Tán gẫu

Tks bác.

Mình thấy là không những không thể dịch mà ngay cả định danh (ý là dùng nguyên ngữ) đã đánh mất cái thực. Ví như người chưa thực nếm quả kiwi thì không thể biết hương vị thực của nó dù đọc hiểu về nó bao nhiêu đi nữa. Hoặc như cảm nhận động thái xả hàng của BB của 1 trader thực thụ khác xa với kiến thức sách vở về các dấu hiệu đảo chiều đã rập khuôn máy móc.
 
Tờ Daily News của Mỹ vừa dẫn kết quả một cuộc thăm dò cho thấy chỉ 45% số người Mỹ được hỏi đồng tình với chính sách của tổng thống mới đắc cử Donald Trump. 55% còn lại không đồng tình với người sẽ trở thành tổng thống thứ 45 của nước Mỹ. Bảng đánh giá này được Gallup, một tổ chức chuyên tiến hành các cuộc thăm dò tương tự trong hơn 2 thập kỷ qua, đưa ra.
http://cafef.vn/donald-trump-tong-t...-thap-nhat-trong-20-nam-20161118115834533.chn
Kết quả khảo sát trước bầu cử đã không đúng thì độ tin cậy của của các khảo sát sau bầu cử này cũng tương đối nhỉ.
 
Ông Bảy tới nhà gõ cửa :
- Ba có nhà không?
- Tía con đi ra ruộng rồi ! Thằng nhỏ trả lời.
- Má con có nhà không?
- Má con đi chợ !
- Thằng anh mày có nhà không ?
- Anh con đi ruộng với tía con !
Ông Bảy tần ngần chưa muốn đi, thằng nhỏ hỏi :
- Bác cần gì con có thể lấy cho bác mượn được mà !
- Bác chỉ muốn nói chuyện với tía con về việc thằng anh mày làm con Hai nhà tao có bầu !
- Chuyện này bác phải hỏi tía con mới được , con chỉ biết khi lấy giống cho heo ổng tính 1 triệu, cho bò ổng lấy 2 triệu ! Còn anh con thì chưa thấy ổng tính bao giờ hết !
 
Ông Bảy tới nhà gõ cửa :
- Ba có nhà không?
- Tía con đi ra ruộng rồi ! Thằng nhỏ trả lời.
- Má con có nhà không?
- Má con đi chợ !
- Thằng anh mày có nhà không ?
- Anh con đi ruộng với tía con !
Ông Bảy tần ngần chưa muốn đi, thằng nhỏ hỏi :
- Bác cần gì con có thể lấy cho bác mượn được mà !
- Bác chỉ muốn nói chuyện với tía con về việc thằng anh mày làm con Hai nhà tao có bầu !
- Chuyện này bác phải hỏi tía con mới được , con chỉ biết khi lấy giống cho heo ổng tính 1 triệu, cho bò ổng lấy 2 triệu ! Còn anh con thì chưa thấy ổng tính bao giờ hết !
đọc thấy hài quá bác ơi :))
 
Có người con gái đã thề cùng sống chết có nhau : "Không trả nợ cho bà, bà thề sống chết với mày".
Có người con gái đã cùng hẹn ước đến kiếp sau : "Muốn cua chị mày hả ? Đợi kiếp sau đi cưng ".
Và có người con gái cam lòng chết vì mình : "Cái gì ? Làm bạn gái ông ? Tui thà chết còn hơn" ....
Kể ra mình cũng đào hoa quá nhỉ ...
 
Last edited:
Ngọc Hạ hát bài này rất ư là "tròn vành rõ chữ". Đây là một thí dụ hay về phát âm tiếng Việt chuẩn mực.
 
Báo chí cũng linh tinh anh ạ.
Làn rẽ trái bây giờ nó là làn BRT. Làn bên cạnh là làn đi thẳng. Hiện tại chưa có làn riêng. Ô tô tạt đầu, xe máy tạt cũng đúng rồi. Quy hoạch linh tinh cả [emoji1]
hiện tại cái trục tố hữu, lê văn lương này còn đầy đất trống, dự án chưa triển khai, cái đám đấy mà làm xong thì có mà làm BRT bay may ra nhanh nổi.
 
Đọc bài này
http://thanhnien.vn/van-hoa/kinh-th...ung-chuyen-kho-tin-cua-nguoi-phap-782818.html

Kiếm thêm được đoạn sau. Thấy hay quá, chắc phải mua cuốn sách thôi.

Michel Đức là con đầu lòng của Jean Baptiste Chaigneau (1769-1832), tức Chúa tầu Long, một trong hai người ở lại làm quan lâu dài với vua Gia Long sau khi giúp vua thắng quân Tây Sơn. Cả hai đã " vâng mệnh " Gia Long cưới vợ Việt : Vannier lấy Nguyễn thị Sen, Chaigneau lấy Benette Hồ Thị Huề, một con chiên ngoan đạo ở Huế. Lễ cưới cử hành tại nhà thờ Phủ Cam đầu năm 1802, đến 1803 thì Michel Đức ra đời. Mười một năm sau khi cưới và sinh hạ được chín người con, bà Huề mất. Người vợ Pháp mà Crawfurd đã gặp ở Huế năm 1823 có lẽ là vợ sau của Jean Baptiste Chaigneau.

Jean Baptiste rời Pháp lần đầu vào năm 1791. Con nhà dòng ở đất Lorient (Bretagne), thuộc phe bảo hoàng, J. Baptiste bất mãn với chính thể mới bỏ nước ra đi, khi ấy chỉ là một sĩ quan trẻ tuổi, vô danh. Sau thời gian làm quan với Gia Long, năm 1819, J. Baptiste về thăm quê, đến 1821 lại rời Pháp đi Việt Nam lần nữa, nhưng lần này với tư cách một vị Lãnh sự của vua Lộ y 18. Khi đến nơi thì vua Gia Long đã mất (25/1/1820), vua Minh Mệnh lên cầm quyền có ý xa lánh ngoại quốc, không trọng vọng Chaigneau và Vannier như Gia Long, lại thêm sự ganh tị của các quan đại thần ngày một lớn, nên đến 1824 thì cả Chaigneau lẫn Vannier cùng đem gia quyến về Pháp.

Michel Đức sống ở Việt Nam đến năm mười sáu tuổi mới theo cha sang Pháp lần đầu, và mười chín tuổi lại theo về Việt Nam. Năm 1863-64, sứ bộ Phan Thanh Giản sang Pháp thương thuyết để chuộc lại ba tỉnh miền Đông, có gặp gia quyến của hai viên sĩ quan này. Bà Vannier khi ấy đã ngoài 80 tuổi, nhà tận miền Nam nước Pháp cũng chống gậy lên Paris ra mắt sứ bộ và ở lại cho đến hôm tiễn biệt. Mấy năm sau thì mất, chôn ở Toulon.

Michel Đức, cũng đã trên 60, thân hành đến tận sứ quán thăm hỏi và khi sứ bộ về còn gửi dâng vua Tự Đức một bức truyền thần, song sứ bộ không dám nhận vì hình vẽ bán thân, sợ mang tội khi quân.

Năm 1867, Michel Đức cho xuất bản cuốn Souvenirs de Huế. Khác với S. Baron, Michel Đức nhìn nhận ngay mẹ mình là người Việt, và không quên hóm hỉnh nhắc lại lời vua Gia Long bình phẩm, sau khi gặp " cậu Đức " lần đầu. Nhà vua ngắm nghía kỹ càng rồi ngoảnh lại bảo J. Baptiste : " Công trình của ông được lắm, chỉ phải tội ông nặn cho nó cái mũi hơi tẹt, giống người Nam ".

Là con một vị quan nhất phẩm, đã từng ăn sung mặt sướng, ở nhà sang, kẻ hầu người hạ tấp nập, đi đâu có kiệu có lọng, kẻ đón nguời đưa, từng được theo cha đi xem tế Nam giao, theo vua Gia Long du thuyền trên sông Hương, gặp Hoàng hậu cùng các phi tần, dự buổi trình diễn của ban hát hoàng cung...cuộc đời thơ ấu của Michel Đức là cuộc đời hưởng thụ tột bực, cho nên khi đáp tầu về Pháp, Michel Đức phải cố nín mới khỏi bật khóc khi thấy mình sắp phải lìa xa những người thân yêu : bạn bè, gia nhân, thầy giáo Bửu...Nhưng khi vừa đặt chân lên đất Pháp thì Michel Đức choáng váng trước đời sống đầy xe ngựa nhộn nhịp, lâu đài nguy nga. Chỉ hai năm sau, khi vua Minh Mệnh ướm hỏi Michel Đức có muốn ở lại làm quan thì Michel Đức đã kiếm lời từ chối khéo : " Tôi không dám tự quyền định đoạt phải hỏi ý cha tôi, tuỳ người sắp xếp ". Ngoài miệng nói vậy, nhưng trong thâm tâm Michel Đức nghĩ " Nước Pháp đã chinh phục tôi, quả tim tôi đã thuộc về nước Pháp rồi ". Michel Đức đủ sáng suốt để viết thêm : " Người ta có thể cho tôi là bạc " song biết làm sao bây giờ ? Nhà cửa Việt Nam thì lụp xụp, tối tăm, lâu đài kiến trúc chẳng có gì đồ sộ ; tuy vua Gia Long có hậu đãi cha con Michel Đức, nhưng vua Minh Mệnh lại tỏ vẻ thờ ơ, lạnh nhạt...Dù sao Michel Đức cũng còn trẻ tuổi, lại sẵn thán phục cha, một người mà đến vua Gia Long còn hết lòng trọng vọng, mà cha Michel Đức chẳng do nước Pháp đào tạo ra là gì ? Huống hồ Michel Đức lại được một nhà Nho là thầy Bửu giáo huấn, Michel Đức phục tùng cha và chọn nước Pháp là phải. Tất nhiên đây là một sự lựa chọn theo lý trí vì Michel Đức quả có cảm tình với Việt Nam, còn nước Pháp tuy choáng lộn, song thực sự đã làm gì cho " cậu Đức " chưa ? Cho nên tuy chọn ở lại Pháp, nhưng khi phái đoàn Phan Thanh Giản sang, thì Michel Đức đã đến thăm ngay và gửi cả quà tặng, rõ ràng nhìn nhận và bày tỏ cảm tình với quê mẹ, dù lúc ấy mẹ đã mất từ lâu.

S. Baron sống ở Bắc thì viết về đời sống ở Bắc ; Michel Đức sinh trưởng ở Huế tất nhiên viết về Huế : địa thế, phong tục...vẽ cả bản đồ nữa. Cụ Vương Hồng Sển đã có lần đặt câu hỏi chợ Dinh ở đâu ? Đọc Michel Đức sẽ thấy chợ Dinh nằm bên một chiếc cầu phía Đông sông Trường Tiền (tức sông Hương, bản đồ Bulletin des Amis du Vieux Huế). Chợ Dinh to hơn chợ Được, sở dĩ mang tên này vì họp gần các dinh thự.

Bàn về công nghệ ở nước ta, Michel Đức đưa ra một nhận xét khá xác đáng : " Việt Nam sở dĩ không có những tay thợ danh tiếng chỉ vì chính thể quá bất công, hễ người nào khéo liền bị sung công, bắt làm quần quật mà lương lại rẻ ủng, bị bóc lột hết mức, và chỉ được thả về với gia đình khi nào già yếu hay bệnh tật, cũng không được hưởng một đồng xu đền bù. Cho nên dù có khả năng cũng không mấy ai chịu học nghề cho tinh xảo, kẻ có tài thường dấu tài. Ở Bắc thuở ấy có một nhà làm đồ sứ rất khéo, không kém gì đồ sứ Tầu, mạo danh một hãng sản xuất của Trung Quốc chứ không dám đứng tên thật của mình, sợ lại bị sung công. Do chính sách ngược đãi những người thợ khéo ấy mà ngành công nghệ của Việt Nam không sao phát đạt, không sao ngóc đầu dậy được.

Là con quan nhất phẩm, thường được ra vào nơi cung cấm nên những chi tiết do Michel Đức kể có lẽ lý thú nhất là về hai vua Gia Long và Minh Mệnh. Theo con mắt quan sát của " cậu Đức ", lần đầu gặp vua Gia Long khi mới lên 8 tuổi, thì nhà vua cao trên bậc trung, thân hình vạm vỡ, da trắng, mắt sắc, hai má có hai nốt ruồi đen, chung quanh mỗi nốt ruồi có một túm lông dài mọc lan ra tận chùm râu bạc vừa dài vừa rậm. Dáng người đĩnh đạc, tác phong oai nghiêm, khi vui khi giận bất thường...Gia Long rất am tường guồng máy hành chánh, thường khi bắt bẻ các viên đại thần làm sai trái.

Điều mà Michel Đức nhấn mạnh là Gia Long ưa đùa cợt và nói chuyện nhảm những lúc vắng người. Khi " cậu Đức ", theo tục lệ Việt Nam tung hô " Thiên tử muôn năm " thì Gia Long chặn ngay lại hỏi : " Mi tưởng ta là con Trời thực chăng ? Ta cũng có cha, có mẹ như ai. Cha ta đã làm như thế này...mẹ ta làm thế này... " Tóm lại, Gia Long đã ban cho " cậu Đức " một bài học vỡ lòng về phương pháp cấu tạo hài nhi, vừa bằng lời nói, vừa bằng cử chỉ. Michel Đức không dám thuật lại tường tận sợ người đọc đỏ mặt.

Michel Đức cũng biết Minh Mệnh không phải là con Chánh cung hoàng hậu như Thiệu Trị. Khi ở Pháp về, nhiều lần Michel Đức được Minh Mệnh vời vào cung để hỏi chuyện nước Pháp và nhờ dịch những chữ ghi trên mấy bức họa vẽ cảnh nước Pháp. Trước hết, Michel Đức phải đọc to lên, sau dịch từng chữ, cuối cùng mới dịch nghĩa toàn câu. Để Michel Đức khỏi nhẩy những chữ khó, Minh Mệnh lấy ngón tay chỉ từng chữ một. Mỗi khi dịch xong, viên quan ngồi cạnh phải ghi ngay lại bằng chữ Hán. Gặp những chữ tên người hay tên tỉnh không dịch được, viên quan lúng túng thì chính Minh Mệnh chỉ điểm cho nên dùng chữ gì.

Minh Mệnh đặc biệt chú ý đến quân đội, nhung phục của Pháp, hỏi rất cặn kẽ và dựa theo Pháp chế tạo ra một loại ngù đeo hai vai cho các võ quan. Những viên quan này thường nói trộm sau lưng vua : " Chúng mình là sĩ quan của Pha lang cha ".

Minh Mệnh không quên hỏi về xã hội Pháp và đặc biệt sửng sốt khi nghe nói trong những buổi họp công cộng đều có mặt phụ nữ. " Như thế thì còn gì là trật tự nữa ? "

Nhà vua cũng tò mò muốn hiểu tại sao người Pháp hay sưu tầm những con thú chết, lột da, nhồi trấu, cùng là những loài sâu bọ vô giá trị. Khi biết để đem về trưng bày tại Bảo tàng viện thì nhà vua lại càng kinh ngạc : " Dùng lâu đài để chứa những con sâu ấy ? Thật là điên rồ ! Thật là trẻ con ! Chẳng lẽ người Pháp hết việc làm rồi ư ? ".

Sách của Michel Đức ít sai lầm hơn S. Baron, có lẽ vì Michel Đức không quá khinh rẻ quê ngoại nên chịu tìm hiểu một cách khách quan, lại am tường tiếng Việt, và có một người thầy giáo là người Việt, thầy Bửu, một nhà Nho chân chính, cho nên sự hiểu biết của Michel Đức về nước Việt cũng thấu đáo hơn.

Theo A. Brébion, Michel Đức về Pháp làm việc ở sở Thuế từ 1827 đến 1852, đồng thời cũng làm Trợ giáo dạy Việt ngữ tại trường Langues orientales (Ngôn ngữ Đông phương). Năm 1876, Michel Đức cho ra hai cuốn : Thơ Nam kỳ và Thơ tiếp theo thơ Nam Kỳ cùng nói về chiến tranh Việt Pháp, do nhà A. Challamel xuất bản.
 
Last edited:
hiện tại cái trục tố hữu, lê văn lương này còn đầy đất trống, dự án chưa triển khai, cái đám đấy mà làm xong thì có mà làm BRT bay may ra nhanh nổi.
a Vượng thi công xong cái Giảng Võ thì BRT có chui xuống đất hoặc bay lên trời mới hết tắc =))
 
Nhân dịp mới đi bệnh viện về, các bộ phận trên cơ thể của ông lão 70 tuổi tổ chức 1 cuộc họp mừng tai qua nạn khỏi.
Tổng giám đốc não nói:
- Ai có ý kiến gì cứ nói.
Tim phát biểu:
Tôi làm việc liên tục 70 năm qua tôi xin về hưu.
- Không được, tim mà về hưu thì là chết rồi – Các bộ phận phản đối
Tim gan phèo phổi tranh cãi mãi cuối cùng không thằng nào được về hưu cả.
Bỗng ở phía dưới có tiếng nói vọng lên.
- Tôi yếu quá rồi xin về hưu. Mọi người ngó nghiêng mãi không biết ai nói.
Não đập bàn quát:
- Thằng nào nói đứng lên xem nào.
Phía dưới phều phào:
- Bố mày mà đứng lên được thì đã không xin về hưu !
 
Có một anh chàng vào rừng bắt gà bằng cách treo một chiếc bẫy lên cao và rải thóc phía dưới để làm mồi dụ các chú gà vào. Bẫy đã chuẩn bị xong xuôi, anh ta chui vào bụi cây ngồi nấp và chẳng bao lâu một bầy gà rừng với tổng cộng 9 con đã mò đến. Thoắt cái có 6 con mò vào để mổ mồi ngon. Người này định giật dây cho bẫy sập xuống, nhưng nghĩ bụng 3 con còn lại thế nào cũng theo vào, hay là chờ thêm lát nữa. 3 con gà ấy lại không ham mồi cứ đứng tần ngần bên ngoài. Thế rồi bất chợt 3 con trong bẫy chạy ra ngoài. Anh ta thấy hơi tiếc, bụng bảo dạ, chờ một con nữa quay lại sẽ hành động ngay. Nhưng 2 con nữa lại chạy ra, chỉ còn lai một con đang say sưa lượm lặt trong cái bẫy. Giật dây lúc này ư ? Chỉ được một con ... không cam tâm đánh mất vận may, anh ta lại chờ tiếp. Nhưng buồn thay con gà duy nhất còn lại cũng thoắt cái bay ra khỏi bẫy và rồi cả bầy nhanh chóng biến mất vào rừng ...
 
Tình cờ đọc thấy loạt bài sau:
http://m.cafef.vn/chuyen-anh-mua-anh-mua-dau-tu-co-phieu-theo-ban-than-phan-1-20170123181800078.chn
http://m.cafef.vn/chuyen-anh-mua-anh-mua-di-mua-co-phieu-theo-ban-than-phan-2-20170125121227969.chn
http://cafef.vn/chuyen-anh-mua-anh-mua-di-mua-co-phieu-theo-ban-than-phan-3-20170125121632744.chn

Nhớ lại nhiều bài tương tự năm xưa trên các diễn đàn ...
Và ngạc nhiên thấy sao mà ấu trĩ quá đi mất. Chiên trứng vịt mà cứ tụng mấy bài như vầy thì ...
 
- Mấy năm trở lại đây, trào lưu mua vàng ngày vía Thần tài ngày càng lan rộng đã là cơ hội kinh doanh hiếm có mỗi năm của các doanh nghiệp vàng.

:24:. Dân mình bị lùa như "Gà" chỉ vì cái ngày ăn theo ngày mở cửa Trời. Tuy nhiên, ít người biết tại sao :21:
Y như chứng chỗ nào đông là phải đua theo làm tí, sợ mất phần. :2cool_go:

- Xuất phát từ truyền thống lâu đời của cha ông người Việt Nam, vàng được coi là vật không thể thiếu trong ngày vía Thần Tài. Bởi lẽ, vàng không chỉ có giá trị thiết thực, có khả năng tích trữ cao mà còn mang ý nghĩa cát tường, tài lộc may mắn.
Nhà nhà vẫn có thói quen, rỉ tai mua vàng vào ngày Thần Tài để cầu may mắn cho một năm tiền bạc rủng rỉnh. Thực tế cho thấy, nhu cầu mua vàng của người dân vào ngày này rất lớn. Tuy nhiên chủ yếu là mua những miếng vàng nhỏ từ 0.5 - 5 chỉ cầu may mắn chứ không mang tính kinh doanh.
( Ngày xưa các cụ làm gì có tiền mà đi mua vàng???. Bao năm ăn còn chẳng đủ )
 
- Mấy năm trở lại đây, trào lưu mua vàng ngày vía Thần tài ngày càng lan rộng đã là cơ hội kinh doanh hiếm có mỗi năm của các doanh nghiệp vàng.

:24:. Dân mình bị lùa như "Gà" chỉ vì cái ngày ăn theo ngày mở cửa Trời. Tuy nhiên, ít người biết tại sao :21:
Y như chứng chỗ nào đông là phải đua theo làm tí, sợ mất phần. :2cool_go:

- Xuất phát từ truyền thống lâu đời của cha ông người Việt Nam, vàng được coi là vật không thể thiếu trong ngày vía Thần Tài. Bởi lẽ, vàng không chỉ có giá trị thiết thực, có khả năng tích trữ cao mà còn mang ý nghĩa cát tường, tài lộc may mắn.
Nhà nhà vẫn có thói quen, rỉ tai mua vàng vào ngày Thần Tài để cầu may mắn cho một năm tiền bạc rủng rỉnh. Thực tế cho thấy, nhu cầu mua vàng của người dân vào ngày này rất lớn. Tuy nhiên chủ yếu là mua những miếng vàng nhỏ từ 0.5 - 5 chỉ cầu may mắn chứ không mang tính kinh doanh.
( Ngày xưa các cụ làm gì có tiền mà đi mua vàng???. Bao năm ăn còn chẳng đủ )
trước tết năm tới có khi găm ít vàng, đợi ngày vía thần tài đem bán kiếm lời nhỉ.
 
Back
Top