Tâm lý trong thể thao và trading

Khi bạn có "nhận định", bạn vô tình (hoặc cố ý) có một định kiến về thị trường. Định kiến đó làm cho bạn mất đi phần nào (hoặc toàn bộ) sự tỉnh táo của bạn với các diễn biến thị trường. Các biến động của thị trường là không thể đoán trước một cách thường xuyên và lâu dài. Bạn có thể đúng một vài lần, nhưng không thể đúng thường xuyên và lâu dài. Vì vậy, khi bạn đúng, bạn tự kiêu hơn, khi bạn sai, bạn trở nên rụt rè hơn, và cả 2 điều này đều ảnh hưởng xấu đến kết quả trading.

Tiếc là tôi không thể nói đồng ý với bạn.
Quá tự tin, hoặc bám vào dự đoán (của mình hoặc của người khác) là 1 dấu hiệu chắc chắn của lính mới.
Một trader dày dạn quá hiểu tính ngẫu nhiên của cuộc chơi, nên luôn linh hoạt thay đổi dự đoán, và có sẵn những phương án ứng phó. Dù đúng hay sai cũng không ảnh hưởng lắm tới sự tự tin, vì họ hiểu khả năng của họ chỉ là yếu tố cần nhưng chưa đủ


Tiếc thay, việc cố gắng dự đoán đúng chẳng liên quan gì, và thậm chí làm hại cho việc trading có lãi. Bạn muốn "being right" hay "making money" ?
Chỗ này có hơi mâu thuẫn rồi! khi "being right" thì sẽ "making money" tốt chứ ? :D
Đi xa hơn, tôi còn cho rằng dự đoán đúng là yếu tố mang lại hiệu quả cao nhất cho trading.

cái ĐÚNG trong dự đoán TT không chính xác như trong khoa học, hoặc như cách mọi người thường dùng. Ví dụ: khi dự đoán HAR về 10, thì 10 chỉ là con số đại diện cho vùng (9,x - 10,x), nếu giá lọt vào vùng này rồi bật, thì dự doán đó là đúng, vì mua ở vùng giá đó đều có thể lãi.

Cái ĐÚNG trong trading cũng không phải là cái đúng tuyệt đối. VD: ta có 1 sóng ABCD (A lên tới B, rồi xuống C, và lại lên tới D) ta có thể chốt ở B rồi mua lại ở C để được lãi tối đa. Ta lại có thể cứ giữ đến D mới bán. Cả 2 cách này đều đúng, nhưng cách trước đúng nhiều hơn.
2 ví dụ trên đều cần dự đoán.



*
Lời khuyên “đừng dự đoán, mà hãy đi theo TT” tất nhiên là đúng. Nhưng không đúng tuyệt đối.

Nó chỉ đúng khi TT có xu hướng mạnh. "khi TT có xu hướng, không ai biết được giá có thể đi tới đâu"

Và lời khuyên này cũng đúng với những dao động nhỏ. Rất khó dự đoán dao động nhỏ, vì yếu tố ngẫu nhiên ở đây khá lớn.
Mua bán theo dao động nhỏ chỉ được phép sai số rất nhỏ, một lần sai đủ lấy đi kết quả mấy lần đúng. Nguy hiểm là ở chỗ đó
(nhưng với những cao thủ scalping như libi thì lại chẳng có gì nguy hiểm :D)

Trong sideway, dự đoán là một phần không thể thiếu trong công việc của trader. Nếu không dự đoán thì sẽ phản ứng chậm mà hiệu quả thấp, hoặc bỏ qua luôn cơ hội.
Mà sideway thường chiếm phần lớn thời gian trong TT, trader không thể cứ ngồi chờ trong phần lớn thời gian đó.

Vấn đề là: làm sao để dự đoán ngày càng đúng hơn. Không thể vì có tỷ lệ sai mà không nên dự đoán.
Ban đầu dự đoán tất nhiên sẽ sai rất nhiều, nhưng xác suất đúng sẽ cao dần qua thời gian.
 
Last edited by a moderator:
Sự "ngưỡng mộ" của các tay chơi cùng một bàn (cũng như những kẻ chầu rìa) chỉ làm cho người chơi chủ quan và phạm nhiều sai lầm hơn mà thôi. Mục tiêu của người chơi là chiến thắng chứ không phải là cái nhìn của người xem. Và một điều ít ai để ý là "người xem" ở đây bao gồm cả bản thân đương sự. Sự phấn khích của cái phần "khán giả" bên trong tay chơi thường xuyên làm mờ mắt tay chơi và thúc đẩy họ ra những quyết định dại dột.

Bác viết hay quá! Đây là dạng " mình nể mình quá".


@caheo,

"Một trader dày dạn quá hiểu tính ngẫu nhiên của cuộc chơi, nên luôn linh hoạt thay đổi dự đoán, và có sẵn những phương án ứng phó. Dù đúng hay sai cũng không ảnh hưởng lắm tới sự tự tin..."

Yeah, tôi nghĩ thị trường khi thực khi giả lẫn lộn. Nếu bạn nghĩ là mua vào sẽ đúng đến 90% thì ai sẽ bán cho bạn? Hãy nghĩ IQ của người bán cũng cao ko kém gì bạn. Nếu bạn cho rằng plan của bạn có xác suất đúng 70% thì sao bạn ko có phương án dự phòng cho 30% còn lại. Khi đó, không còn khái niệm đúng hay sai ở đây.

Câu nói kinh điển của Wall Street "Plan your trade, trade your plan" cần được soi lại. Nếu bạn trading trên 20 năm kinh nghiệm, plan của bạn sẽ có "tính khả thi" cao hơn tôi, một newbie và bạn có thể bám lấy nó. Newbie cũng tập tành make plan nhưng xác suất thành công thấp mà bám víu vào nó thì thật khó giải thích. Có thể hiểu newbie phải tôn trọng kỷ luật, bó tay chờ stop out khi thấy rõ plan đã phá sản. Tôi nghĩ plan your trade là cần thiết, nhưng chỉ trade your plan until it is invalid.

Nhưng thế nào là khi một plan ko còn hiệu lực? Đó là khi trên chart xuất hiện một setup cho phép bạn đánh theo chiều ngược lại (theo cùng pp đang sử dụng).

Bạn vẫn dự đoán, plan your plan nhưng bạn sẽ "dẻo" hơn trong môi trường mang tính "động" liên tục.:cool:
 
Tiếc là tôi không thể nói đồng ý với bạn.
Quá tự tin, hoặc bám vào dự đoán (của mình hoặc của người khác) là 1 dấu hiệu chắc chắn của lính mới.
Một trader dày dạn quá hiểu tính ngẫu nhiên của cuộc chơi, nên luôn linh hoạt thay đổi dự đoán, và có sẵn những phương án ứng phó. Dù đúng hay sai cũng không ảnh hưởng lắm tới sự tự tin, vì họ hiểu khả năng của họ chỉ là yếu tố cần nhưng chưa đủ



Chỗ này có hơi mâu thuẫn rồi! khi "being right" thì sẽ "making money" tốt chứ ? :D
Đi xa hơn, tôi còn cho rằng dự đoán đúng là yếu tố mang lại hiệu quả cao nhất cho trading.

cái ĐÚNG trong dự đoán TT không chính xác như trong khoa học, hoặc như cách mọi người thường dùng. Ví dụ: khi dự đoán HAR về 10, thì 10 chỉ là con số đại diện cho vùng (9,x - 10,x), nếu giá lọt vào vùng này rồi bật, thì dự doán đó là đúng, vì mua ở vùng giá đó đều có thể lãi.

Cái ĐÚNG trong trading cũng không phải là cái đúng tuyệt đối. VD: ta có 1 sóng ABCD (A lên tới B, rồi xuống C, và lại lên tới D) ta có thể chốt ở B rồi mua lại ở C để được lãi tối đa. Ta lại có thể cứ giữ đến D mới bán. Cả 2 cách này đều đúng, nhưng cách sau đúng nhiều hơn.
2 ví dụ trên đều cần dự đoán.



*
Lời khuyên “đừng dự đoán, mà hãy đi theo TT” tất nhiên là đúng. Nhưng không đúng tuyệt đối.

Nó chỉ đúng khi TT có xu hướng mạnh. "khi TT có xu hướng, không ai biết được giá có thể đi tới đâu"

Và lời khuyên này cũng đúng với những dao động nhỏ. Rất khó dự đoán dao động nhỏ, vì yếu tố ngẫu nhiên ở đây khá lớn.
Mua bán theo dao động nhỏ chỉ được phép sai số rất nhỏ, một lần sai đủ lấy đi kết quả mấy lần đúng. Nguy hiểm là ở chỗ đó
(nhưng với những cao thủ scalping như libi thì lại chẳng có gì nguy hiểm :D)

Trong sideway, dự đoán là một phần không thể thiếu trong công việc của trader. Nếu không dự đoán thì sẽ phản ứng chậm mà hiệu quả thấp, hoặc bỏ qua luôn cơ hội.
Mà sideway thường chiếm phần lớn thời gian trong TT, trader không thể cứ ngồi chờ trong phần lớn thời gian đó.

Vấn đề là: làm sao để dự đoán ngày càng đúng hơn. Không thể vì có tỷ lệ sai mà không nên dự đoán.
Ban đầu dự đoán tất nhiên sẽ sai rất nhiều, nhưng xác suất đúng sẽ cao dần qua thời gian.

Vâng, thực ra dùng chữ "nhận định" là không thật chính xác, "dự báo", "dự đoán" thì đúng hơn. Dự báo thị trường là việc trader cố gắng đoán xem thị trường sẽ đi theo hướng nào trong tương lai, có thể gần hoặc xa, có thể là ngày mai, hay tuần sau, tháng sau…

Em vẫn giữ quan điểm “dự báo” thị trường là một việc vô bổ, thậm chí có hại. Với những trader nhiều kinh nghiệm, đủ linh hoạt, nếu thị trường chạy đúng dự báo của mình thì tốt quá, còn nếu không đúng ư, chả sao cả, họ đã có phương án B, họ biết cần phải làm gì, và họ thực hiện đúng theo phương án B, khi đó việc dự báo là hầu như không giúp ích gì, có thể nói là vô bổ. Nhưng với những trader ít kinh nghiệm hơn, việc dự báo là có hại. Họ rất khó chấp nhận rằng mình đã dự đoán sai, nhất là sau khi đã đoán đúng được vài lần. Thế nên khi thị trường chạy không theo ý muốn, thay vì thoát ra thật nhanh theo kế hoạch, họ ngồi im phó mặc cho số phận, may rủi, may thì hồi lại được, không thì cháy rụi. Trong những trường hợp này, việc dự báo là có hại.

Em hiểu ý bác ở ví dụ về HAR. Mọi người nghĩ ngưỡng 9.0 – 10.0 của HAR là ngưỡng mua được, điều đó chẳng có vấn đề gì cả. Ý em “dự báo” có nghĩa là ta nghĩ rằng, và tin rằng giá HAR sẽ giảm xuống vùng đó, sau đó nó phải bật lên để ta chốt lãi. Nếu giá HAR không chạy theo đúng kịch bản như thế là không được. Nếu giá xuống 9.0 rồi xuống tiếp 8.0 hay thấp hơn, ta thà ôm bom chứ dứt khoát không cắt, không chấp nhận được thực tế rằng giá chạy không theo kịch bản ta đã dự.

Theo em, thay vì ngồi dự xem giá sẽ lên xuống tới đâu, chạy theo kiểu gì, ta nên ngồi lập các phương án. Nếu giá chạy kiểu X, ta sẽ làm theo phương án A, nếu giá chạy kiểu Y, ta sẽ làm theo phương án B, nếu giá chạy kiểu Z, ta sẽ làm theo phương án C, còn nếu nó chạy chẳng theo kiểu nào trong 3 kiểu trên, thì kệ xác nó, ta dòm mã khác, cặp tiền khác.

Việc dự đoán xem thị trường sẽ chạy tới đâu, ta hãy để cho các analyst làm. Chúng ta là trader, việc của ta là trading, không phải là Gia Cát Dự. Thay vì tốn thời gian công sức vào việc dự đoán, ta hãy dành thời gian công sức đó vào việc luyện tập các kỹ năng trading. CR7 hay Van Persie thì có nên tập bắt gôn, hay nên tập trung vào luyện đi bóng, sút bóng?
 
Tôi hiểu ý bạn là muốn nhấn mạnh những nỗi nguy khi khư khư bám vào nhận định hay dự đoán.
Nhưng vấn đề nào cũng có 2 mặt, nếu vì những hạn chế mà hoàn toàn không chấp nhận dự đoán, thì có cực đoan chăng ?

"Nếu giá chạy kiểu X, ta sẽ làm theo phương án A, nếu ..."
chỗ này chính là dự đoán rồi, bạn đã dự đoán mà không tự biết đó thôi.
Hay định nghĩa dự đoán của bạn và của tôi không khớp nhau chỗ nào đó ?

Tôi nghĩ là trader, chúng ta cần dự đoán hơn ai hết. Chỉ cần hiểu rõ hạn chế của dự đoán, kèm theo "hướng dẫn sử dụng", chẳng hạn:

- Dự đoán nào cũng có thể sai, dù là dự đoán của 1 thiên tài.
- Xác suất đúng 80% đã là rất giỏi. Vậy nếu lọt vào 20% sai thì cách ứng phó thế nào ?
- Trước đó, phải xác định được: trong điều kiện nào thì phải chấp nhận dự đoán ấy sai, như bạn @Tao Thao đã nói ở trên, chứ không được cố chấp.
- Dự đoán đúng chưa chắc đã thắng, vì đó chỉ là phần đầu của công việc, còn những yếu tố quan trọng khác (như kỹ năng quản lý tiền, tính quyết đoán, kỷ luật,...)
- … nhờ các bạn thêm vào tiếp

Tóm lại, dự đoán như một con dao, dùng rất tốt nhưng phải chú ý kẻo đứt tay.
Có ai vì sợ đứt tay mà không dùng dao không nhỉ ? tôi nghe nói những người rất giỏi dùng dao cũng là những người từng bị đứt tay nhiều nhất
Vì vậy, tôi sẵn sàng để bị đứt tay, bạn ạ. Và tôi sẽ chú ý để không mất cả bàn tay trước khi rành nghề. :D
 
Last edited by a moderator:
Phàm trước khi khai chiến, đoán được thắng là do tính toán đầy đủ.Trước khi khai chiến mà đoán không thắng là do tính toán không chu đáo. Tính nhiều hơn tính ít, huống hồ không tính toán gì. Quan sát đủ các mặt đó, ai thắng ai bại có thể đoán trước được
Binh Pháp Tôn Tử

Trading là cuộc chiến mà tiền vốn là binh lực, thị trường là chiến trường, không phân tích dự đóan để tìm ra cơ hội thắng, cách đánh để tăng khả năng thắng, không ước tính tổn thất và tìm cách để hạn chế tổn thất nghĩa là đã thua từ trước khi ra trận.

Đã biết trước không thể thắng mà cố xung trận là tự sát. Người xưa có câu "Tướng giỏi bày trận không cần đánh cũng thắng, biết đánh trận thì không thua, biết thua thì không chết" chính là nhờ nghiên cứu suy xét, dự tính tòan vẹn.

Cho nên người giỏi dụng binh bao giờ cũng đặt mình vào thế bất bại mà cũng không bỏ qua cơ hội nào để thắng địch. Vì vậy, đội quân chiến thắng bao giờ cũng tạo điều kiện để thắng, sau mới giao tranh, đội quân chiến bại thường giao tranh tranh trước, sau mới tìm chiến thắng bằng sự cầu may. Người giỏi dụng binh có thể từ các mặt tu sửa cái lẽ không thể thắng để nắm được quyền quyết định sự thắng bại.
 
Last edited by a moderator:
Mấy bác sử dụng indicator, price action... nói chung là những công cụ có khả năng dự đoán target thấp thì làm sao xác suất dự đoán cao được? Sao không thử sử dụng Elliott Wave xem? Tôi nghĩ phần lớn các bác ở đây không dùng Elliott Principle để trade, đúng không nào? Trong TA thì món EW là khó nuốt nhất. Vậy khoan vội nhận xét về khả năng dự đoán thị trường của nó nhé.

Nói về plan trong EW. Có một ví dụ điển hình ở đây.
 
Last edited by a moderator:
Cái ĐÚNG trong trading cũng không phải là cái đúng tuyệt đối. VD: ta có 1 sóng ABCD (A lên tới B, rồi xuống C, và lại lên tới D) ta có thể chốt ở B rồi mua lại ở C để được lãi tối đa. Ta lại có thể cứ giữ đến D mới bán. Cả 2 cách này đều đúng, nhưng cách sau đúng nhiều hơn.

Còn tùy anh ơi. Nếu trên time frame nhỏ như 5M chẳng hạn thì giữ đến D là đúng rồi. Còn trên tf lớn, để A lên đến B phải mất vài tháng hoặc vài năm và có độ dài đáng kể, chỉ cần retrace 38.2 fibo để xuống tới C đã mất khối tiền rồi. Vậy sao không tối đa hóa lợi nhuận.
 
Last edited by a moderator:
hì hì, anh viết lộn rồi. để sửa lại. tks
tất nhiên là cách trước đúng hơn, ai chơi TF nào thì đúng với TF đó.
 
@taotho:

Tôi hiểu price action là BIẾN ĐỘNG GIÁ theo thời gian và trader có thể sử dụng thêm công cụ hỗ trợ để giao dịch (nếu thấy cần thiết) nhưng vẫn hướng sự tập trung chú ý vào giá.

EW là công cụ dự báo đã được thừa nhận từ lâu và luôn có nhiều phương án xảy ra khác nhau.Trader sử dụng EW thường đi quá xa, vẽ trước nhiều quá. Vd, khả năng dự báo trung bình của bạn đạt 70% thì khi "tưởng tượng" tiếp con sóng thứ 2, xác suất đúng chỉ còn 70%x70%= 49%, con sóng thứ 3 thì thấp hơn nữa...


Tôi vừa có viết bài ngắn về vấn đề dự báo.

BẢN ĐỒ

Dự báo thị trường bao gồm đoán trước hướng đi, đích đến của giá, thậm chí di chuyển như thế nào (tốc độ, cường độ và thời gian di chuyển). Ngôn từ cũng khó diễn đạt công việc này, có lẽ tiếng Anh dùng từ anticipate (thấy trước, biết trước, đoán trước; dè trước, chặn trước, liệu trước, lường trước) phản ánh đúng hơn từ predict (báo trước, nói trước, tiên đoán, dự đoán, dự báo) hay forecast (dự đoán, đoán trước, dự báo).

T. Morge dùng thuật ngữ "mapping the market", theo tôi, có lẽ bao hàm đầy đủ nội dung công việc nhưng vẫn thoáng mở, không chấp. Bạn vẽ bản đồ cho giá di chuyển trong đó nhưng không nhất thiết nó phải theo một con đường vạch sẵn. Khi đến ngã ba, nó có thể rẽ trái hay rẽ phải, bạn không ép buộc nó.

Để vẽ bản đồ, bạn có thể phối hợp các công cụ khác nhau tùy sở thích như S/R, trendline, channel, fibo, pitfork, harmonic, elliott wave, pattern...Khi đến điểm giao cắt, bạn quan sát các tín hiệu nến tại đó để đoán biết giá sẽ đi đâu tiếp. Chỉ đơn giản vậy thôi!

Tương tự khi bạn đi theo và quan sát một người đi xe máy. Bạn không quen biết và không rõ anh ta đi đâu, phải không nào? Bạn không cần phải biết! Nếu anh ta đang đi trên con đường A thì bạn đoán biết khá chính xác là anh ta sẽ tiếp tục đi trên đường A nếu không có ngã rẽ. Sẵn bản đồ trong tay (hoặc trong đầu), bạn biết trước là sẽ có ngã tư trước mặt và khi đến gần giao lộ, bạn có thể đoán trước hướng mà anh ta tiếp tục đi nhờ các tín hiệu của phương tiện (đèn signal, thay đổi tốc độ..) hay tín hiệu cơ thể (quay đầu nhìn, ra dấu...) với xác suất đúng rất cao.

Sự chuẩn bị kỹ càng sẽ giúp giảm thiểu các phản ứng bốc đồng.
 
@taotho:

Tôi hiểu price action là BIẾN ĐỘNG GIÁ theo thời gian và trader có thể sử dụng thêm công cụ hỗ trợ để giao dịch (nếu thấy cần thiết) nhưng vẫn hướng sự tập trung chú ý vào giá.

EW là công cụ dự báo đã được thừa nhận từ lâu và luôn có nhiều phương án xảy ra khác nhau.Trader sử dụng EW thường đi quá xa, vẽ trước nhiều quá. Vd, khả năng dự báo trung bình của bạn đạt 70% thì khi "tưởng tượng" tiếp con sóng thứ 2, xác suất đúng chỉ còn 70%x70%= 49%, con sóng thứ 3 thì thấp hơn nữa...


Tôi vừa có viết bài ngắn về vấn đề dự báo.

BẢN ĐỒ

Dự báo thị trường bao gồm đoán trước hướng đi, đích đến của giá, thậm chí di chuyển như thế nào (tốc độ, cường độ và thời gian di chuyển). Ngôn từ cũng khó diễn đạt công việc này, có lẽ tiếng Anh dùng từ anticipate (thấy trước, biết trước, đoán trước; dè trước, chặn trước, liệu trước, lường trước) phản ánh đúng hơn từ predict (báo trước, nói trước, tiên đoán, dự đoán, dự báo) hay forecast (dự đoán, đoán trước, dự báo).

T. Morge dùng thuật ngữ "mapping the market", theo tôi, có lẽ bao hàm đầy đủ nội dung công việc nhưng vẫn thoáng mở, không chấp. Bạn vẽ bản đồ cho giá di chuyển trong đó nhưng không nhất thiết nó phải theo một con đường vạch sẵn. Khi đến ngã ba, nó có thể rẽ trái hay rẽ phải, bạn không ép buộc nó.

Để vẽ bản đồ, bạn có thể phối hợp các công cụ khác nhau tùy sở thích như S/R, trendline, channel, fibo, pitfork, harmonic, elliott wave, pattern...Khi đến điểm giao cắt, bạn quan sát các tín hiệu nến tại đó để đoán biết giá sẽ đi đâu tiếp. Chỉ đơn giản vậy thôi!

Tương tự khi bạn đi theo và quan sát một người đi xe máy. Bạn không quen biết và không rõ anh ta đi đâu, phải không nào? Bạn không cần phải biết! Nếu anh ta đang đi trên con đường A thì bạn đoán biết khá chính xác là anh ta sẽ tiếp tục đi trên đường A nếu không có ngã rẽ. Sẵn bản đồ trong tay (hoặc trong đầu), bạn biết trước là sẽ có ngã tư trước mặt và khi đến gần giao lộ, bạn có thể đoán trước hướng mà anh ta tiếp tục đi nhờ các tín hiệu của phương tiện (đèn signal, thay đổi tốc độ..) hay tín hiệu cơ thể (quay đầu nhìn, ra dấu...) với xác suất đúng rất cao.

Sự chuẩn bị kỹ càng sẽ giúp giảm thiểu các phản ứng bốc đồng.
Đồng ý với bác. Thực chất hành vi phan tích thị trường, dù là sử dụng các chỉ báo TA hay nghiên cứu thông tin cơ bản FA, thì cũng nhằm để:
+Giảm bớt các thông tin nhiễu, tìm đến các khả năng diễn biến sắp tới
+Trên cơ sở các khả năng, hình dung kịch bản và lên kế hoạch"tác chiến" cho từng kịch bản, trong đó không hành động cũng là một dạng kế hoạch
+Trong các chọn lựa, luôn có các yếu tố ngẫu nhiên ngoài dự tính, vì thế dự phòng tổn thất cho các yếu tố ngoài dự kiến của từng kịch bản là điều rất quan trọng, thậm chí người ta còn tìm cách giảm các phần ngẫu nhiên bằng cách tính trước các khả năng xảy ra trái ý muốn của mình hoặc trái với kịch bản chính. Điển hình của nó là phương án dự phòng (contingency Plan) mà Gia cát Lượng hay đưa vào trong các túi gấm. Chính vì cái túi gấm này mà ngày nay chúng ta có thuật ngữ "Cẩm nang" chỉ các loại sách hướng dẫn hay tra cứu.
Đây cũng là khai niệm mà Khoa học Tổ chức có khái niệm Cây quyết định(Decision Tree).
Vòng vèo như vâqjy, nhưng với trading của chúng ta chính là khái niệm Kế hoạch giao dịch Trading Plan, trong đó có các yếu tố chính:
1. Tổng nguồn vốn khả dụng
2. Phân bổ vốn vào một loại hàng kèm theo dự phòng rủi ro
3. Kế hoạch xử lý khi giá đi ngược hướng dự kiến: SL/TL. Hedge
4. Quyết định hỗ trợ kế tiếp khi các tình huống phát sinh từ hành vi giao dịch:
+Cắt lỗ chủ động/ Chốt lãi chủ động
+Duy trì trạng thái và thực hiện đánh theo chiều giá (hedge hoặc nhồi)
+Đầu tư đối ứng trên mặt hàng khác để giảm lỗ/sinh lời trong pha chờ đợi của giao dịch chưa sinh lãi
 
Binh Pháp Tôn Tử

Trading là cuộc chiến mà tiền vốn là binh lực, thị trường là chiến trường, không phân tích dự đóan để tìm ra cơ hội thắng, cách đánh để tăng khả năng thắng, không ước tính tổn thất và tìm cách để hạn chế tổn thất nghĩa là đã thua từ trước khi ra trận.

Đã biết trước không thể thắng mà cố xung trận là tự sát. Người xưa có câu "Tướng giỏi bày trận không cần đánh cũng thắng, biết đánh trận thì không thua, biết thua thì không chết" chính là nhờ nghiên cứu suy xét, dự tính tòan vẹn.

Anh ơi, Tôn Tử đánh nhau ít nhiều gì cũng có quân có tướng. Mình oánh to cũng chỉ vài lot hay kể cả vài chục lot, so với lưu lượng giao dịch hàng ngày trên thế giới thì chẳng bằng hạt cát. Nếu tiền vốn là binh lực, chắc Tôn Tử chưa bao giờ oánh nhau mà lực lượng chênh lệch lớn vậy nhỉ? Đấy là chưa kể, nếu so trang thiết bị, khéo quân mình chỉ có củ đậu bay, còn địch đang chơi Tomahawk.

Việc dự đoán chính xác hướng đi của thị trường đã, và sẽ luôn luôn chỉ là giấc mơ của các trader thôi. Thị trường này quá lớn, số lượng tay chơi quá đông và thay đổi liên tục, các biến số quá nhiều, thông tin tác động đến thị trường xuất hiện không ngừng từ khắp nơi trên thế giới. Ta không có nguồn tin đủ nhanh và đáng tin cậy như các tổ chức tài chính lớn, ta không có công cụ đủ mạnh để phân tích những thông tin đó và biến nó thành hành động tức thời. Đấy là chưa nói đến việc bản thân chúng ta không thể có kiến thức và kinh nghiệm như những con người làm việc trong các tổ chức đó. Vậy nếu các tổ chức tài chính lớn còn không dự đoán được chính xác hướng đi của thị trường, làm sao ta có thể làm được việc đó? Các ví dụ về các tổ chức lớn thua lỗ nặng có rất nhiều, từ LTCM hồi những năm 90, rồi Sumitomo với thị trường đồng, tới JP Morgan Chase gần đây (vụ London whale). Nếu họ dự đoán được thị trường, họ đã không lỗ thê thảm, thậm chí sập tiệm như vậy.

Ta không cần phải thắng 100%. Chỉ cần thắng 50% là đã có thể kiếm được tiền rồi, miễn sao số tiền thắng trung bình lớn hơn số tiền thua trung bình. Mấu chốt ở đây là positive expectation. Tất nhiên, thắng được 70 – 80% thì càng tốt, nhưng khó lắm. Thay vào đó, nếu ta có thể làm sao để maximize số tiền mỗi lần thắng, minimize số tiền mỗi lần thua, thì hiệu quả hơn nhiều.
 
Last edited by a moderator:
Anh ơi, Tôn Tử đánh nhau ít nhiều gì cũng có quân có tướng. Mình oánh to cũng chỉ vài lot hay kể cả vài chục lot, so với lưu lượng giao dịch hàng ngày trên thế giới thì chẳng bằng hạt cát. Nếu tiền vốn là binh lực, chắc Tôn Tử chưa bao giờ oánh nhau mà lực lượng chênh lệch lớn vậy nhỉ? Đấy là chưa kể, nếu so trang thiết bị, khéo quân mình chỉ có củ đậu bay, còn địch đang chơi Tomahawk.

Việc dự đoán chính xác hướng đi của thị trường đã, và sẽ luôn luôn chỉ là giấc mơ của các trader thôi. Thị trường này quá lớn, số lượng tay chơi quá đông và thay đổi liên tục, các biến số quá nhiều, thông tin tác động đến thị trường xuất hiện không ngừng từ khắp nơi trên thế giới. Ta không có nguồn tin đủ nhanh và đáng tin cậy như các tổ chức tài chính lớn, ta không có công cụ đủ mạnh để phân tích những thông tin đó và biến nó thành hành động tức thời. Đấy là chưa nói đến việc bản thân chúng ta không thể có kiến thức và kinh nghiệm như những con người làm việc trong các tổ chức đó. Vậy nếu các tổ chức tài chính lớn còn không dự đoán được chính xác hướng đi của thị trường, làm sao ta có thể làm được việc đó? Các ví dụ về các tổ chức lớn thua lỗ nặng có rất nhiều, từ LTCM hồi những năm 90, rồi Sumitomo với thị trường đồng, tới JP Morgan Chase gần đây (vụ London whale). Nếu họ dự đoán được thị trường, họ đã không lỗ thê thảm, thậm chí sập tiệm như vậy.

Ta không cần phải thắng 100%. Chỉ cần thắng 50% là đã có thể kiếm được tiền rồi, miễn sao số tiền thắng trung bình lớn hơn số tiền thua trung bình. Mấu chốt ở đây là positive expectation. Tất nhiên, thắng được 70 – 80% thì càng tốt, nhưng khó lắm. Thay vào đó, nếu ta có thể làm sao để maximize số tiền mỗi lần thắng, minimize số tiền mỗi lần thua, thì hiệu quả hơn nhiều.

Thực sự những "tấm gương sáng" mà bạn nhắc đến, vốn ban đầu họ cũng dự báo được thị trường, vì quy luật của thị trường chưa thay đổi.
Họ đã ăn khá đậm, và đã được coi là nơi gửi tiền tin cậy của nhìều người với lãi suất không tưởng. Về sau, do áp lực của lãi suất lớn trên nguồn vốn lớn, mọi thứ bắt đầu thay đổi:
+Hành vi mua bán của họ kích thích các người chơi khác đánh theo, dẫn đến lệch cân bằng cung cầu, đây là yếu tố cơ bản khiến quy luật thị trường thay đổi
+Áp lực của vốn lớn mà lại phải tạo ra tỷ lệ lãi lớn trong điều kiện quy luật thay đổi khiến cho các sai lầm trong hành vi mua bán bị khuếch đại, nghĩa là lệnh càng lớn thì lỗ càng lớn.
+Lỗ lũy kế tích lũy không thể phục hồi.

Áp lực của vốn lớn tạo nên khái niệm "ngưỡng vốn", đây là quy luật khiến nhiều tổ chức đầu tư sau này phải tính bài sau khi vượt ngưỡng vốn thì bắt buộc phải thay đổi cấu trúc đầu tư, hoặc là chuyển đổi mô hình họat động, chính là "restructure" hay tái cấu trúc.

Tôn tử cũng đã từng dùng ít đánh nhiều, vì thế trong binh pháp có nhiều đọan dạy cách xử lý. Bạn nên đọc lại. Ví dụ:

Đánh trận không cốt lấy quân đông, không nên khinh địch tiến liều mà phải tập trung lực lượng, phán đoán tình hình, tranh thủ sự tín nhiệm và ủng hộ của hạ cấp là được. Kẻ không biết nhìn xa trông rộng lại khinh địch ắt hẳn bị địch bắt.

Trong 36 kế, chia thành nhiều nhóm khác nhau. Trong mỗi nhóm đều có thể nhặt ra các kế phù hợp cho việc sử dụng binh lực ít, như "Ám độ trần thương, Man thiên quá hải, Thuận thủ khiên dương, Tấn hỏa đả cướp", v.v...

Chẳng qua thấy bạn quá nhấn mạnh vào việc "không thể dự đóan được", e rằng người ta tuỵệt đối hóa quá lời của bạn khi mới vào nghề, từ đó không còn ý nghiên cứu tìm hiểu nữa mà sai lầm, nên tôi tham gia thread của bạn.

Mục đích bài của tôi là khẳng định:
+Tuy không thể biết chính xác ngày mai giá nào, nhưng ta có thể xây dựng các kịch bản mà dù cho giá đi thế nào cũng không bất ngờ.
+Khi giá đi theo cách trader lường sẵn, đó là cơ hội
+Các phương án luôn có kiểm sóat, trường hợp ngòai kiểm sóat thì không tham hoặc không sợ, dừng trạng thái để quan sát tiếp.

Ba cái gạch đầu dòng ấy bạn vẫn thường xuyên làm, nhưng viết lên không giống thế thì e là bạn câu nệ sách vở hoặc cây cao bóng cả nào đó quá chăng?
 
Last edited by a moderator:
Anh ơi, Tôn Tử đánh nhau ít nhiều gì cũng có quân có tướng. Mình oánh to cũng chỉ vài lot hay kể cả vài chục lot, so với lưu lượng giao dịch hàng ngày trên thế giới thì chẳng bằng hạt cát. Nếu tiền vốn là binh lực, chắc Tôn Tử chưa bao giờ oánh nhau mà lực lượng chênh lệch lớn vậy nhỉ? Đấy là chưa kể, nếu so trang thiết bị, khéo quân mình chỉ có củ đậu bay, còn địch đang chơi Tomahawk.

khi ta buy không có nghĩa là một mình ta chống lại cả phe Short/Sell, bên cạnh ta là một lực lượng hùng hậu không kém, nên làm gì có chênh lệch lớn ?
Vả lại, ta liên tục thay đổi vị thế, đồng minh (tạm thời) của ta cũng vậy. Chỉ phần ngàn giây là đồng minh đã thay đổi, khó biết là phe ta mạnh hay phe địch mạnh đâu ! :D

các biến số quá nhiều, thông tin tác động đến thị trường xuất hiện không ngừng từ khắp TG. Ta không có nguồn tin đủ nhanh và đáng tin cậy như các tổ chức tài chính lớn, ta không có công cụ đủ mạnh để phân tích những thông tin đó và biến nó thành hành động tức thời. Đấy là chưa nói đến việc bản thân chúng ta không thể có kiến thức và kinh nghiệm như các tổ chức đó.
Tôi đồng ý với bạn rằng, với các điều kiện thảm hại của 1 nhỏ lẻ, ta không có chút hy vọng nào để thắng những tổ chức hùng mạnh trên TG.
Nhưng vấn đề hoàn toàn không phải vậy.

Ta không cần thắng họ ! ta cũng không cần thắng bất cứ ai trên TT này !
Nhưng ta vẫn có thể kiếm tiền, bằng cách dự đoán bên nào sẽ thắng để đi theo. Thế thôi.

nếu các tổ chức tài chính lớn còn không dự đoán được chính xác hướng đi của thị trường, làm sao ta có thể làm được việc đó? Các ví dụ về các tổ chức lớn thua lỗ nặng có rất nhiều
Các tổ chức lớn thua lỗ hay sụp đổ là chuyện rất bình thường, bởi vì họ là 1 thành phần của cuộc chiến. Khi tham chiến thì phải có bên thương vong chứ, nếu không cũng chẳng có ai chiến thắng trong trò zerosum này… Nhỏ lẻ chỉ là đám cá vụn, làm sao đủ no bụng đám cá mập suốt đời háu đói. Tôi chỉ ngạc nhiên khi lâu lâu mà không thấy con cá lớn nào bị xả thịt. :D

Trong cuộc chiến của các vị thần, những thủ đoạn hẳn cực kỳ tinh vi, những trận đánh hẳn kinh thiên động địa. Có những điều chúng ta sẽ mãi mãi không biết, có lẽ cũng không nhất thiết phải biết. :D
Cuộc chiến của chúng ta nó khác. Tôi nghĩ vậy
 
Việc dự đoán chính xác hướng đi của thị trường đã, và sẽ luôn luôn chỉ là giấc mơ của các trader thôi. Thị trường này quá lớn, số lượng tay chơi quá đông và thay đổi liên tục, các biến số quá nhiều, thông tin tác động đến thị trường xuất hiện không ngừng từ khắp nơi trên thế giới.

Phân tích thị trường như thế nào thì quan điểm về thị trường như thế ấy.

Tôi chưa thấy một tín đồ Elliott Wave nào tuyên bố thị trường không thể dự đoán được, nếu sau khi đếm sóng, giá không chạy đúng như dự đoán của một nhà phân tích EW, anh ta biết mình đã đếm sai, cần phải đếm lại. Đối với tín đồ EW, thị trường không có tính ngẫu nhiên mà phát triển theo Elliott Wave Principle ở mọi mức độ từ tick chart cho đến Grand Supercycle và đám đông càng đông thì càng thể hiện tính khách quan của Elliott Wave Principle.

Một số quy định như T+, % biên độ giá... khiến cho có nhiều người nghĩ TA không thể áp dụng trên TTCKVN. Nhưng chủ nhân của cái blog http://elliottway.blogspot.com/ không nghĩ vậy. Một năm anh ta có khoảng 2 bài viết về VNI, khi nó đang ở đỉnh hay đáy. Trước đây, blog được mở cho mọi người vào xem, nhưng có một số người lấy bài viết của anh ta làm của mình, anh ta đã khóa lại chỉ cho thành viên xem. Tuy vậy, vẫn có một số bài vẫn xem được. Mọi người vào đó tìm đọc và so sánh tình hình VNI vào lúc đó.

2/6/2013 trong khi nhiều người trên đây vẫn đang dự đoán VNI sẽ tạo những cái đỉnh cao hơn nữa, anh ta đã có bài viết "THÁNG 6 ĐEN TỐI?" đi ngược với đám đông. Bài viết chỉ dành cho member, nhưng vẫn có thể đọc được phần đầu: "Chào các bạn, đã lâu quá rồi nhỉ, nay chúng ta lại gặp nhau. Bài viết tôi luôn cập nhật vào thời điểm cần thiết khi có dấu hiệu kết thúc sóng hoặc có cơ hội kiếm tiền từ thị trường.

Thời gian qua, để đạt mục tiêu kỳ vọng, thị trường cần nhiều thời gian hơn chúng ta nghĩ. Tuy vậy, tôi tin chắc các bạn đã chốt lời các trạng thái mua và có thế ai đó đang ăn chơi phè phỡn hoặc vi vu du lịch đâu đó. Sau đó ... rồi sao nữa ? chỉ cần truy cập vào blog này và chờ đợi, hehe.

Quá trình đi lên của Chứng khoán VN đang được hỗ trợ bởi dòng tiền rất khỏe. Hiện chưa có bất cứ tín hiệu nào cho thấy dòng tiền này tháo chạy khỏi thị trường. Nhưng theo tôi, các bạn hãy sẵn sàng cho những ngày đen tối ở phía trước".

Tuy không xem được chart, nhưng đối với tín đồ EW nào cũng có thể dễ dàng nhận ra VNI đã hình thành một cái Impulse 5 sóng với chân sóng từ cuối năm 2012 và sóng thứ 5 là Ending Diagonal, với xác xuất giảm rất cao.
 
Last edited by a moderator:
@taotho:


EW là công cụ dự báo đã được thừa nhận từ lâu và luôn có nhiều phương án xảy ra khác nhau.Trader sử dụng EW thường đi quá xa, vẽ trước nhiều quá. Vd, khả năng dự báo trung bình của bạn đạt 70% thì khi "tưởng tượng" tiếp con sóng thứ 2, xác suất đúng chỉ còn 70%x70%= 49%, con sóng thứ 3 thì thấp hơn nữa...

Phân tích EW cũng có người vầy, người khác. Người mới học gặp rất nhiều khó khăn khi đếm một con sóng. Cao hơn một chút, trên cùng cái chart có thể có đếm được nhiều cách khác nhau. Đối với chuyên gia có nhiều kinh nghiệm thì họ chọn một phương án có tiềm năng nhất trong các phương án đếm sóng. Khoan nói đến việc phân tích, đánh giá phân tích của người khác đúng hay sai cũng phải học nhiều lắm. Do tính phức tạp của EW, phần lớn trader chọn indicator, price action... để trade.
 
Phân tích EW cũng có người vầy, người khác. Người mới học gặp rất nhiều khó khăn khi đếm một con sóng. Cao hơn một chút, trên cùng cái chart có thể có đếm được nhiều cách khác nhau. Đối với chuyên gia có nhiều kinh nghiệm thì họ chọn một phương án có tiềm năng nhất trong các phương án đếm sóng. Khoan nói đến việc phân tích, đánh giá phân tích của người khác đúng hay sai cũng phải học nhiều lắm. Do tính phức tạp của EW, phần lớn trader chọn indicator, price action... để trade.

Cái nào dễ thì học trước dùng trước ... theo e không có phương pháp or indicator nào hoàn thiện ... chỉ là cái gì phù hợp với bản thân mình thì nên dùng cái đó :D

Phần nhận định và dự báo thị trường là do mọi người hiểu sai về ngôn từ nên dẫn đến nhiều tranh cãi , theo e cứ hiểu đơn giản thế này :
- Nhận định : là dự báo có căn cứ , cơ sở khoa học đầy đủ , ví dụ nhận định : " nếu đã xác định TT trong uptrend thì cứ để nó chạy đến khi có tín hiệu đảo chiều , tại sao phải đoán đỉnh ??"
- Dự báo : là nhựng giấc mơ thiếu cơ sơ , ví dụ dự báo " TT đã đạt 1,000 điểm ... Dòng vốn ngoại đang hướng vào các TT mới nối nên khả năng TT lên 5,000 điểm là rất cao " => cái này là giấc mơ vì chắc gì đã có tiền vào thật , mà có vào thì chắc gì là việt nam :D
 
Phân tích EW cũng có người vầy, người khác...Do tính phức tạp của EW...

Bác nói ko sai. Khi có niềm tin và ý chí theo đến cùng, bạn sẽ đạt được điều bạn muốn.

Tôi ko anti phương pháp EW. Tôi ko dùng nó một cách chi tiết (đếm sóng) nhưng tôi vẫn nhìn nhận thị trường xô đẩy như những con sóng, giống như bạn nhìn nến nhưng ko nhớ tên gọi của mẫu hình...

Lúc trước, tôi cũng real trade với pp này khoảng 1 năm (kể cả mua membership), nhưng hiện giờ tôi ko theo nó nữa chỉ vì ko phù hợp với mình thôi:

- EW phức tạp như bác nói, tính tôi thì thích sự đơn giản.
- Khi bỏ công sức ra đếm sóng (intraday), tôi thường chấp vào nó (tiếc công sức), mất đi tính linh hoạt.
- Tuy nhiên, lý do sâu sắc là tôi ko bị thuyết phục bởi CƠ SỞ LÝ LUẬN của nó, tức là ko tin vào qui tắc 3:5. Tôi dùng nó nhưng ko có niềm tin, luôn cảm thấy uncomfortable.

G/L
 
@taotho: điểm mạnh của Elliot Wave là ở sóng Impulse. Còn đối với sóng Correct lại cho quá nhiều đáp số, do đó tính thực dụng của Elliot Wave, theo quan điểm của tôi là không cao
 
Cái nào dễ thì học trước dùng trước ... theo e không có phương pháp or indicator nào hoàn thiện ... chỉ là cái gì phù hợp với bản thân mình thì nên dùng cái đó :D

Phần nhận định và dự báo thị trường là do mọi người hiểu sai về ngôn từ nên dẫn đến nhiều tranh cãi , theo e cứ hiểu đơn giản thế này :
- Nhận định : là dự báo có căn cứ , cơ sở khoa học đầy đủ , ví dụ nhận định : " nếu đã xác định TT trong uptrend thì cứ để nó chạy đến khi có tín hiệu đảo chiều , tại sao phải đoán đỉnh ??"
- Dự báo : là nhựng giấc mơ thiếu cơ sơ , ví dụ dự báo " TT đã đạt 1,000 điểm ... Dòng vốn ngoại đang hướng vào các TT mới nối nên khả năng TT lên 5,000 điểm là rất cao " => cái này là giấc mơ vì chắc gì đã có tiền vào thật , mà có vào thì chắc gì là việt nam :D

Để dự báo được thị trường trước hết phải sử dụng phương pháp có khả năng dự báo, còn chính xác hay không còn tùy thuộc vào trình độ và kinh nghiệm của người dự báo. Hãy xem một chuyên gia EW nói về các phương pháp: "Imagine you're a financial trader standing at the "bus stop" of near-term opportunity for a specific market (i.e., the "bus."). You don't have a schedule handy so you ask the 3 other people at the stop for information on the arriving bus's route. Here's what they say:

Fundamental analyst: "The next bus might be headed north IF the water main leak in that direction has been repaired, OR the flock of geese standing in the street has been removed. Then again, it could still head north even if those external factors don't get resolved. Really, we won't know where the bus is going until after it leaves. "

Technical analyst of traditional indicators: "The low RSI reading indicates that the bus is headed south, but I can't tell you at what point it's going to stop."

Elliott wave analyst: "The rules and guidelines pertaining to the specific Elliott wave pattern on said bus indicate that it should be stopping at the corner of "X" and "Y" street, then making a sharp turn north."
Which analyst would you let map your trip?".
 
Back
Top