Tâm lý trong thể thao và trading

apprentice

Active Member
Nhiều người cho rằng yếu tố tâm lý trong 2 nghề cạnh tranh cao là thể thao và trading là vô cùng quan trọng, thậm chí là yếu tố quyết định. Sáng nay rảnh rỗi nên nảy ra một ý là sưu tầm một số câu nói nổi tiếng của một số vận động viên nổi tiếng và thử tìm ý nghĩa của nó trong trading. Mời các bác tham gia bình luận và bổ sung thêm cho phong phú.

Mở đầu là một câu nói của Bjorn Borg, một cây tennis hàng đầu thế giới những năm 70:

If you're afraid of losing, then you daren't win.

Trading cũng vậy. Thua lỗ là một phần không thể tránh khỏi của cuộc chơi. Nếu không dám cắt lỗ, không đặt stoploss (vì không muốn nghĩ đến tình huống phải cắt), thì tốt nhất là không nên theo trading. Để cho nhẹ nhàng thì hãy coi thua lỗ trong trading cũng giống như chi phí kinh doanh ở các ngành nghề kinh doanh khác. Kinh doanh gì cũng phải có chi phí. Thua lỗ trong trading cũng là một chi phí kinh doanh bên cạnh các chi phí khác. Mục tiêu là giảm thiểu chi phí, tối đa lợi nhuận.

itbAcyZy36f8.jpg
 
Nhiều người cho rằng yếu tố tâm lý trong 2 nghề cạnh tranh cao là thể thao và trading là vô cùng quan trọng, thậm chí là yếu tố quyết định. Sáng nay rảnh rỗi nên nảy ra một ý là sưu tầm một số câu nói nổi tiếng của một số vận động viên nổi tiếng và thử tìm ý nghĩa của nó trong trading. Mời các bác tham gia bình luận và bổ sung thêm cho phong phú.

Mở đầu là một câu nói của Bjorn Borg, một cây tennis hàng đầu thế giới những năm 70:

If you're afraid of losing, then you daren't win.

Trading cũng vậy. Thua lỗ là một phần không thể tránh khỏi của cuộc chơi. Nếu không dám cắt lỗ, không đặt stoploss (vì không muốn nghĩ đến tình huống phải cắt), thì tốt nhất là không nên theo trading. Để cho nhẹ nhàng thì hãy coi thua lỗ trong trading cũng giống như chi phí kinh doanh ở các ngành nghề kinh doanh khác. Kinh doanh gì cũng phải có chi phí. Thua lỗ trong trading cũng là một chi phí kinh doanh bên cạnh các chi phí khác. Mục tiêu là giảm thiểu chi phí, tối đa lợi nhuận.

itbAcyZy36f8.jpg


tiếp đi bác :)
 
The next point, that's all you must think about. - Rod Laver

Trong tennis, khi bạn đánh hỏng 1 quả ngon ăn, bạn thấy tiếc nuối. Nếu hỏng nhiều quả, bạn thấy tức giận với bản thân, rồi ức chế, ke tay, hỏng lại càng nhiều hơn. Ngược lại, khi bạn đánh thắng 1 quả khó, bạn thấy phấn khởi. Đánh thắng thêm vài quả đẹp mắt nữa, bạn nghĩ Federer chắc cũng chỉ hơn thế 1 tí chứ mấy, bạn bắt đầu táng mạnh hơn, khó hơn nữa, độ rủi ro cao hơn, và tất nhiên là bạn lại bắt đầu đánh hỏng. Rod Laver, cây vợt huyền thoại những năm 60, người đã từng 2 lần thắng cả 4 giải Grand Slam trong năm, một kỉ lục đến giờ vẫn chưa ai phá nổi, nói rằng bạn cần tập trung hoàn toàn vào điểm tiếp theo, bỏ những điểm số đã qua lại đằng sau. Điểm trước thắng hay thua không nghĩ đến nữa, quan trọng là điểm tiếp theo.

Trading cũng từa tựa vậy. Nếu trade trước bạn thua lỗ, bạn dễ bị ke, run tay không dám bấm enter, hoặc bị tâm lý "trả thù", nâng lotsize lên để quyết lấy lại những gì đã mất. Nếu trade trước bạn thắng, bạn dễ bị phấn khích, cảm thấy trading dễ quá, oánh bừa đi. Lời của Rod Laver trong ngôn ngữ trading thì sẽ thành "the next trade, that's all you must think about." Ta cần rút kinh nghiệm từ những trade trước, nhưng chỉ thế thôi. Một khi đã bước vào chuẩn bị, lên kế hoạch cho trade tiếp theo, thì đó là tất cả những gì cần tập trung suy nghĩ đến. Điều này giúp tránh bị sao nhãng, loại bỏ bớt áp lực.

rocket1.jpg
 
Đã bao giờ bạn có một chuỗi hơn chục trade chỉ từ hòa đến lỗ chưa? Đã bao giờ bạn thử dùng hết system này sang system khác, indicator này sang indicator khác, timeframe này sang timeframe khác mà vẫn cứ thấy lỗ nhiều hơn lãi, tiền vốn cứ cụt dần trong sự chán nản và tuyệt vọng không tìm ra lối thoát chưa? Khi đó bạn hãy nhớ đến câu nói nổi tiếng sau của huyền thoại bóng rổ Michael Jordan:

"I've missed more than 9000 shots in my career. I've lost almost 300 games. 26 times, I've been trusted to take the game winning shot and missed. I've failed over and over and over again in my life. And that is why I succeed."

Tạm dịch: "Tôi đã ném trượt hơn 9000 cú trong sự nghiệp của tôi. Tôi đã thua gần 300 trận đấu. 26 lần tôi được tin tưởng ném cú ném quyết định trận đấu và tôi đã ném trượt. Tôi đã thất bại hết lần này đến lần khác trong suốt cuộc đời tôi. Và vì vậy mà tôi thành công."

Nhà sáng chế Thomas Edison đã từng thử nghiệm hàng ngàn hợp chất mới tìm ra thứ thích hợp để làm dây tóc bóng đèn. Người ta đồn rằng ông đã từng nói đại ý rằng "với mỗi thử nghiệm thất bại, tôi biết rằng tôi đã tiến thêm 1 bước gần hơn tới thành công".

Nếu bạn chưa tìm ra một system, 1 cách trade phù hợp với bạn, đừng nản chí mà hãy tiếp tục tìm kiếm, tiếp tục thử nghiệm. Nếu thất bại không làm chùn bước được bạn, thì nó chỉ làm cho bạn mạnh mẽ hơn, một ngày đẹp trời bạn sẽ đi tới đích.

Ngã chỗ nào đứng lên chỗ đó (copyleft Tican). Winners never quit, quitters never win (copyleft somebody).

failure-success.jpg
 
Last edited by a moderator:
Đã bao giờ bạn có một chuỗi hơn chục trade chỉ từ hòa đến lỗ chưa? Đã bao giờ bạn thử dùng hết system này sang system khác, indicator này sang indicator khác, timeframe này sang timeframe khác mà vẫn cứ thấy lỗ nhiều hơn lãi, tiền vốn cứ cụt dần trong sự chán nản và tuyệt vọng không tìm ra lối thoát chưa?

Đã và đang ạ.....:-w:-w
 
Đã bao giờ bạn có một chuỗi hơn chục trade chỉ từ hòa đến lỗ chưa? Đã bao giờ bạn thử dùng hết system này sang system khác, indicator này sang indicator khác, timeframe này sang timeframe khác mà vẫn cứ thấy lỗ nhiều hơn lãi, tiền vốn cứ cụt dần trong sự chán nản và tuyệt vọng không tìm ra lối thoát chưa? Khi đó bạn hãy nhớ đến câu nói nổi tiếng sau của huyền thoại bóng rổ Michael Jordan:

"I've missed more than 9000 shots in my career. I've lost almost 300 games. 26 times, I've been trusted to take the game winning shot and missed. I've failed over and over and over again in my life. And that is why I succeed."

Tạm dịch: "Tôi đã ném trượt hơn 9000 cú trong sự nghiệp của tôi. Tôi đã thua gần 300 trận đấu. 26 lần tôi được tin tưởng ném cú ném quyết định trận đấu và tôi đã ném trượt. Tôi đã thất bại hết lần này đến lần khác trong suốt cuộc đời tôi. Và vì vậy mà tôi thành công."

Nhà sáng chế Thomas Edison đã từng thử nghiệm hàng ngàn hợp chất mới tìm ra thứ thích hợp để làm dây tóc bóng đèn. Người ta đồn rằng ông đã từng nói đại ý rằng "với mỗi thử nghiệm thất bại, tôi biết rằng tôi đã tiến thêm 1 bước gần hơn tới thành công".

Nếu bạn chưa tìm ra một system, 1 cách trade phù hợp với bạn, đừng nản chí mà hãy tiếp tục tìm kiếm, tiếp tục thử nghiệm. Nếu thất bại không làm chùn bước được bạn, thì nó chỉ làm cho bạn mạnh mẽ hơn, một ngày đẹp trời bạn sẽ đi tới đích.

Ngã chỗ nào đứng lên chỗ đó (copyleft Tican). Winners never quit, quitters never win (copyleft somebody).

failure-success.jpg

Cái này có ý cổ súy cho bạn đừng nản chí đừng bỏ cuộc, nhưng cũng đừng trial & failure mà hổng nghĩ tới risk management, thì sẽ tới lúc bạn ko còn gì để làm trial nữa. :(

Thank Apprentice.
 
Cái này có ý cổ súy cho bạn đừng nản chí đừng bỏ cuộc, nhưng cũng đừng trial & failure mà hổng nghĩ tới risk management, thì sẽ tới lúc bạn ko còn gì để làm trial nữa. :(

Thank Apprentice.

@Know2Grow You are very welcome!

@all: Các bác có để ý một khía cạnh khác của câu quote Air Jordan ở trên mà có thể áp dụng được trong trading không?
 
@Know2Grow You are very welcome!

@all: Các bác có để ý một khía cạnh khác của câu quote Air Jordan ở trên mà có thể áp dụng được trong trading không?

Tks,

Hãy bước qua walls chứ đừng húc đầu vào nó. :)

bit 9000 lần fail của MJ để mình chỉ cần 1000 thui. :))
 
Last edited by a moderator:
Hehe, các bác đều đúng và sâu sắc quá! Tôi thì đơn giản hơn, để ý đến mấy con số 9000, 300, 26... Mấy con số đó chứng tỏ ở trong thể thao chuyên nghiệp họ ghi lại rất kỹ mọi số liệu liên quan đến performance của từng vận động viên qua từng trận đấu, từ đầu tới cuối sự nghiệp. Qua đó họ có số liệu để so sánh, đánh giá từng người ở từng thời điểm rất khách quan và chính xác.

Tôi nghĩ trong trading cũng vậy. Cần phải ghi lại mọi thứ, không chỉ mức giá ra/vào, lý do ra/vào... mà còn cả tâm lý, suy nghĩ khi ra/vào từng trade, rồi tổng kết, so sánh. Có như vậy (hy vọng rằng) ta mới biết được mình mạnh ở đâu để phát huy, yếu chỗ nào để sửa...
 
...
Trading cũng vậy. Thua lỗ là một phần không thể tránh khỏi của cuộc chơi. Nếu không dám cắt lỗ, không đặt stoploss (vì không muốn nghĩ đến tình huống phải cắt), thì tốt nhất là không nên theo trading. Để cho nhẹ nhàng thì hãy coi thua lỗ trong trading cũng giống như chi phí kinh doanh ở các ngành nghề kinh doanh khác. Kinh doanh gì cũng phải có chi phí. Thua lỗ trong trading cũng là một chi phí kinh doanh bên cạnh các chi phí khác. Mục tiêu là giảm thiểu chi phí, tối đa lợi nhuận.
...

Vì vậy nếu có plan về chi phí trong kinh doanh thì cũng phải có plan về thua lỗ trong trading và cần phải quản lý việc thực hiện nó một cách chặt chẽ.
 
Buôn tài không bằng dài vốn bác ạ....
Tôi không đồng ý với câu này lắm. Nó cũng có mặt đúng là giúp bạn trụ lại lâu hơn, và có thể vượt qua giai đoạn khó khăn, khủng hoảng.
Cái tôi quan tâm nhiều hơn khi bắt đầu đầu tư đó là tỉ lệ lợi nhuận/vốn (ROI - Return Of Investment)
 
:)

chỉ chút sơ sẩy (để cảm xúc chi phối) vào nhầm lệnh tối T2 và nhất quyết ko chịu sửa sai (lí cố)...mà cày kéo suốt hôm qua đến tối nay mới gần đủ chỗ loss...

áp lực ghê (khi vàng cứ chầm chậm rơi)....nhất quyết ko nhìn bảng ...nhảy lên máy tập...chạy ầm ầm...giờ thấy ổn hẳn :D

bác chủ thớt, lúc nào rảnh lại viết tiếp nha....
 
Training_clip_image002.gif


Trade để làm gì? Kiếm tiền chứ làm gì, hỏi vớ vẩn.

Vậy làm thế nào để trade ra tiền? Giờ thì câu hỏi không còn vớ vẩn nữa.

Nếu để kiếm tiền một cách đơn giản, gửi tiết kiệm, cuối tháng lĩnh 1 cục lãi, chắc cú, không phải lo lắng gì. Thế nhưng những ai đã và đang trade có nghĩa là họ không chấp nhận một mức lãi thấp như gửi tiết kiệm, mà họ muốn nhiều hơn thế, ăn bằng vài chục % mỗi trade, thậm chí bằng lần.

Vậy là họ phải mua cổ phiếu, đánh FX hay vàng. Nếu là chứng, họ phải biết mua mã nào, bao nhiêu cổ, giá nào, bao giờ mua, bao giờ cắt, bao giờ chốt lãi... Nếu là FX, họ phải biết chọn cặp nào, lotsize thế nào, giá nào, thời điểm nào, SL và TP ở đâu... Như vậy trading là một series những hành động lặp đi lặp lại, tạm gọi là "chu trình". Chu trình này gồm nhiều bước, mà nếu thực hiện đúng, khả năng cao là anh kiếm được tiền, còn nếu thực hiện sai dù chỉ một bước thôi là đa phần anh phải trả giá bằng tiền.

Như vậy muốn trade tốt, ta phải có một chu trình tốt. Muốn có chu trình tốt, phải tập luyện, luyện làm sao nó thành bản năng, các quyết định được đưa ra với tốc độ và độ chính xác cao. Càng luyện nhiều, chu trình của anh càng ngon, càng mượt, lỗi của anh càng ít, hiệu quả trade của anh càng cao.

I hated every minute of training, but I said, "Don't quit. Suffer now and live the rest of your life as a champion." -- Muhammad Ali.

Bạn nghĩ để trở thành nhà vô địch, Ali đấm theo bản năng hay kỹ thuật có được sau quá trình dài khổ luyện? Bạn nghĩ Ronaldo hay Platini sút phạt khủng khiếp thế là nhờ bản năng hay tập luyện? Tôi chẳng biết, nhưng tôi tin rằng đằng sau những cú đấm, cú sút đó là hàng nghìn, hàng vạn lần tập luyện.

Có người nói, trade FX hay phết nhỉ, giá nhảy tưng tưng, nhảy vào long chỗ này, short chỗ kia, kiếm chỗ này một ít, lỗ chỗ kia một ít, full day of action. Có thể điều đó đúng với người khác, với tôi thì không.

Trade FX với tôi có nghĩa là một chuỗi các hành vi tẻ nhạt lặp đi lặp lại. Ngồi rình, phát hiện cơ hội, tính toán, cân nhắc, đặt lệnh, manage lệnh, đóng lệnh, ghi nhật ký, rồi lại ngồi rình. Và tẻ nhạt hơn nữa là phải tập luyện quá trình đó (back test) khi ngồi rình đợi cơ hội.

Vậy để đỡ chán, hãy học tay bốc vĩ đại: đừng bỏ tập, hãy vượt qua sự tẻ nhạt đó để giảm số trade lỗ và tăng số trade lãi. Tất nhiên, đôi lúc phải đổi gió một chút: vào VC xem ảnh sắc giới, hay vào thread của mình nói phét cho đỡ buồn.

P/S: đừng tin những gì tôi nói ở đây, toàn phét lác cả đấy. Hãy tự mình tìm hiểu xem chúng có đúng không. Cũng giống như tất cả các forum FX khác, đừng tin ngay những gì bạn đọc được dù thoạt nghe thấy chúng hợp lý, logic tới đâu. Phải tự kiểm tra lại.
 
Last edited by a moderator:
"In this game, the market has to keep pitching, but you don’t have to swing. You can stand there with the bat on your shoulder until you get a fat pitch." -- Warren Buffett.

Trong trò chơi bóng chày (baseball), người đánh bóng (batter) bắt buộc phải đánh quả bóng do người ném bóng (pitcher) ném tới (3 lần không đánh được là out). Ý của WB ở đây muốn so sánh người batter với trader để thấy được sự khác biệt. Batter bắt buộc phải đánh, còn trader không cần lúc nào cũng phải mua mua bán bán, mà có thể đợi đến khi có lợi nhất, ngon ăn nhất mới trade.

Ở đây có 2 yếu tố. Thứ nhất là sự kiên nhẫn. Trader giỏi, có lãi đều đều, là người có thể kiên nhẫn chờ đợi đến khi thị trường đưa ra setup ngon lành, có risk/reward tốt thì mới nhảy vào. Nếu setup chưa có thì dứt khoát đứng ngoài, ngồi im chờ cơ hội.

Thứ hai là sự khắt khe trong lựa chọn setup. Trong bóng đá, bạn sút trượt đội của bạn không bị thiệt gì (ngoài mất cơ hội). Trong trading, bạn trade thua là bạn mất tiền. Nếu thua 1 trade bạn phải thắng lại 1 trade khác chỉ để về hòa vốn. Vì vậy bạn càng khắt khe trong việc lựa chọn những setup tốt nhất, cửa thắng của bạn càng rộng, hiệu quả trading của bạn càng cao.

24vm87t.jpg
 
Last edited by a moderator:
10 đặc tính của các trader thành công - Dr. Brett Steenbarger

Tiến sĩ Steenbarger là một chuyên gia tâm lý, đã từng làm việc cùng rất nhiều trader để giúp họ cải thiện hiệu quả trading rất thành công. Ông cũng là tác giả của bộ 3 quyển sách tâm lý trong trading nổi tiếng: The Psychology of Trading, Enhancing Trader Performance, The Daily Trading Coach.

Đoạn sau đây được trích từ blog cá nhân của ông.

Ten Characteristics I See Among Successful Traders

There's no one formula for trading success, but there are a few common denominators that I've tracked in my years of working with traders:

1) The amount of time spent on their trading outside of trading hours (preparation, reading, etc.);

2) Dedicated periods to reviewing trading performance and making adjustments to shifting market conditions;

3) The ability to stop trading when not trading well to institute reviews and when conviction is lacking;

4) The ability to become more aggressive and risk taking when trading well and with conviction;

5) A keen awareness of risk management in the sizing of positions and in daily, weekly, and monthly loss limits, as well as loss limits per position;

6) Ongoing ability to learn new skills, markets, and strategies;

7) Distinctive ways of viewing and following markets that leverage their skills;

8) Persistence and emotional resilience: the ability to keep going in the face of setback;

9) Competitiveness: a relentless drive for self-improvement;

10) Balance: sources of well-being outside of trading that help sustain energy and focus.

Over the years, I've learned to respect more the traders who sustain success over many years than the traders who have blowout individual years of profitability. The above criteria are a kind of checklist one can use to determine if you share the qualities I see among those career successes.
 
Back
Top