Phân tích kỹ thuật TTCK Việt Nam 2013

Status
Not open for further replies.
vậy thì lật chart VNM ra xem có dám short k hí hí

Ý anh Snatch là short sữa tươi nguyên chất 100%, chứ kô phải chỉ số VNM ở nước ngoài. Nếu nhận định VNi còn xuống thì không nên short VNM ạ!

Các anh cho em hỏi "ss" là gì :confused: có phải "thông tin mật" không :confused: ở đây em chỉ nói về TA thông qua volume thôi ạ, em không có TA.
 
Ý anh Snatch là short sữa tươi nguyên chất 100%, chứ kô phải chỉ số VNM ở nước ngoài. Nếu nhận định VNi còn xuống thì không nên short VNM ạ!

Các anh cho em hỏi "ss" là gì :confused: có phải "thông tin mật" không :confused: ở đây em chỉ nói về TA thông qua volume thôi ạ, em không có TA.

Anh Snat nói Vietnam Market Vector đó bác.

SS = shortsale

Bác hỏi là short được chưa nên em hỏi lại là bác có nguồn hàng để short thì giới thiệu em biết :D
 
Good luck to you all.

EyiFh.jpg

Đồng ý với Strade về cái support zone. Dân TA thường có câu : " Price discount everything " . Vừa rồi có thể diễn giải giá chạy nhùng nhằng trong khoảng 465 ~ 500 mà không bứt phá bởi bản chất tình hình kinh tế không có nhiều khả quan nên không có nội lực. Hiện trạng vĩ mô còn nhiều vấn đề nan giải. Cú bật kỹ thuật khi giá gặp vùng 465 bật lên chưa nói rõ điều gì. Một thân nến xanh ngày 6/5 phản ánh tâm lí hưng phấn khi có thông tin khi VCB "nổ" v/v lãi suất tiền gửi huy động mức 6%. Theo tôi, đó là " tâm lí tích cực quá mức". Giả dụ, nếu đồng loạt các ngân hàng cùng giảm lãi suất huy động thì dân sẽ rút tiền ra để " chơi chứng, mua bất động sản, buôn vàng ... hay là buôn heroin " thì sao. :d . Bài toán thanh khoản cho ngân hàng lại lặp lại. Chắc các anh làm vĩ mô không để cho tình trạng " vỡ thanh khoản " như các năm trước để rồi các ngân hàng lại chạy đua tăng lãi suất huy động đâu.
Trước mắt thì vùng 465 vẫn coi là support zone, tuy nhiên có một câu " Sell in May and run away " của dân chứng khoán không phải bây giờ mới có.
Vài nhận định chủ quan ... :)
 
Cái câu "Sell in May and run away" theo thiển ý của em thì có vẻ nói cho vần vèo thôi, chứ thực ra là những tháng Hè bà con đi nghỉ mát hết, ít người chơi chứng thôi...
Em còn nhớ có những năm đang đi nghỉ mát mà toàn phải giở máy tính ra xem vì chứng tăng mạnh quá...
 
@ Pickman....

Anh rat ranh ve ky thuat, thu cho cai nhan dinh cua dot toi TT chay theo Parterm nao....

Quan diem cua dai da so dong la khong the xuong sau, anh nghi dieu nay co dung khong...?

Cam on....nhieu.
 
Cái câu "Sell in May and run away" theo thiển ý của em thì có vẻ nói cho vần vèo thôi, chứ thực ra là những tháng Hè bà con đi nghỉ mát hết, ít người chơi chứng thôi...
Em còn nhớ có những năm đang đi nghỉ mát mà toàn phải giở máy tính ra xem vì chứng tăng mạnh quá...

Câu " Sell ... " đúng là vần, nhưng bản thân nó tồn tại và vẫn được dùng không phải là ngẫu nhiên. Xét về mặt logic thì người ta sell khi giá không còn tăng nữa và có xu hướng giảm. Cái này không lạ. Thường thì một doanh nghiệp sẽ kết thúc kỳ tài chính và kế hoạch năm trong khoảng T1 - T3 ( Tùy năm tài chính mà doanh nghiệp lựa chọn ). Sau khi hoàn thành năm tài chính, kiểm toán .. lúc đó doanh nghiệp sẽ công khai thông tin " đã kiểm toán ". Chưa biết là mức độ thế nào nhưng báo cáo đẹp xấu đều có ảnh hưởng đến tâm lí nhà đầu tư. Rồi kế hoạch cho năm sau thì đương nhiên phải " hoành tráng " rồi. Cái đó sẽ " discount " vào giá. Cái gì cũng vậy, tin tốt hay xấu đều không thể tạo " nhiệt " mãi cho giá được. Một mặt khác nữa. Các " chiên da " lúc T4,T5 bắt đầu đi " mổ " và " móc " những điểm yếu trong kế hoạch của doanh nghiệp. Khoảng giữa năm cũng là khoảng lình xình nhất của công việc KD của doanh nghiệp. v.v.. Tất cả những điều đó khiến cho khoảng giữa năm không cuốn hút các nhà đầu tư mua vào cổ phiếu. Theo quy luật cung cầu thì cầu giảm, giá giảm ... Downtrend thì bán ra. Vậy nên " Sell in May .. " mới được sử dụng lâu vậy.
Vài lời giải thích thô thiển.
 
@ Pickman....

Anh rat ranh ve ky thuat, thu cho cai nhan dinh cua dot toi TT chay theo Parterm nao....

Quan diem cua dai da so dong la khong the xuong sau, anh nghi dieu nay co dung khong...?

Cam on....nhieu.

Theo suy nghĩ chủ quan của tôi thì tìm ra 1 pattern cho VNI thời gian qua là khó. Không nhất thiết giá cứ phải chạy theo 1 pattern nào đấy. Theo quan điểm của tôi, mục đích nhìn vào pattern là để cảm nhận được "cảm xúc" của thị trường. Tôi nhận thấy " cảm xúc " của nàng VNI là "loanh quanh" trong thời gian vừa qua. Gọi là side way cũng không quá đáng.
Theo một thuyết khác thì giá chạy theo sóng. Tạm thời mọi người hay dùng sóng E để đếm. Nếu vậy, VNI đã đi được 5 sóng tăng. Và sẽ correction theo sóng giảm ( Điều này không ai dám khẳng định :d ).
Còn về quan điểm của số đông. Thực ra, nói quan điểm của số đông thì rất khó. " Số đông " là bao nhiêu, gồm những ai ? Câu này phải được trả lời trước đã.
Quan điểm của tôi là : Follow the trend. Mình thấy trend thế nào thì đánh thế ấy tùy theo vị thế, chiến lược và lượng tiền của mình. Nhưng ở VN và với nhà đầu tư cá nhân thì khi khả năng up mạnh khó, hoặc side way thì không tham gia bởi risk cao. Còn việc nó có giảm hay giảm bao nhiêu thì lúc đó mình không care. Chỉ care khi mình có vị thế để short. Tôi không có vị thế để short nên sẽ không care nó xuống sâu hay không. Hiện tại đang cash out và ngắm nhìn nàng VNI trình diễn thôi.
Thanks !
 
Câu " Sell ... " đúng là vần, nhưng bản thân nó tồn tại và vẫn được dùng không phải là ngẫu nhiên. Xét về mặt logic thì người ta sell khi giá không còn tăng nữa và có xu hướng giảm. Cái này không lạ. Thường thì một doanh nghiệp sẽ kết thúc kỳ tài chính và kế hoạch năm trong khoảng T1 - T3 ( Tùy năm tài chính mà doanh nghiệp lựa chọn ). Sau khi hoàn thành năm tài chính, kiểm toán .. lúc đó doanh nghiệp sẽ công khai thông tin " đã kiểm toán ". Chưa biết là mức độ thế nào nhưng báo cáo đẹp xấu đều có ảnh hưởng đến tâm lí nhà đầu tư. Rồi kế hoạch cho năm sau thì đương nhiên phải " hoành tráng " rồi. Cái đó sẽ " discount " vào giá. Cái gì cũng vậy, tin tốt hay xấu đều không thể tạo " nhiệt " mãi cho giá được. Một mặt khác nữa. Các " chiên da " lúc T4,T5 bắt đầu đi " mổ " và " móc " những điểm yếu trong kế hoạch của doanh nghiệp. Khoảng giữa năm cũng là khoảng lình xình nhất của công việc KD của doanh nghiệp. v.v.. Tất cả những điều đó khiến cho khoảng giữa năm không cuốn hút các nhà đầu tư mua vào cổ phiếu. Theo quy luật cung cầu thì cầu giảm, giá giảm ... Downtrend thì bán ra. Vậy nên " Sell in May .. " mới được sử dụng lâu vậy.
Vài lời giải thích thô thiển.
Thời gian này em lại không nghĩ đến quy luật Cung Cầu hay về chu kỳ kinh doanh, mà em lại xét đến hiệu qủa trong kênh đầu tư. Nếu trước kia thì có rất nhiều kênh đầu tư khác nhau BDS, $, Vàng, Core bussines, gửi tiết kiệm lãi suất cao,.... nhưng nghĩ suy một lượt em thấy thế này:

1. Nếu đứng ở khiá cạnh nhà đầu tư còn tiền không biết làm gì gửi tiết kiệm lãi suất quá thấp, các kênh khác thì độ rủi ro cao hơn chứng.

2. Xét trên phương diện DN (không bị nợ xấu) thì không biết vay tiền để đầu tư cái gì khi mọi ngành nghề, lĩnh vực đều đang "dậm chân tại chỗ", có lẽ chính vì lẽ đó mà tăng trưởng tín dụng cho đến giờ này còn rất thấp (ngoại trừ Vietcombank và ACB).

3. DN (Nợ xấu) thì chỉ mong sao vay được để đảo nợ chứ cũng chưa có phương án kinh doanh nào cụ thể khả thi cả. Chỉ còn mỗi phương án huy động vốn trên TTCK mà thôi. Nên đợt này cứ ông nào tăng vốn là em cho vào nhóm "Nợ Xấu".

4. Xét trên phương diện mấy bác quản lý NN thì ... không thể để tình trạng như thế này được. Phải kích thích đầu tư, phải đẩy mạnh sản xuất,....

Em tự cho mình là nhà đầu tư. Nên chọn mã ngon múc hưởng cổ tức là PA đầu tư hiệu quả nhất.
 
Thời gian này em lại không nghĩ đến quy luật Cung Cầu hay về chu kỳ kinh doanh, mà em lại xét đến hiệu qủa trong kênh đầu tư. Nếu trước kia thì có rất nhiều kênh đầu tư khác nhau BDS, $, Vàng, Core bussines, gửi tiết kiệm lãi suất cao,.... nhưng nghĩ suy một lượt em thấy thế này:

1. Nếu đứng ở khiá cạnh nhà đầu tư còn tiền không biết làm gì gửi tiết kiệm lãi suất quá thấp, các kênh khác thì độ rủi ro cao hơn chứng.

2. Xét trên phương diện DN (không bị nợ xấu) thì không biết vay tiền để đầu tư cái gì khi mọi ngành nghề, lĩnh vực đều đang "dậm chân tại chỗ", có lẽ chính vì lẽ đó mà tăng trưởng tín dụng cho đến giờ này còn rất thấp (ngoại trừ Vietcombank và ACB).

3. DN (Nợ xấu) thì chỉ mong sao vay được để đảo nợ chứ cũng chưa có phương án kinh doanh nào cụ thể khả thi cả. Chỉ còn mỗi phương án huy động vốn trên TTCK mà thôi. Nên đợt này cứ ông nào tăng vốn là em cho vào nhóm "Nợ Xấu".

4. Xét trên phương diện mấy bác quản lý NN thì ... không thể để tình trạng như thế này được. Phải kích thích đầu tư, phải đẩy mạnh sản xuất,....

Em tự cho mình là nhà đầu tư. Nên chọn mã ngon múc hưởng cổ tức là PA đầu tư hiệu quả nhất.

Kiểu gì thì lãi suất cũng phải hạ. Kinh nghiệm của 2012 bank ôm lạm phát vào lòng đến nay vị đắng dâng đã đến cổ. Huy động cao, không cho vay được, tiền trông chờ vào trái phiếu và vàng để duy trì hoạt động kinh doanh cũng chỉ là nhất thời. Tới đây, với những cơn lũ tiền của thế giới trong khi VN ra sức duy trì tỷ giá trong biên độ 2% sẽ khiến các nhà băng một năm nữa ngồi trên tài sản mà đói, vì chỉ có doanh nghiệp FDI là tồn tại được, các doanh nghiệp và thương hiệu XK khác của nội địa rồi sẽ tiếp bước nhau thu hẹp sản xuất do không có lợi thế cạnh tranh về giá vốn.
Gần đây có ý kiến từ khối NHTM kêu ca về hạ lãi suất sẽ làm bank thiệt hại, tôi e chỉ là tiếng nói thiểu số, bởi không hạ lãi suất thực, đến khi người Việt được mượn tiền từ bank ngoại, các bank nội gần như chỉ còn mỗi cơ hội duy nhất là tự bán mình cho bank ngoại bằng bất cứ giá nào mà thôi...
Tôi nghĩ đã đến lúc ma trận chọn lọc cổ phiếu Graham-Dodd có thể áp dụng được ở VN...

Vài lời thêm:
Có lẽ tái cơ cấu nền kinh tế sẽ được thực hiện bằng cách tự nhiên nhất: nhờ sàng lọc khốc liệt của thị trường, chứ không phải từ các quyết định hành chính. Điều này tưởng chừng là một thảm họa, song có lẽ không có cách nào hợp lý hơn trong điều kiện hiện nay, khi mà quyết sách cụ thể về tái cơ cấu không biết bao giờ mới được ban hành. Kinh nghiệm VN cho thấy từ lúc có quyết sách đến khi thấm vào đời sống kinh tế xã hội và phát huy được hiệu quả sẽ là khoảng thời gian đủ dài để rất nhiều doanh nghiệp không còn đủ sức chờ đợi.
 
@gld: muốn cứu tt bds cần có 3 yếu tố:
- Giá vay tiền mua nhà giảm ( xắp có)
- Giá mua nhà phù hợp với thu nhập, cái này nếu tính theo thu nhâp trung bình thì khó, do phân bố dân cư ko đồng đều ở vn, và tâm lý thích chọn nhà cho oai của đa số người việt người việt . Vừa qua giá nhà đất giảm khá (bản thân tôi mua 1 miếng đất và 1 căn cc )tôi thấy giá hiện tại là hợp lý, giá hợp lý ở đây ko có nghĩa là giá thấp nhất, nhưng đây là cơ hội mua đươc những vị trí đẹp, mà bình thường ít người muốn bán.
- Lợi nhuận từ kinh doanh nhà tốt. Bây giờ mua cc cho thuê tính ra mỗi thang được tầm 0,5% coi như băng gửi tk. Ngoài ra còn có thể hưởng lợi khi tt bds hồi phục.

Nếu có thể tiêp tục duy trì lạm phát thấp và ls như hiện tại một thời gian nữa ck và bds sẽ được hưởng lợi .

Còn về tháng 5 tôi vẫn nghĩ có cơ hội kiếm tiền.
 
Sapa thành phố trong sương! Hiện giờ em VNI vẫn nằm dưới mây nên tạm thời em chưa đi đâu cả! Cửa xuống sáng hơn cửa lên!
 
@Blue: bác có tham số riêng phải không? Chứ dùng Ichi với tham số truyền thống thì VNI vẫn còn ở biên trên của đám mây đấy
 
Status
Not open for further replies.
Back
Top