nhảm

quay_bar_123C_GRVN_4543711537.jpg

Dựng sẵn quầy bar, bỏ ít rượu ngon vào cái đã
tối anh em tới chém có tý nâng lên đặt xuống cho xôm tụ
 
Lăn tăn suy nghĩ xem viết bài gì đầu tiên cho cái thớt này. Thôi thì cứ theo cái tinh thần bỗng dưng nghĩ ra cái gì thì viết cái đấy, thích cái gì thì viết.
Nhớ lại thời sinh viên ở khoa TTCK của NEU, thành công đầu đời với chứng khoán là cổ phiếu HTV và KHA. Khi đó, mình bắt đầu mua vào trước kỳ thi học kỳ, thật sự cũng chả nhớ là học kỳ 1 hay học kỳ 2 với số vốn ban đầu là 4m. Cuối kỳ thi, khi nhìn lại tài khoản mình có số dư khoảng 7m :heo09: và hình như giá cổ phiếu cũng bắt đầu giảm nên đã bán sạch và đem tiền rủ bọn bạn đại học ra Nhất Ly giải phóng làm bữa liên hoan :yahoo_108:. Thật tuyệt với, thật không thể tin được, mình đúng là siêu nhân, thiên tài đầu tư chứng khoán rồi :2004:. Kiến thức được đào tạo, đam mê cháy bỏng và thiên tài bẩm sinh thì kiểu gì từ chứng khoán mình cũng thành tỷ phú, thành ông này ông nọ sau vài nốt nhạc khi ra trường :16:. Thậm chí việc được tuyển đi làm từ năm thứ 4 đại học khiến mình nghĩ sao biệt đội Avengers có thể bỏ sót một siêu sao như mình :Guitar:
Tháng 8/2008 cháy tài khoản lần đầu tiên. Lý cho cháy là tin tốt ra và long MBB (lúc này gọi là chợ MB) với đòn bẩy 1:9 :tucqua:. Lần thứ 2 cháy tài khoản là chân sóng 2009 với lý do, short sell và đòn bẩy 0:100 khi thấy phân kỳ âm :dead:. Sau gần 2 năm đi làm, từ tay trắng anh đã làm lên đống nợ :omg:.
chart minh họa 2 lần làm đuốc sống:
lan dau chay.PNG
chay lan 2.PNG

Sau này vừa trả nợ, vừa trích một phần lương tháng ra tích lũy đầu tư. Cứ đánh loanh quanh và xoay các kiểu đánh khác nhau nhưng chưa bao giờ đạt lại tỷ xuất lợi nhuận lớn và nhanh như hồi sinh viên :102:. Nguyên nhân thì đổ tại ngoại cản có mà cả đống, nhưng tiên trách kỷ, hậu trách nhân. Bản chất vấn đề xuất phát ko phải vì FA hay TA, mà do tâm lý mà ra :26:.
Nhân sự kiện up ROM cho chợ chứng với câu nói kinh điển “tin ra là bán” và phong trào follow trend tăng cao, xin trích dẫn một đoạn sau đây của quấn “Tâm lý thị trường chứng khoán”.
“Còn trong suốt hành trình đi lên của thị trường, một “con cừu non ngơ ngác” mới chính là kẻ kiếm ra tiền, bởi anh ta biết chấp nhận sự thực như những gì nó vốn có, trong khi đó, một tay kinh doanh chuyên nghiệp lại thường cố tình đi ngược lại xu thế và thua lỗ nặng bởi chính thói quen suy luận ngược với đầy hoài nghi và theo kiểu “cầm đèn chạy trước ô – tô” của chính mình” – trang 42, Suy luận ngược và những hệ lụy, Tâm lý thị trường chứng khoán, George Charles selden, sách dịch bởi nhà xuất bản alphabooks
Vậy suy luận ngược là gì? Hiểu đơn giản là cùng 1 thông tin, sự kiện thì sẽ có những cách suy luận khác nhau: Đối với một người suy nghĩ tích cực hoặc chỉ đơn giản vì a ta đang muốn mua vào, việc thị trường bị bán mạnh ép xuống vào thứ 6 tuần trước khi tin ra chỉ là động thái ép cho ra hàng của nhà đầu tư lớn :mn:; Đối với nhà đầu tư ở trường phái hoài nghi thì câu nói điển hình “tin ra là bán” và giá giảm chiều thứ 6 là minh chứng rõ ràng, thậm chí việc giá cổ phiếu tăng lại ngay sau đấy sẽ được hiểu như việc nhà đầu tư lớn đang cố lừa đảo để tiếp tục ra hàng.:59:
Có vẻ bên suy nghĩ tích cực đã đúng, nhưng ngay trong trường hợp này, khi giá tăng lại nhanh thì chính những người này cũng có thể xuất hiện những suy luận như: đạp có phiên mạnh thì nhằm nhò gì, mua mâm phải đâm cho thủng chứ, tăng kiểu này có khi sẽ còn xuống tiếp, như thế thì mình cứ bán ra đã, khi nào vòng xuống mình sẽ all in để ăn bằng lần :cluebat:; Một số khác thì có thể lại nghĩ theo kiểu, tăng lại rồi, thôi cứ nhắm mắt vào làm lô đã tính sau…
Không phải khi nào suy nghĩ tích cực cũng đúng, tháng 8/2008, mình biết chắc giảm giá xăng đã thổi bay tài khoản của một chuyên gia muốn ăn bằng lần :66:
Tóm lại, cùng 1 thông tin, cùng 1 biến động giá, mỗi nhà đầu tư với kiến thức, kinh nghiệm, mạng lưới thông tin, vị trí công việc, gia đình , xã hội … khác nhau sẽ lại có thể suy luận, dự báo 1 cách khác nhau. Quan trọng hơn, hiếm ai có thể suy luận, dự báo đúng liên tục với tỷ lệ lớn hơn 50% cả.

Kết luận: tốt nhất ngừng mọi suy luận, nhìn thị trường thật trần truồng nhất có thể :mong:và đi theo tiếng gọi của thị nở :1178:
 
con thị nở nó đòi vượt rào
vni.PNG

HNX kém miếng khó chịu
hnx.PNG

Tăng + vol thấp, val ổn định 2.700 tỷ.
Con thị nở hút tiền dữ dội, HNX thể hiện bị quấn theo. Hôm nay tỷ lệ tăng/giảm 2 sàn cũng tốt hơn hẳn, vậy là độ rộng lớn hơn, tiền vào nhiều mã hơn. Vẫn tiếp diễn theo đà này thì khả năng ngày mai nhóm midcaps, pennys, đầu cơ sẽ có nhịp giật tưng trở lại.
Nhưng mỗi tội nhìn VNI đẹp hơn HNX về trend, nên cũng chả thích cơ cấu danh mục làm gì, cứ ôm tiếp cho sướng :beach:
 
Lăn tăn suy nghĩ xem viết bài gì đầu tiên cho cái thớt này. Thôi thì cứ theo cái tinh thần bỗng dưng nghĩ ra cái gì thì viết cái đấy, thích cái gì thì viết.
Nhớ lại thời sinh viên ở khoa TTCK của NEU, thành công đầu đời với chứng khoán là cổ phiếu HTV và KHA. Khi đó, mình bắt đầu mua vào trước kỳ thi học kỳ, thật sự cũng chả nhớ là học kỳ 1 hay học kỳ 2 với số vốn ban đầu là 4m. Cuối kỳ thi, khi nhìn lại tài khoản mình có số dư khoảng 7m :heo09: và hình như giá cổ phiếu cũng bắt đầu giảm nên đã bán sạch và đem tiền rủ bọn bạn đại học ra Nhất Ly giải phóng làm bữa liên hoan :yahoo_108:. Thật tuyệt với, thật không thể tin được, mình đúng là siêu nhân, thiên tài đầu tư chứng khoán rồi :2004:. Kiến thức được đào tạo, đam mê cháy bỏng và thiên tài bẩm sinh thì kiểu gì từ chứng khoán mình cũng thành tỷ phú, thành ông này ông nọ sau vài nốt nhạc khi ra trường :16:. Thậm chí việc được tuyển đi làm từ năm thứ 4 đại học khiến mình nghĩ sao biệt đội Avengers có thể bỏ sót một siêu sao như mình :Guitar:
Tháng 8/2008 cháy tài khoản lần đầu tiên. Lý cho cháy là tin tốt ra và long MBB (lúc này gọi là chợ MB) với đòn bẩy 1:9 :tucqua:. Lần thứ 2 cháy tài khoản là chân sóng 2009 với lý do, short sell và đòn bẩy 0:100 khi thấy phân kỳ âm :dead:. Sau gần 2 năm đi làm, từ tay trắng anh đã làm lên đống nợ :omg:.
chart minh họa 2 lần làm đuốc sống:
View attachment 1320
View attachment 1321

Sau này vừa trả nợ, vừa trích một phần lương tháng ra tích lũy đầu tư. Cứ đánh loanh quanh và xoay các kiểu đánh khác nhau nhưng chưa bao giờ đạt lại tỷ xuất lợi nhuận lớn và nhanh như hồi sinh viên :102:. Nguyên nhân thì đổ tại ngoại cản có mà cả đống, nhưng tiên trách kỷ, hậu trách nhân. Bản chất vấn đề xuất phát ko phải vì FA hay TA, mà do tâm lý mà ra :26:.
Nhân sự kiện up ROM cho chợ chứng với câu nói kinh điển “tin ra là bán” và phong trào follow trend tăng cao, xin trích dẫn một đoạn sau đây của quấn “Tâm lý thị trường chứng khoán”.
“Còn trong suốt hành trình đi lên của thị trường, một “con cừu non ngơ ngác” mới chính là kẻ kiếm ra tiền, bởi anh ta biết chấp nhận sự thực như những gì nó vốn có, trong khi đó, một tay kinh doanh chuyên nghiệp lại thường cố tình đi ngược lại xu thế và thua lỗ nặng bởi chính thói quen suy luận ngược với đầy hoài nghi và theo kiểu “cầm đèn chạy trước ô – tô” của chính mình” – trang 42, Suy luận ngược và những hệ lụy, Tâm lý thị trường chứng khoán, George Charles selden, sách dịch bởi nhà xuất bản alphabooks
Vậy suy luận ngược là gì? Hiểu đơn giản là cùng 1 thông tin, sự kiện thì sẽ có những cách suy luận khác nhau: Đối với một người suy nghĩ tích cực hoặc chỉ đơn giản vì a ta đang muốn mua vào, việc thị trường bị bán mạnh ép xuống vào thứ 6 tuần trước khi tin ra chỉ là động thái ép cho ra hàng của nhà đầu tư lớn :mn:; Đối với nhà đầu tư ở trường phái hoài nghi thì câu nói điển hình “tin ra là bán” và giá giảm chiều thứ 6 là minh chứng rõ ràng, thậm chí việc giá cổ phiếu tăng lại ngay sau đấy sẽ được hiểu như việc nhà đầu tư lớn đang cố lừa đảo để tiếp tục ra hàng.:59:
Có vẻ bên suy nghĩ tích cực đã đúng, nhưng ngay trong trường hợp này, khi giá tăng lại nhanh thì chính những người này cũng có thể xuất hiện những suy luận như: đạp có phiên mạnh thì nhằm nhò gì, mua mâm phải đâm cho thủng chứ, tăng kiểu này có khi sẽ còn xuống tiếp, như thế thì mình cứ bán ra đã, khi nào vòng xuống mình sẽ all in để ăn bằng lần :cluebat:; Một số khác thì có thể lại nghĩ theo kiểu, tăng lại rồi, thôi cứ nhắm mắt vào làm lô đã tính sau…
Không phải khi nào suy nghĩ tích cực cũng đúng, tháng 8/2008, mình biết chắc giảm giá xăng đã thổi bay tài khoản của một chuyên gia muốn ăn bằng lần :66:
Tóm lại, cùng 1 thông tin, cùng 1 biến động giá, mỗi nhà đầu tư với kiến thức, kinh nghiệm, mạng lưới thông tin, vị trí công việc, gia đình , xã hội … khác nhau sẽ lại có thể suy luận, dự báo 1 cách khác nhau. Quan trọng hơn, hiếm ai có thể suy luận, dự báo đúng liên tục với tỷ lệ lớn hơn 50% cả.

Kết luận: tốt nhất ngừng mọi suy luận, nhìn thị trường thật trần truồng nhất có thể :mong:và đi theo tiếng gọi của thị nở :1178:
Anh ơi tâm lí ở đây là tâm lí gì ạ? :D
 
Anh ơi tâm lí ở đây là tâm lí gì ạ? :D
e muốn hỏi a về cái đoạn nào? tâm lý trong 2 lần cháy hay tâm lý của việc suy luận ngược?
lần cháy 1: trước đó cũng có 1 lần giảm giá xăng và tt tăng mạnh, a ko ăn được mấy đoạn này. Trước khi all in MB thì a có ăn một ít ở nó. Kết hợp 2 cái này lại nó tạo thành tiếc + tham + tự tin là ăn được MB. Nên ngay khi có thông tin giảm giá xăng, việc đầu tiên là all in, phát đấy danh nghĩa 1:9, nhưng thêm báo mồm thì tỷ lệ đòn bẩy thực tế phải cỡ 3:97.
lần cháy 2: thời điểm đó, các thông tin vĩ mô thật ra ko phải quá tốt, giá thằng SSI đã tăng mạnh và xuất hiện phân kỳ âm. Đoạn trước cũng ko ăn được vì làm gì còn tiền mà đầu tư. Vì vậy liên tục trong tâm trạng suy nghĩ thị trường sẽ xuống và lên mạnh sẽ xuống mạnh. Lúc đấy có bạn bên ctck A, có khách hàng cầm nhiều SSI và ko định bán nên đã hỏi mượn để bán xuống. Kết quả là giá SSI tăng thêm 50% theo cái kiểu dư trần căng đét ko mua nổi. Tâm lý ở đây vẫn là tham + gato khi thấy người khác kiếm tiền + suy nghĩ mình giỏi và mình có khả năng dự báo chính xác (trước đó cái đáy 2009 a dự khá sát - có lẽ do may mắn)
Trong cả 2 lần, nhìn khách quan thì đều thấy rằng có thể đọc các thông tin theo nhiều hướng, phản ứng giá rất chân thực và cho ta biết ngay là nó muốn đi đâu. Nhưng một "chuyên gia" chưa đủ tầm "cao thủ" sẽ rơi vào trạng thái "tự tin" thái quá vào năng lực bản thân và thường chỉ đánh giá cao ý kiến của một vài người mà một "chuyên gia" đó cho là thành công. Khi đó, a ta chỉ còn nghe được những tán dương và ghê tởm, phỉ nhổ vào những nhận định ngược lại với ý mình và khi sai thì điên cuồng đi tìm những lý lẽ mỹ miều để tiếp tục suy luận theo hướng nó sẽ có lợi. Kiêu binh tất bại!
Đang kẹp cổ phiếu thì sẽ suy luận như kiểu mình là BF, đang có lời nhanh trong ngắn hạn thì nghĩ mình có thể làm như Soros :24:
 
e muốn hỏi a về cái đoạn nào? tâm lý trong 2 lần cháy hay tâm lý của việc suy luận ngược?
lần cháy 1: trước đó cũng có 1 lần giảm giá xăng và tt tăng mạnh, a ko ăn được mấy đoạn này. Trước khi all in MB thì a có ăn một ít ở nó. Kết hợp 2 cái này lại nó tạo thành tiếc + tham + tự tin là ăn được MB. Nên ngay khi có thông tin giảm giá xăng, việc đầu tiên là all in, phát đấy danh nghĩa 1:9, nhưng thêm báo mồm thì tỷ lệ đòn bẩy thực tế phải cỡ 3:97.
lần cháy 2: thời điểm đó, các thông tin vĩ mô thật ra ko phải quá tốt, giá thằng SSI đã tăng mạnh và xuất hiện phân kỳ âm. Đoạn trước cũng ko ăn được vì làm gì còn tiền mà đầu tư. Vì vậy liên tục trong tâm trạng suy nghĩ thị trường sẽ xuống và lên mạnh sẽ xuống mạnh. Lúc đấy có bạn bên ctck A, có khách hàng cầm nhiều SSI và ko định bán nên đã hỏi mượn để bán xuống. Kết quả là giá SSI tăng thêm 50% theo cái kiểu dư trần căng đét ko mua nổi. Tâm lý ở đây vẫn là tham + gato khi thấy người khác kiếm tiền + suy nghĩ mình giỏi và mình có khả năng dự báo chính xác (trước đó cái đáy 2009 a dự khá sát - có lẽ do may mắn)
Trong cả 2 lần, nhìn khách quan thì đều thấy rằng có thể đọc các thông tin theo nhiều hướng, phản ứng giá rất chân thực và cho ta biết ngay là nó muốn đi đâu. Nhưng một "chuyên gia" chưa đủ tầm "cao thủ" sẽ rơi vào trạng thái "tự tin" thái quá vào năng lực bản thân và thường chỉ đánh giá cao ý kiến của một vài người mà một "chuyên gia" đó cho là thành công. Khi đó, a ta chỉ còn nghe được những tán dương và ghê tởm, phỉ nhổ vào những nhận định ngược lại với ý mình và khi sai thì điên cuồng đi tìm những lý lẽ mỹ miều để tiếp tục suy luận theo hướng nó sẽ có lợi. Kiêu binh tất bại!
Đang kẹp cổ phiếu thì sẽ suy luận như kiểu mình là BF, đang có lời nhanh trong ngắn hạn thì nghĩ mình có thể làm như Soros :24:
Hay quá hay quá, em thấy mình trong này :hes::24::24::24:
Bây giờ thì tâm thế lúc nào không thành kế à anh? :1178:
 
Ví dụ về việc suy luận rồi ăn vả thì có nhiều. Ví dụ về suy luận và thành công ngay trên VC cũng ko ít.
Lấy ví dụ như những lão làng VCer, như Chị @Colaido , chị có hệ thống data riêng, hệ thống thu thập thông tin độc lập, quá trình back test, luyện tập, thực hành không ngừng. Làm nhiều tới mức nghe trong gió biết ngay đang chém hay thật. Tới cái tầm này thì việc suy luận xuôi hay ngược là phản ứng như cơm ăn áo mặc hàng ngày. Càng làm càng nhuần nhuyễn quen tay và độ chính xác càng cao. Đây là tầm của "cao thủ", thậm chí có thể liệt vào loại "ma đầu".
Ví dụ khác như a @chim_non, gần nhất a vẫn cảnh báo về VNI và nhóm bank, vị thế của a chắc thừa khả năng đi mượn vài m hàng short sell (đoán). Nhưng lựa chọn của a là ko chơi bank, quan sát tt và vào cái khác mới bắt đầu tăng khi tt cho tín hiệu tốt. Uốn mình theo thị trường, mặc dù suy luận trước đó phải thừa nhận là sai. Sai không mất tiền, đúng lồi mồm :113:. Bị đá xoáy, đá thẳng vẫn tưng tửng cười nói. Đây cũng là tầm "cao thủ". Đố kị nhất với bác này là nần nào thoát hiểm xong cũng chỉ nhận là may mắn.
Hai nhân vật thuộc hàng Idol này, là ví dụ điển hình của việc các a/ch ấy hiểu rõ bản thân và hiểu rõ vị trí của mình trong thị trường. Từ đó thiết lập lên hệ thống mang đậm tính cá nhân. Vẫn tôn trọng thị trường và vẫn suy luận thoải mái và gặt tiền từ cái đấy, đấy là một level của "cao thủ".

VC còn nhiều đại lão ma đầu lắm, chẳng qua họ ko chịu lộ diện, nên mình chưa có cơ hội học hỏi thôi :26:
 
Bài học đầu tư từ câu truyện thánh gióng: 5 tuổi ko biết đi (sideway tích lũy), ăn như thuồng luồng (dòng tiền bổ sung), lớn như thổi (tăng giá thẳng tắp), thăng thiên (nói thẳng là tèo) :dead:
Bài học từ đua xe đạp thời cấp 2: phóng xe nhanh, vào cua phóng thẳng ra ngoài đường, hậu quả tới giờ tay còn vết sẹo to tướng ở tay.
Giá chứng khoán trước lúc tăng cũng như con người cần tích lũy năng lượng như loài sâu chui vào cái kén thì mới hóa thành bướm. Nhưng hóa quá nhanh thì dễ mất kiểm soát. Vậy thì muốn bền bỉ thì tốt nhất là duy trì tốc độ đều đặn, nếu bỗng dưng hứng lên tăng tốc thì sau đó sẽ là nhả gas thả trôi giảm tốc hoặc đôi khi cần bóp phanh cho tốc độ giảm bớt.
Có chút quan ngại về cái con Vịt, đầu tư hôm nay tính trần tới 2 ngày liên tục :big_boss:
 
khởi đầu sóng 19/05, VCB, BID, CTG có tốc độ khá đồng đều. CTG chỉ là hơi yếu hơn một chút. Đoạn nhập nhằng thì CTG, MBB bỗng dưng nổi lên như 2 ngôi sao sáng rồi có vẻ chả đâu và đâu :66:. Tới giờ thì thấy rõ sức mạnh của VCB, BID. Nhóm ngoài quốc doanh thì ACB vẫn thể hiện tốt nhất, nhưng cũng cần quan sát thêm thế nào đã.
cũng từ đầu sóng, HCM, SSI, VND, KLS, VIX thể hiện sức mạnh na ná nhau. Tới hôm nay chỉ còn HCM, SSI thật sự đang rất ấn tượng :8:.
Khởi đầu sóng: DXG, DIG, LCG, HBC, NTL, SCR, VCG. Tới hôm nay, DXG, NTL đang ổn nhất . Với VCG thì cần xem thêm, chưa hiểu định làm cái gì.
PV: giữ sóng sau bank mới chịu nổi lên, nhưng ngay từ đầu đã phân hóa với PVS, PVC, PXS khỏe. Nhưng tới hôm nay có vẻ thằng PVS, PVT lại nổi lên thành ngôi sao.
Nhóm TPP: TNG, TCM, HVG thì tới giờ có vẻ TCM là ngon nhất, mà cái này ko biết nên xếp nó vào TPP hay là room vì nó hưởng sướng cả đôi.
nhóm room: FPT, REE... tóm lại vẫn khá ổn, điều chỉnh nhẹ nhàng chưa thấy gì xấu đi, tiếp tục quan sát.
những nhóm dẫn dắt như ngân hàng, chứng khoán, bất động sản đang xuất hiện sự phân hóa rất mạnh. Cơ hội chọn hàng có vẻ vẫn rất nhiều nhưng chọn sai thì uất ức vô cùng :102:
Hôm nay thì bọn vận tải có vẻ đang muốn đi tiếp con đường: VIP, PVT, MHC...
nhóm được tây mua (danh mục ETF) thì BVH, VIC, MSN vẫn từ từ điềm tĩnh leo dốc. MSN đang vào thế tây mua gần như 100% khối lượng, bắt đầu na ná như BVH vùng 36-39.
Kết hợp với việc bank bốc đầu và cách các sector khác chạy, dự báo tuần sau: bọn midcaps sẽ phi lên dẫn đoàn :1178:
Cân nhắc con nào trong tài khoản yếu, ko chịu tăng giá thì sút luôn, để có sức mua lao vào đám tăng giá :gun_rifle:
 
Last edited:
Bài học đầu tư từ câu truyện thánh gióng: 5 tuổi ko biết đi (sideway tích lũy), ăn như thuồng luồng (dòng tiền bổ sung), lớn như thổi (tăng giá thẳng tắp), thăng thiên (nói thẳng là tèo) :dead:
Bài học từ đua xe đạp thời cấp 2: phóng xe nhanh, vào cua phóng thẳng ra ngoài đường, hậu quả tới giờ tay còn vết sẹo to tướng ở tay.
Giá chứng khoán trước lúc tăng cũng như con người cần tích lũy năng lượng như loài sâu chui vào cái kén thì mới hóa thành bướm. Nhưng hóa quá nhanh thì dễ mất kiểm soát. Vậy thì muốn bền bỉ thì tốt nhất là duy trì tốc độ đều đặn, nếu bỗng dưng hứng lên tăng tốc thì sau đó sẽ là nhả gas thả trôi giảm tốc hoặc đôi khi cần bóp phanh cho tốc độ giảm bớt.
Có chút quan ngại về cái con Vịt, đầu tư hôm nay tính trần tới 2 ngày liên tục :big_boss:
vậy là sau 2 ngày ko chịu quay lại đường đua, con Vịt cắm đầu dúi dụi. Quan sát thấy cầu tốt dã man nên có khi bán là mất hàng.
Hôm nay hàng loạt cp chạm vào stop, có thể do stop đặt gần quá (có cp đặt cách high tới 10%) nên ồ ạt dính hết và hất bay mình khỏi stock.
Trong đấy có BVH và BIC thật ra chưa chạm stop nhưng do cùng lúc sử lý nhiều lệnh, trên nhiều tài khoản nên bị bệnh cũ là tiện tay lùa sạch :20:.
 
Vào đây tự sướng.
Tin vừa xác nhận, thứ 6 này tại HN sẽ có bữa offline. Có sự tham gia của PCT và có thể còn có sự tham gia của cựu CT và một số nhân vật cấp cao khác trong bang hội :42:
Sáng nay, các anh ấy mới bàn thôi nhé, sau tưởng hủy, giờ xác nhận là có rồi
 
e muốn hỏi a về cái đoạn nào? tâm lý trong 2 lần cháy hay tâm lý của việc suy luận ngược?
lần cháy 1: trước đó cũng có 1 lần giảm giá xăng và tt tăng mạnh, a ko ăn được mấy đoạn này. Trước khi all in MB thì a có ăn một ít ở nó. Kết hợp 2 cái này lại nó tạo thành tiếc + tham + tự tin là ăn được MB. Nên ngay khi có thông tin giảm giá xăng, việc đầu tiên là all in, phát đấy danh nghĩa 1:9, nhưng thêm báo mồm thì tỷ lệ đòn bẩy thực tế phải cỡ 3:97.
lần cháy 2: thời điểm đó, các thông tin vĩ mô thật ra ko phải quá tốt, giá thằng SSI đã tăng mạnh và xuất hiện phân kỳ âm. Đoạn trước cũng ko ăn được vì làm gì còn tiền mà đầu tư. Vì vậy liên tục trong tâm trạng suy nghĩ thị trường sẽ xuống và lên mạnh sẽ xuống mạnh. Lúc đấy có bạn bên ctck A, có khách hàng cầm nhiều SSI và ko định bán nên đã hỏi mượn để bán xuống. Kết quả là giá SSI tăng thêm 50% theo cái kiểu dư trần căng đét ko mua nổi. Tâm lý ở đây vẫn là tham + gato khi thấy người khác kiếm tiền + suy nghĩ mình giỏi và mình có khả năng dự báo chính xác (trước đó cái đáy 2009 a dự khá sát - có lẽ do may mắn)
Trong cả 2 lần, nhìn khách quan thì đều thấy rằng có thể đọc các thông tin theo nhiều hướng, phản ứng giá rất chân thực và cho ta biết ngay là nó muốn đi đâu. Nhưng một "chuyên gia" chưa đủ tầm "cao thủ" sẽ rơi vào trạng thái "tự tin" thái quá vào năng lực bản thân và thường chỉ đánh giá cao ý kiến của một vài người mà một "chuyên gia" đó cho là thành công. Khi đó, a ta chỉ còn nghe được những tán dương và ghê tởm, phỉ nhổ vào những nhận định ngược lại với ý mình và khi sai thì điên cuồng đi tìm những lý lẽ mỹ miều để tiếp tục suy luận theo hướng nó sẽ có lợi. Kiêu binh tất bại!
Đang kẹp cổ phiếu thì sẽ suy luận như kiểu mình là BF, đang có lời nhanh trong ngắn hạn thì nghĩ mình có thể làm như Soros :24:
giờ mới đọc dc cái này, hay quá mà....dài wa, :D em cho hỏi xí, cao thủ cỡ đó liệu có die hông? nếu có thì vì sao nhỉ ?
 
giờ mới đọc dc cái này, hay quá mà....dài wa, :D em cho hỏi xí, cao thủ cỡ đó liệu có die hông? nếu có thì vì sao nhỉ ?
Chắc bao giờ e luyên tới tâm đó, cũng ko chắc trả lời được :35:
Nhưng thấy mấy ông siêu sao vẫn cutloss đều. Livermo còn phá sản (cũng phần vì lụy tình). Mấy ông viết sách cách đây từ vài chục tới cả trăm năm, giờ cũng ko ông nào còn sống. Nên e đoán là cuối cùng cũng die cả thôi :21:
 
Vào đây tự sướng.
Tin vừa xác nhận, thứ 6 này tại HN sẽ có bữa offline. Có sự tham gia của PCT và có thể còn có sự tham gia của cựu CT và một số nhân vật cấp cao khác trong bang hội :42:
Sáng nay, các anh ấy mới bàn thôi nhé, sau tưởng hủy, giờ xác nhận là có rồi
Hihi, đăng kí ở đâu anh ơi, em xin 1 vé đi hóng :)
 
Ví dụ về việc suy luận rồi ăn vả thì có nhiều. Ví dụ về suy luận và thành công ngay trên VC cũng ko ít.
Lấy ví dụ như những lão làng VCer, như Chị @Colaido , chị có hệ thống data riêng, hệ thống thu thập thông tin độc lập, quá trình back test, luyện tập, thực hành không ngừng. Làm nhiều tới mức nghe trong gió biết ngay đang chém hay thật. Tới cái tầm này thì việc suy luận xuôi hay ngược là phản ứng như cơm ăn áo mặc hàng ngày. Càng làm càng nhuần nhuyễn quen tay và độ chính xác càng cao. Đây là tầm của "cao thủ", thậm chí có thể liệt vào loại "ma đầu".
Ví dụ khác như a @chim_non, gần nhất a vẫn cảnh báo về VNI và nhóm bank, vị thế của a chắc thừa khả năng đi mượn vài m hàng short sell (đoán). Nhưng lựa chọn của a là ko chơi bank, quan sát tt và vào cái khác mới bắt đầu tăng khi tt cho tín hiệu tốt. Uốn mình theo thị trường, mặc dù suy luận trước đó phải thừa nhận là sai. Sai không mất tiền, đúng lồi mồm :113:. Bị đá xoáy, đá thẳng vẫn tưng tửng cười nói. Đây cũng là tầm "cao thủ". Đố kị nhất với bác này là nần nào thoát hiểm xong cũng chỉ nhận là may mắn.
Hai nhân vật thuộc hàng Idol này, là ví dụ điển hình của việc các a/ch ấy hiểu rõ bản thân và hiểu rõ vị trí của mình trong thị trường. Từ đó thiết lập lên hệ thống mang đậm tính cá nhân. Vẫn tôn trọng thị trường và vẫn suy luận thoải mái và gặt tiền từ cái đấy, đấy là một level của "cao thủ".

VC còn nhiều đại lão ma đầu lắm, chẳng qua họ ko chịu lộ diện, nên mình chưa có cơ hội học hỏi thôi :26:
Em chả biết nói gì khi đọc cái này, các thầy giảng sao thì gắng tiếp thu vậy :) Con đường còn gian nan, đôi chân đang hùng hục ...
 
Back
Top