Linh tinh bên lề 2014

Lượn lờ trên mạng, đi tìm ý tưởng cho bài tập quản lý chi phí trên danh mục sử dụng đòn bẩy và vốn vay từ nhiều nguồn, chợt vớ được blog của một bạn cùng nghề quản trị rủi ro. Chỉ có điều, bạn ấy làm ở CTCK. Tự dưng thấy thích câu kết của bạn ấy nên trích lên đây:
Thời gian đầu, họ thề thốt rằng chẳng bao giờ chơi đòn bẩy. Có ít chơi ít, có nhiều chơi nhiều. Không bao giờ vay mượn để khỏi phải lâm cảnh nợ nần. Thế rồi họ cũng đặt bút ký cái hợp đồng ký quỹ. Sau khi có margin, họ cũng tự nhủ sẽ chỉ dùng 50% số nợ được vay. Nhưng rồi một ngày, họ cũng được nhận margin call.
Chơi margin mà gặp lúc thị trường ảm đạm cũng giống như ngồi uống trà đợi người yêu. Thời gian thì lặng lẽ trôi, thị trường thì chầm chậm rớt, lãi margin thì đều đặn tăng, margin call thì nhắn tới tấp. Tiền đổ vào cầm cự margin như chén trà nhâm nhi chờ đợi. Trà cạn thì lại châm. Người yêu thì chưa thấy tới, cũng như thị trường chờ hoài vẫn chẳng thấy đảo chiều. Nhưng trà trong bình thì cạn dần. Chỉ còn mỗi xác.

Ban đầu, những nhà đầu tư CK họ nuôi hi vọng bằng kiến thức, bằng sự phân tích, bằng chính cảm nhận sắc bén về thị trường của họ. Sau đó họ nuôi hi vọng bằng tiền. Bỏ tiền và chờ, rồi lại bỏ thêm tiền. Cuối cùng, họ nuôi hi vọng bằng… niềm tin. Trước tiên họ tin chuyên gia, sau có nhiều “chiên da” quá, họ tin nhà nước. Rồi họ nhận thấy rằng có nhiều nguồn tin tức đi trước cả thời đại, họ tin vào đội lái. Cùng đội lái qua nhiều chuyến “đi sóng lướt gió”, họ nhận ra rằng đôi lúc vừa leo lên tàu xong, thì thuyền trưởng lại đứng ở trên bờ và vẫy tay chúc họ ra biển đón bão bình an cùng… cá mập. Rồi một ngày, họ chẳng còn tin vào chính bản thân mình!

Còn người làm quản lý rủi ro như mình, chẳng biết nên ví giống như cái gì. Nhiều lúc, mình thấy giống như cái đồng hồ báo thức. Đến thời điểm là reng reng reng. Cảnh báo nhà đầu tư và kéo họ ra khỏi giấc mơ hi vọng. Nhưng đang mơ giấc mơ đẹp mà bị đánh thức cũng dễ làm người ta bực. Nên một số người nổi quạu, ném cái đồng hồ vô tường là chuyện thường. Sếp mình thì bảo: “Làm quản lý rủi ro, em phải là một đao phủ đối với khách hàng, là hung thần của môi giới, và là chốt chặn cho sự an toàn của cả công ty. Em phải dứt khoát và xử lý mạnh tay”. Ôi, sao sếp nói mình giống Ác thần thế không biết!

Mà thôi kệ, lỡ xấu rồi, có đóng vai ác cũng chẳng sao! Giết! >:)
Nguồn: http://imhotecseja.wordpress.com/2013/01/21/buon-chung-khoan-buon-hi-vong/
 
hoa bồ công anh biểu trưng cho sự cống hiến (bác ái, từ bi). Cống hiến hết mình, trọn vẹn, kg giữ lại gì cho mình.
đẹp quá ! ý nghĩa quá !
khung cảnh đẹp nhưng đơn sơ, nhờ mấy bức tượng mà sáng bừng lên. Sức sống của nghệ thuật thật là mạnh mẽ !
 
Last edited by a moderator:
" Tháng Tám rồi kìa mình hò hẹn đi anh
Nghe người ta bảo chuyện hẹn hò tuyệt lắm
Nắm tay người yêu hình như là rất ấm
Chứ chẳng lạnh lùng như tay của người dưng.


Tháng Tám về rồi, anh có nhận thấy không?
Tháng Tám về nhẹ nhàng, bình yên và rất ấm
Có gió hiu hiu và buổi chiều vàng đầy nắng
Có chút mơ màng, dịu ngọt trong mắt anh.

Tháng Tám về rồi. Anh còn nhớ không anh?
Lời hẹn ngày xưa mà em thường ấp ủ
Những đêm dài miệt mài trong nỗi nhớ.
Đợi tháng Tháng Tám về và mộng ước trong xanh.

Tháng Tám về thật rồi đó anh.
Tháng Tám về giữa bộn bề bỡ ngỡ
Tháng Tám về cho mắt ai e lệ
Một buổi chiều vàng của Tháng Tám - mùa yêu.

Em cược rằng Tháng Tám là mùa yêu.
Mùa của những hẹn hò, của tình yêu thắp lửa.
Mùa của những lần ta chạm tay rất khẽ
Mùa của nắng vàng làm ửng đỏ má em.

Anh có thấy rằng Tháng Tám đến thật êm.
Tháng Tám về mang hơi sương se lạnh
Tháng Tám về mang bờ vai anh thật ấm
Mang cả lá vàng vương nhẹ mái tóc em.

...

Tháng Tám về rồi. Mình yêu nhau nhé anh.
Em hứa là sẽ yêu thật khẽ
Sẽ nhẹ nhàng - như nắng - như gió - như ánh mắt anh.
Tháng Tám về thật rồi kìa anh! "
(Trích)
 
" Tháng Tám rồi kìa mình hò hẹn đi anh
Nghe người ta bảo chuyện hẹn hò tuyệt lắm
Nắm tay người yêu hình như là rất ấm
Chứ chẳng lạnh lùng như tay của người dưng.


Tháng Tám về rồi, anh có nhận thấy không?
Tháng Tám về nhẹ nhàng, bình yên và rất ấm
Có gió hiu hiu và buổi chiều vàng đầy nắng
Có chút mơ màng, dịu ngọt trong mắt anh.

Tháng Tám về rồi. Anh còn nhớ không anh?
Lời hẹn ngày xưa mà em thường ấp ủ
Những đêm dài miệt mài trong nỗi nhớ.
Đợi tháng Tháng Tám về và mộng ước trong xanh.

Tháng Tám về thật rồi đó anh.
Tháng Tám về giữa bộn bề bỡ ngỡ
Tháng Tám về cho mắt ai e lệ
Một buổi chiều vàng của Tháng Tám - mùa yêu.

Em cược rằng Tháng Tám là mùa yêu.
Mùa của những hẹn hò, của tình yêu thắp lửa.
Mùa của những lần ta chạm tay rất khẽ
Mùa của nắng vàng làm ửng đỏ má em.

Anh có thấy rằng Tháng Tám đến thật êm.
Tháng Tám về mang hơi sương se lạnh
Tháng Tám về mang bờ vai anh thật ấm
Mang cả lá vàng vương nhẹ mái tóc em.

...

Tháng Tám về rồi. Mình yêu nhau nhé anh.
Em hứa là sẽ yêu thật khẽ
Sẽ nhẹ nhàng - như nắng - như gió - như ánh mắt anh.
Tháng Tám về thật rồi kìa anh! "
(Trích)

Tháng Tám còn là mùa Thu không ?
Trời nắng Thu hong má em hồng
Sao tay em vẫy bao chiều gió
Về thổi những lòng trống mênh mông.


Sao mắt em không là trăng sao
Tóc em không là giấc chiêm bao
Ru ai vào giữa đời xa lạ
Còn biết thương em nhớ phương nào.


Sao em không gọi vội chiều mưa
Để tiếng em vang những âm thừa
Cho ai còn đứng trong chiều vắng
Nghe lòng run một mối duyên xưa.


Tháng Tám còn là mùa Thu không ?
Còn ai xưa nhớ má em hồng
Còn ai về giữa trăm chiều gió
Thấy lòng buồn như ngọn thu phong


(Hết trích)
 
Tháng Tám còn là mùa Thu không ?
Trời nắng Thu hong má em hồng
Sao tay em vẫy bao chiều gió
Về thổi những lòng trống mênh mông.


Sao mắt em không là trăng sao
Tóc em không là giấc chiêm bao
Ru ai vào giữa đời xa lạ
Còn biết thương em nhớ phương nào.


Sao em không gọi vội chiều mưa
Để tiếng em vang những âm thừa
Cho ai còn đứng trong chiều vắng
Nghe lòng run một mối duyên xưa.


Tháng Tám còn là mùa Thu không ?
Còn ai xưa nhớ má em hồng
Còn ai về giữa trăm chiều gió
Thấy lòng buồn như ngọn thu phong


(Hết trích)
Thơ hơi phũ phàng tí nhưng mà rất hay. Thanks bác nhé :53:
 
Nghĩ cũng lạ, cháo nấu với thịt bò thì gọi là cháo bò, thịt gà là cháo gà, thịt vịt gọi là cháo vịt, vậy mà khi nấu với thịt heo lại gọi là cháo lòng chứ không phải là cháo ... heo.
 
Nghĩ cũng lạ, cháo nấu với thịt bò thì gọi là cháo bò, thịt gà là cháo gà, thịt vịt gọi là cháo vịt, vậy mà khi nấu với thịt heo lại gọi là cháo lòng chứ không phải là cháo ... heo.
Ha ha, Bác Tí chưa ăn cháo lòng Bắc bao giờ rồi, cháo lòng nấu với bộ lòng của con heo, không phải thịt con heo bác ơi!:21:
 
Mấy con kia cũng có bộ lòng mà bac :)
Con gì thì cũng có bộ lòng cả, nhưng thề là em chưa bao giờ ăn hoặc nghe nói đến món cháo có lòng (Bò, gà, vịt...) Riêng món lòng heo, tiếng bắc kêu là lòng lợn thì lại là chuyện khác hẳn, thiên hạ đã tốn rất nhiều giấy mực để viết về nó đấy bác Tí. Tiếc là dạo này vì lý do an toàn thực phẩm nên cái món lừng danh này cũng bị người ta quên lãng dần dần.
 
Bác Bình An ơi, bác có thấy nơi nào treo bảng bán "cháo heo" chưa :)
Cháo gà nhiều nơi luôn có thêm option bộ lòng gà (tim, gan, mề ..) nhưng chưa thấy nơi nào gọi là cháo lòng gà hết.

Câu ở trên là tui trích dẫn lại từ "Chồm hổm giữa chợ quê" của Nguyễn Hữu Tài đó.
 
Bác Bình An ơi, bác có thấy nơi nào treo bảng bán "cháo heo" chưa :)
Cháo gà nhiều nơi luôn có thêm option bộ lòng gà (tim, gan, mề ..) nhưng chưa thấy nơi nào gọi là cháo lòng gà hết.

Câu ở trên là tui trích dẫn lại từ "Chồm hổm giữa chợ quê" của Nguyễn Hữu Tài đó.
Em chưa đọc cuốn sách trên bác Tí à, và đúng là cũng chưa bao giờ thấy người ta treo biển "cháo heo" thật. Không biết ý của tác giả thế nào, nhưng theo thực tế ăn uống ngoài bắc mà em thấy, cháo lòng là chỉ thuần túy từ bộ lòng của con heo thôi, không có tí thịt nào cả. Cháo thịt heo người ta gọi đơn giản là cháo thịt (có thể vì thịt heo là loại thịt chính nên người ta mặc nhiên gọi như vậy). Nhưng thôi, có thể em cũng chưa hiểu ý tác giả và ý của bác lắm, cứ thật thà diễn giải mãi lại hóa ra ông nói gà bà nói vịt, bác đừng bận tâm nữa nhá :4:
 
Bác Bình An ơi, bác có thấy nơi nào treo bảng bán "cháo heo" chưa :)
Cháo gà nhiều nơi luôn có thêm option bộ lòng gà (tim, gan, mề ..) nhưng chưa thấy nơi nào gọi là cháo lòng gà hết.

Câu ở trên là tui trích dẫn lại từ "Chồm hổm giữa chợ quê" của Nguyễn Hữu Tài đó.
Thực ra lòng chỉ có lòng heo là bổ, nấu cháo ăn được. chứ lòng gà, lòng vịt nếu nấu thì rất tanh, do vậy người ta chỉ luộc, bán đĩa kèm vừa được giá, thượng hạng. cái này mấy quán gà kỳ đồng, SG (bắc- Hn) là nổi tiếng đĩa chứng lòng gà.
Còn lòng trâu bò không ăn được đâu hiiiii
Tóm lại thì chỉ có lòng heo là đủ bổ/ rẻ/ mùi chấp nhận để nấu cháo. do vậy nó gọi là cháo lòng nghe văn vẻ hơn cháo heo dễ lẫn cám heo ngoài bắc
NB: lòng gà, mề vịt món chuẩn của nó là xào mớp
 
cám heo hay cháo cho heo:
Cần lược sơ một chút để các bác hỉu thêm, ngoài Hn, miền bắc...ngay cả một số quận ven Hn có lẽ vẫn còn nuôi heo gọi là heo tiết kiệm, tức là chỉ nuôi 1 vài con cho ăn chủ yếu là cơm thừa canh cặn, hay thức ăn xin được của hàng quán.
Cái thứ cơm nguội, giá, rau...băm nhỏ cho vào cái nồi lớn nấu lên thành cám heo, nhưng thực sự thì nó phải gọi là cháo cho heo mới đúng, vì thành phẩm nhìn khá giống cháo cho người hiiiiiiiii
Có lẽ đây là lý do người ta gọi cháo lòng chăng? và nếu không bị bệnh dịch thì đây là cách nuôi heo có lời áp dụng được, chứ mua heo, rồi mua cám CP, con cò,... thì rất dễ lỗ
 
Nghĩ cũng lạ, cháo nấu với thịt bò thì gọi là cháo bò, thịt gà là cháo gà, thịt vịt gọi là cháo vịt, vậy mà khi nấu với thịt heo lại gọi là cháo lòng chứ không phải là ... cháo heo.

Tui đọc phần mở đầu truyện ngắn này là cười không nín nổi ngay, vậy mà sao ở đây hổng có ai cười hết, chỉ thấy người ta lọ mọ đi giải thích cho tui nghe nồi cháo lòng nấu bằng cái gì :(

Thực tế thì chả có ai nấu cháo với lòng heo hết. Người ta nấu với huyết heo, xương heo. Lòng heo (bao gồm ruột, gan, tim ...) luộc lên và cắt ra xếp lên tô cháo cũng giống y hệt như tô miến gà/vịt hay tô cháo gà/vịt vậy đó. Chỉ có điều gà/vịt thì lòng không có ruột mà chỉ bao gồm tim, gan, mề, huyết.

Ngày nay con nít có đứa còn không biết con heo nó như thế nào thành ra có mấy ai biết được cái nồi cháo heo được nấu từ ... cơm heo nó ra sao ! Miền bắc như thế nào tui hổng biết, ở miền nam ngày xưa những nhà nuôi heo vẫn thường đi xin cơm heo ở các hàng quán. Cơm heo là tất cả những gì còn sót lại trong đĩa trong tô thực khách ăn còn thừa được đổ chung vào một cái thùng trước khi đem rửa (đỡ tốn công đổ rác làm ô nhiễm môi trường :) ). Mớ hổ lốn này được người nuôi heo đem về nấu sôi lên, cho thêm cám thêm rau thêm đủ thứ linh tinh khác vào thành cái nồi cháo heo. Dzậy đó.
 
Last edited by a moderator:
Tui đọc phần mở đầu truyện ngắn này là cười không nín nổi ngay, vậy mà sao ở đây hổng có ai cười hết, chỉ thấy người ta lọ mọ đi giải thích cho tui nghe nồi cháo lòng nấu bằng cái gì :(
TRÍ THÔNG MINH CỦA BÒ

Một ngày, sư tử - chúa sơm lâm của muôn loài - đề nghị mỗi tối, một con vật ở trong rừng phải xung phong kể một câu chuyện theo chủ đề mà sư tử nghĩ ra.

Hôm đầu tiên là truyện cười. "Kể xong, tất cả các con vật khác phải cười, nếu không sẽ bị mang đi làm thịt", sư tử yêu cầu.

Ngay lập tức, gà xung phong. Kể xong chuyện, ai cũng cuời nghiêng cười ngả chỉ có bò không cười. Gà đành chịu chết.

Hôm sau, sư tử cũng đề nghị ai đó đại diện kể một câu chuyện buồn mà nghe xong ai cũng phải khóc. Nếu có một người không khóc thì mang người kể chuyện làm thịt.

Thỏ xung phong lên kể, kể xong ai cũng khóc sướt mướt, chỉ bò ngồi cười.

- Có anh bò ngồi cười, vậy thỏ phải chết! - sư tử ra lệnh.

Thấy vậy, thỏ liền nói:

- Truớc khi chết cho tôi được hỏi anh bò. Tôi kể chuyện buồn, ai cũng khóc sao anh lại cười?

Bò vẫn chưa dứt cười, đáp:

- Không phải vì chuyện của anh đâu. Tôi nhớ chuyện hôm qua anh gà kể tôi mắc cười quá không nhịn được.

Hóa ra mình là con bò :21: Em cười rồi bác Tí nhá :4:
 
Back
Top