Trader Nhật ký của nhà đầu tư cá nhân

thực sự mà nói, khuyên theo style thầy Chim thì khuyên rồi. Nhưng vẫn bâng khuân là nếu thế thì mất đi 1 style tay To, vấn đề ở trỗ là nó có Ln đó nha. không phải bỏ hoàn toàn đâu? và giai đoạn kế tiếp chưa biết mèo ăn hay sói ăn hiiiiiiii
 
Vào khóc ké cái . Đầu năm tới giờ vẫn lẹt đẹt vì chưa xác định đc xu hướng của tt trong 3 năm tới . Mất 4 tháng trăn trở giờ mới đc tí gọi là thoải mái .
Thị trường đang chuyển form rồi ; có 1 nhóm đã bắt đầu 1 con đường riêng , qua giữa năm thì những câu chuyện cp sẽ bước sang trang mới . Giai đoạn cp thanh khoản thấp tăng ào ào cũng tới hồi kết .
hình như cả diễn đàn mới có ng cùng quan điểm :D
yes, đang chuyển form roài.
có khi ko cần để ý TT, để ý 4rum VC này thôi là có thể nhận ra cái màu tim tím này, nhưng theo mình, ko phải chỉ là 1 nhóm riêng lẻ mà là "trend" - xu hướng -> giai đoạn.
thị giá của các DN hạng trung đang dc đưa lên MB mới & nền tảng đưa thị giá lên ko phải do tiền đầu cơ mà từ LN vững chắc. Dấu hiệu của nền KT "sắp vừa tạo đáy xong" :D
ngoài ra còn nhiều dấu hiệu khác...

ps: nếu TT vào giai đoạn này, thì theo mình, bác gái TTN nên giữ & phát huy sở trường của mình. vì khi TT vào bối cảnh đó, phương pháp của bác gái sẽ rất phù hợp.
nhưng mà, tuỳ duyên! cái bác gái cần lúc này là tĩnh, ko thì cơ hội trc mắt sẽ ko nắm dc bởi yếu tố nội tại bản thân cản trở.
Gute luck.

ps: hơi tò mò về post đã xoá của bác NgocMinh :D
 
Mình có lướt qua,nhớ có 3 ý:
1/Danh mục lan man,dàn trải
2/Nên chú ý xác định trend chủ đạo của TT .Linh động ,ko bảo thủ,nên có sự kết hợp (thảm khảo) TA và FA để có điểm vào -ra hợp lý.
3/Tuỳ duyên!
thank anh,
với em, cái tuỳ duyên này là điều khó nhất. :)
nhìn danh mục của bác TTN, có những cổ lãi rất đậm mà vẫn chưa TP, so ra khoản này mình kém, cứ thấy có lãi là take liền, ko thích đếm cua, tiền rờ vào cứ phải tươi roi rói cơ. :D
TP đi bác gái ơi.
 
Liệu ngành vận tải dầu thô bằng tàu (Crude tankers) có tiếp tục tăng trưởng?
Để có cái nhìn sâu hơn và dài hạn hơn về ngành Crude tankers, Market Realist đã có một bài viết, theo đó họ nêu lên 12 chỉ báo quan trọng mà nhà đầu tư nên tham khảo trước khi đánh giá về triển vọng ngành. Cá nhân em, chỉ chọn & lược dịch 5 chỉ báo mà em thấy quan trọng hơn cả.

Chỉ báo thứ 1: Gía dầu sụt giảm
- Thị trường dầu thô dư cung trầm trọng, kết quả là giá dầu sụt giảm mạnh như hiện nay. Giá dầu thấp đã khuyến khích các nước – đặc biệt là Trung Quốc – nhập khẩu nhiều hơn và tăng cường tích trữ cho nhu cầu sử dụng trong tương lai (Đỉnh điểm vào tháng 05/2015, TQ đã nhập hơn 7tr thùng dầu, cao nhất kể từ 2011). Điều này làm gia tăng nhu cầu tàu chở dầu thô, và ngành công nghiệp này đã ghi nhận sự tăng trưởng rõ nét. Mặt khác, giá dầu giảm, dẫn đến chi phí nhiên liệu giảm, từ đó làm tăng lợi nhuận gộp cho các hãng tàu.
upload_2016-4-13_22-25-7.png
- Teekay Corporation (TNK), là công ty có mức tăng trưởng cao nhất trong 12 tháng qua, ghi nhận mức tăng 117%. Nordic American Tankers (NAT), Tsakos Energy Navigation (TNP), và Frontline (FRO) đều có mức tăng trưởng lần lượt là 59%, 30%, and 17%.
upload_2016-4-13_22-27-9.png
 
Chỉ báo thứ 2: Chỉ số Baltic Exchange Dirty Tanker tăng mạnh trong năm 2015
- Chỉ số BDTI cũng mang tính thời vụ, và giá cổ phiếu không bị ảnh hưởng bởi những biến động này. Điều đó có nghĩa là bạn không thể kiếm lợi nhuận chỉ bằng cách mua cổ phiếu khi chỉ số này ở mức thấp và bán ra vào mùa đông khi chỉ số ở mức cao hơn.
upload_2016-4-13_22-33-43.png
- Thay vào đó, bạn nên nhìn vào mức tăng trưởng YoY của chỉ số này. Xu hướng tích cực gợi ý rằng ngành công nghiệp tàu chở dầu thô sẽ được hưởng lợi. Tháng 5/2015, chỉ số này đã tăng 25% yoy, mức tăng cao nhất trong sáu tháng. Các công ty bao gồm Frontline (FRO), Euronav (EURN), Nordic American Tanker (NAT), Teekay Tankers (TNK), Navios Maritime Midstream (NAP), Tsakos Energy Navigation (TNP), đều ghi nhận doanh thu cao hơn bởi sự tăng trưởng YoY của BDTI.
upload_2016-4-13_22-34-15.png
 

Attachments

  • upload_2016-4-13_22-30-21.png
    upload_2016-4-13_22-30-21.png
    121.7 KB · Views: 13
Last edited:
Chỉ báo thứ 3 (cái nhìn dài hạn hơn): Gía đóng tàu chở dầu thô mới.
- Như chúng ta đã biết ở phần trước, cần ít nhất 2-3 năm là để hoàn thành một con tàu mới. Trong khi giá cước vận tải mang tính thời vụ, thì giá tàu đóng mới ít biến động và không phải chịu tính thời vụ. Quan sát giá tàu đóng mới, chúng ta sẽ có một cái nhìn sâu hơn về triển vọng dài hạn cho ngành công nghiệp tàu chở dầu thô. Giá tàu đóng mới tăng lên là một tín hiệu tích cực và ngược lại.
- Lưu ý, đến tháng 5/2015 thì cả hai chỉ số VLCC & Suezmax đều sụt giảm.
upload_2016-4-13_22-37-33.png
 
Chỉ báo thứ 4 (cái nhìn dài hạn hơn): Giá tàu cũ và time premium
Giá tàu cũ:
Giá tàu cũ phản ánh về triển vọng ngắn và trung hạn của ngành công nghiệp tàu chở dầu thô. Chúng phản ứng mạnh hơn so với mức giá vận chuyển ở thị trường giao ngay.
Time premium: Tỷ lệ giá tàu cũ so với giá hiện hành. Chúng tôi sử dụng giá tàu cũ, tàu đã được sử dụng 05 năm để đo lường.
- Giả sử vòng đời của một con tàu là 25 năm, một tàu đã sử dụng 05 năm sẽ có giá trị 80% của giá đóng mới. Khi những người tham gia ngành công nghiệp tàu chở dầu thô có cái nhìn tích cực, họ sẽ phải trả một time premium cao, và ngược lại. Chỉ số này bắt đầu giảm từ 05/2015 đối với VLCC (very large crude carriers)
upload_2016-4-13_22-41-0.png
 
Chỉ báo thứ 5: Lợi nhuận của ngành công nghiệp tàu chở dầu thô cũng đến từ doanh số bán ô tô của Trung Quốc.
- Trung Quốc là thị trường ô tô lớn nhất và có hầu hết các hang ô tô nổi tiếng trên thế giới đều có mặt ở đây. Doanh số bán ô tô của Trung Quốc tăng dẫn đến lượng tiêu thụ xăng tăng theo, qua đó tác động tích cực đến ngành công nghiệp tàu chở dầu thô.
upload_2016-4-13_22-43-3.png

tankermarket_illustration.gif
 
Last edited:
Pvt chở dầu cho ai, chở đi đâu?
Giá dầu thấp thì có tiền mua để cất kho, nhưng mua nhiều quá rồi k dùng hết thì có mua thêm? Giàn khoan thì giảm...
PVT là một câu chuyện khác chứ huynh, theo tìm hiểu của em thế này:
1. PVT mạnh nhất mảng vận tải: vận chuyển dầu thô cho NM Dung Quốc, công suất 6.5tr tấn. PVT có ưu thế độc quyền, vì luật quy định, chỉ có tàu cắm cờ Việt Nam mới được chạy tuyến nội địa, giả sử dầu thô thấp dưới giá thành trong nước sản xuất, nhập từ nước ngoài về để lọc hóa dầu, thì cũng phải nhờ thằng PVT chở cho (em nghĩ thế, không biết đúng không?). Ngoài ra, thì nó còn vận chuyển khí LPG, CNG, vận chuyển xăng dầu, vận chuyển than cho Vinacomin.
2. FSO Đại Hùng Queen đưa vào sử dụng 06 tháng cuối 2015 đã tăng thêm doanh thu & lợi nhuận. 2016 hoạt động full năm.
3. 2016 Nhiệt điện Vũng Áng 1 chạy full công suất, Nhiệt điện Thái Bình 2 đưa vào vận hành thì em nó lại tha hồ vận chuyển than đen.
4. Một loạt các nhà máy lọc dầu được phê duyệt: Nghi Sơn, Dung Quất mở rộng, Long Sơn, Vũng Rô, Nam Vân Phong. Khổ cái là bọn này chưa thấy tăm hơi gì, nên thôi em chưa tính!
5. Nó định mua thêm mấy con tàu mới vì làm không hết việc.
6. Khổ cái là nợ vay bằng USD, mà ngành này lại nặng nợ... nên suốt ngày phải nhòm tỷ giá
Có gì chưa đúng, mong huynh chỉ điểm... thôi em đi ngủ nhé, G9 huynh!
 
Nhưng thị trường vẫn không/ chưa đánh giá cao em nó, bằng chứng là đợt tăng rồi em ý lẹt đẹt quá chị ơi.
Theo nguyên tắc tự soi, thì phải có yếu điểm chỗ nào mà mình chưa nắm bắt được. Khả năng như Cờ huynh nói, nhóm PVN hạch toán qua lại... thằng tốt bù cho thằng tệ. :(
Nợ vay USD của PVT cũng không có nhiều lắm đâu. Nếu tính riêng công ty mẹ là 60 triệu USD và toàn tổng công ty thì tương đương 1.345 tỷ. Nếu tỷ giá mất giá khoảng 3% /năm(như các năm vừa qua) cũng chỉ tăng chi phí khoảng 40 tỷ/năm, hay nói cách khác làm suy giảm EPS khoảng 156 vnd/cổ phiếu. Thực sự là ảnh hưởng không lớn như ta vẫn tưởng.
Có 1 ưu điểm nữa của PVT là toàn bộ các công ty con và công ty liên kết đều ít nhiều mang lại lợi nhuận. Năm 2015 không 1 công ty nào thua lỗ.
 
Nhưng thị trường vẫn không/ chưa đánh giá cao em nó, bằng chứng là đợt tăng rồi em ý lẹt đẹt quá chị ơi.
Theo nguyên tắc tự soi, thì phải có yếu điểm chỗ nào mà mình chưa nắm bắt được. Khả năng như Cờ huynh nói, nhóm PVN hạch toán qua lại... thằng tốt bù cho thằng tệ. :(
Chắc tại lái chưa gom đủ đấy, 10.8 đánh mãi ko qua.:1cool_look_down:
Chơi con này phải cực kiên nhẫn và phải xác định ôm hàng tháng, chừng nào lái nó chán thì nó mới tha cho:1cool_byebye:
 
Chắc tại lái chưa gom đủ đấy, 10.8 đánh mãi ko qua.:1cool_look_down:
Chơi con này phải cực kiên nhẫn và phải xác định ôm hàng tháng, chừng nào lái nó chán thì nó mới tha cho:1cool_byebye:
Chả lẽ lại chửi bọn nó cờ hó... nhưng thôi, cứ quăng đấy, bao giừ vượt 11 lại ốc nhồi siu nhơn ơi. Đang tập thiền chứng với mấy bé nhõng nhẽo dạng này đây anh. :107:
 
Thấy mọi người lo ngại về BID nhưng hình như STB mới thực sự là con bệnh. Sắp tới 1 phó tổng của VCB sẽ phải nhận trọng trách CTHĐQT STB, không hiểu bạn ấy sẽ chèo lái con thuyền này như thế nào đây?
Mr Hà phó tổng vcb sang thì cũng thế cả thôi, bác này thiếu quyết liệt và môi trường nhà nước thì kỳ vọng gì. Chẳng qua ko hợp cạ với chủ tịt vcb nên bị đá đít
 
Bác nói đúng về 1 phần về Hà, nhưng Hà là người nghiêm túc, giỏi nghiệp vụ, khôn ngoan và mềm mỏng. Có lẽ do bạn ấy chơi thân với Dũng suốt 25 năm qua nên bị Dũng át vía. Nếu đợt này Dũng lên phó thống đốc, Hà sang STB, hai bạn tách nhau ra hy vọng Hà chứng minh tính độc lập của mình mà vẫn có được sự hỗ trợ từ Dũng. 25 năm luôn đi cạnh nhau phải học được phần nào sự mạnh mẽ, quyết đoán của bạn chứ.
Ông Dũng tgd vcb thì át vía được ai, cả đời đi làm thì liệu có mấy năm làm nhân viên để hiểu sâu về thị trường, về cách thức vận hành (hình như chỉ có 2 hay 3 năm làm nhân viên). Mr Dũng cos mớ lý thuyết học thuật ko ứng dụng được, bằng cấp thì kinh nhưng cũng thiếu thực tế; lại cũng thiếu cả active; lên được cũng là do 5c
 
Chả lẽ lại chửi bọn nó cờ hó... nhưng thôi, cứ quăng đấy, bao giừ vượt 11 lại ốc nhồi siu nhơn ơi. Đang tập thiền chứng với mấy bé nhõng nhẽo dạng này đây anh. :107:
Có plan rồi thì cứ thế mần thôi, nó õng ẹo thì mình ve vãn, múc đầu này tán đầu kia. Nó theo mình rồi, thì mình ôm luôn, lơ là nhả ra là thằng hàng xóm nó xơi ngay:3cool_nosebleed:
 
Back
Top