng khan hiếm cùng cực, thì mỗi bác sĩ chỉ được phát một khẩu trang (loại dùng 1 lần) và phải dùng đúng cái khẩu trang đó đến khi nào có hàng mới về, ngày này qua ngày khác. Bình thường, chuyện dùng lại khẩu trang là chuyện không tưởng, và nếu bị bắt gặp thì sẽ bị phạt ngay, nhưng thời điểm này thì bao nhiêu quy định đều không còn tác dụng gì nữa hết.

Là hiện thực đau lòng là hầu hết bệnh nhân Covid-19 khi mất đều ra đi một mình. Để ngăn lây lan, bệnh viện quy định người nhà bệnh nhân không còn được vào thăm nữa. Rất nhiều gia đình đã phải nhìn người thân của mình ra đi qua facetime, và rất nhiều gia đình còn không hay biết người thân của mình đã mất vì bệnh viện không liên lạc với họ được. Và mất vì bệnh này, nếu không được tiêm morphine, là cảm giác như đang chết ngạt, khi phổi không còn cung cấp oxy cho cơ thể được nữa. Đó là cái chết đau đớn và cô độc nhất.

Là hầu hết nhà xác đều đã quá tải, không còn chỗ để thêm, nên bây giờ thành phố phải đem xe tải đông lạnh tới để chở xác. Và vì lệnh cấm tập trung đông người, nên người mất cũng không được có đám tang. Người nhà tới giờ vẫn không thể gặp họ lần cuối.

Là sản phụ bây giờ phải đi sinh một mình, không được có chồng hay người nhà vào thăm để tránh lây nhiễm. Là bao nhiêu ông bố lỡ dịp không được nhìn thấy con mình ra đời.

Là các nội trú sinh các ngành khác nhau đều được điều động đến giúp ngành đa khoa và cấp cứu, khi họ hoàn toàn kiệt quệ về sức lực và quá nhiều bác sĩ đã mắc bệnh và phải ở nhà. Là quyết định cho sinh viên năm cuối trường Y tốt nghiệp sớm để có thêm một lượng bác sĩ mới để giúp bệnh viện trong cơn đại dịch này.

Là khi mình và bạn bè trong ngành đều không dám về nhà hay gặp người nhà, vì bọn mình đã mặc định là chắc chắn đã bị hoặc sẽ bị nhiễm bệnh, chỉ là sớm hay muộn, và không đứa nào muốn để lây cho ba mẹ và ông bà. Cả tuần nay mẹ chồng mình đều tới nhà, nhưng chỉ được đứng bên ngoài cách vài mét và chỉ được nhìn và nói chuyện với hai đứa mình qua cửa sổ. Hôm qua bà lại đòi vào nhà, và Ian phải nói, “Mẹ không được để bị lây bây giờ, nếu chẳng may bị bệnh mà phải vào bệnh viện, thì mẹ phải vào một mình, và nếu phải lựa chọn giữa mẹ và một bệnh nhân khác trẻ hơn, thì chắc chắn bác sĩ sẽ đưa máy thở cho người kia, vì cơ hội sống cao hơn. Nếu chuyện đó xảy ra vì con lây cho mẹ thì con sẽ ko bao giờ tha thứ cho mình được”. Thế là bà lại phải quay ra.

Là khi bọn mình phải sống trong nỗi sợ là sẽ lây bệnh cho chồng/vợ/người yêu, những người đang sống ngay trong nhà. Bạn bè mình có người phải xuống ở tầng hầm, ngủ giường riêng, có người phải ra thuê khách sạn hoặc airbnb ở, đứa nào có con thì phải gửi con về ở với ông bà và tuyệt đối không dám gặp con. Hay đứa mình vì cùng là bác sĩ nên không có đường nào thoát, và cứ mặc định là đứa nào bị trước cũng sẽ lây cho đứa kia thôi.

Là khi dịch bệnh khiến người ta phải lường trước tình huống xấu nhất. Các bác sĩ đều đang hối hả lập di chúc, đặc biệt những ai đã có con. Vợ chồng phải dặn nhau trước là nếu đến lúc hoàn toàn hôn mê thì có nên đặt nội khí quản không, hay là cứ để cho ra đi thanh thản. Lời nói đùa mọi khi “Nếu em có chuyện gì thì anh cứ đi lấy vợ mới đi” trong thời điểm này lại thành ra nói thật.

Là các ông bố bà mẹ có con đi làm trong bệnh viện là cứ như đang ngồi trên đống lửa. Mẹ chồng mình thì mua đủ thứ thuốc bổ khác nhau bắt hai đứa uống, và mỗi ngày đều tiếp tế lương thực, nhưng chỉ dám để trước cửa vì không được vào nhà gặp mặt. Mẹ đứa bạn mình, mỗi khi nó trực đêm là bà thức nguyên đêm nói chuyện cùng nó vì bà lo đến không ngủ được. Ba đứa khác thì năn nỉ nó xin nghỉ làm đến khi nào hết dịch rồi quay lại. Nhưng thời điểm này không ai nỡ xin nghỉ, vì trách nhiệm với bệnh nhân và cả trách nhiệm với đồng nghiệp nữa.

Nhưng trong thời điểm khó khăn này, lại làm mình thêm trân quý những gì mà gia đình, bạn bè, và cộng đồng đang chung tay góp sức giúp bọn mình chống dịch:

Là khi nhận được tin từ bệnh viện là chỉ còn đủ 1 khẩu trang cho mỗi bác sĩ, mình đã gửi tin nhắn cầu cứu đến một loạt bạn bè, hỏi xin nếu đứa nào còn khẩu trang thì cho mình mua lại. Vậy mà chỉ trong vòng mấy ngày, bọn bạn mình đã hỏi dò người quen và bằng cách nào đó mỗi đứa đều kiếm ra được vài chục khẩu trang gửi về cho mình. Ba mẹ cũng chạy khắp thành phố kiếm chỗ bán khẩu trang để gửi lên. Giờ vậy mà mình đã có đủ khẩu trang ít nhất đến khi có hàng mới về bệnh viện.

Là khi hàng loạt các nhà hàng và dịch vụ giao thức ăn đều quyết định tặng phần ăn cho bác sĩ và y tá để bọn mình tập trung làm việc. Từ UberEats, Sweet Greens, rồi bao nhiêu tiệm bánh nổi tiếng, chỉ cần đưa thẻ ID bệnh viện ra là sẽ được ăn miễn phí, mà còn được giao tới tận bệnh viện nữa. Rồi thì nhãn hiệu giày và quần áo cũng tặng sản phẩm cho nhân viên y tế. Cả thành phố bây giờ đều dồn lực và hi vọng về các bệnh viện.

Là khi cả thành phố hẹn nhau chiều nay đúng 7h cùng nhau vỗ tay cảm ơn và cổ vũ đội ngũ y tế trong bệnh viện. Tới đúng giờ, ngồi trong bệnh viện nhìn ra là thấy một loạt người dân đứng ở ban công vỗ tay náo nhiệt, và vẫn giữ đúng luật không đi ra đường và không đứng gần nhau, lại cảm thấy ấm lòng hơn bao giờ hết.

Và vì tất cả những điều đó, mình tin là NYC sẽ qua được đại dịch này. Cuộc chiến này còn kéo dài bao lâu nữa thì không ai biết được, nhưng Covid-19 sẽ qua đi, và thành phố này sẽ trở lại như xưa, vì ở đây có những con người luôn hết mình vì nó và luôn có một niềm tin bất diệt vào thành phố không bao giờ ngủ.

Bài viết cho một tháng 3 đầy bão táp”
 
MEDICINES, LIKE PEOPLE, sometimes take unusual routes to get wherever it is they are going. When Toyama Chemical began working with virologist Kimiyasu Shiraki to develop a new anti-viral compound in 1990, the company had in mind a treatment for herpes. Eight years later, the company shifted gears after Shiraki instead stumbled on a compound that showed promise as an influenza treatment. Toyama Chemical worked to perfect the drug, dubbed Favipiravir, even as the cash-strapped company sold part of its shares to a different pharmaceutical company in 2002. When Fujifilm acquired the company in 2008, the camera and imaging company was keen to move forward with the drug’s development.

During years when its longtime rival Kodak inched closer to Chapter 11 bankruptcy (which it filed for in 2012), Fujifilm diversified its operations. Health and medicine, which now account for 20 percent of the company’s overall sales, is a particularly attractive market in Japan, where more than one-fourth of the population is 65 or older. In 2014, Japan’s Pharmaceuticals and Medical Devices Agency finally approved Favipiravir, which was put to the test against the Ebola virus later that same year in West Africa.

Among those researchers who studied Favipiravir’s efficacy against Ebola was Xavier Anglaret, who worked as part of a team from Inserm, France’s National Institute of Health and Medical Research, as they conducted two clinical trials and one cohort study in Guinea starting in late 2014. His team was rushed there from Côte d’Ivoire, where they had spent the previous 20 years conducting clinical trials, starting with HIV in the early 1990s.

On Friday, when I spoke with Anglaret by phone, he told me he sees some “striking parallels” between the Covid-19 outbreak and what he witnessed during his time in Guinea. “Of course both diseases are not the same but for us—for researchers and physicians—the challenge is almost the same,” Anglarat tells me from his office in Bordeaux, France.


That challenge, he says, was to set up in just days or weeks clinical trials that might answer important questions about whether or not existing drugs can effectively treat Covid-19. The big difference this time around, he said, was the globalization of the current pandemic. “We are all overwhelmed by what is happening in our own countries,” he says. “We are working 20 hours a day.”

For Anglaret, these long hours have been spent trying to set up a trial in France to assess the efficacy of certain existing drugs in homebound Covid-19 patients over the age of 65. One of the drugs they’ll be testing is Favipiravir, for the same reasons that they tried it against Ebola in Guinea: It’s easy to administer at home, even for old people, and it’s an antiviral potentially effective against a wide spectrum of viruses.

Along with the familiar yellow pills, Anglaret has encountered some familiar challenges, including shortages of equipment and materials. “There are some difficulties that look like what we knew in Guinea,” he says. “It’s very strange to see this in French hospitals, I didn’t think it could happen.”

Still, he says, the conditions of care in French hospitals are much higher than those in West Africa. What could happen there in days to come, he says, is “much, much more terrible.”
 
https://cafef.vn/he-thong-giao-duc-...sinh-20200423155611297rf20200423155611297.chn

Cơ hội tuyệt vời để "thu phục" học sinh từ các hệ thống khác !
Làm khéo một chiến dịch truyền thông quảng bá thông tin đối thủ không giảm tiền nữa thì có kết quả mỹ mãn luôn. Giật sập bớt hệ thống trường quốc tế nửa vời cũng là điều hay. Ủng hộ anh Vượng trong chiến dịch này. Tiền nhiều không làm mấy cái này thì làm gì cơ chứ ?
 
Bitcoin phiếm đàm

Rảnh rỗi, ngồi tìm hiểu thêm về bitcoin và chợt nhận ra bây giờ nó đã thực sự tương đương vàng trong ý niệm về giá trị lưu trữ, trao đổi của loài người tiến bộ khoái cờ bạc. Bản thân vàng hay bitcoin đều không có giá trị nuôi sống con người, nhưng khi được con người chọn làm đối tượng có giá trị đại diện cho tài sản thì chúng nó trở thành những phần tử thiết yếu song hành với xã hội loài người.

Vàng và bitcoin đều có số lượng giới hạn chứ không vô tận như tiền giấy. Đặc tính này bảo đảm cho khả năng không lạm phát bởi ý chủ quan của con người. Khác biệt lớn giữa vàng và bitcoin là số lượng vàng có giới hạn trên trái đất này do trữ lượng , do khả năng khai thác hiện nay, trong khi đó số lượng bitcoin thì lại có giới hạn tuyệt đối trong toàn vũ trụ bởi định nghĩa về nó. Thêm nữa, vàng khá cồng kềnh trong lưu trữ và vận chuyển, bitcoin thì không.

Bản thân bitcoin không phải là một ý niệm siêu phàm độc nhất , có cả đống các loại coin khác đã ra đời dựa theo ý tưởng đó và có nhiều cải tiến tốt hơn về mặt kỹ thuật. Thế nhưng bitcoin khác với tất cả những coin ra đời sau ở chỗ nó là digital coin đầu tiên và nay đã kịp được con người gởi gắm một lượng giá trị đủ lớn để không ai có thể qua mặt được nữa. Chính cái vị trí đầu tiên này làm nên sự khác biệt. Người ta cần có một loại vàng kỹ thuật số trong thế giới số hóa mọi thứ. Người ta sẽ phải chọn ra được một loại vàng không bị lạm phát, được đồng thuận sử dụng bởi số đông. Các loại coin khác ra đời bằng cách bắt chước bitcoin khó có vai trò khác hơn là vỏ sò vỏ hến, tiền đá, tiền đồng ... so với vàng trong xã hội loài người đã qua. Chỉ cần một hoa hậu trong cuộc thi thôi mà.

Bất cứ chính phủ nào cũng có thể cấm bitcoin, nhưng không thể nào xoá bỏ nó và xoá bỏ ý niệm về giá trị của nó trong đầu của những người sở hữu cũng như muốn sở hữu. Bitcoin sẽ trường tồn hơn bất cứ cá nhân hay tổ chức nào như thế. Có cấm thì rồi cũng đến lúc phải chấp nhận nó khi mà nhiều nơi khác đã chấp nhận và dùng rộng rãi.

Các đồng tiền kỹ thuật số do các ngân hàng trung ương phát hành ra không so sánh được với bitcoin. Thứ nhất là ở cơ chế kiểm soát lạm phát. Thứ hai là ở việc không ngân hàng trung ương nào có thể định đoạt việc phát hành hay thu hồi bitcoin. Bitcoin là vàng chứ không phải là giấy muốn in bao nhiêu cũng được. Nó không cần ai bảo chứng giá trị của mình, đám đông sở hữu và muốn sở hữu đồng thuận quyết định giá trị của nó. Bitcoin chỉ có thể bị xóa sổ trong trường hợp duy nhất: internet bị shutdown, tất cả các quốc gia đồng thuận truy tìm và huỷ diệt hoàn toàn các node của bitcoin network. Chuyện này hiện nay đã là bất khả thi !

Số lượng bitcoin là giới hạn và vì thế khi được đồng thuận dùng làm đối tượng lưu trữ giá trị, giá trị đơn vị của nó chỉ có thể ngày càng lớn hơn. Con người đã chấp nhận nó đóng vai trò lưu trữ giá trị thì sẽ còn tiếp tục thế như là đã từng chấp nhận vàng.

Hoạt động đào bitcoin chồng chéo lên nhau tiêu tốn nhiều năng lượng sẽ dần tàn lụi và được thay thế bằng các node ngày càng nhiều hơn miệt mài phục vụ bitcoin network để nhận phí phân bổ lại từ các giao dịch. Sẽ có những kỹ thuật mới, những hardware mới mạnh mẽ hơn cho phép thực hiện các transaction trên bitcoin nhanh hơn nhiều so với tốc độ hiện nay. Các giao dịch thanh toán dựa trên bitcoin sẽ gia tăng dần theo sự cải thiện hệ thống này thay vì chủ yếu đầu tư/đầu cơ như hiện nay. Sẽ vẫn chỉ có tối đa 21 triệu bitcoin được định nghĩa và tồn tại mãi. Vì thế quy mô của mạng lưới thanh toán này càng lớn thì giá trị đơn vị bitcoin càng cao lên theo quy mô đó.

Theo suy nghĩ trên có lẽ mình nên ra ATM mua vài trăm $ bitcoin, cất vào ví local, bỏ trong vài cái USB, đem cất kỹ ở vài nơi cho đến khi retire luôn :1:
 
Last edited:
Back
Top