[SBT & BHS] Liệu còn sót lại cơ hội arbitrage?

khuyen-nghi-co-phieu-sbt-bhs
o-dang-van-thanh-phat-bieu-tai-chuong-trinh.jpg

SBT sẽ mua lại 100% BHS thông qua hoán đổi cổ phiếu
BHS giá hiện tại: [24.25]
BHS giá thấp – cao 52 tuần qua: [10.0 – 24.9]
BHS vốn hóa: 7,233 tỷ
SBT giá hiện tại: [35.5]
SBT giá thấp – cao 52 tuần qua: [23.2 – 36.5]
SBT vốn hóa: 8,988 tỷ
Loại hình Tỷ lệ hoán đổi Số lượng BHS Số lượng SBT SBT + BHS hậu sáp nhập
Mua lại 1 BHS : 1.02 SBT 298 triệu cp 253 triệu cp VND29,100/cp
Khuyến nghị cổ phiếu (trích từ ấn phẩm II):
Gần đây, một số nhà đầu tư năng động đã hỏi chúng tôi rằng liệu có còn bất cứ cơ hội nào trong thương vụ M&A giữa CTCP TTC Tây Ninh (SBT) và Đường Biên Hòa (BHS) hay không. Chúng tôi nhận thấy thương vụ này khá thú vị bởi vì nó tạo ra cơ hội “giao dịch song hành mạo hiểm” (risk/merger arbitrage) kinh điển, dù Việt Nam chưa cho phép bán khống để thực sự biến cơ hội này trở nên “phi rủi ro”.
Trong hợp đồng mua bán được công bố, SBT sẽ phát hành thêm xấp xỉ 304 triệu cổ phiếu để hoán đổi với cổ đông BHS trên tỷ lệ 1 BHS: 1.02 SBT. Ngày kết thúc của giao dịch chưa được công bố, song ban lãnh đạo hai bên khá tin tưởng rằng thương vụ này sẽ kết thúc trong năm 2017.
Với khoảng cách giá hiện tại giữa SBT & BHS, thương vụ này nếu nhìn thoáng qua là khá hời đối với cổ đông BHS. Tuy nhiên, về mặt bản chất, sau khi sáp nhập, lợi ích của cổ đông BHS nhận được sau khi hoán đổi hoàn toàn phụ thuộc vào giá cổ phiếu SBT, thứ mà có thể đang bị định giá quá cao theo tính toán của chúng tôi.
Chúng tôi dự đoán rằng với nền tảng tài chính không tốt cộng với xu hướng giảm gần đây của giá đường thế giới, mức định giá trên 20 lần P/E và 3 lần P/B của SBT thực sự khá khó để tiếp tục giữ vững trong thời gian tới. Ngay cả trong trường hợp tốt nhất khi giá SBT được giữ vững, giá trị hợp nhất của BHS & SBT trên mỗi cổ phiếu được chúng tôi định giá là [29.1], chỉ mở ra vỏn vẹn 15% chiều tăng.
Vì thế, chúng tôi khuyến nghị những nhà đầu tư có dự định hãy tạm thời chịu bỏ qua xác suất không có lợi (losing odd) này, và những người đang nắm giữ BHS & SBT nên thoái bớt vị thế để hạn chế rủi ro giảm giá khả năng cao sẽ xảy ra sau khi sáp nhập.
Skopos

Nguồn: http://newslettervietnam.com/khuyen-nghi-co-phieu-sbt-bhs/
 
Back
Top