MỘC !

If you know I got no shame
Ain't about the money, it's about the power (no shame)
Ain't about the money, it's about the power (you know I got no shame)
Ain't about the money, it's about the power (no shame)
Ain't about the money, it's about the power

Think about it, think about it
Ain't no need to think about it
Get that Money, keep that money
No they not the same thing
Money can't be anybody,
This somebody, that nobody
When it comes to power
Circle, super smaller names hey

Money make em' do it coz of what you give to em'
Power make em' do it coz you told them to do it
Money make you fly, power never die, don't know why
Money can't be lost, power never need an alibi
Love the good in the champagne
Power in my pride, power in my last days

Said if I don't know nothin', I know this paper
Bigger than the world steppin over skyscrappers
If I don't know nothin', one thing I know
Power over money, man that's just how it goes

If you know I got no shame
Ain't about the money, it's about the power (no shame)
Ain't about the money, it's about the power (you know I got no shame)
Ain't about the money, it's about the power (no shame)
Ain't about the money, it's about the power

When I'm in your presence you can feel the power
Even if this company was built from powder
Girls, kissin, on the couch, women, in the, shower
Surround, myself with kings, you can keep the cowards
Everytime I reminisce, I'm rappin' different bitches
Blood is thicker than water but B.S is the thickest
Let the chain round my neck tell my life story
Born into the money but would die for glory

Get ready for the takeover, that face, lip and makeover,
that case, that I break open, that great fifth like beethoven
If you, wanna get it, papi, I can be in the team,
thirty-four, in a, rocket coz Hakeem's the dream
Get it, they don't get it

Oooh, we're makin' moves, you're only doin'
what my power let you do
You see that money ain't everybody's thing,
when it comes to power, can only be one king

Said if I don"t know nothin', I know this paper
Bigger than the world steppin over skyscrappers
If I don't know nothin', one thing I know
Power over money, man thats just how it goes

If you know I got no shame
Ain't about the money, it's about the power (no shame)
Ain't about the money, it's about the power (you know I got no shame)
Ain't about the money, it's about the power (no shame)
Ain't about the money, it's about the power
 
quote17-a7c42.jpg
 
1.Bản chất của Forex là gì ?
Forex là một thị trường cũng như bao thị trường tài chánh khác mà thôi. Tuy nhiên, bản chất của nó không phải là đầu tư, mà là hedge. Có nghĩa là người ta sinh ra nó để nó giúp các đại công ty, các ngân hàng bảo vệ tài sản, sản phẩm của họ qua hình thức tài chính.

2.Forex họat động 24/24 ,vậy tai sao mỗi ngày lại có giờ mở cửa của các thị trường.
Giờ mở cửa các thị trường là giờ bản xứ. Còn forex market thì lúc nào cũng mở cửa. Thị trường bản xứ, chẳng hạn như thị trường Hoa Kỳ, có thể đóng. Nhưng currency market vẫn có thể trade tại một thị trường khác, ở một giá gần như là tương tự giá của thị trường vừa đóng.

Có phải lúc đó các Big trader bắt đầu họat động ?
Không. Traders không hoạt động theo giờ, và theo news và theo tầm quan trọng của những sự việc đang xảy ra vòng quanh thế giới đã và đang ảnh hưởng vào giá thị trường.

3.Các US Trader giữ vai trò như thế nào đ/v Currency market ? Giờ họat động của họ ?
Traders là một bộ phận chung của thị trường, chứ không phải đứng ngoài thị trường. Họ không có nhiệm vụ gì hết. Họ vào cuộc chơi với một ý nghĩ duy nhất. Đó là kiếm tiền, và kiếm cho thật nhiều tiền. Đơn giản vậy thôi. Tuy nhiên, với một túi tiền lớn gấp trăm ngàn lần số tiền của các chú retail, professional traders cung cấp cho thị trường một điều quan trọng nhất của tất cả market. Đó là liquidity.

4.Những yếu tố nào cần có để trở thành successful trader?
Discipline ( Kỷ luật). Một đoàn quân thiện chiến không phải nhờ người lính giỏi, mà nhờ người lính kỷ luật. Trong các quân binh chủng của thế giới, ai cũng biết Nhảy Dù là thiện chiến nhất. Họ thiện chiến vì họ là binh chủng kỷ luật nhất của quân đội. Traders cũng thế. Thương trường hôm nay cũng giống chiến trường năm xưa. Ra trận mà thiểu kỷ luật bản thân. Trade lung tung. Trade theo hứng, trade vì tham. Trade vì tự cao, tự ái thì cái chết trong thương trường sẽ không xa lắm.

5.Các gia đọan mà Protrader thường trải qua?
Đau thương và nhiều đau thương. Nhiều đến nổi mỗi lời nói khi chia sẽ kinh nghiệm với người khác là một bài học trong quá khứ. Nhìn vào chart, thấy formation hiện ra trước mặt, hiểu nó. Nhưng song song với cái hiểu đó là bài học đau thương của dĩ vảng. Không nhớ cũng không đươc.

6.Nên phối hợp giữa TA và FA như thế nào? Cái nào giữ vai trò chủ đạo?
TA là cho trade thuần túy. Đó là một nghệ thuật mua bán qua phương cách đo lực cung cầu thị trường. FA là một môn học chính thống, được đào tạo bởi những đại học danh tiếng, và có bằng cấp hẳn hòi.
Cái nào giữ vai trò chủ đạo? Bạn tự định nghĩa mình là gì? Trader hay investor. Nếu là traders thì chỉ nên tìm hiểu FA một mức cần thiết nào đó thôi. Biết đủ để hiểu các tin tức và phản ứng của thị trường là đủ.

7.Đối với TA nên sử dụng những công cụ nào?
Mỗi công cụ có một cách xài khác nhau. Có nhược điểm và ưu điểm khác nhau. Không thể nói cái nào hơn cái nào, tuy rằng có một số công cụ thường được người ta xài nhiều hơn những cái khác. Nhưng đó không có nghĩa là công cụ đó là tuyệt đối.

8.Cách xác định Entry/Exit point?(điểm vào, điểm ra)
Muốn biết xài entry hay exit cho đúng thì phải biết coi formation. Nắm formation cho chính xác mới nói đến entry và exit. Entry và exit là một nghệ thuật tối quan trọng trong trading. Nó phân biệt giữa một người biết trade và một tay nhà nghề. Vì kỷ thuật entry/exit này sẽ làm tiền lời tăng hay giảm gần 50% nhiều hơn, nếu biết chọn đúng hai điểm trên.

9.Cách đặt Stop loss/Target?
Tùy cá nhân và tùy market nữa. Không thể nói suông được.
Có người thì chọn đại vài chục pips và chấp nhận thua ở điểm đó.
Có người thì theo dỏi market và quyết định cut loss khi họ không thấy hy vọng nữa.
Có người vừa nhảy vô, thấy không êm là chạy liền không do dự. Tôi thuộc thành phần chót. Thấy không êm là dông mất.
Trade kiểu này nhiều khi cũng bực mình vì mình bị market nó rỉa hoài, nhưng theo tôi thì kiểu này nó bảo vệ vốn lâu dài. Và câu hỏi "thế nào là không êm", xin trả lời là trước khi nhảy vô thì mình phải có cái nhìn xa hơn hiện tại chút. Nếu mình daytrade mà vừa nhảy vào, sau 5, 10 phút mà thấy không ổn là chuẩn bị lui quân là vừa. Ngồi đó tiếc của Trời một hồi là buồn lắm . Ngồi càng lâu thì "nổi buồn càng dâng cao"

10.Nên phối hợp giữa các Timeframe như thế nào?
Mỗi cặp tiền nó có một bản chất riêng. Không thể xài một time frame để đo hết các cặp.
Chẳng hạn đồng Euro thường rất dể đọc chart với 5-minute chart.
Nhưng nếu đem cái timeframe đó qua đồng Pound thì sẽ sai signal. Lý do là đồng Pound giao động nhiều hơn đồng Euro, cho nên nó cần một longer timeframe để weed out những market noise.
_________________
 
PHẦN 2

11.Money management :
Mỗi một position nên đặt bao nhiêu %§ vốn?
Để có thể kiếm sống được với Forex thì cần số vốn tối thiểu là bao§ nhiêu ?
Cái này thì tùy§Mỗi một position nên đặt bao nhiêu % vốn? cá nhân. Có người 5, 10%. Có người thì chơi xã láng luôn.
Có người thì bỏ vào ít lúc đầu, nhưng thấy market bắt đầu chạy theo ý mình muốn thì họ “double down” luôn. Nói chung là cái này tùy theo bản tánh của người, và thị trường mình trade.
Cá nhân tôi thì lúc đầu bỏ ít. Nhưng khi market đã confirm hướng đi thì tấp vào tối đa. George Soros—thần tượng của currency trader—đã từng nói một câu rất nổi tiếng.
Đó là: WHEN YOU’RE RIGHT, YOU CAN’T HAVE ENOUGH.
Đại ý của câu đó là khi bạn đoán đúng hướng đi rùi, bỏ vào bao nhiêu cũng vẫn chưa thấy đủ. Đây là cung cách của một trader nhà nghề. Họ biết tiến thoái nhịp nhàng với thị trường. Họ không như mấy ông thầy giáo lẩm cẩm, cứng ngắc. Chỉ nhất quyết với một con số nào đó thôi. Trading rất là flexible ( tạm dịch là co giãn). Khi biết mình thắng thì phải tấp vào tối đa. Cơ hội không đến lần thứ hai. Cho nên khi cờ tới tay thì phải phất. Phải “clean out” đối thủ của mình cho sạch sẽ. Để lấy đó làm vốn. Lở mai mốt mình có bị clean lại thì còn vốn mà phục thù. Đối với tôi thương trường là chiến trường. Traders phải biết tiến thoái nhip nhàng với thị trường và co giản theo nó. Đó là cái gọi là money management của tôi. Bạn hỏi 10 người khác thì sẽ có 10 câu hỏi khác nhau.
Muốn kiếm tiền sống trong forex trading thì có người nói là 50K trở lên. Theo tôi thì cái này tùy mổi người và hoàn cảnh xã hội. Ở Mỹ này thì 50K để trade và kiếm sống thì khó lắm, vì chi phí hàng tháng rất nhiều. Ở VN thì có thể được.

12.Quan điểm của các anh như thế vào về các chiến thuật mà các newbie thường sử dụng như:
Đón gió : trước lúc có NEWS khỏang 5phút đặt 2§ cái Stop order ngược chiều nhau cách điểm hiện tại một số pips nhất định
Cái này thì không biết. Ai biết trả lời dùm.
Chịu đựng : đặt lệnh chỉ đặt Target không đặt Stop loss
Cái này là trò chơi dại của mấy chú rookies. Hihihihi account bị clean out vài lần là nhớ hà. Khỏi cần dạy

Hedge Funds
Đây là một hình thức đầu tư giống mutual fund nhưng nghiên về trading, và thường là do một ex-trader lập ra. Dân đầu từ vào các hedge fund thường là dân nhà giàu. Theo luật của 1996 thì số tiền tối thiểu để bỏ vô là 1 triệu US. Bây giờ thì nghe nói là còn 100K thui.

13.Những chiến thuật mà các anh thường sử dụng (nếu thấy tiện )
Kiên nhẫn và kiên nhẫn ngồi đợi cho đến khi market có một signal mà mình không thể bỏ được thì mới nhảy vào. Vào rùi mà thấy đúng thì tấp tối đa vào. Xong rùi thì chạy cho nhanh. Đủ no là dông. Không tiếc rẻ gì nữa cho dù nó có lên cao hơn sau này nhiều. Traders có câu: You never go broke taking profits. Tạm dịch là bạn không bao giờ sạt nghiệp khi có lời. Lời ít hay lời nhiều điều do chính mình mà thôi.
Trên thị trường có hai lực mà người trader luôn tránh: FEAR & GREED. Fear là sợ. Greed là tham. Cả hai cái này đều dẫn đến cửa tử. Khi thua, người ta sẽ đâm ra sợ vô cớ. Khi thắng người ta sẽ ngạo mạn và chơi liều. Cái sai thứ nhất (fear) làm cho người ta chậm chạp khi cơ hội tới tay mà không dám chụp vì sợ thua nữa. Thành ra, không bao giờ gở lại cái mình đã thua. Còn Greed thì vì đã thắng lớn, hay thắng nhiều nên con người đâm ra tự cao. Trong lịch sử của financial trading có hàng hà sa số xác chết của những traders loại này. Thành danh cũng nhanh và chết còn nhanh hơn. Chết loại này thường là một đi không trở lại. Vĩnh viễn ra khỏi cuộc chơi. Cho nên người biết trade, loại người đã nắm hết những basic knowledge, thường luôn xem xét lại bản thân mình sau mỗi cuộc chơi. Đừng quá buồn khi thua, mà cũng đừng quá mừng khi thắng. YOU ARE AS GOOD AS YOUR LAST TRADE. Có nghĩa là cái trade sắp tới là một trò chơi mới, với một sát xuất thắng thua bằng nhau. Khoan hãy mừng vội, nếu bạn may mắn thắng trong kỳ trade vừa qua.

14.Các vấn đề về Price:
Price được hình thành như thế nào?§
Ai quản lý Price? Có phải có một trung tâm dữ liệu về Price để sử dụng§ chung trong Currency market?
Liệu có ai có thể thao túng Price không?§
Các Brokers và Market makers có thao túng Price được ko ?§
Mối tương§ quan giữa Quantity và pips?
Price được cập nhật như thế nào? Liên tục hay§ là từng thời điểm
Price được thành hình qua một phương thức gọi là price discovery. Có nghĩa là đấu giá. Người nào muốn bán giá nào thì post lên, nếu đúng giá thì sẽ có người mua. Và cứ lần lần như thế mà giá được tạo thành. Đây là căn bản của các thị trường tài chánh thế giới khi họ pricing một vật gì. Vì phương pháp này cho nên giá thật ra chỉ là một khái niệm, không có gì là thật hay chính xác cho lắm. Cũng chính vì thế giá luôn thay đổi vì khái niệm của giá luôn thay đổi tùy theo cái nhìn của mỗi trader trong cuộc chơi, và tùy theo những tin tức kinh tế, và diễn biến của chính trị hằng ngày trên thế giới.
Ý bạn muốn nói là data hay quote đó huh? Cái đó thì khi giá được thành hình qua phương thức vừa kể trên thì nó được dissiminate (tạm dịch là phân phối) qua các data vendors khắp thế giới.
Thị trường nào cũng có thể bị thao túng được cả, bằng cách này hay bằng các khác mà thôi. Tuy nhiên, trong currency market thì hơi khó hơn các thị trường khác vì cái size của nó. Nhưng nhiều khi người ta không cần phải thao túng của nó qua giá bằng cách “lấy thịt đè người” nhưng người ta có thể tung tin đồn thất thiệt về một chuyện gì đó để đổi chiều của thị trường trong giai đoạn ngắn hạn nào đó. Nhưng muốn làm thế cũng không hẳn là dể. Nói chung thì cho với các loại cóc nhái như chúng ta trong thị trường này thì dầu có thao túng hay không thì cũng không ảnh hưởng gì đến chúng ta bao nhiêu. Chúng ta mà có thua trong thị trường này là lỗi do chính chúng ta tạo ra nhiều hơn là do người khác thao túng market.
17.Có phải chart của tất cả các cặp tiền tệ thì có tính chất giống nhau?
Không. Chart của mỗi đồng currency tuy có giống nhau qua một tính chất là trend, vì trend là điểm khá đặc thù của currency. Nhưng không phải chart của tất cả đồng tiền đều giống nhau. Lý do là mỗi một đồng tiền đều có mức giao động riêng, gọi là volatility. Volatility của mỗi đồng tiền giống như là dấu tay của chúng ta. Mỗi người đều có một dấu tay khác nhau. Volatility của mỗi đồng tiền cũng thế. Dựa vào điểm này mà traders có thể có những cách trade cho mỗi đồng tiền mỗi cách khác nhau.
CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG !!! ( sưu tầm-Vietcurrency )
 
19/03/2016 công việc gia đình cuối cùng đã trở lại quỹ đạo, chỉ có túi tiền là nhẹ hẫng :20:. Quánh dấu ngày hôm nay của Sữa, tư duy đầu tư đầu cơ xóa, làm lại hết từ đầu, chấp nhận làm 1 tờ giấy trắng học lại ! gặp lại Sữa vào tháng 12/2016 nhé !
- Tối đa hóa lợi nhuận
- Cụ thể hóa phương pháp tiếp cận thị trường
- Chăm chỉ ghi chép những gì quan sát
- Kiên nhẫn chờ cơ hội
- Sống, giao dịch có quy tắc để kiểm soát cảm xúc tốt khi giao dịch
NÓI DỄ LÀM KHÓ ( mượn bản quyền chưa xin phép của ai đó :21: )
p/s: ai quý mình cho xin 1 like chứ đừng comment gì cả :1:, thanks all :1:
 
The basic ideas of investing are to look at stocks as business, use the market's fluctuations to your advantage, and seek a margin of safety. That's what Ben Graham taught us. A hundred years from now they will still be the cornerstones of investing.

— Warren Buffett
 
PHẠM CÔNG DANH - ÔNG CHỦ NGÂN HÀNG NHƯNG KHÔNG LÀM NGÂN HÀNG VÀ CÁI KẾT BI THẢM
Phạm Công Danh bỏ tiền mua một ngân hàng âm vốn hàng nghìn tỷ với mục đích buôn bất động sản kiếm lời, nhưng tất cả không như dự tính. Vào ngân hàng mà không làm ngân hàng khiến đại gia xây dựng không chỉ rơi vào vòng lao lý một mình mà còn kéo theo 35 người khác.
Phạm Công Danh bắt đầu nghiệp kinh doanh với nền tảng của gia đình là nghề bán vật liệu xây dựng. Sau khi công ty của gia đình là hãng Gạch bông Hương Sơn phá sản, cuối những năm 90 của thế kỷ trước, ông Danh mở một cửa hàng vật liệu xây dựng nhỏ trên đường Lý Thường Kiệt, Q.10, Tp. Hồ Chí Minh. Với kinh nghiệm sẵn có cùng khả năng nhìn nhận nhạy bén, sau nhiều năm, ông Danh nâng tầm cửa hàng của mình thành một công ty lớn - Tập đoàn Thiên Thanh.
(NOTE FOR ME : NHẠY BÉN LINH HOẠT NHANH NHẸN LIỀU LĨNH -> DỰNG NGHIỆP )

Lúc này, công ty của Phạm Công Danh không chỉ cung cấp vật liệu xây dựng mà còn tham gia trực tiếp vào nhiều dự án kinh doanh trên các lĩnh vực như bất động sản, khách sạn, du lịch... Đến năm 2008, công ty đã có vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng, trong đó ông Danh giữ 80% cổ phần và 20% còn lại đứng tên vợ.
(CÓ NHIỀU MỐI QUAN HỆ TRONG NGÀNH XD -> MỞ RỘNG QUY MÔ KINH DOANH -> ĐÁ LẤN SÂN * RỦI RO VÀ NGUY CƠ BẮT ĐẦU XHIỆN * )

Bắt đầu “có tiếng” trên thị trường bất động sản, ông Danh lại khát khao làm giàu hơn nữa và mơ có riêng một ngân hàng phục vụ cho các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực. Thế là ông manh nha ý định xin thành lập ngân hàng xây dựng nhưng bị từ chối. Với người khác thì có thể gọi là vận may đến, nhưng với Phạm Công Danh thì lại là vận rủi bắt đầu.
(TARGET CÓ LÀ TỐT, NHƯNG NHẤT NHẤT PHẢI CÓ LỘ TRÌNH)

Năm 2012 ông Danh gặp Hà Văn Thắm - Chủ tịch của Ngân hàng Đại Dương lúc bấy giờ. Cuộc gặp gỡ định mệnh ấy đã biến ông Thắm – lẽ ra là người mua - trở thành người “mai mối” để Phạm Công Danh mua lại Ngân hàng Đại Tín (TrustBank) từ bà Hứa Thị Phấn.
Sau khi được mai mối, Phạm Công Danh đã trả tiền môi giới cho Hà Văn Thắm 500 tỷ đồng và nhanh chóng ký thỏa thuận với bà Phấn để nhận bàn giao ngân hàng vào tháng 6/2012. Tại thời điểm đó, Phạm Công Danh biết ngân hàng đang thua lỗ lũy kế hơn 6.000 tỷ đồng và âm vốn chủ sở hữu hơn 2.800 tỷ.

Quyết định “chinh chiến” mảng ngân hàng trong vai trò đi tái cơ cấu TrustBank – 1 trong 9 ngân hàng yếu kém - Phạm Công Danh thừa nhận rằng bản thân mình không có hiểu biết gì về lĩnh vực này. Khi chấp nhận bỏ ra hơn 4.600 tỷ đồng để mua lại gần 85% cổ phần TrustBank từ nhóm Phú Mỹ do bà Hứa Thị Phấn đại diện (mà thực chất là mua quyền trả nợ thay nhóm này), Phạm Công Danh nhắm vào phần bất động sản.
(THỜI GIAN VẪN LUÔN LÀ YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH HÀNG ĐẦU, KO Ở ĐỦ LÂU ĐỂ HIỂU THÌ KO LÀM . THỜI ĐIỂM CHƯA ĐẾN-> KO LÀM)

Ông này tính toán, sau khi lấy được phần bất động sản mà nhóm Phú Mỹ đã thế chấp ở ngân hàng bằng việc trả thay khoản nợ kia, Danh sẽ bán phần đất đó, không những trả được hết nợ mà còn có lãi khoảng 700 tỷ đồng.
Nhưng mọi thứ đã không như dự liệu. Sau khi đã trả nợ thay cho bà Phấn được 3.600 tỷ đồng, Phạm Công Danh lại không lấy được hết các bất động sản để bán. Lý do là bởi các doanh nghiệp mà bà Phấn nói rằng bà đại diện không đồng ý giao tài sản.
Trong khi đó, khoản tiền 3.600 tỷ đồng lại không phải tiền túi bỏ ra, mà là đi vay của ngân hàng Xây dựng và cha con ông Trần Quý Thanh – ông chủ của Tân Hiệp Phát. Vì trót vay tiền lại không có nguồn để trả nợ, Phạm Công Danh tiếp tục phải đi vay, khoản vay sau trả cho khoản vay trước và mang nợ với nhóm Trần Ngọc Bích cùng khoản tiền lãi phải trả hàng nghìn tỷ đồng.
Khi được hỏi vì sao ngân hàng xấu như vậy mà vẫn “lao vào”, Phạm Công Danh nói rằng đã tính toán bằng việc bù đắp vốn điều lệ, sẽ xử lý được nợ xấu vốn đang nằm gần như toàn bộ trong tay 2 nhóm nợ chính là Phú Mỹ và Phương Trang bằng cách bán các tài sản đảm bảo khi giá bất động sản tăng.

(MỘT BÀI TOÁN CÓ QUÁ NHIỀU BIẾN SỐ RỦI RO NHƯNG ĐƯỢC KÌ VỌNG GIẢI QUYẾT TRONG 1 TIME NGẮN, DÙNG NỢ VAY NGẮN HẠN TRẢ LÃI CAO ĐỂ THỰC HIỆN, KO CUTLOSS THÌ BẮT BUỘC PHẢI ĐI TẮT VÀ LÁCH LUẬT... CÁI GÌ ĐẾN SẼ ĐẾN ! )

Thực hiện như vậy, ông Danh tin rằng mọi thứ sẽ tốt lên, trong khi các doanh nghiệp xây dựng sẽ có được một ngân hàng chuyên ngành phục vụ họ. Thế là ông Danh nhanh chóng bắt tay vào “tái cấu trúc” ngân hàng, đổi tên TrustBank thành Ngân hàng Xây dựng (VNCB).

Biết rằng ngân hàng rất tệ vì đã âm vốn, nhưng Phạm Công Danh không ngờ nó lại xấu đến mức như vậy. Ngay khi vừa làm ngân hàng, tình hình thanh khoản của VNCB đã cạn kiệt, cạn đến mức “trợ thủ đắc lực” của ông Danh là Tổng giám đốc Phan Thành Mai từng nói, chỉ cần khách hàng rút 1-2 tỷ đã khó, có khách hàng cần rút 15 tỷ nhưng không thu xếp nổi, họ đến tận trụ sở xem ngân hàng có hoạt động hay không mà lại khó khăn đến vậy.

Không những thế, khi vừa vào ngân hàng, Phạm Công Danh còn phải trích lập dự phòng toàn bộ cho khoản nợ xấu của 2 nhóm nợ theo kết luận của thanh tra tới hơn chục nghìn tỷ đồng. Khó khăn lại chồng chất khó khăn.
Nhưng trót đâm lao thì phải theo lao, để trụ được, Phạm Công Danh đã nghĩ ra cách rút tiền ngân hàng để trả lãi ngoài nhằm thu hút khách đến gửi tiền. Cùng với đó, ngân hàng cũng phải tăng thêm vốn điều lệ theo đề án tái cơ cấu đã trình lên Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ. Tất cả các khoản này, cùng với những khoản “không giải thích nổi”, Phạm Công Danh đã chỉ đạo các nhân viên thực hiện hàng loạt phi vụ rút tiền thông qua việc lập hồ sơ khống nâng cấp corebanking, hồ sơ khống thuê trụ sở, ủy thác đầu tư trái quy định, nhờ người đứng tên công ty, làm hợp đồng khống để vay vốn, nâng giá trị tài sản đảm bảo lên gấp nhiều lần, chuyển tiền không có chữ ký của chủ tài khoản… tổng cộng lên đến hơn 12.000 tỷ đồng.
Riêng hoạt động ngân hàng, Phạm Công Danh huy động các khoản sau để trả cho khoản trước, dùng tiền rút ra từ VNCB để trả lãi ngoài mà không dùng tiền huy động để kinh doanh thương mại tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Chính vì không hồi phục được ngân hàng, không tạo ra lợi nhuận nên chỉ sau 6 tháng chuyển giao, tình hình VNCB bết bát hơn với khoản lỗ lũy kế cuối năm 2012 lên đến hơn 8.700 tỷ và vốn chủ sở hữu âm 5.700 tỷ đồng. Đến cuối năm 2013, lỗ lũy kế tiếp tục tăng lên hơn 11.300 tỷ đồng còn vốn âm gần 8.300 tỷ, và đến thời điểm bị khởi tố là tháng 7/2014, VNCB đã bị âm vốn tới hơn 18.000 tỷ, nợ phải trả hơn 38.000 tỷ.
Phạm Công Danh đã gây thất thoát cho VNCB hơn 9.000 tỷ đồng, nhưng Danh không thực hiện các hành vi sai trái một mình mà kéo theo đó là 35 người khác. Bên cạnh một số người biết việc làm là sai trái nhưng vẫn làm theo chỉ đạo, còn có nhiều người không biết việc làm sai trái của Phạm Công Danh và không được hưởng bất kỳ lợi ích nào, chỉ bởi lòng tin đặt trọn vào ông chủ của mình mà phải ra đứng trước vành móng ngựa. Dù được luật pháp khoan hồng với các trường hợp bị ép buộc làm theo chỉ đạo cấp trên, nhưng tất cả đều phải lãnh án, nhẹ thì án treo vài ba năm, nặng hơn thì đi tù năm bảy năm, thậm chí hơn chục năm.

Sau hơn 40 ngày xử án và 10 ngày nghị án, kéo dài từ 19/7 cho tới ngày 9/9, phiên tòa sơ thẩm xét xử Phạm Công Danh và đồng phạm đã khiến người ta phải giật mình khi nhìn lại tất cả. Bất cứ ai, từ chủ tịch Hội đồng quản trị cho đến tổng giám đốc, trưởng ban kiểm soát, giám đốc chi nhánh cho đến nhân viên bảo vệ, lái xe đều có thể bị rủi ro nếu như làm không đúng trách nhiệm hoặc không nắm vững về chuyên môn, nghiệp vụ của mình.
http://cafef.vn/pham-cong-danh-ong-...hang-va-cai-ket-bi-tham-20160909112714769.chn
 
Ngày tháng nhàn rỗi chính thức bắt đầu :1:.
Copy paste bài viết từ FB anh Lý Xuân Hải

• REDIT SUISSE & HƠN THẾ NỮA…
(Bài viết không để tư vấn đầu tư, kêu gọi mua hay bán chứng khoán hàng hoá bất động sản. Chỉ là câu chuyện vỉa hè, các thông tin, nhận định cá nhân viết cho bản thân. Các bạn FB đọc cho vui thôi. Để đầu tư hãy nghiên cứu và tự quyết định cũng như tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình).
1.
Credit Suisse (CS) là ngân hàng Thuỵ Sỹ toàn cầu mang tính hệ thống: rủi ro của nó là rủi ro hệ thống ngân hàng - toàn cầu, tất nhiên.
Mấy ngày hôm nay CS đang gặp khó khăn. Giới đầu tư lo ngại hiện tượng đá lở sụp đổ dây chuyền.
Tôi để ý theo dõi và có đôi dịp hợp tác cùng CS từ lâu. Ngân hàng Đầu tư (NHĐT) này hoạt động khá mạnh mẽ ở Việt Nam và có công thu xếp được nhiều phi vụ đình đám. CS đầu tư mạnh tay, sản phẩm phong phú, đội ngũ kinh doanh rất “cá mập” và đeo bám, chấp nhận “Rủi ro cao, Lợi nhuận cao” nên tham gia nhiểu deals khá mong manh cấu trúc phức tạp. Hoạt động Quản lý Tài sản (Wealth Management) rất mạnh, có lẽ nhất thế giới.
Sự việc bắt đầu gây ấn tượng với tôi là vụ việc giữa Tidjane Thiam - CEO của CS từ 2015-2020 và Iqbal Khan - GĐ mảng Quản lý Tài sản của CS. Hai người cùng là dân nhập cư nhưng rất khác nhau về địa vị gia đình.
Khan sinh ra ở Pakistan ở một gia đình trung lưu, đến châu Âu năm 12 tuổi và năm 31 tuổi trở thành Partner trẻ nhất của Ernst & Young Thuỵ Sỹ. Khan gia nhập CS năm 2013 và trở thành một trong những ngôi sao: từ năm 2016 đến 2018 Khan huy động được thêm $46 tỷ tài sản mới và lợi nhuận ròng tăng 80%.
Thiam sinh ra ở Bờ Biển Ngà trong một gia đình danh gia vọng tộc: mẹ là cháu của người sáng lập Bờ Biển Ngà độc lập và là người lãnh đạo đất nước trong 30 năm, cha là một thành viên của chính phủ, chú là người đứng đầu Quốc hội. Thiam đã từng làm bộ trưởng tại quê nhà, sau đó làm lãnh đạo một số công ty bảo hiểm lớn ở Pháp và Anh.
Họ rất thân nhau. Thiam đã từng có ý định dắt ngôi sao đang lên Khan ngồi vào ghế của mình. Tham vọng và tính cách thủ lĩnh của Khan vì thế lớn lên cũng nhanh, nhanh đến mức Khan đã tưởng mình đang ngồi ở vị trí của Thiam rồi. Thế là mâu thuẫn sâu sắc. Như kho thuốc súng chỉ cần tia lửa nhỏ là bùng. Tia lửa xuất hiện lãng xẹt: bởi hai người phụ nữ.
Số là năm 2017 Khan mua nhà cạnh Thiam ven hồ Gold Coast là vị trí sang trọng và đắt bậc nhất Thuỵ Sỹ. Vợ Khan trồng cây che khuất tầm nhìn ra hồ của nhà Thiam. Trong một buổi ăn tối tại nhà Thiam tháng 1/2019 vợ Khan và bạn gái Thiam cãi cọ to tiếng về việc này. Kết quả là hai gã đàn ông lao vào đánh nhau tay bo.
Sự việc được nêu ra thảo luận ở cấp HĐQT của CS. Không còn gì để làm chung. Khan buộc phải ra đi thật nhanh theo thủ tục rút gọn: Có 6 tháng bàn giao để nghỉ từ 1/7/2019. Sau 3 tháng Khan có thể đi làm ở nơi khác. Đó là quyết định nóng vội và sai lầm của CS.
Ngay lập tức Khan được ngân hàng đối thủ UBS mời làm việc (Link 1).
Cần phải nói thông thường cần 12 tháng cho những lãnh đạo cấp cao như Khan bàn giao. Trong 12 tháng ấy người ra đi không làm việc vẫn hưởng lương và không tiếp cận hồ sơ, khách hàng hay thông tin mới để bảo mật và tránh rò rỉ thông tin chiến lược cập nhật, đồng thời không mời chào nhân viên khác của tổ chức đi theo.
Đầu tháng 9/2019 Khan nhận thấy mình bị 3 người theo dõi. Đã có va chạm của Khan với 3 người này. Khan báo cảnh sát. Cảnh sát lập tức khởi tố, bắt giữ cả ba. Té ra đó là các thám tử tư từ văn phòng Investigo do CS thuê. CS thừa nhận đã thuê thám tử giám sát Khan để xác định những người Khan gặp vì sợ Khan dụ dỗ nhân viên giỏi của CS đến UBS và tránh rò rỉ thông tin nhạy cảm cho đối thủ cạnh tranh.
Vụ bê bối bùng nổ xôn xao toàn bộ Thuỵ Sỹ. Phần lớn cho rằng hành vi đó là không xứng đáng với một ngân hàng lớn của Thụy Sĩ.
Một cuộc điều tra độc lập được thực hiện đã không tìm ra bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy Thiam biết về việc này mà COO của CS là Pierre-Olivier Bouée tự mình thực hiện. Tháng 1/10/2019 Buée nộp đơn từ chức (Link 2).
Điều tồi tệ hơn xảy ra: vào ngày tuyên bố từ chức của Buée, người trung gian giấu tên (viết tắt là T.) giúp CS thuê thám tử đã tự tử không rõ lý do (Link 3).
Tháng 2/2020 đến lượt Thiam từ chức dù được các cổ đông ủng hộ.
Sự việc này đã làm hoen ố phần nào tên tuổi Credit Suisse. Hệ thống ngân hàng Thuỵ Sỹ vốn khép kín cũng rúng động.
Tuy sự việc dường như đã kết thúc ở đó nhưng dư âm của nó cùng với nhiều vụ bê bối khác của CS đã ảnh hưởng rất xấu đến NHĐT này.

Đầu năm 2021, CS là trung tâm của hai vụ việc lớn cùng một lúc. Đầu tiên là vụ phá sản của công ty khởi nghiệp Fintech Bao thanh toán Greensill, nơi CS đầu tư $10 tỷ bằng tiền của khách hàng (Link 4). Tiếp theo là sự sụp đổ của quỹ đầu cơ Archegos, khiến CS lỗ ròng $5,5 tỷ (Link 5).
Rồi CS bị phạt vì rửa tiền cho các quan chức Mozambique ((Link 6) và trùm cocaine Bulgaria (Link 7), Chủ tịch HĐQT từ chức do vi phạm quy định cách ly Covid (Link 8 ). Tháng 2/2022 một nhóm các nhà báo điều tra với vụ Hồ sơ Panama nổi tiếng OCCRP đã công bố một lượng lớn các tài liệu nội bộ của CS tiết lộ các cơ chế tạo điều kiện và rửa tiền cho các nhà độc tài, tội phạm và quan chức tham nhũng tại CS (Link 9).
Vì lý do đó từ đầu 2021 đến nay mức vốn hóa của CS đã giảm cỡ ba lần và hiện chỉ còn hơn $10 tỷ.
Dầu được đổ vào lửa khi ngày thứ Sáu vừa qua 30/09 Ulrich Körner, CEO hiện tại của CS, gửi một bức thư trấn an cho nhân viên. Trong thư ông khuyên nhân viên không nên chú ý quá nhiều đến biến động hàng ngày của cổ phiếu CS cũng như thông tin truyền thông, rằng ngân hàng đang hoạt động tốt mạnh về thanh khoản và vốn. Kêu gọi nhân viên "phải kỷ luật hơn bao giờ hết" vì những tuần tới sẽ rất quan trọng: ngày 27/10 này Credit Suisse sẽ công bố một kế hoạch tái cơ cấu để thoát khỏi cuộc khủng hoảng.
Bức thư đã gây tác dụng ngược bởi hiệu ứng Streisand (hiện tượng càng nỗ lực chặn, xóa thông tin nhất định khỏi quyền truy cập của công chúng càng dẫn đến việc thông tin lan truyền rộng rãi hơn).
Người ta liên tưởng đến Lehman Brothers năm 2008 khi ông chủ cũng gửi bức thư tương tự cho nhân viên. Sự hoảng loạn theo kiểu "Chúng ta có thể đang chứng kiến một Lehman Brothers mới xuất hiện” đã gây phản ứng dữ dội.

Thứ Hai 03/10, sau khi mở cửa giao dịch cổ phiếu của CS bị bán tháo và lập tức giảm 12%. Các khoản CDS tăng giá nhiều lần: đã tăng thêm 105 điểm và chào bán ở mức 355 điểm. Báo giá CDS của các ngân hàng vào buổi sáng thứ Hai đã chính thức thể hiện 23% khả năng CS vỡ nợ trong 5 năm tới - mức cao bất thường đối với một trong những ngân hàng đầu tư lớn nhất thế giới.
Đến tối thứ Hai cơn hoảng loạn đã giảm bớt phần nào sau khi các báo cáo từ các nhà phân tích có uy tín tại một số NHĐT được phát hành với các nhận định trấn an rằng về cơ bản, Credit Suisse hoàn toàn không ở bên bờ vực phá sản, bức tranh tài chính của CS không hề tệ như Lehman Brothers năm 2008, và tốt hơn đáng kể so với Deutsche Bank năm 2015-2016.
Cụ thể (Link 10):
- TTS $733 tỷ, tiền mặt và tiền gửi đến hạn từ các ngân hàng $160 tỷ, $102 tỷ là đầu tư ngắn hạn.
- Các nhà phân tích của JPMorgan cho rằng vốn và thanh khoản của Credit Suisse là "lành mạnh".
- Các nhà phân tích của Deutsche Bank ước tính CS cần gọi thêm vốn khoảng $4 tỷ để thực hiện tái cơ cấu thành công.
Nói chung các nhà phân tích cho rằng ban lãnh đạo CS có khả năng dẫn dắt ngân hàng vượt qua khủng hoảng.
Kết quả cuối phiên giao dịch ngày 3/10, cổ phiếu của CS đã tăng trở lại ở mức cuối ngày thứ Sáu.
Nhưng rõ ràng cuộc khủng hoảng ở Credit Suisse, vốn đã âm ỉ trong vài năm, không thể giải quyết được chỉ bằng các báo cáo xoa dịu của các nhà phân tích. Nó chỉ tạm dịu lại mà thôi.
Vào ngày 27/10 này, ban lãnh đạo Credit Suisse sẽ trình bày kế hoạch tái cấu trúc hoạt động của CS, bao gồm cắt giảm chi phí và nhân viên, bán một số tài sản và cải tổ hoạt động kinh doanh ngân hàng đầu tư bị thua lỗ.
Có lẽ còn sớm để kết thúc câu chuyện với Credit Suisse và quá vội để kết luận CS là Lehman Brothers thứ hai.

Vấn đề nằm ở chỗ khác: việc bùng phát khủng hoảng vào lúc này mà không phải trước đó chỉ ra những vấn đề không chỉ ở CS mà ở cả hệ thống.
 
(2019-2022)
2.
Vấn đề hệ thống sinh ra bởi đồng tiền dễ dãi!
a. Thời đại tiền tệ dễ dãi đã tạo ra những cơ hội làm ăn thành công với rủi ro rất cao. Việc các NHTW đột ngột chuyển sang chính sách tiền tệ thắt chặt, tiền trở nên khó khăn hơn, trong bối cảnh dự báo suy thoái gần như không thể tránh khỏi ở châu Âu và Mỹ đã tạo cơn sốc mạnh đối với một thị trường quen sống trong điều kiện tiền tệ dễ dãi, giá rẻ.
Tiền nhiều thế cái gì chả lạm phát: hàng hoá, dịch vụ, cổ phiếu, start up, BĐS và cả lòng tham. Lạm phát hàng hoá dịch vụ thì lo nhưng lạm phát giá cổ phiếu và BĐS - hiện tượng phổ biến khi bơm tiền - thì sướng, thì vui: kinh doanh cổ phiếu và BĐS kiểu gì cũng lãi, ai cũng thiên tài kinh doanh vì sóng tiền sau đè sóng tiền trước, che hết rủi ro (Link 11)
b. Phản ứng của thị trường chỉ ra rằng giới đầu tư không còn chỉ lo sợ về chính sách tiền tệ thắt chặt hay các sai sót của các NHTW hay lạm phát kèm nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu, mà bắt đầu chuyển sang lo sợ về sức khỏe của chính thị trường trong điều kiện mới sau nhiều chục năm được nuôi dưỡng bởi đồng tiền dễ dãi.
c. Lạm phát là hiện tượng tiền tệ, nhưng không duy nhất mà còn là một hiện tượng tâm lý. Một thời gian dài lạm phát thấp đã ảnh hưởng đến các nguyên tắc ra quyết định của các nhà đầu tư sẵn sàng chấp nhận rủi ro cao trong kỷ nguyên tiền tệ dễ dãi. Những rủi ro cao mà các nhà đầu tư trước đây sẵn sàng chấp nhận vì sợ bị mất lợi nhuận đang bị đánh giá lại, danh mục tương ứng bị cắt khỏi danh mục làm thị trường sụt giảm sâu hơn trong chu kỳ mới.
Đừng đổ tội cho các nhà phát hành: họ phát hành vì có nhiều người mua vô tội vạ.
Cũng đừng đổ lỗi hết cho quản lý thị trường: họ in tiền dễ dãi vì không còn công cụ nào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Các nhà đầu tư chúng ta hãy cố nhìn lại mình: Thói quen xài đồng tiền dễ dãi ăn sâu đến đâu trong chúng ta rồi? Để đừng chui xuống hố lần 3. Hai lần rồi: hãy nhớ năm 2007 và lần này 2022.
3.
Làm gì?
Từ các đánh giá trong vài năm qua và các nhận định rất cá nhân trong bối cảnh lạm phát bất an, địa chính trị bất ổn như hiện nay không loại trừ vừa khủng hoảng kinh tế vừa khủng hoảng tài chính vừa khủng hoảng địa chính trị (khủng hoảng 3 trong 1), có thể tìm cách cơ cấu danh mục đầu tư bền vững và dẻo dai theo một số tiêu chí chủ quan:
a. Giảm đòn bẩy, trữ thanh khoản cho 2 năm - cẩn thận hơn là 3 năm - với các kịch bản Stress Test mạnh. Mạnh dạn cắt lỗ vì thanh khoản;
b. Chuyển một phần đáng kể đầu tư tài sản tài chính sang các tài sản thực hay gắn với tài sản thực một cách có chọn lọc phân tích kỹ: hàng hoá cơ sở và phái sinh hàng hoá, bất động sản hay quỹ BĐS và phái sinh của nó (nếu được phép);
c. Nếu đầu tư vào cổ phiếu hãy chọn các loại cổ phiếu có Pricing Power tức nó có thể chuyển gánh nặng tăng giá lên vai người tiêu dùng: sản xuất hàng hoá hay dịch vụ tiêu dùng thiết yếu, ít đối thủ cạnh tranh và ít mặt hàng thay thế, giá trị gia tăng cao. Một cách “tán lực” xuống dưới.
d. Chọn cổ phiếu có P/E/G thấp (G: Growth) chứ không chỉ P/E. (G bình quân tối thiểu 5 năm).
e. Nếu cược lạm phát là ngắn hạn (dưới 12 tháng) có thể mua các loại cổ phiếu tăng trưởng cao;
f. Cần nghiên cứu đánh giá các lĩnh vực tăng trưởng và hiệu quả tốt của mọi nền kinh tế khi GDP per Capita tăng từ $2.500 đến $5.500. Nên nhớ GDP per Capita của Việt Nam chắc chắn sẽ đạt mức này 10-15 năm nữa dù điều gì có xảy ra chăng nữa. Bẫy thu nhập trung bình, nếu bị, chỉ xảy ra sau khi đạt con số này.
Tuy nhiên chỉ tập trung vừa đủ vào các yếu tố vĩ mô hay lĩnh vực ở trên, tập trung nhiều hơn vào xu thế giá, hiệu quả hoạt động của chính doanh nghiệp, khả năng cạnh tranh và khả năng thích ứng với xu hướng số hóa và đáp ứng Green Transformation, ESG.
Cũng đừng cố bắt đáy - chỉ có thầy bói mới dám phán đáy ở đâu và Chúa Trời mới bắt đáy được. Chúng ta đều người phàm không là cả hai.
Tính toán, lượng hoá chiến lược vào ra tiền và tuân thủ kỷ luật tài chính. Không lượng hoá được rủi ro và mức lợi nhuận chấp nhận được để vào ra thì tìm tư vấn chứ đừng đầu tư mù - thói quen của thời đại đồng tiền dễ dãi.
Khả năng khủng hoảng 3 trong 1 thấp nhưng không loại trừ: 30%.
Kịch bản chính (69%) vẫn dự rằng nếu không xảy ra chiến tranh hạt nhân, khủng hoảng chỉ kéo dài khoảng 2 năm và sau đó vài năm đồng tiền dễ dãi sẽ quay trở lại. Tất cả sẽ lại vui vẻ.
(Bài của anh Lý Xuân Hải )
 
(2019-2022)
2.
Vấn đề hệ thống sinh ra bởi đồng tiền dễ dãi!
a. Thời đại tiền tệ dễ dãi đã tạo ra những cơ hội làm ăn thành công với rủi ro rất cao. Việc các NHTW đột ngột chuyển sang chính sách tiền tệ thắt chặt, tiền trở nên khó khăn hơn, trong bối cảnh dự báo suy thoái gần như không thể tránh khỏi ở châu Âu và Mỹ đã tạo cơn sốc mạnh đối với một thị trường quen sống trong điều kiện tiền tệ dễ dãi, giá rẻ.
Tiền nhiều thế cái gì chả lạm phát: hàng hoá, dịch vụ, cổ phiếu, start up, BĐS và cả lòng tham. Lạm phát hàng hoá dịch vụ thì lo nhưng lạm phát giá cổ phiếu và BĐS - hiện tượng phổ biến khi bơm tiền - thì sướng, thì vui: kinh doanh cổ phiếu và BĐS kiểu gì cũng lãi, ai cũng thiên tài kinh doanh vì sóng tiền sau đè sóng tiền trước, che hết rủi ro (Link 11)
b. Phản ứng của thị trường chỉ ra rằng giới đầu tư không còn chỉ lo sợ về chính sách tiền tệ thắt chặt hay các sai sót của các NHTW hay lạm phát kèm nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu, mà bắt đầu chuyển sang lo sợ về sức khỏe của chính thị trường trong điều kiện mới sau nhiều chục năm được nuôi dưỡng bởi đồng tiền dễ dãi.
c. Lạm phát là hiện tượng tiền tệ, nhưng không duy nhất mà còn là một hiện tượng tâm lý. Một thời gian dài lạm phát thấp đã ảnh hưởng đến các nguyên tắc ra quyết định của các nhà đầu tư sẵn sàng chấp nhận rủi ro cao trong kỷ nguyên tiền tệ dễ dãi. Những rủi ro cao mà các nhà đầu tư trước đây sẵn sàng chấp nhận vì sợ bị mất lợi nhuận đang bị đánh giá lại, danh mục tương ứng bị cắt khỏi danh mục làm thị trường sụt giảm sâu hơn trong chu kỳ mới.
Đừng đổ tội cho các nhà phát hành: họ phát hành vì có nhiều người mua vô tội vạ.
Cũng đừng đổ lỗi hết cho quản lý thị trường: họ in tiền dễ dãi vì không còn công cụ nào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Các nhà đầu tư chúng ta hãy cố nhìn lại mình: Thói quen xài đồng tiền dễ dãi ăn sâu đến đâu trong chúng ta rồi? Để đừng chui xuống hố lần 3. Hai lần rồi: hãy nhớ năm 2007 và lần này 2022.
3.
Làm gì?
Từ các đánh giá trong vài năm qua và các nhận định rất cá nhân trong bối cảnh lạm phát bất an, địa chính trị bất ổn như hiện nay không loại trừ vừa khủng hoảng kinh tế vừa khủng hoảng tài chính vừa khủng hoảng địa chính trị (khủng hoảng 3 trong 1), có thể tìm cách cơ cấu danh mục đầu tư bền vững và dẻo dai theo một số tiêu chí chủ quan:
a. Giảm đòn bẩy, trữ thanh khoản cho 2 năm - cẩn thận hơn là 3 năm - với các kịch bản Stress Test mạnh. Mạnh dạn cắt lỗ vì thanh khoản;
b. Chuyển một phần đáng kể đầu tư tài sản tài chính sang các tài sản thực hay gắn với tài sản thực một cách có chọn lọc phân tích kỹ: hàng hoá cơ sở và phái sinh hàng hoá, bất động sản hay quỹ BĐS và phái sinh của nó (nếu được phép);
c. Nếu đầu tư vào cổ phiếu hãy chọn các loại cổ phiếu có Pricing Power tức nó có thể chuyển gánh nặng tăng giá lên vai người tiêu dùng: sản xuất hàng hoá hay dịch vụ tiêu dùng thiết yếu, ít đối thủ cạnh tranh và ít mặt hàng thay thế, giá trị gia tăng cao. Một cách “tán lực” xuống dưới.
d. Chọn cổ phiếu có P/E/G thấp (G: Growth) chứ không chỉ P/E. (G bình quân tối thiểu 5 năm).
e. Nếu cược lạm phát là ngắn hạn (dưới 12 tháng) có thể mua các loại cổ phiếu tăng trưởng cao;
f. Cần nghiên cứu đánh giá các lĩnh vực tăng trưởng và hiệu quả tốt của mọi nền kinh tế khi GDP per Capita tăng từ $2.500 đến $5.500. Nên nhớ GDP per Capita của Việt Nam chắc chắn sẽ đạt mức này 10-15 năm nữa dù điều gì có xảy ra chăng nữa. Bẫy thu nhập trung bình, nếu bị, chỉ xảy ra sau khi đạt con số này.
Tuy nhiên chỉ tập trung vừa đủ vào các yếu tố vĩ mô hay lĩnh vực ở trên, tập trung nhiều hơn vào xu thế giá, hiệu quả hoạt động của chính doanh nghiệp, khả năng cạnh tranh và khả năng thích ứng với xu hướng số hóa và đáp ứng Green Transformation, ESG.
Cũng đừng cố bắt đáy - chỉ có thầy bói mới dám phán đáy ở đâu và Chúa Trời mới bắt đáy được. Chúng ta đều người phàm không là cả hai.
Tính toán, lượng hoá chiến lược vào ra tiền và tuân thủ kỷ luật tài chính. Không lượng hoá được rủi ro và mức lợi nhuận chấp nhận được để vào ra thì tìm tư vấn chứ đừng đầu tư mù - thói quen của thời đại đồng tiền dễ dãi.
Khả năng khủng hoảng 3 trong 1 thấp nhưng không loại trừ: 30%.
Kịch bản chính (69%) vẫn dự rằng nếu không xảy ra chiến tranh hạt nhân, khủng hoảng chỉ kéo dài khoảng 2 năm và sau đó vài năm đồng tiền dễ dãi sẽ quay trở lại. Tất cả sẽ lại vui vẻ.
(Bài của anh Lý Xuân Hải )
2 năm nghĩa là tương ứng với nhiệm kỳ còn lại của Biden - đại ca dẫn dắt kinh tế toàn cầu.
 
Back
Top