Kiến Thức Cơ Bản về vàng và forex

Nguyenvy85

New Member
Các thị trường tài chính bao gồm:
  • Thị trường chứng khoán bao gồm thị trường cổ phiếu và trái phiếu
  • Các thị trường hàng hóa
  • Thị trường các công cụ phái sinh
  • Thị trường ngoại hối
Các cặp tiền tệ là công cụ tài chính của thị trường Ngoại hối. Tại đây người ta dùng một loại tiền tệ này để đổi lấy một loại tiền tệ khác. Trong thị trường Ngoại hối một đồng tiền không thể tăng giá mãi vì điều đó có nghĩa là một đồng tiền khác sẽ trở nên hoàn toàn mất giá và chủ sở hữu của nó sẽ bị phá sản. Về mặt lý thuyết, bất cứ quốc gia nào cũng có thể ở bờ vực phá sản và đồng tiền của nó có nguy cơ mất giá mạnh, tuy nhiên, đây là hiện tượng rất hiếm khi xảy ra trong nền kinh tế hiện đại. Sự phụ thuộc lẫn nhau của các nền kinh tế cũng đồng nghĩa với việc bất cứ khi nào một sự mất cân bằng kinh tế lớn giữa hai quốc gia xuất hiện thì biến động tỷ giá cũng đồng thời diễn ra và các chính phủ sẽ buộc phải có biện pháp can thiệp kịp thời. Hầu hết đồng tiền của các quốc gia đều được gắn với một trong tám đồng tiền mạnh của thế giới -chiếm tới 99% doanh số giao dịch của thị trường Ngoại hối- hoặc gắn với rổ bao gồm tất cả các đồng tiền này. Đó là lý do vì sao sự phá sản của một quốc gia lại có khả năng gây ra một cuộc khủng hoảng sâu rộng hơn nhiều trong hệ thống kinh tế thế giới nói chung. Các nước phát triển luôn luôn hướng tới sự cân bằng trong các quan hệ kinh tế, và xu hướng này được phản ánh rõ nét trong tỷ giá hối đoái.
Tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu sự khác biệt giữa cơ hội đầu tư trên thị trường Ngoại hối với các thị trường tài chính khác.
Vốn đầu tư ít
Chỉ với vài chục hay vài trăm đô-la Mỹ, nhà đầu tư đã có thể tham gia giao dịch Ngoại hối, điều này làm cho rào cản tham gia thị trường là rất nhỏ. Thị trường ngoại hối còn cho phép các nhà kinh doanh sử dụng đòn bẩy, giúp họ có cơ hội sử dụng nguồn vốn lớn gấp vài trăm lần số tiền ký quỹ ban đầu trong tài khoản của mình. Một khoản đầu tư nhỏ sẽ hạn chế bạn tạo ra lợi nhuận lớn. Tuy nhiên, nó sẽ là phương tiện hoàn hảo để bạn thử giao dịch thực sự bằng tiền thật và trên thị trường thật. Kinh doanh thành công đòi hỏi bạn phải đầu tư nhiều thời gian và sự rèn luyện. Thế nên những ai chăm chỉ và biết duy trì nguyên tắc đầu tư sẽ gặt hái được rất nhiều thành công. Thực tế là tỷ lệ lợi nhuận/vốn đầu tư trên thị trường Ngoại hối mở ra cho các nhà kinh doanh tại đây cơ hội mà không thị trường nào có được.
Tính thanh khoản cao
Do số lượng đông đảo các thành phần tham gia vào thị trường và khối lượng giao dịch khổng lồ, bất kỳ giao dịch tiền tệ nào trên thị trường Ngoại hối cũng được thực hiện nhanh chóng chỉ trong vòng một vài giây và (quan trọng hơn) là theo đúng giá thị trường. Hai yếu tố này hoàn toàn đối lập với thị trường cổ phiếu. Trên thị trường cổ phiếu, ngày giao dịch bị giới hạn chỉ trong vòng vài giờ và việc một cổ phiếu được chào bán ở một mức giá nào đó không có nghĩa là bạn có thể mua cổ phiếu đó với khối lượng mong muốn tại mức giá đó hay là gần đó.
Dễ dàng tiếp cận
Về mặt kỹ thuật, một nhà kinh doanh chỉ cần có một máy tính cá nhân có nối mạng Internet là có thể tham gia giao dịch. Nhà kinh doanh phải ký hợp đồng với nhà môi giới, sau đó tải và cài đặt phần mềm giao dịch trên máy tính của mình.
Không cần nơi làm việc cố định
Bạn có thể thực hiện giao dịch ở bất kỳ đâu: ở nhà, ở cơ quan, thậm chí cả ở ngoài trời. Hình ảnh một nhà kinh doanh với chiếc máy tính xách tay của mình quả thật vô cùng thích hợp để quảng cáo cho thị trường Ngoại hối. Đương nhiên, khi thực hiện một công việc nghiêm túc bao giờ người ta cũng cần phải tập trung cao độ, và một môi trường thuận lợi cho việc đó là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, nhà kinh doanh ngoại hối không bị bó buộc vào thời gian hay địa điểm giao dịch, điều này sẽ thuận lợi hơn rất nhiều cho những nhà kinh doanh không chuyên, chỉ dành một phần thời gian vào việc đầu tư Ngoại hối.
Thị trường hoạt động liên tục
Bạn có thể thực hiện giao dịch 24 giờ một ngày, năm ngày một tuần từ thứ Hai đến thứ Sáu. Điều này giúp bạn phản ứng ngay lập tức truớc các sự kiện không lường trước.
Chi phí xử lý giao dịch thấp
Đối với một khách hàng, chi phí xử lý giao dịch là khoảng chênh lệch giữa giá chào mua và giá chào bán (spread), không bao gồm các chi phí cho máy tính và truy cập Internet. Nhờ chi phí xử lý giao dịch thấp và không có hoa hồng môi giới mà các nhà kinh doanh cá nhân có thể dễ dàng tham gia giao dịch Ngoại hối như một hình thức đầu tư đơn giản và thuận tiện chỉ với những khoản tiền ký quỹ nhỏ.
Số lượng công cụ giao dịch phong phú
Rất nhiều cặp tiền tệ có tính thanh khoản cao được giao dịch hàng ngày trên thị trường ngoại hối. Trên cùng một phần mềm giao dịch, bên cạnh kinh doanh hối đoái tiền tệ, các nhà môi giới cũng thường cung cấp cả các Hợp đồng Chênh lệch, hay còn gọi là CFD (Contracts for Difference), kim loại quý (Vàng, Bạc), và các hợp đồng tương lai trong cho khách hàng của mình. Các nhà kinh doanh có thể lựa chọn các cặp tiền tệ phù hợp nhất với chiến lược kinh doanh của mình đồng thời đầu tư vào các công cụ giao dịch khác nhằm quản lý rủi ro một cách hiệu quả. Cần lưu ý rằng, khái niệm “đi lên” (bull market) hay “đi xuống” (bear market) trên thị trường Ngoại hối chỉ mang tính tương đối bởi trong cùng một giao dịch chúng ta mua vào một ngoại tệ này cũng có nghĩa là chúng ta đang bán ra một ngoại tệ khác. Trong cặp tiền tệ đó, một đồng tiền giảm giá thì cũng có nghĩa là đồng tiền kia đang tăng giá và nhà kinh doanh có thể kiếm lời từ cả đồng tiền đang tăng giá lẫn đồng tiền đang giảm giá. Bởi vậy, thị trường nhìn chung không bao giờ trải qua cái gọi là tình trạng “đi xuống”. Điều này không giống như trên thị trường cổ phiếu, khi tình trạng “đi lên” được coi là bình thường, và một nhà kinh doanh mong muốn kiếm lời từ một cổ phiếu đang giảm giá sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn về mặt kỹ thuật và nhìn chung là phải gánh chịu mức rủi ro cao. Thường thì việc này gần như là không thể tại các thị trường cổ phiếu chưa phát triển đầy đủ.
Chúng ta hãy cùng xem xét một cách cụ thể hơn sự khác biệt giữa thị trường Ngoại hối và thị trường cổ phiếu. Như đã nói ở trên, điều quan trọng nhất đối với thị trường cổ phiếu là giá cả phải đi lên, đây cũng được xem là điều kiện thuận lợi nhất cho việc kiếm lời ở những thị trường có quy mô nhỏ và với các cổ phiếu có tính thanh khoản không cao. Bên cạnh đó, trong số rất nhiều công ty khác nhau được niêm yết trên thị trường, trước khi đưa ra quyết định lựa chọn một cổ phiếu nào đó, bạn cần phải nghiên cứu lĩnh vực kinh doanh mà công ty đó đang hoạt động. Hơn nữa, bạn còn cần phải có những hiểu biết cơ bản về các chỉ số tài chính cũng như biết cách đọc báo cáo tài chính hàng quý và thường niên của các công ty này nhằm đánh giá được vị thế tài chính và mức độ hấp dẫn đầu tư của chúng. Hãy cùng nhìn vào bảng dưới đây:

Thị trường chứng khoán
Thị trường Ngoại hối
Một giao dịch chỉ được thực hiện trong trường hợp người mua muốn mua và người bán muốn bán một lượng cổ phiếu nào đó. Do đó, tính thanh khoản luôn là một vấn đề.
Luôn có một số lượng lớn người mua và người bán trên thị trường nên thanh khoản được luôn đảm bảo.
Các giao dịch chỉ được xử lý trong thời gian làm việc của một phiên giao dịch.
Giao dịch được xử lý 24 giờ một ngày.
Cổ tức được trả vào một thời điểm nhất định cho một khoảng thời gian xác định nào đó.
Một khoản chênh lệch lãi suất khi để một trạng thái giao dịch mở qua đêm sẽ được cộng vào hoặc trừ đi trên số dư tài khoản giao dịch hàng ngày
Thông thường khách hàng phải thanh toán toàn bộ giá trị của giao dịch



Sử dụng đòn bẩy cho phép khách hành chỉ phải ký quỹ 1% giá trị giao dịch.
Trừ một vài trường hợp ngoại lệ, một giao dịch phải lần lượt trải qua hai quá trình riêng rẽ là mua và bán, có nghĩa là bạn phải mua vào rồi sau đó mới có thể bán ra một cổ phiếu nào đó.


Các giao dịch được xử lý như sau: một nhà kinh doanh có thể mua vào một loại tiền tệ rồi sau đó bán ra hoặc bán ra trước rồi mua vào sau.
Hoa hồng của nhà môi giới có thể lên tới 1% giá trị giao dịch.
Không có hoa hồng môi giới, chi phí xử lý giao dịch chính là khoảng chênh lệch giữa giá chào mua và giá chào bán.
Các giao dịch được thanh toán bằng đồng tiền của quốc gia nơi các giao dịch đó diễn ra. Vì vậy, các nhà kinh doanh phải chịu chi phí chuyển đổi ngoại tệ cũng như rủi ro thay đổi tỷ giá hối đoái theo chiều hướng bất lợi.

Số dư trên tài khoản giao dịch của một khách hàng được tính bằng một loại ngoại tệ xác định bất kể người đó đang giao dịch với các cặp tiền tệ nào (ví dụ, nếu số dư trên tài khoản giao dịch của khách hàng là đô-la Mỹ và khách hàng thực hiện giao dịch trên cặp GBP/JPY thì lợi nhuận hay thua lỗ của anh ta đều sẽ được tự động quy đổi ra đồng đô-la Mỹ theo tỷ giá tại thời điểm quy đổi).
Hãy cùng tiếp tục so sánh thị trường Ngoại hối với thị trường các hợp đồng tương lai. Đầu tiên, khối lượng giao dịch của thị trường Ngoại hối lớn gấp 45 lần khối lượng giao dịch của thị trường tương lai. Bảng sau đây chỉ ra những khác biệt cơ bản giữa hai thị trường này:

Ưu điểm
Thị trường Ngoại hối
Thị trường tương lai
Tỷ lệ đòn bẩy lên tới 1:100, 1:200 hoặc cao hơn nữa.

Không
Nhà kinh doanh có thể dễ dàng kiểm tra tính chính xác của các mức giá được niêm yết

Không
Không phải chịu phí môi giới khi giao dịch

Không
Giao dịch suốt 24 giờ trong ngày

Không

Source: http://amcenter.vn/home/index.php?op...n-1&Itemid=169
 
Bạn có thể học được những gì từ những nhân vật nổi tiếng trong kinh doanh tài chính?
Tôi nghĩ ngoài George Soros ra, không có nhà kinh doanh xuất chúng nào khác trên thị trường Ngoại hối. Ông là chủ của công ty đầu tư Quantum với tổng tài sản đang quản lý hiện lên tới trên 20 tỷ đô-la Mỹ. Tài sản cá nhân của ông ước tính đã lên tới trên 8 tỷ đô-la.
George Soros thực hiện giao dịch khổng lồ nhất của mình vào ngày 16 tháng Chín năm 1992 (ngày được gọi là “Thứ Tư đen tối) khi Đảng Bảo thủ đang cầm quyền của nước Anh quyết định rời khỏi Hệ thống tiền tệ chung Châu Âu. Khi đó, ông đã bán một khối lượng lớn đồng Bảng Anh tương đương khoảng 10 tỷ đô-la Mỹ và kiếm lời nhờ sự mất khả năng ứng phó của Ngân hàng trung ương Anh trong việc hỗ trợ đồng nội tệ trước diễn biến không có lợi trên thị trường. Cuối cùng, Ngân hàng này đã buộc phải hạ giá đồng tiền của mình. Soros kiếm khoảng 1.1 tỷ đô-la lợi nhuận nhờ đó và trở nên nổi tiếng với thành tích là “người đàn ông phá hỏng Ngân hàng trung ương Anh Quốc.”

Người giỏi nhất trong số những người giỏi nhất
Larry Williams là người có rất nhiều thành tích trong kinh doanh. Ông đã hai lần biến 10.000 đô-la thành 1.000.000 đô-la. Những câu chuyện như thế rất hiếm khi xảy ra. Nếu may mắn bạn có thể kiếm lời 100-150% với mức rủi ro có thể chấp nhận được, nhưng kết quả đó vẫn còn là khá khiêm tốn so với những gì Larry Williams đã làm.
Liz Cheval là chủ tịch công ty Tài chính EMC, hiện sống ở Chicago, bang Illinois. Bà từng là nhân viên của một cơ quan chính phủ. Hiện tại bà đang quản lý một quỹ với giá trị trên 100 triệu đô-la.
Bill Dunn là Chủ tịch của công ty Dunn Capital, tại Stuart, bang Florida. Ông từng là giáo viên và giờ đây đang quản lý tài sản lên tới 900 triệu đô-la.
John Henry là chủ tịch của công ty John Henry and Co, tại Boca Raton, bang Florida. Ông từng làm việc trong ngành nông nghiệp và giờ đây quản lý khoảng 1 tỷ đô-la Mỹ. Năm 1984, ông chỉ có vẻn vẹn 16.313 đô-la trong tài khoản.
Nhà kinh doanh thành công đồng thời là một giảng viên cao học Alexander Elder từng chia sẻ một vài lời khuyên với độc giả của mình trong cuốn sách: “Giao dịch để mưu sinh” mà tôi đã đề cập đến nhiều lần. Sau đây là một trích đoạn:
Các giao dịch của bạn phải dựa trên những nguyên tắc rõ ràng đã được đặt ra từ trước. Bạn phải phân tích những cảm giác của mình trong khi thực hiện giao dịch, và chắc chắn rằng những quyết định mình đưa ra là hoàn toàn hợp lý. Bạn cần xây dựng phương pháp quản lý tiền bạc sao cho không khoản thua lỗ nào có thể khiến bạn khánh kiệt và phải rời khỏi cuộc chơi.
Hãy bắt đầu lưu giữ một cuốn nhật ký kinh doanh – thứ ghi lại toàn bộ các giao dịch bạn đã thực hiện, trong đó nêu rõ lý do bạn quyết định tham gia hoặc rời khỏi thị trường. Hãy tìm kiếm nhịp điệu lặp đi lặp lại của những lần thành công và thua lỗ. Những ai không học hỏi từ quá khứ sẽ lặp lại sai lầm của nó trong tương lai.
Đừng bao giờ thay đổi kế hoạch một khi trạng thái giao dịch của bạn đã được mở.
Bạn chỉ có thể thành công trong kinh doanh nếu coi nó là một mục tiêu nghiêm túc để theo đuổi. Kinh doanh theo cảm xúc nghĩa là tự sát. Để đảm bảo thành công, hãy thực hành những phương pháp quản lý tiền hợp lý và chặt chẽ. Một nhà kinh doanh giỏi theo dõi tình hình tài chính của mình kỹ càng như một thợ lặn chuyện nghiệp luôn cẩn thận với nguồn cung cấp không khí của anh ta vậy.
“Đừng mạo hiểm tất cả tiền bạn có” là nguyên tắc quan trọng nhất của nhà kinh doanh.
Những nhà kinh doanh thành công nhìn nhận thua lỗ như những người thích uống rượu nhưng không hề nghiện rượu. Họ chỉ uống một chút rồi thôi. Nếu những nhà kinh doanh này liên tục thua lỗ, họ sẽ nhận thấy ngay tín hiệu cho thấy có gì đó không ổn: đã đến lúc dừng và suy nghĩ lại về những phân tích cũng như phương pháp kinh doanh của mình. Những kẻ thất bại không bao giờ dừng lại được – họ tiếp tục dấn thân vào thị trường bởi họ bị mê hoặc bởi sự thích thú khi tham gia trò chơi và bởi niềm hy vọng sẽ giành thắng lợi lớn.
Một nhà kinh doanh chuyên nghiệp dùng đầu óc của mình để suy nghĩ và vì vậy, luôn luôn bình tĩnh. Chỉ có những kẻ không chuyên mới trở nên quá hưng phấn hoặc quá buồn bã vì kết quả kinh doanh của mình. Phản ứng theo cảm xúc là điều quá xa xỉ và bạn không bao giờ đủ giàu có để nuôi dưỡng nó cả.
Một nhà kinh doanh ở trong trạng thái bình tĩnh và thoải mái có thể tập trung tìm kiếm những cơ hội tốt và an toàn nhất.
Dấu hiệu rõ ràng nhất của trò cá cược là sự mất khả năng chống chọi lại với sự thôi thúc phải đánh cược. Nếu bạn cảm thấy mình đang giao dịch quá nhiều mà kết quả lại không tốt thì hãy dừng việc này lại khoảng một tháng. Việc đó sẽ cho bạn cơ hội đánh giá lại phương pháp kinh doanh của chính mình.
Công chúng luôn cần những thần tượng, và vì thế những thần tượng mới sẽ luôn xuất hiện. Nhưng là một nhà kinh doanh thông minh, bạn phải hiểu rằng trong dài hạn, sẽ không có nhân vật xuất chúng nào có thể khiến bạn trở nên giàu có. Bạn phải tự làm lấy điều đó thôi!
Trong lời kết luận, A. Elder nói rằng “các nhà kinh doanh thường gặp vấn đề với việc bóp cò súng – mua hoặc bán khi mà những phương pháp phân tích của họ mách bảo họ điều đó.”
Sợ đặt lệnh là vấn đề nghiêm trọng nhất mà một nhà kinh doanh nghiêm túc thường mắc phải.“Giờ bạn đã có phần mềm giao dịch, đã học được nguyên tắc quản lý tiền, biết các nguyên tắc tâm lý của việc cắt lỗ. Giờ đây bạn phải thực sự bắt tay vào kinh doanh thôi,” A. Elder kết luận.
 
Hệ thống Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (US Federal Reserve System)

Bác cho phép e thêm tiếp thông tin nha, e mới sưu tầm được
vui.gif


CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA FEDMục tiêu chính của một ngân hàng trung ương là thực thi chính sách tiền tệ. Tại Mỹ, Ủy ban thị trường Mở Liên bang (Federal Open Market Committee – FOMC) thuộc Cục Dự trữ Liên bang chịu trách nhiệm về chính sách này.Các chỉ số quan trọng được xem xét khi đưa ra các quyết định liên quan đến chính sách tiền tệ là:Tỷ lệ tăng trưởng GDP thực. Tỷ lệ này được cho là tối ưu (không có rủi ro lạm phát) khi đạt khoảng 2-2.5% năm. Nếu GDP tăng trưởng quá nhanh thì Cục dự trữ Liên bang sẽ coi đó như một dấu hiệu cho thấy cần phải tăng lãi suất tái cấp vốn.Hiệu suất Sử dụng: Hiệu suất Sử dụng tối ưu là khoảng 82-84%. Trong trường hợp này sẽ không có rủi ro lạm phát và tỷ lệ tăng trưởng công nghiệp tương đối cao. Nếu hiệu suất sử dụng vượt quá 82-84% thì Cục dự trữ Liên bang sẽ coi đó là dấu hiệu cho thấy cần tăng lãi suất tái cấp vốn.Tỷ lệ việc làm và tỷ lệ thất nghiệp. Khoảng 140,000 việc làm mới được tạo ra mỗi tháng được coi là con số tối ưu. Tỷ lệ thất nghiệp khoảng 5.0-5.5% cũng được coi là bình thường. Ở mức này, lương sẽ tăng cùng với tỷ lệ việc làm. Nếu tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn 5.0-5.5% sẽ có nguy cơ xảy ra lạm phát.Chỉ số Giá Tiêu dùng và Chỉ số Giá Sản xuất là hai chỉ số chính thúc đẩy lạm phát. Tỷ lệ trung bình tối ưu là khoảng 2.5% với mức biến động trong khoảng từ 2-3%. Lý do chính của việc tăng lãi suất tái cấp vốn là chính sách kiểm soát lạm phát của Fed.Các nguồn lực Dự trữ và Số lượng đơn đặt hàng mới của các hàng hóa công nghiệp. Các nguồn lực Dự trữ liên tục giảm là dấu hiệu cho thấy sản lượng công nghiệp tăng trưởng quá nhanh và kết quả là nguy cơ lạm phát cao. Số lượng đơn hàng quá hạn cũng là một chỉ số tiêu cực bởi nó cho thấy các nhà cung cấp không đáp ứng đủ nhu cầu đang tăng mạnh. Xem xét những yếu tố này, Fed sẽ theo đuổi chính sách tiền tệ chặt chẽ trước khi nền kinh tế rơi vào tình trạng tăng trưởng nóng.Cung tiền. M2 trong tổng cung tiền tăng trưởng khoảng 3% được xem là tối ưu và nó đảm bảo sự ổn định giá cả cũng như tăng trưởng GDP. Nếu cung tiền tăng quá nhanh (trên 5% một năm) Cục dự trữ Liên bang sẽ buộc phải áp dụng các biện pháp nhằm kiềm chế tăng trưởng kinh tế quá nhanh. Lãi suất điều hòa vốn qua đêmThực được tính toán bằng cách lấy lãi suất của Fed trừ đi CPI cơ bản (Core CPI). Nếu lãi suất này ở trong mức 2.00-2.75% thì chính sách tiền tệ của Fed được xem là trung hòa. Nếu nó dưới 2% tức là Fed đang thực hiện chính sách tiền tệ kích thích tăng trưởng kinh tế. Còn ngược lại, nếu nó ở trên mức 2.75% thì có nghĩa là Fed đang theo đuổi chính sách tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát.
 
Những nhà kinh doanh mới bắt đầu thường hay mắc phải những lỗi gì?
Các nhà kinh doanh mới thường thì sẽ không thể kiếm được chút lợi nhuận nào trong tuần giao dịch đầu tiên của mình. Hãy cùng xem lý do của việc này. Nếu chúng ta phân tích kỹ hơn quá trình giao dịch của một vài nhà kinh doanh mới, chúng ta có thể tìm ra nhiều xu hướng chung như trình bày ở dưới đây.
Thiếu kinh nghiệm áp dụng các phương pháp phân tích khác nhau
Bạn không thể tham gia vào một trò chơi mà không nắm được luật lệ của nó. Điều này cũng đúng đối với hoạt động đầu tư. Để có thể bắt đầu, bạn cần hiểu được các phương pháp phân tích chính của các thị trường tài chính, học cách ứng dụng chúng vào thực tế cũng như sử dụng kết hợp chúng với nhau và cố gắng hiểu được lô-gic của các thành phần tham gia thị trường. Chỉ khi làm được các điều này, bạn mới có thể hiểu được các quy luật khi giao dịch và cải thiện được kết quả kinh doanh của mình.
Hiểu không đúng các triết lý và động lực kinh doanh
Đây là ví dụ từ một cuốn cẩm nang cho nhà kinh doanh mới: bạn nên rút ra kết luận về xu hướng thị trường hiện tại dựa trên các thông tin từ biểu đồ dài hạn (để bắt đầu, hãy xem những gì diễn ra trên biểu đồ ngày, sau đó phân tích biểu đồ giờ và cuối cùng cố gắng phán đoán xu hướng). Các nhà kinh doanh mới thường không tuân thủ quy tắc này và cố giao dịch dựa trên các biểu đồ ngắn hạn. Ví dụ, họ thấy có cơ hội tốt để tham gia thị trường thể hiện trên biểu đồ 5-phút và gấp rút mở một trạng thái với các lệnh Cắt lỗ và Chốt lời tiêu chuẩn. Không có gì đáng ngạc nhiên nếu trong các tình huống như thế này, lệnh Cắt lỗ sẽ được kích hoạt. Một nhà kinh doanh sẽ miễn cưỡng đặt mức giá Cắt lỗ quá gần giá bắt đầu mặc dù xu hướng trên biểu đồ theo giờ là theo chiều hướng ngược lại.
Thất bại trong việc tuân thủ các quy tắc Quản lý Tiền
Giao dịch mà không đặt lệnh Cắt lỗ. Nếu một nhà kinh doanh giới hạn các khoản lỗ của mình thì anh ta sẽ không cần tính toán các mức Cắt lỗ cho từng giao dịch. Anh ta chỉ cần đưa ra một quyết định thống nhất là anh ta sẽ đóng một trạng thái nếu giá cả chạm tới một mức nào đó hoặc thị trường biến động bất lợi cho anh ta. Đây là cách mà các nhà kinh doanh hay sử dụng. Nhưng sẽ thật là rủi ro và ngớ ngẩn khi từ chối đóng một trạng thái gây thua lỗ với hi vọng là sớm hay muộn gì thị trường cũng sẽ quay lại các mức giá trước đây.
Đặt lênh Cắt lỗ ở mức giá quá gần với mới mức giá thị trường hiện tại. Rất dễ để có thể tính toán được mức giá Cắt lỗ: nếu giá cả biến động trung bình hơn 10 – 15 điểm phần trăm thì độ lệch trong tính toán các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự là 10 điểm phần trăm, khoảng cách giữa giá bắt đầu và mức giá có thể phá vỡ ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự là 10 – 15 điểm phần trăm nữa, do vậy mức Cắt lỗ lý tưởng là 30 – 40 điểm phần trăm tính từ mức giá bắt đầu. Đây có thể coi là cách ước lượng cơ bản với các giao dịch trong thực tế. Mức Cắt lỗ thấp hơn có nghĩa là các lệnh Cắt lỗ của bạn sẽ dễ bị kích hoạt hơn và điều này là không có lợi cho bạn với vị thế là một nhà kinh doanh.
Nhà kinh doanh không gắn chặt vào một chỉ số rủi ro/lợi nhuận cố định nào. Tôi khuyên bạn nên gắn với một chỉ số Chốt lời/Cắt lỗ cố định với mức lãi tiềm năng cao hơn mức lỗ tiềm ẩn (ví dụ, tỷ lệ ½ rủi ro/lợi nhuận). Đây là một nguyên tắc mà rất nhiều người áp dụng trong đời sống hàng ngày một cách vô thức. Ví dụ, khi bạn mua một vé xổ số, bạn biết rằng chi phí bỏ ra thấp hơn nhiều so với lợi nhuận tiềm năng. Hoặc khi bạn mang thêm một món đồ nào đó với bạn, một cái ô, nếu như có vẻ trời sắp mưa.
Ví dụ, nếu mức Cắt lỗ của bạn là 100 điểm phần trăm và mức Chốt lời của bạn chỉ là 5 điểm phần trăm, bạn đã phá vỡ quy tắc về chỉ số rủi ro/lợi nhuận. Nếu bạn sử dụng chiến lược nói trên, bạn sẽ phải thực hiện 95% số giao dịch thu về lợi nhuận hoặc ít nhất, không bị thua lỗ. Con số này là cực khó để có thể trở thành hiện thực, ngay cả với người như George Soros! Đối với các nhà phân tích chuyên nghiệp nhiều kinh nghiệm thì tỷ lệ dự đoán chính xác của họ cũng chỉ là từ 60 – 80%.
Quỹ thời gian dùng cho phân tích quá ngắn. Thị trường luôn luôn biến động. Ví dụ, một ngân hàng nhận được một lệnh mua và bán một lượng lớn đồng tiền nào đó trong một khoảng thời gian ngắn. Kết quả là, tỷ giá hối đoái tăng thêm 10 – 15 điểm phần trăm một cách nhanh chóng nhưng rồi cũng nhanh chóng quay trở lại mức ban đầu. Trong trường hợp này, việc phân tích biểu đồ M1 cho bạn thấy cơ hội để kiếm lời 15 điểm phần trăm, mặc dù khả năng là không cao. Cơ hội để kiếm lời 40 điểm phần trăm ít phụ thuộc vào những biến động giá ngẫu nhiên. Những việc phân tích biểu đồ theo giờ và khả năng kiếm lời 150 điểm phần trăm sẽ không bao giờ phụ thuộc vào biến động giá ngẫu nhiên, và các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự áp dụng trên biểu đồ theo giờ là đang tin cậy hơn trên các biểu đồ ngắn hạn. Tất cả các con số nói trên đều mang tính tương đối, nhưng bản thân nguyên tắc mới là điều cần lưu ý: các thay đổi của xu hướng thị trường sẽ chỉ có thể được dự đoán với tầm nhìn dài hạn. Nếu bạn không trông cậy vào may mắn, thì bạn nên dựa vào nguyên tắc nói trên khi tiến hành giao dịch trên thị trường Ngoại hối.
 
Tâm lý có ảnh hưởng đến giao dịch như thế nào?
Thiếu khả năng kiểm soát cảm xúc sẽ dẫn đến khả năng thua lỗ có thể xảy ra. Hiểu biết tâm lý con người là việc rất cần thiết để kiểm soát cảm xúc. Động lực muốn nâng cao kết quả giao dịch của nhà kinh doanh phải gắn liền với mong muốn hiểu biết càng nhiều càng tốt về những quyết định chính anh ta đã đưa ra cũng như động cơ của chúng.Tự phân tích sẽ cho bạn rất nhiều lợi thế trong khi giao dịch trên thị trường. Bản thân tôi không phải là một chuyên gia tâm lý, thế nhưng, giống như một người đầu bếp có thể tự đánh giá các món ăn của mình, một nhà kinh doanh có khả năng hiểu được yếu tố tâm lý có ảnh hưởng tới các quyết định giao dịch của họ như thế nào. Mục tiêu của tôi trong phần này là chia sẻ kinh nghiệm của chính mình với hy vọng các bạn có thể nâng cao kết quả kinh doanh của bản thân.Đối với những người mới tham gia vào kinh doanh ngoại hối, dường như mọi thứ với họ đều rất thú vị, dễ dàng và dễ hiểu, họ không hề cảm thấy sợ, họ không tin vào thành kiến, họ không hề có ý nghĩ rằng mình nên, ví dụ như, dùng một tấm bùa hộ mệnh hoặc suy nghĩ nghiêm túc về tác động của các tuần Trăng lên kết quả giao dịch của mình. Có lẽ vì thế mà họ có tất cả cơ hội để chớp lấy vận may!Kinh doanh cũng giống như khiêu vũ – đầu tiên, bạn phải chú ý tới nhịp chân, rồi đến tư thế và cuối cùng là nhịp chân của bạn nhảy! Khi đã có kinh nghiệm bạn sẽ dễ dàng điều khiển cơ thể mình hơn, nhưng bạn vẫn cần phải tập trung và cảm nhận sự phối hợp nhịp nhàng, và như vậy là bạn vẫn cần phải tập luyện thêm nữa. Cũng như với những nghề nghiệp khác, kinh doanh trên các thị trường tài chính đòi hỏi bạn phải học tập cũng như tích lũy những kinh nghiệm chuyên biệt của nó. Thêm vào đó, mỗi lĩnh vực đều có những cách thức khác nhau để đánh giá thành công. Công việc của một kỹ sư là tạo dựng những công trình bền vững. Khi ngắm nhìn những tòa nhà chọc trời mọc lên quanh thành phố, chúng ta sẽ không bao giờ nói rằng một người kỹ sư đã thành công bởi chỉ có 1/3 số công trình mà anh ta xây dựng đổ xập sau khi thi công, mặc dù những công trình còn lại có tồn tại qua hàng trăm năm. Kinh doanh ngoại hối lại là chuyện khác. Nếu 30% các giao dịch mà bạn thực hiện là thua lỗ thì bạn có thể tự tin mà nói rằng mình là một chuyên gia. Thua lỗ chính là một phần của thành công. Việc không thể đối mặt với thực tế rằng thua lỗ là điều không thể tránh khỏi đã khiến nhiều nhà kinh doanh bỏ cuộc từ khi mới bắt đầu tham gia giao dịch trên thị trường. Vậy bạn có muốn trở thành một nhà kinh doanh thành công không? Hãy suy nghĩ hợp lý và học cách kiểm soát cảm xúc của chính bạn.Đối với nhiều người mới bắt đầu, việc kinh doanh cũng tương tự như chiếc cầu trượt siêu tốc roller coaster – khi giao dịch có lời họ nghĩ mình là thiên tài, còn khi thua lỗ thì họ rơi vào khủng hoảng. Những người chuyên nghiệp thì vẫn tự tin và bình tĩnh cho dù gặp phải thua lỗ liên tiếp vì họ nhận thức được một sự thực giản đơn là để cảm xúc lấn át sẽ chẳng có tác dụng gì ngoài việc làm cho họ thua lỗ thêm.Mặt khác, khi giao dịch thành công thì cảm giác tự hào và thỏa mãn với bản thân là điều rất bình thường. Tuy nhiên, tự tin quá mức rất có thể sẽ là vấn đề khi mà, sau một loạt giao dịch thành công, bạn sẽ tăng mức độ rủi ro vì cho rằng thành công của bạn sẽ kéo dài mãi. Cảm giác vui sướng có thể khiến bạn dễ dàng quên đi những kế hoạch và nguyên tắc ban đầu mình đã đặt ra. Nhưng hãy nhớ rằng, kinh doanh khác xa với cá cược, và đó là một công việc kinh doanh nghiêm túc và mạo hiểm. Các quyết định giao dịch của bạn phải khách quan bất kể thị trường có đang diễn biến thế nào. Vậy thì, hãy cố gắng trả lời câu hỏi chính: “Làm thế nào để kiểm soát cảm xúc của bản thân?” Đầu tiên, hãy hiểu rằng cả lợi nhuận và thua lỗ đều sẽ xảy đến với tất cả các nhà kinh doanh. Những giao dịch thành công sẽ mở đường cho những giao dịch thua lỗ và ngược lại. Hãy chấp nhận điều này và nó sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều. Kinh doanh Ngoại hối không chỉ đơn giản là phân tích biểu đồ và các tin tức kinh tế. Điều quan trọng hơn là tâm lý thị trường và tâm lý của cá nhân nhà kinh doanh. Kiểm soát cảm xúc chính là bước đầu tiên để kinh doanh thành công.
 
Thị trường ngoại hối, đầu tư hay đánh bạc?
Nếu ngồi trước màn hình máy tính chỉ là một chú khỉ và chú ta đã học được cách ấn vào các phím khác nhau để thực hiện lệnh Bán và Mua trên thị trường Ngoại hối thì cơ hội để chú ta kiếm lời là 50/50.
Tuy nhiên, do luôn luôn có sự khác biệt giữa giá mua và giá bán trong tất cả các giao dịch nên trong dài hạn, kết quả mà chú khỉ này có được vẫn sẽ chỉ là thua lỗ cho dù 50% các giao dịch ngẫu nhiên mà chú ta thực hiện là đúng đắn. Vậy thì tại sao, trong một sòng bạc, nơi mà cơ hội thắng cũng là gần 50/50, các tay chơi lại chỉ lấy lại được 30% tổng số tiền mà họ đã nướng vào đó? Đơn giản là vì mỗi người trong số họ chỉ có một số tiền hữu hạn nào đó và sẽ rời bỏ cuộc chơi khi thua lỗ. Hoặc, khi thắng được một lần, họ lại có xu hướng muốn mạo hiểm để thắng lớn hơn và tiếp tục chơi cho đến khi thua hết sạch.
Điểm khác biệt cơ bản của đầu tư so với cá cược chính là khả năng dự báo được các sự kiện diễn ra trên thị trường và biết cách áp dụng chúng vào trong giao dịch. Trên các thị trường tài chính luôn luôn sẵn có những công cụ phân tích giúp nhà kinh doanh hiểu được điều gì đang diễn ra trên thị trường để áp dụng chiến lược kinh doanh phù hợp.
Vậy thì tại sao phần lớn các nhà kinh doanh khi mới bắt đầu đều gặp thất bại? Yếu tố tâm lý kết hợp với sự thiếu hiểu biết về tâm lý thị trường thường dẫn đến tình trạng nhà kinh doanh không nhận ra rằng chính mình đang bị ảnh hưởng bởi điều này, và đang đi lạc khỏi chiến lược kinh doanh ban đầu. Khi đó, họ thường có xu hướng giao dịch với rủi ro cao và cuối cùng là chịu thua lỗ lớn. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng con người luôn có xu hướng đánh giá quá cao khả năng của bản thân. Các nhà kinh doanh cá nhân cũng vậy, họ không có đối trọng nào để làm cơ sở so sánh và đánh giá chính mình. Họ sẽ luôn luôn tìm ra lý lẽ để biện minh cho quan điểm của bản thân, bất kể nó đúng hay sai. Kết quả là họ phải trả giá cho những sai lầm của mình. Thị trường luôn luôn biến động, và những ai không biết tự điều chỉnh mình để thích nghi với những biến động đó tất yếu sẽ phải chịu thua thiệt.
Mặc dù có những điểm khác nhau cơ bản, giữa đầu tư và cá cược vẫn có một điểm chung, đó là tính chất quyết định của yếu tố thời điểm: khi đã quyết định sẽ mua vào một ngoại tệ nào đó, bạn có thể thực hiện giao dịch ngay hoặc là chờ đợi với hy vọng có được giá tốt hơn. Tuy nhiên, thường thì quá trình chờ đợi sẽ khiến bạn phải trả giá cao hơn, và bạn lại phải lựa chọn giữa việc mua vào với giá đó hay là tiếp tục chờ đợi. Chính vì thế, việc không để bị yếu tố may rủi trong giao dịch kéo đi quá xa là rất quan trọng với nhà kinh doanh. Chiến lược vẫn luôn cần được đặt lên hàng đầu.
Sòng bạc, nơi thường được nhiều người liên tưởng đến khi nghĩ về thị trường ngoại hối, thực chất chỉ là việc thực hiện một loạt phép toán xác suất với kỳ vọng âm và là một trò chơi thực sự theo nghĩa đen của từ đó. Thị trường Ngoại hối thì không giống như vậy, nó cho phép người tham gia thu thập dữ liệu và sau đó ra quyết định dựa trên những thông tin thu được mà những thông tin này chắc chắn có ảnh hưởng tới khả năng thành công của họ. Việc phân biệt giữa trò chơi may rủi và đầu tư thực ra dễ hơn bạn tưởng rất nhiều. Hãy cố gắng trả lời ba câu hỏi sau:
1.Bạn có chiến lược kinh doanh khi tham gia thị trường hay không?
2.Bạn đã thử áp dụng chiến lược đó trên thị trường thực với một số tiền đầu tư thực chưa?
3.Bạn có đủ vốn để tiếp tục theo đuổi chiến lược kinh doanh của mình không?
Một nhà đầu tư chắc chắn sẽ trả lời “có” với cả ba câu hỏi này. Nếu câu trả lời của bạn cho bất kỳ câu hỏi nào ở trên là “không” thì có nghĩa là bạn vẫn chưa thực sự chuyển từ vị thế một người chơi cá cược sang một nhà đầu tư. Hãy nghĩ về một câu hỏi tương tự: xe ô tô đối với bạn là một thứ đồ chơi hay phương tiện đi lại. Câu trả lời còn tùy thuộc vào bản thân bạn phải không. Kinh doanh trên thị trường Ngoại hối có thể là một trò chơi thú vị, nhưng cũng có thể là một công cụ đắt giá để bất kỳ ai khẳng định bản thân mình.
Vậy thì, câu trả lời cuối cùng của tôi cho câu hỏi đặt ra từ đầu chương này là: “Tốt nhất bạn nên chơi cá cược ở sòng bài và đầu tư trên thị trường Ngoại hối”.
Theo AMcenter.vn
 
Mối tương quan giữa giữa quan điểm về tiền và quan điểm về đầu tư
Cá tính của bạn sẽ quyết định thái độ của bạn đối với tiền bạc. Bạn đã bao giờ nghĩ bạn quản lý tài chính cá nhân của mình như thế nào và nó ảnh hưởng thế nào đến các quyết định giao dịch của bạn chưa? Mọi người có thái độ rất khác nhau đối với tiền bạc, và điều này sẽ quyết định tâm lý của họ trong đầu tư.Việc cố gắng tạo ra những thay đổi lớn trong tính cách của bản thân là điều khá khó khăn, thế nhưng bạn có thể thử thay đổi một chút quan điểm của mình về tiền bạc.Nhà tâm lý học Lisa Smith đã phân loại thái độ của con người đối với tiền bạc như sau:
  • Người chi tiêu hoang phí (Big spenders)
  • Người tiết kiệm (Savers)
  • Tín đồ mua sắm (Shoppers)
  • Con nợ (Debtors)
  • Nhà đầu tư (Investors)
Những người chi tiêu hoang phí không thể tưởng tượng nổi cuộc sống của họ sẽ ra sao nếu không có những chiếc xe đắt tiền, đồ dùng mới, quần áo hàng hiệu…..Họ không bao giờ tìm kiếm những món đồ giảm giá, họ ăn mặc theo mốt thời thượng, và luôn muốn tạo ấn tượng. Họ luôn hướng tới những thứ tốt nhất: điện thoại cầm tay tiên tiến nhất, tivi màn hình phẳng rộng nhất, biệt thự bên bờ biển……..Họ dễ dàng tiêu những khoản tiền lớn, họ không sợ rơi vào nợ nần, và khi đầu tư họ chấp nhận rủi ro cao để có lợi nhuận lớn.Những người tiết kiệm đối lập hoàn toàn với mẫu người trên. Họ rất tằn tiện. Họ luôn tắt hết đèn khi ra khỏi phòng và đóng nhanh cửa tủ lạnh để hơi lạnh không kịp thoát ra ngoài. Họ chỉ mua sắm những thứ đắt tiền nếu chúng thực sự cần thiết và cố gắng không bao giờ nợ nần. Thường thì kiểu người này hơi hà tiện. Những xu hướng thời trang mới nhất không có nghĩa lý gì với họ và họ vui vẻ ngắm nhìn tài khoản của mình trong nhà băng tăng lên mỗi ngày. Họ là những nhà đầu tư bảo thủ luôn cố gắng giảm thiểu rủi ro. Những tín đồ mua sắm luôn bị các cửa hiệu quyến rũ, họ vui thích khi được tiêu tiền. Nếu họ đi mua sắm thì chắc chắn họ sẽ mua thứ gì đó. Họ cũng thường hay rơi vào cảnh nợ nần nhưng mặt khác, họ hiểu rằng không cần thiết phải tiêu quá nhiều tiền vào việc mua sắm. Họ cố gắng tìm kiếm những món đồ được giảm giá và cảm thấy thỏa mãn khi có được chúng. Nói về đầu tư, họ là những người khá thoải mái về tư tưởng và có thể hành xử rất khác nhau.Những con nợ tiêu tiền không phải để thỏa mãn sự vui thích của bản thân. Nhìn chung họ ít nghĩ về tiền bạc, không bao giờ giữ các hóa đơn mua hàng, cũng chẳng bao giờ mở tài khoản. Thế nhưng thường thì các khoản chi tiêu của họ lại vượt quá so với thu nhập và họ hay rơi vào nợ nần. Kiểu người này không hứng thú với đầu tư.Những nhà đầu tư thì luôn nghĩ về số vốn mình có. Họ luôn hiểu tình trạng tài chính của mình và cố gắng kiếm lời từ những nguồn lực có sẵn. Họ sẵn sàng hoãn chi tiêu ngày hôm nay để có được nguồn thu nhập trong tương lai. Họ luôn lường trước những tình huống có thể xảy ra và không sợ rủi ro nếu đó là điều thực sự cần thiết.Đến đây bạn có thể tự hình dung về bản thân. Hãy nghĩ đến việc làm cách nào tận dụng những nguồn tiền bạn có để khiến chúng sinh sôi. Có thể bạn sẽ cần phải từ bỏ một vài ham muốn và cố gắng lên kế hoạch chi tiêu sát sao hơn. Đôi khi chỉ một chút thay đổi trong thái độ của bạn cũng sẽ mang lại những kết quả tích cực có thể nhìn thấy được.Tôi muốn đưa ra một vài lời khuyên đối với từng nhóm người theo phân loại ở trên.Những người chi tiêu hoang phí, hãy tiết kiệm! Nếu bạn đã muốn mua sắm thì không ai có thể ngăn cản bạn, nhưng hãy nghĩ về tương lai một chút – bạn có thể sử dụng số tiền mình đang có một cách hiệu quả hơn. Hãy đầu tư và lên kế hoạch cho chi tiêu của bạn trong một khoảng thời gian nhất định. Hãy tìm kiếm những khoản lợi nhuận nhỏ thôi nhưng ổn định, đừng cố làm gì vội vàng dẫn đến thua lỗ!Những người tiết kiệm, hãy hành động hợp lý!Ben Franklin từng nói: “Để thành công hãy cần bằng mọi thứ”. Đây là một lời khuyên tốt đối với kiểu người này. Đừng bỏ lỡ những giây phút đẹp nhất cuộc đời chỉ để tiết kiệm một vài đồng tiền nhỏ. Giảm thiểu rủi ro là một yếu tố rất quan trọng đối với nhà đầu tư, nhưng cũng đừng quên đi lý do mà vì nó bạn tiến hành đầu tư!Những tín đồ mua sắm, đừng tiêu tiền mà bạn không có!Hãy kiểm soát chi tiêu của bạn. Khi đầu tư, hãy theo dõi sát sao số dư tài khoản giao dịch. Trước khi mở một trạng thái mới hãy nghĩ xem liệu bạn có đủ tiền để duy trì nó hay không và bạn có thể chịu được khoản lỗ bao nhiêu tại thời điểm đó.Những con nợ, hãy nghĩ đến chuyện đầu tư!Hãy nhìn vào những khoản chi tiêu và thu nhập của bạn, hãy lên một kế hoạch tài chính chi tiết và bắt tay vào việc đầu tư. Bạn có thể tìm kiếm sự giúp đỡ của người khác nếu gặp khó khăn. Bạn có thể chọn một nhà kinh doanh nào đó giúp bạn quản lý tiền, nhưng chỉ cân nhắc khả năng đó sau khi đã cân nhắc cả hai mặt tích cực và tiêu cực của vấn đề.Những nhà đầu tư, chúc các bạn may mắn!Chúc mừng các bạn! Hãy tiếp tục! Hãy hoàn thiện kỹ năng của mình! Bạn sẽ làm được điều đó!Vậy thì, trước khi bắt đầu kinh doanh trên các thị trường tài chính, bạn phải hiểu được chính mình. Bạn không thể thay đổi tính cách, và cũng không cần làm thế. Hãy học cách thay đổi thái độ để đạt được kết quả tốt nhất.
Theo http://amcenter.vn
 
Bạn học hỏi được điều gì từ Bill Williams

Bill Williams là tác giả của nhiều phương pháp phân tích kỹ thuật, các chỉ số cũng như phương pháp kết hợp các chỉ số đó để đưa ra những dấu hiệu đáng tin cậy khi tín hiệu từ một chỉ số này xác nhận hoặc đi ngược lại tín hiệu từ một chỉ số khác.

Những chỉ số phổ biến nhất do Bill Williams xây dựng là:

Alligator; Fractals;
Awesome Oscillator; Gator Oscillator;
Market Facilitation Index.

Alligator là một trong những chỉ số thú vị nhất do Williams phát triển. Nó rất dễ hiểu đối với những người mới bắt đầu kinh doanh. Thêm vào đó, Williams đã nghĩ ra cái tên rất thú vị qua việc so sánh nó với loài động vật nguy hiểm, cá sấu Châu Mỹ (nghĩa thực của chữ Alligator). Alligator được sử dụng để xác định xu hướng thị trường và thời điểm bắt đầu cũng như kết thúc của nó. Chỉ số này bao gồm ba đường trung bình di động:

Môi cá sấu là đường nhạy cảm nhất đối với những thay đổi của thị trường. Thường thì nó là một đường trung bình di động 5 giai đoạn. Môi cá sấu phản ánh những biến động của giá cả trong ngắn hạn.

Răng cá sấu có độ nhạy cảm trung bình, nó là đường trung bình di động 8 giai đoạn. Nó phản ánh những biến động giá cả trong trung hạn.

Vuốt cá sấu là đường biến đổi chậm nhất trong số ba đường, thường thì nó là đường trung bình di động 13 giai đoạn. Đường này luôn có độ trễ và phản ánh biến động giá trong dài hạn.

Những dấu hiệu có được từ chỉ số này có thể được luận giải khá dễ dàng. Nếu có một khoảng cách giữa các đường trung bình này và chúng đều đi xuống thì có nghĩa là thị trường đang có xu hướng đi xuống và ngược lại, nếu chúng đều đi lên thì có nghĩa là thị trường đang có xu hướng đi lên. Nếu khoảng cách giữa các đường này giảm và chúng gần như trở thành một đường duy nhất thì thị trường đang điều chỉnh (xu hướng đi ngang). Các dấu hiệu mua hoặc bán được hình thành khi Môi cá sấu chạy ngang qua Răng cá sấu (dấu hiệu này có độ tin cậy trung bình), hoặc khi Môi cá sấu đi ngang qua vuốt cá sấu (tín hiệu mạnh và cho độ tin cậy cao).

Alligator rất thích hợp để sử dụng trong một thị trường có xu hướng và nó sẽ thường cho ra những chỉ báo sai lệch trong thị trường đang đi ngang. Cũng như với hầu hết các chỉ số khác, dấu hiệu có được từ Alligator thường có độ trễ nhất định. Bởi vậy, bạn không nên chỉ tin tưởng vào mình nó. Chỉ số này chỉ cho độ tin cậy hoàn hảo trong thị trường có xu hướng mà thôi. Trong các trường hợp khác, bạn nên sử dụng Alligator có kết hợp với các chỉ báo hình học (Fractal).

Alligator

Biểu đồ H1 EUR/USD

Đường cong dày là Môi cá sấu, đường mảnh nhất là Vuối cá sấu và đường ở giữa là Răng cá sấu. Các dấu hiệu mua (mũi tên đi lên) hoặc bán (mũi tên đi xuống) được đánh dấu trên biểu đồ.


Các chỉ báo (Fractal). Chỉ báo dấu hiệu đi lên là chuỗi 5 nến trong đó đỉnh của nến 1, 2, 4, và 5 ở vị trí thấp hơn đỉnh nến 3. Trong trường hợp này chỉ báo được hình thành trên nến thứ 3 của chuỗi.




Như đã đề cập ở trên, các chỉ báo hình học có thể được áp dụng kết hợp với chỉ số Alligator. Nếu chỉ báo đi lên (mũi tên hướng lên) được hình thành trên các đường Alligator thì đó là dấu hiệu bán. Nến có chỉ báo ở trên càng dài thì dấu hiệu càng mạnh. Các dấu hiệu mua thì hoàn toàn ngược lại – một chỉ báo đi xuống hình thành dưới các đường Alligator.

Alligator và các chỉ báo

Biểu đồ 5M EUR/USD

Mặc dù có rất nhiều chỉ báo trên biểu đồ ở dưới, chúng ta sẽ chỉ có được những tín hiệu mua và bán tin cậy khi nến tiếp theo chỉ báo đi qua đường
Alligator đi lên phía trên (dấu hiệu bán) hoặc đi
xuống dưới (dấu hiệu mua).

Trong bảng trên, các chỉ báo phản ánh khá tốt diễn biến thị trường. Tuy nhiên bạn cũng đừng nên quên rằng một chỉ báo không hình thành ở trên hoặc dưới nến cuối cùng (tức giá hiện tại) mà chỉ hình thành trên nến với dữ liệu lịch sử mà thôi, nghĩa là ở phía trên nến thứ hai trước nến hiện thời.

Chỉ số Hỗ trợ Thị trường

(Market Facilitation Index)

Chỉ số này có vẻ như là chỉ số phân tích kỹ thuật tốt nhất, nhưng không may là ứng dụng của nó trong thị trường Ngoại hối sẽ rất phức tạp nếu chúng ta không có đủ thông tin để xây dựng chỉ số này, nghĩa là chúng ta không có đủ lượng thông tin về khối lượng giao dịch của mỗi cặp tiền tệ xác định. Chỉ số này được tính toán dựa trên mức giá cao nhất, thấp nhất và khối lượng giao dịch cho một giai đoạn.


Thị trường Ngoại hối là thị trường phi tập trung, nên chúng ta không thể biết khối lượng giao dịch toàn thị trường tại bất cứ thời điểm nào. Đó là lý do vì sao Khối lượng trong Tích tắc (Tick Volume) phản ánh mức thay đổi giá trong một giai đoạn xác định lại được sử dụng để xây dựng chỉ số này. Không dựa vào xu hướng của các biến động giá, khối lượng trong tích tắc bao gồm từng thay đổi giá và phản ánh sự hoạt động cũng như biến động của thị trường hơn là khối lượng giao dịch thực sự. Mặc dù có những mối quan hệ nhất định giữa 2 loại khối lượng này, việc sử dụng khối lượng giao dịch trong tích tắc thay vì khối lượng giao dịch thực sự đã bóp méo kết quả phân tích, nên tôi coi việc sử dụng chỉ số này vào thị trường Ngoại hối là không hợp lý.

( http://www.amcenter.vn/94-ban-hoc-ho...s-tvd-139.aspx)
 
Tâm sự của nhà đầu tư

Đây là lần đầu tiên tôi post bài tự sự như thế này lên diễn đàn. Thật sự khi đọc những tranh luận của các bạn tôi thật sự thấy CƯỜI RA NƯỚC MẮT. Sau khi trăn trở, tôi quyết định viết đôi dòng suy nghĩ và bình luận của mình(những gì tôi đã thật sự TRÃI NGHIỆM), hy vọng chia sẽ được ít nhiều với các bạn về thị trường này.
TỰ SỰ :
Bản thân tôi chính thức bước vào nghiệp trader kể từ năm 2005, kể từ đó cuộc sống chuyển sang bước ngoặc mới và thay đổi nhanh chóng.
Sau 8 năm đi làm miệt mài, tích góp một số vốn và kinh nghiêm, bắt đầu khởi nghiệp năm 2000…công việc làm ăn phát đạt cho tới năm 2005, trong tay tôi có thể nói đã tạo dựng được đầy đủ nhà cửa, xe hơi, tiền bạc…một cuộc sống thật TUYỆT VỜI.
Nói về lĩnh vực tài chính nói chung, và giao dịch chứng khoán, tiền tệ, hàng hóa nói riêng….là những sở thích đam mê bắt đầu từ năm 1996. Và kể từ 1998, khi Việt nam bắt đầu có internet, tôi may mắn được tiếp cận internet và tìm tòi học hỏi về các thị trường chứng khoán, futures, options, forex thông qua mạng internet. FA & TA càng đọc, càng học…càng say mê. Ít nhất là 12h/24h tôi ngồi trên máy để đọc….suốt mấy năm liền.
Năm 2005, nghĩ là mình đã học, đã đọc và đã biết nhiều…..tôi đã mạnh dạng mở tài khoản đầu tiên (20k), sau 5 ngày…..cháy. Cay cú, nạp thêm tiền và nghĩ rằng do mình …TÂM LÝ YẾU…vì lệnh thắng nhiều hơn mà. Lần này kéo dài được gần 2 tuần, với tỷ lệ thắng thua 8/2…kết quả chỉ còn lại $2,700 trong tài khoản/ tổng số tiền $38,000.
Quyết tâm đóng tài khoản, mở tài khoản mới. đăng ký thêm những lớp học online, mua EA, mua chiến lược, mua sách….tất cả những gì có thể phục vụ cho mục đích vừa để trade thành công, vừa học để trở thành TRADER CHUYÊN NGHIỆP.
Công việc kinh doanh bỏ bê, công trình đang thực hiện bỏ bê, cơ sở sản xuất bỏ bê…giao lại toàn bộ cho nhân viên…..cho tới cuối năm 2006……số tiền vay để bỏ vào fx đã hơn 250K.
Trang trại nuôi trồng thất bại, khách hàng mất, công trình không đòi được nợ……………Bán xe, bán trang trại, thu hẹp xưởng sản xuất……..Dồn tiền tập trung vào công trình, vào sản xuất..nhưng quá muôn rồi…………..năm 2008, thật sự rơi vào khó khăn….căn nhà 300m2 trị giá hơn 10 tỷ vào cuối năm 2007……không đáng giá hơn 4 tỷ bạc năm 2009.
Kết cục do đâu ? Do Fx 1 phần, nhưng hệ lụy của FX mới là lớn.
Nhưng tại sao do Fx ? chính hơn là do mình, và có thể nói sau thời gian cay cú vì thua trong fx, mong muốn gỡ lại càng nhiều càng tốt, tôi đãcố gắng tìm hiểu nguyên nhân vì sao mình thua, trong khi tỷ lệ thắng nhiều hơn?........Và sau đó tôi đã mỉm cười, không còn cay cú như lúc trước nữa……………Các biết tại sao không ? đó là tất cả do quan niệm sai lầm của mình, do tính tham lam thiếu cơ sở, do trade vô tổ chức, thiếu tính kiên nhẫn, và sau cùng và trên hết là……làm việc trong lĩnh vực đầy rủi ro mà lại thiếu kỹ năng QUẢN LÝ VỐN.
Nói đến vấn đề thế nào là nên kiên nhẫn, thế nào là nên có kỷ luật, thế nào là quản lý vốn….có lẽ đã nghe nhắc đến nhiều, trader nào cũng nghe nói và biết…..nhưng để hiểu được và áp dụng được nó là một quá trình và quá trình đó hoàn toàn liên quan tới ‘SỰ TRÃI NGHIỆM’ và từ đó mới có thể nói tới hai từ ’TÂM LÝ’ trong trading.
Và để nói rõ những vấn đề này, để các bạn có thể cùng trãi nghiệm, tôi sẽ tiếp tục phục vụ các bạn bằng những bài viết cụ thể cho từng kỹ năng mà các bạn cần phải có để thành công trong nghiệp trading(không phải làm giàu).

VẤN ĐỀ VỀ NHÀ ĐẦU TƯ & CÁI GỌI LÀ’NHÂN VIÊN TƯ VẤN’

GỌI LÀ’NHÂN VIÊN TƯ VẤN’ :

Hôm trước có dịp tình cờ tiếp xúc một anh bạn trẻ(chắc tầm 8x) cũng không biết và không hiểu anh ta tham gia trong lĩnh vực này bao lâu và thành công thất bại như thế nào, nhưng nghe anh ta luyên thuyên nói là biết rất rành về thị trường này, đã đọc và biết hết tất cả ’tuyệt kỹ’ trên thế giới (vớ vẫn), nào là thuật toán này, mô hình kia…v.v…., tôi có hỏi nhỏ anh ta vậy anh ta đã đọc cuốn Price Patterns của Martin Pring chưa ? anh ta nói là hồi nãy giờ anh ta nói về Haramonic Patterns rồi còn gì ? (thật là nực cười). Kiểu cách tuyên bố là mình biết hết trong lĩnh vực này của anh ta, nếu xem như là cùng nghề trader với nhau, thì thật sự tôi cảm thấy thương xót cho anh ta, còn nói về quan hệ xã hội, tôi cho là anh này…bị ảo tưởng nặng.
Và đa số những bạn trẻ gọi là ‘tư vấn tài chính’ mà chúng ta nói đến, có lẽ các bạn cũng có niềm đam mê, khao khác thành công, muốn thể hiện mình……..nhưng cho phép nói một câu…các bạn quá liều lĩnh, liều hơn những gì ngoài tầm kiểm soát của chính mình. Mà chính cái liều tưởng như vô hại, chính cái suy nghĩ mà các bạn cho là các bạn đã biết nhiều…vô hình dung các bạn đã đánh mất mình và gây ra bao nhiêu hoàn cảnh dỡ khóc dỡ cười, nhà tan cửa nát, sự nghiệp tiêu tan(bản thân tôi đã biết và tiếp xúc hơn 16 trường hợp rơi vào hoàn cảnh như nhờ tư vấn trade giúp, để rơi vào cảnh cháy hay gần cháy tài khoản).
Và qua đây, với kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực này, và những trãi nghiệm thất bại của chính bản thân mình, tôi cũng muốn có đôi lời với các bạn gọi là ’nhân viên tư vấn’ : Các bạn đừng bao giờ liều lĩnh ngoài tầm kiểm soát của chính mình. Các bạn có khát vọng, có niềm đam mê, vậy hãy thể hiện niềm đam mê đó bằng cách học hỏi thêm, học hỏi không ngừng để càng ngày càng thể hiện bản lĩnh và trí tuệ của cái gọi là ‘nhân viên tư vấn’.
TRADER SẼ KHÓ MÀ THÀNH CÔNG CHỈ BẰNG NHỮNG CHỈ SỐ, CHỈ BẰNG NHỮNG MÔ HÌNH MÀ CÁC BẠN CHO LÀ MÌNH BIẾT(mặc dù giữa biết và hiểu để ứng dụng hoàn toàn một trời một vực). ĐIỀU QUAN TRỌNG LÀ TRADER TƯ HỎI MÌNH ĐÃ THẬT SỰ HIỂU VỀ THỊ TRƯỜNG CHƯA ?
Và cụ thể hơn, các bạn đừng bao giờ trade giúp cho những tài khoản có giá trị lớn hơn số tiền thu nhập của các bạn hàng tháng. Và nếu có lỡ vào lệnh gây nguy hiểm cho tài khoản khách hàng, thì cố gắng giúp đỡ họ bằng mọi giá có thể, đừng nên đem vấn đề của người từng nuôi sống cho mình và nuôi sống cho cả công ty của mình ra bêu rếu, cười đùa, đó là hành động có thể nói là …….VÔ ĐẠO ĐỨC VÀ VÔ ƠN. Mà nếu có 2 cái ‘VÔ’ này thì tốt nhất nền tránh xa lĩnh vực có liên quan tới tài chính.
Và khi vào lệnh, nhớ có target và STOPLOSS.
Nói đến vấn đề STOPLOSS và TÂM LÝ trong trading, tôi sẽ có bài phân tích rõ hơn.


NHÀ ĐẦU TƯ :
Tôi cũng có dịp đọc được một số bài quảng cáo trên mạng, là chiến lược này, chiến lược kia…đem lại thu nhập hơn 10%/tháng. Tài khoản 5k, sau 1 tháng thành 17k(chúc mừng chiến lược của bạn rất thành công và cũng đáng trách cho lời quảng cáo của bạn - nếu bạn là 1 trader thực thụ).
Lý do ? Tôi sẽ có bài phân tích cặn kẽ lý do tại sao.
Ông bà ta có câu ‘tiên trách kỷ, hậu trách nhân’ và hoàn toàn đúng như vậy đối với các nhà đầu tư đang bị thua lỗ, cháy tài khoản khi nhờ cái gọi là ’nhân viên tư vấn’ trade giúp.
Tiền tài sự nghiệp của các vị đã dễ dàng trao vào tay những người non về tuổi đời lẫn tuổi nghề một cách quá dễ dãi.
Rõ ràng các vị là những người lớn tuổi, có sự thành công nhất định trong xã hội với kinh nghiệm sống phong phú nên mới có những khoản tiền lớn như vậy để đầu tư. Nhưng rất tiếc, sự đầu tư lần này của các vị đã tính toán sai, phạm một sai lầm nghiêm trọng, hớ hênh đáng trách.
Với kinh nghiệm sống và sự từng trãi của mình, các vị có tin là có lĩnh vực đầu tư đem lại lợi nhuận lớn hơn 20% đều đều mỗi tháng mà không tiềm ẩn rủi ro cao bằng hoặc cao hơn số tiền kỳ vọng kiếm được ? và khoản đầu tư của mình, hay có thể nói là gia sản của mình lại đầu tư quá dễ dãi.
Do đó, nếu đam mê lĩnh vực này, có lẽ các vị nên tìm hiểu sâu hơn và tự mình quyết định các hạng mục đầu tư cho chính mình.
NẾU BÂY GIỜ MỘT AI ĐÓ HỎI TÔI ‘ TRADE CÓ DỄ KHÔNG ?’, TÔI CÓ THỂ THẲNG THẮNG TRẢ LỜI ‘TRADE RẤT DỄ’
CÒN NẾU HỎI TÔI ‘TRADE LÀM GIÀU ĐƯỢC KHÔNG’, TÔI CŨNG CÓ THỂ TRẢ LỜI ‘ĐƯỢC VÀ RẤT ĐƯỢC, NHƯNG TỐT HƠN HẾT LÀ QUA CASINO……SẼ KÉO DÀI HƠN THỜI GIAN’
VÀ SAU CÙNG, TÔI ĐÚC KẾT LẠI MỘT CÂU LÀ TRADE KIẾM SỐNG THÌ ĐƯỢC VÀ TRADE CŨNG RẤT DỄ, VỚI ĐIỀU KIỆN…………………….
 
7 cách làm bạn mất tiền nhanh nhất khi đầu tư
như đã biết, trước khi bước vào lĩnh vực đầu tư, chúng ta cũng đã tìm hiểu kỹ càng kênh đầu tư mà chúng ta dự định đầu tư, tìm đọc những bài học kinh nghiệm của những người đi trước để tránh mình không lặp lại vết xe đổ của những người đi trước này. Thế nhưng, chỉ như vậy có lẽ là chưa đủ, mặt dù nắm khá kỹ các bài học để giắt lưng nhưng khi thất bại chúng ta nhìn lại và suy ngẫm về thất bại vừa rôi mới nhận ra mình đã phạm sai lầm gì? cũng chẳng đâu xa lạ là những sai lầm kinh điển mà mình đã biết. tất cả các bài học đã rút ra cũng khó có thể giúp chúng ta tránh xa chúng, vì con người là không hoàn hảo, khi chúng ta bị cuốn hút vào một thứ gì đó thì nó có thể ảnh hưởng đến suy nghĩ và quyết định dẫn tới sai lầm của chúng ta. vì vậy tuy là những baì học không mới nhưng vẫn không bao giờ thừa các mem ah.
 
Bạn học hỏi được điều gì từ Bill Williams

Bill Williams là tác giả của nhiều phương pháp phân tích kỹ thuật, các chỉ số cũng như phương pháp kết hợp các chỉ số đó để đưa ra những dấu hiệu đáng tin cậy khi tín hiệu từ một chỉ số này xác nhận hoặc đi ngược lại tín hiệu từ một chỉ số khác.

Những chỉ số phổ biến nhất do Bill Williams xây dựng là:

Alligator; Fractals;
Awesome Oscillator; Gator Oscillator;
Market Facilitation Index.

Alligator là một trong những chỉ số thú vị nhất do Williams phát triển. Nó rất dễ hiểu đối với những người mới bắt đầu kinh doanh. Thêm vào đó, Williams đã nghĩ ra cái tên rất thú vị qua việc so sánh nó với loài động vật nguy hiểm, cá sấu Châu Mỹ (nghĩa thực của chữ Alligator). Alligator được sử dụng để xác định xu hướng thị trường và thời điểm bắt đầu cũng như kết thúc của nó. Chỉ số này bao gồm ba đường trung bình di động:

Môi cá sấu là đường nhạy cảm nhất đối với những thay đổi của thị trường. Thường thì nó là một đường trung bình di động 5 giai đoạn. Môi cá sấu phản ánh những biến động của giá cả trong ngắn hạn.

Răng cá sấu có độ nhạy cảm trung bình, nó là đường trung bình di động 8 giai đoạn. Nó phản ánh những biến động giá cả trong trung hạn.

Vuốt cá sấu là đường biến đổi chậm nhất trong số ba đường, thường thì nó là đường trung bình di động 13 giai đoạn. Đường này luôn có độ trễ và phản ánh biến động giá trong dài hạn.

Những dấu hiệu có được từ chỉ số này có thể được luận giải khá dễ dàng. Nếu có một khoảng cách giữa các đường trung bình này và chúng đều đi xuống thì có nghĩa là thị trường đang có xu hướng đi xuống và ngược lại, nếu chúng đều đi lên thì có nghĩa là thị trường đang có xu hướng đi lên. Nếu khoảng cách giữa các đường này giảm và chúng gần như trở thành một đường duy nhất thì thị trường đang điều chỉnh (xu hướng đi ngang). Các dấu hiệu mua hoặc bán được hình thành khi Môi cá sấu chạy ngang qua Răng cá sấu (dấu hiệu này có độ tin cậy trung bình), hoặc khi Môi cá sấu đi ngang qua vuốt cá sấu (tín hiệu mạnh và cho độ tin cậy cao).

Alligator rất thích hợp để sử dụng trong một thị trường có xu hướng và nó sẽ thường cho ra những chỉ báo sai lệch trong thị trường đang đi ngang. Cũng như với hầu hết các chỉ số khác, dấu hiệu có được từ Alligator thường có độ trễ nhất định. Bởi vậy, bạn không nên chỉ tin tưởng vào mình nó. Chỉ số này chỉ cho độ tin cậy hoàn hảo trong thị trường có xu hướng mà thôi. Trong các trường hợp khác, bạn nên sử dụng Alligator có kết hợp với các chỉ báo hình học (Fractal).

Alligator

Biểu đồ H1 EUR/USD

Đường cong dày là Môi cá sấu, đường mảnh nhất là Vuối cá sấu và đường ở giữa là Răng cá sấu. Các dấu hiệu mua (mũi tên đi lên) hoặc bán (mũi tên đi xuống) được đánh dấu trên biểu đồ.


Các chỉ báo (Fractal). Chỉ báo dấu hiệu đi lên là chuỗi 5 nến trong đó đỉnh của nến 1, 2, 4, và 5 ở vị trí thấp hơn đỉnh nến 3. Trong trường hợp này chỉ báo được hình thành trên nến thứ 3 của chuỗi.




Như đã đề cập ở trên, các chỉ báo hình học có thể được áp dụng kết hợp với chỉ số Alligator. Nếu chỉ báo đi lên (mũi tên hướng lên) được hình thành trên các đường Alligator thì đó là dấu hiệu bán. Nến có chỉ báo ở trên càng dài thì dấu hiệu càng mạnh. Các dấu hiệu mua thì hoàn toàn ngược lại – một chỉ báo đi xuống hình thành dưới các đường Alligator.

Alligator và các chỉ báo

Biểu đồ 5M EUR/USD

Mặc dù có rất nhiều chỉ báo trên biểu đồ ở dưới, chúng ta sẽ chỉ có được những tín hiệu mua và bán tin cậy khi nến tiếp theo chỉ báo đi qua đường
Alligator đi lên phía trên (dấu hiệu bán) hoặc đi
xuống dưới (dấu hiệu mua).

Trong bảng trên, các chỉ báo phản ánh khá tốt diễn biến thị trường. Tuy nhiên bạn cũng đừng nên quên rằng một chỉ báo không hình thành ở trên hoặc dưới nến cuối cùng (tức giá hiện tại) mà chỉ hình thành trên nến với dữ liệu lịch sử mà thôi, nghĩa là ở phía trên nến thứ hai trước nến hiện thời.

Chỉ số Hỗ trợ Thị trường

(Market Facilitation Index)

Chỉ số này có vẻ như là chỉ số phân tích kỹ thuật tốt nhất, nhưng không may là ứng dụng của nó trong thị trường Ngoại hối sẽ rất phức tạp nếu chúng ta không có đủ thông tin để xây dựng chỉ số này, nghĩa là chúng ta không có đủ lượng thông tin về khối lượng giao dịch của mỗi cặp tiền tệ xác định. Chỉ số này được tính toán dựa trên mức giá cao nhất, thấp nhất và khối lượng giao dịch cho một giai đoạn.


Thị trường Ngoại hối là thị trường phi tập trung, nên chúng ta không thể biết khối lượng giao dịch toàn thị trường tại bất cứ thời điểm nào. Đó là lý do vì sao Khối lượng trong Tích tắc (Tick Volume) phản ánh mức thay đổi giá trong một giai đoạn xác định lại được sử dụng để xây dựng chỉ số này. Không dựa vào xu hướng của các biến động giá, khối lượng trong tích tắc bao gồm từng thay đổi giá và phản ánh sự hoạt động cũng như biến động của thị trường hơn là khối lượng giao dịch thực sự. Mặc dù có những mối quan hệ nhất định giữa 2 loại khối lượng này, việc sử dụng khối lượng giao dịch trong tích tắc thay vì khối lượng giao dịch thực sự đã bóp méo kết quả phân tích, nên tôi coi việc sử dụng chỉ số này vào thị trường Ngoại hối là không hợp lý.

( http://www.amcenter.vn/94-ban-hoc-ho...s-tvd-139.aspx)
 
Bạn sẽ gặp phải những rủi ro gì trên thị trường Ngoại hối?

Đối với rất nhiều người, từ “rủi ro” mang một ý nghĩa tiêu cực. Tuy nhiên mỗi hành động của chúng ta đều chứa đựng rủi ro theo cách này hay cách khác. Thị trường Ngoại hối bản thân nó không chứa bất cứ một rủi ro nào và được coi là trung lập bởi tổng lợi nhuận và thua lỗ của toàn thị trường luôn luôn cân bằng.



Rủi ro của một khoản đầu tư là khả năng khoản đầu tư đó mất giá trị, khả năng thua lỗ càng cao thì rủi ro càng lớn. Nhưng làm thế nào ước lượng được rủi ro? Có rất nhiều loại rủi ro, và phương pháp đánh giá khả năng gây thua lỗ của chúng cũng khác nhau. Rủi ro có thể được định lượng (thua lỗ tiềm ẩn) hoặc định tính (khả năng xảy ra thua lỗ). Nhà kinh doanh luôn có thể hạn chế rủi ro bằng cách xác định mức thua lỗ tối đa mà chúng có thể gây ra. Những nhà kinh doanh mới bắt đầu thường cố đặt ra giới hạn cắt lỗ càng gần với giá thị trường càng tốt mà không hiểu rằng làm như vậy là họ đã tăng đáng kể khả năng thua lỗ xảy ra mặc dù bản thân khoản lỗ đó có thể không lớn. Các phương pháp quản lý rủi ro được sử dụng để tăng khả năng lợi nhuận và giảm thiểu thua lỗ. Vậy các nhà kinh doanh sẽ gặp phải những loại rủi ro nào trên thị trường Ngoại hối?

Rủi ro tỷ giá

Rủi ro tỷ giá là rủi ro gắn liền với sự thay đổi tỷ giá niêm yết của các loại tiền tệ trên thị trường. Thực ra, những thay đổi này cũng chính là điều chúng ta mong đợi khi đầu tư vào thị trường Ngoại hối. Đây là rủi ro lớn nhất trong tất cả các loại rủi ro, nhưng đồng thời cũng mang lại lợi nhuận lớn nhất cho nhà đầu tư. Bất cứ công cụ nào nhằm hạn chế rủi ro này cũng đồng thời hạn chế lợi nhuận tiềm năng.

Rủi ro lãi suất

Chênh lệch lãi suất (swap) được tính toán trên mỗi trạng thái giao dịch nếu nó được duy trì qua đêm. Chênh lệch lãi suất là khoảng khác biệt giữa lãi suất của các đồng tiền trong một cặp ngoại tệ. Khoảng khác biệt này càng lớn thì số tiền chênh lệch lãi suất âm hoặc dương trên mỗi trạng thái mở qua đêm càng cao. Ví dụ, chúng ta mở một trạng thái đối với cặp EUR/USD, mua đồng euro bằng đồng đô-la. Tại thời điểm mua, lãi suất đồng euro cao hơn 2% so với lãi suất đồng đô-la, điều đó có nghĩa là dù tỷ giá EUR/USD có thay đổi thế nào thì chúng ta vẫn nhận được một phần lãi nhờ duy trì trạng thái giao dịch này qua đêm. Để kiếm một khoản lợi nhuận đáng kể từ chênh lệch lãi suất, nhà kinh doanh cần duy trì trạng thái giao dịch của mình trong một thời gian dài. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian đó rủi ro hối đoái có thể lớn hơn nhiều so với lợi nhuận tiềm năng thu được từ chênh lệch lãi suất.

Các ngân hàng trung ương định kỳ thay đổi lãi suất để quản lý nền kinh tế và như vậy, mức chênh lệch lãi suất cũng thay đổi theo. Một khoảng chênh lệch dương đôi khi có thể biến thành âm. Tuy vậy, sự thay đổi này hiếm khi xảy ra và một sự cắt giảm lãi suất lớn cũng không bao giờ diễn ra nhanh chóng mà từ từ từng bước một. Đó là lý do tại sao các nhà kinh doanh nên để mắt tới sự thay đổi lãi suất của các đồng tiền nếu muốn theo đuổi một chiến lược đầu tư lâu dài. Còn đối với các giao dịch diễn ra hàng ngày, nhà kinh doanh có thể không cần để ý tới lãi suất này.

Rủi ro thanh khoản của các nhà môi giới

Nhà môi giới thực hiện giao dịch trên thị trường theo yêu cầu của khách hàng và vì lợi ích của khách hàng. Nhà môi giới không phải chịu rủi ro hối đoái và thu lợi nhờ chênh lệch giữa giá mua và giá bán. Điều đó cho phép nhà môi giới quản lý hoạt động của mình với một mức lợi nhuận tương đối thấp tuy nhiên rất ổn định và có thể tính toán trước được. Tuy nhiên, rủi ro mất thanh khoản của các nhà môi giới vẫn có thể xảy ra. Lợi nhuận của một công ty môi giới cần đủ lớn để trang trải hết chi phí hoạt động.

Các nhà kinh doanh có kinh nghiệm hẳn vẫn còn nhớ vụ phá sản của Công ty Refco vào tháng Mười năm 2005. Là một trong những nhà môi giới lớn nhất thị trường Ngoại hối Chicago, trong thời kỳ đỉnh cao, Refco đã có tới hơn 200.000 khách hàng. Tuy nhiên, công ty này đã đánh mất uy tín và khách hàng do các vấn đề tài chính và phương pháp kế toán sai lầm dẫn đến phá sản và một vụ scandal lớn sau đó. Bài học rút ra từ sự việc này là quy mô lớn chưa hẳn đã đảm bảo cho thành công hay sự ổn định. Đối với vấn đề quản trị rủi ro thanh khoản của nhà môi giới bạn lựa chọn thì kinh doanh một cách có trách nhiệm còn quan trọng hơn nhiều.

Hiện nay, thị trường dịch vụ môi giới Ngoại hối đã khá ổn định, rào cản gia nhập thị trường tương đối lớn bởi các điều kiện kinh doanh đều đã trở thành tiêu chuẩn chung và các nhà môi giới mới sẽ gần như không có khả năng đáp ứng được chúng mà không phải đánh đổi bằng lợi nhuận của mình. Vào những năm 1990, quá trình chọn lọc tự nhiên diễn ra rất mạnh mẽ trên thị trường Ngoại hối, tạo ra một môi trường trong đó chỉ những công ty duy trì được hoạt động kinh doanh lành mạnh và khả năng ứng phó nhanh với những thay đổi môi trường kinh doanh mới có thể tồn tại. Điều này đã làm giảm đáng kể rủi ro mất thanh khoản của các nhà môi giới, tuy nhiên, vẫn có rủi ro nhà môi giới không thực hiện thỏa thuận giao dịch đã có với khách hàng.

Nhà môi giới quản lý tài khoản của khách hàng, và vì vậy có thể thực hiện các lệnh chờ ở mức giá khác với mức khách hàng đã định, hoặc hủy các lệnh chờ khách hàng đã đặt đi. Tóm lại, có rất nhiều giao dịch trong đó nhà môi giới có thể mắc sai lầm hoặc thực hiện không chính xác. Đó là vấn đề chất lượng và phương thức hoạt động của nhà môi giới. Bạn có thể tham khảo thêm ở mục “Chọn nhà môi giới thế nào?”.

Rủi ro thiếu thanh khoản tài khoản giao dịch

Trường hợp khách hàng không có đủ số dư trong tài khoản giao dịch, toàn bộ hoặc một phần các trạng thái giao dịch của anh ta sẽ bị nhà môi giới tự động đóng lại tại mức giá thị trường. Thường thì nó sẽ khác xa so với mức giá mà nhà kinh doanh mong đợi, mà lý do là rủi ro khi đó đã trở nên nghiêm trọng.

Các nhà kinh doanh thường có một suy nghĩ sai lầm là khi có nhiều tiền trong tài khoản thì khả năng thành công sẽ cao hơn. Thế nhưng số tiền có sẵn trong tài khoản không phải là yếu tố mang tính quyết định khả năng thành công bởi có rất nhiều cơ hội kinh doanh không đòi hỏi một lượng tiền lớn ban đầu như kinh doanh theo lô nhỏ (mini-lots) hay siêu nhỏ (micro-lots). Chính tỷ lệ số dư tài khoản/tổng các trạng thái mở và phương pháp quản trị rủi ro mới là yếu tố quan trọng nhất. Cuối cùng, chính nhà kinh doanh sẽ là người định ra mức độ rủi ro mình sẽ gánh chịu khi mở một trạng thái và chọn khối lượng giao dịch. Khi lựa chọn quy mô giao dịch, lời khuyên hợp lý dành cho nhà kinh doanh sẽ là: “Đừng giao dịch các lô lớn đến mức toàn bộ vốn tự có của bạn phụ thuộc hoàn toàn vào một hay hai giao dịch. Nếu bạn cần phải tới ngân hàng để nộp thêm tiền vào tài khoản nhằm duy trì một trạng thái giao dịch thì bạn cần xem xét lại chiến lược kinh doanh của mình”.

(http://www.amcenter.vn/11-ban-se-gap...i-tvd-121.aspx)
 
ĐiỀu quan trỌng nhẤt khi chƠi forex ...
Theo mình điều quan trọng nhất là tâm lý giao dịch (kiến thức và thông tin thì có lẽ là ai đó cũng khá giống nhau nhưng tâm lý thì hoàn toàn khác theo mình chiếm 50% sự thành công trong các lần giao dịch forex.
“Cảm xúc chi phối rất lớn đến sự thành công của trader trên thị trường tài chính nói chung & thị trường Spot Gold & Forex nói riêng” – đó là một lời nhận định của một trader lão làng thành công trên thị trường tài chính.

Sau đây là những chiêm nghiệm chi tiết sau:

Luôn thoải mái: Tinh thần của nhà đầu tư thành công luôn cân bằng, không quá vui hoặc quá buồn khi kết thúc một kế hoạch lời nhiều hay lỗ nặng. Sau khi thực hiện các giao dịch, họ vẫn không bị chi phối bởi các biến động trên thị trường.

Có cái nhìn tích cực: không quá bi quan khi thị trường rớt giá sâu hay tăng rất mạnh mà luôn nỗ lực tìm kiếm các cơ hội mua bán 2 chiều từ các hàng hóa tiềm năng ở mức giá hợp lý.

Tuân thủ hệ thống giao dịch của mình: Thiết lập hệ thống giao dịch theo các tiêu chí đã xác lập về xu hướng thị trường, điểm vào, điểm thoát, và thời điểm giao dịch.

Không đổ lỗi cho các nguyên nhân khác: Nếu loại hàng hóa đó vận động không theo đúng xu hướng đã dự tính thì họ xem xét, đánh giá, rút tỉa các kinh nghiệm sau các giao dịch thất bại để bổ sung và hoàn thiện hệ thống giao dịch trước đây của mình.

Có kế hoạch và tổ chức chặt chẽ: Lên kế hoạch chi tiết về loại hàng hóa đầu tư, vùng giá đầu tư, thời điểm đầu tư, phân bổ vốn, giá mục tiêu, giá cắt lỗ…

Kiên nhẫn: Không nôn nóng giao dịch khi chờ đợi các cơ hội tốt, nhiều tiềm năng, rủi ro thấp. Chờ đợi để đạt được lợi nhuận kỳ vọng.

TRẠNG THÁI TINH THẦN

Quan sát các dấu hiệu: Theo dõi và dự kiến diễn biến của thị trường (Intermarket) tác động đến hàng hóa mình đang quan tâm. Khi có các dấu hiệu tích cực như xu hướng rõ ràng, mức giá vào hợp lý,… tập trung xem xét yếu tố kỹ thuật để tìm điểm vào và điểm thoát cũng như phân bổ nguồn vốn. Có thể, thử nghiệm bằng thăm dò với khối lượng nhỏ hoặc vừa phải.

Nhận biết các cơ hội: Đánh giá tiềm năng và rủi ro có thể phải gánh chịu.

Tiến hành giao dịch: Kiên quyết thực hiện các kế hoạch khi hội đủ các yếu tố cần thiết.

Đúng hay sai vẫn cảm thấy thoải mái: Không ai có thể luôn đúng trong thị trường tài chính, chỉ cần khả năng chính xác cao và mức lợi nhuận gặt hái được cao hơn so với tổn thất thì đã là yếu tố dẫn đến thành công trong thị trường Spot Gold & Forex.

NIỀM TIN

Tiền bạc không quan trọng: Thoạt nghe điều này có vẻ quá vô lý vì chúng ta đầu tư chủ yếu là nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, nhà đầu tư thành công vì có tâm lý cho rằng tiền bạc “không quan trọng” nên việc “cắt lỗ” đối với họ hết sức bình thường khi quyết định sai và đúc kết kinh nghiệm để chọn lựa các cơ hội tốt hơn và đạt được các giao dịch hiệu quả sau đó.

Mất tiền trên thị trường là chuyện bình thường: Họ hiểu rõ “thắng thua là chuyện hàng ngày” nhất là trong đầu tư trên thị trường này. Họ hạn chế thua lỗ và nâng cao khả năng chiến thắng thông qua các nguyên tắc đã xác định.

Các giao dịch chỉ là trò chơi: Niềm vui khi nhận định chính xác các cơ hội và kiểm soát được các rủi ro.

Tin và hình dung thành công của mình trước khi tiến hành giao dịch: Hiểu rõ được rủi ro có thể gánh chịu và đánh giá được lợi nhuận tiềm năng, xây dựng các hệ thống tiêu chí giao dịch của mình, tin tưởng và tiến hành ngay khi hội đủ các điều kiện.

Bản lĩnh tâm lý của một nhà đầu tư ví như nội công của hiệp sĩ giang hồ. Nội công là gốc, chiêu thức là phụ, vị vậy nội công thường được các vị trưởng lão phải dày công tu tập hàng mấy chụ năm trời mới đắc thành công lực tuyệt đỉnh. (Dù không ít các nhân vật chính và trẻ có cơ may tiếp nhận nội công để rút ngắn thời gian tu luyện nhằm đặt được võ công thượng thặng hành hiệp trên giang hồ). Cái gốc của một nhà đầu tư giỏi là rèn được bản lĩnh tâm lý tốt. Công phu luôn đòi hỏi sự dày công tu luyện.
big%20grin.gif

Ngoài ra cũng có thể tham khảo một bài viết này:
http://www.amcenter.vn/96-tam-ly-co-...o-tvd-141.aspx
 
Lý do fx là kênh đầu tư hấp dẫn:
- Giao dịch liên tục 24/24h. bạn có thể giao dịch bất kỳ lúc nào và ở đâu, chỉ cần có thời gian rảnh.
- Tính thanh khoản cao, bạn có thể khớp lệnh liên tục.
- Chi phí thấp, thậm chí hiện nay có một số sàn đã miễn phí phí giao dịch.
- Đòn bẩy giao dịch lớn, chỉ với số tiền nhỏ bạn có thể thắng số tiền lớn gấp nhiều lần.
- Số tiền vốn thấp, thậm chí có thể bắt đầu với 10$.
- Lượng giao dịch ít hạn chế từ 0,01 20 lot/ giao dịch.
- Học hỏi kinh nghiệm dễ dàng qua trade với tài khoản Demo.
Và nhiều yếu tố khác, và CK hiện nay, ai “hót” hơn nhỉ?
mọi người còn thấy điều gì hay nữa không? hi
 
So sánh giữa forex và chứng khoán (sao vẫn nhiều người chơi CK, mình vẫn thích CK)
Thị trường Forex gần như hoạt động 24/24. Hầu hết các sàn giao dịch đều mở cửa vào 5:15 chiều chủ nhật giờ EST và kết thúc vào thứ 6, 4h chiều, và dịch vụ chăm sóc khách hàng 24/7. Và giao dịch Forex được thực hiện mọi nơi trên thế giới, trên tất cả các múi giờ. Điều này sẽ giúp bạn có thể tự thiết lập thời gian biểu phù hợp nhất với mình.

Miễn phí dịch vụ

Thường thì người môi giới trong Forex không tính phí dịch vụ hay phí cộng thêm cho mỗi lần đặt lệnh. Sàn giao dịch sẽ chia lại 1 phần hoa hồng trên điểm chênh lệch giữa giá bán và giá mua để chia cho họ. Vì vậy chi phí giao dịch trong Forex thấp hơn hẳn so với các thị trường khác.

Đặt lệnh lập tức

Lệnh đặt của bạn sẽ lập tức được thực hiện ngay trong hầu hết các giao dịch. Và bạn cũng có thể cập nhật thông tin liên tục về tỉ giá và về tài khoản của bạn. Những gì bạn nhấp chuột là những gì bạn sẽ đạt. Và sẽ không có sự khác biệt giữa tỉ giá bạn cập nhật và tỉ giá bạn giao dịch như ở trong chứng khoán

Bán trước mua sau

Không như thị trường tài sản bị hạn chế và không thể bán khống ( bán trước mua sau), tại thị trường Forex bạn có cơ hội kinh doanh cả lúc thị trường lên và lúc thị trường xuống. Cơ hội giao dịch luôn xuất hiện tại mọi thời điểm và chỉ cần nhận biết xu hướng thị trường. Vì vậy bạn luôn có thể quyết định đầu tư và rút ra bất kì lúc nào tại mọi giai đoạn của thị trường.


Bảng so sánh Forex và Chứng khoán

Ngoài ra còn những lý do sau:

Không người trung gian

Việc giao dịch trực tiếp tại các trung tâm tài chính và môi giới đem lại nhiều lợi ích cho người giao dịch, tuy nhiên nó lại có nhược điểm là phải qua khâu trung gian. Càng nhiều đối tượng tham gia giao dịch, chi phí sẽ càng cao , thời gian đặt lệnh giao dịch càng lâu và thủ tục càng phức tạp. Chi phí không chỉ là tiền bạc mà còn là thời gian bỏ ra. Trong thị trường tiền tệ đã loại bỏ các nhân tố trung gian, giúp khách hàng giao dịch trực tiếp trên các phần mềm giao dịch với sàn và đặt lệnh ngay lập tức với những thay đổi từ phía thị trường. Kinh doanh ngoại hối giúp việc giao dịch nhanh chóng và tiết kiệm chi phí trung gian hơn so với chứng khoán và các ngành kinh doanh khác.

Việc mua / bán không tác động đến thị trường

Đâ bao nhiều lần trong thị trường chứng khoán bạn sốt sắng về những cái tin như “Quĩ A” bán cổ phiếu “X” và mua cổ phiếu “Y”? Tin đồn có thể đem lại lợi nhuận cho 1 thiểu số nhưng gây thiệt hại cho đa số. Hơn nữa cổ phiếu lệ thuộc vào tình hình tài chính của các công ty, và do đó nó cũng lệ thuộc nhiều vào 1 nhóm các “Hội đồng quản trị”. Thị trường chứng khoán lại rất nhạy cảm với các lệnh mua / bán , và cũng không thích hợp với những ai muốn kinh doanh trong ngắn hạn. Trong thị trường Forex do tác động của “dòng chảy tiền tệ”, khả năng tác động của các ngân hàng hay quĩ tiền tệ rất nhỏ nhoi. Ngân hàng, quĩ đầu tư, chính phủ, nhà đầu cơ và các nhóm giao dịch chỉ là 1 phần nhỏ của thị trường ngoại hối và và “dòng chảy tiền tệ” là không điều khiển được.

Các nhà phần tích và môi giới đầu tư ít có ảnh hưởng đến thị trường

Bạn có xem TV thường xuyên? Bạn có quan tâm đến các nhà phân tích và môi giới chứng khoán thường dự báo tình hình thị trường và đưa ra những nhận xét “mua” hay “bán” 1 loại chúng khoán hay không? Cho dù chính phủ đã có nhiều biện pháp hạn chế tác động bên ngoài đến chứng khoán nhưng nó là 1 phần của thị trường và vẫn ảnh hưởng lớn đến tâm lý đầu tư của người giao dịch. Nhưng thị trường Forex, như là 1 thị trường sơ cấp, được sinh ra từ ngân hàng thế giới và ngày càng phình rộng ra với dòng vốn lên đến vài nghìn tỉ USD/ngày, đã mang tầm thị trường toàn cầu. Các chuyên gia và các nhà phân tích không thể “lèo lái” dòng chảy, và phân tích của họ chỉ mang tính tham khảo trong thị trường này

8,000 loại chứng khoán >< 4 cặp tiền tệ chính

Có xấp xỉ khoảng 4,500 loại chứng khoán được niêm yết trến sàn New York. Và hơn 3,500 loại khác tịa NASDAQ. Làm sao để bạn lựa chọn? Dành hết thời gian phân tích từng công ty một? Trong thị trường ngoại hối, bạn có 4 cặp tiền tệ chính giao dịch 24h/ngày và 5.5 ngày/tuần. Bạn hoàn toàn có thể tập trung vào 1 cặp tiền để nghiên cứu và giao dịch.
 
Thiếu vốn có phải là nguyên nhân làm nhà đầu tư thất bại?
Hiện nay lý do kinh doanh thất bại do không đủ vốn của nhiều nhà đầu tư là khá phổ biến. Tất cả họ đều nghĩ rằng họ sẽ thành công nếu họ được giao dịch với một tài khoản lớn hơn, những người thua cuộc đều bị loại khỏi trò chơi bằng một chuỗi thất bại hoặc một lần giao dịch duy nhất nhưng với hậu quả vô cùng nặng nề. Và kỳ lạ thay, đối với một người giao dịch nghiệp dư bởi cứ khi nào anh ta vừa bán hết thì thị trường lại đảo chiều và diễn biến đúng như anh ta mong đợi ( các bạn đã từng rrowi vào trường hợp này chưa?) . Và anh ta thường có ngay cái cớ để mỉa mai hoặc là chính mình hoặc là nhà môi giới rằng nếu chỉ duy trì được thêm một tuần nữa thôi thì chắc chắn là anh ta sẽ kiếm lời!

Tệ hơn thế, khi anh ta đã áp dụng tất cả kiến thức và kinh nghiêm của mình vào các giao dịch thì sự kết thúc của thị trường này bằng sự đảo chiều “muộn” này của thị trường làm cái cớ để khẳng định sự đúng đắn của các phương pháp mà anh ta sử dụng. Và câu chuyện cổ tích lại bắt đầu: “Nếu tôi có nhiều tiền hơn tôi đã có thể duy trì được lâu hơn và thu lời.”

thực ra thì chúng ta, trong trường hợp này có thật sự thiếu vốn không? Nếu chúng ta không đủ minh mẫn thì chúng ta cũng có thể hủy một tài khoản lớn chắng khác gì chúng ta đã hủy một tài khoản nhỏ. Chúng ta thực hiện các giao dịch quá lớn và buông lỏng mình trong việc quản lý tài khoản, nếu thật như vậy thì chúng ta đang đối mặt cới rủi ro rất lớn bất chấp số tiền mình đang có là bao nhiêu, chính vì vậy dù tài khoản mà chúng ta cầm lớn tới đâu nhưng nếu phạm phải sai lầm này chúng ta đều có thể thất bại và thất bại rất nặng. vậy bây giờ, tôi xin trả lời rằng chúng ta không hề thiếu vốn. Nếu chúng ta giao dịch và gặp thất bại là do chúng ta thiếu tính kỷ luật trong giao dịch và không có một kế hoạch quản lý tiền bạc thực tế. vì vậy chúng ta không nên lấy việc thiếu vốn làm ký do cho việc giao dịch thất bại của mình. Chúng ta cũng phải công nhận, nhìn nhậ thẳng thắng một điều thất bại thì luôn là kết quả của những quyết định sai lầm hoặc những chiến lược không hợp lý
 
Ước gì chứng khoán được như bất động sản!
Ai dám nói thị trường chứng khoán suy sụp không gây nên những hậu quả to lớn bằng thị trường bất động sản? Nhìn bất động sản mà thương cho thị trường chứng khoán.
Ngẫm nghĩ các lý do của Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội đưa ra, mới thấy họ thực sự lo lắng cho khách hàng, nhà đầu tư. Nếu giá bất động sản rớt nữa, doanh nghiệp sẽ phá sản, không hoàn thiện được các dự án, mất khả năng trả nợ thì người mất tiền sẽ chính là người mua nhà. Giá bất động sản cũng kiên quyết không thể để giảm xuống dưới giá thành được… Tóm lại, lý luận sắc bén để rồi đưa tay chờ chính phủ cứu thị trường bất động sản!
Vậy tại sao thị trường chứng khoán không có quyền lên tiếng kêu cứu trong những lần sụt giảm kinh hoàng? Giá cổ phiếu sụt giảm mạnh, nhà đầu tư lỡ mua giá cao cũng sẽ mất tiền, thậm chí có thể là toàn bộ khoản đầu tư. Nhà đầu tư mất khả năng chi trả, gánh nặng margin cũng sẽ đổ lên đầu công ty chứng khoán, từ đó đổ lên đầu ngân hàng cho vay, hệ lụy cũng chẳng kém.
Ai dám nói thị trường chứng khoán suy sụp không gây nên những hậu quả to lớn bằng thị trường bất động sản?
tìm hiểu thêm bài phân tích bên dưới:
amcenter.vn/uoc-gi-chung-khoan-duoc-nhu-bat-dong-san-a-661.aspx
 
Thế giới đầu tư vàng bằng cách nào?
Nhiều nhà phân tích cho rằng, việc Trung Quốc mới đây quyết định nới lỏng các quy định đối với thị trường vàng sẽ khiến giá vàng có cơ hội cất cánh trong thời gian tới.
Với sự xuống dốc của thị trường chứng khoán Trung Quốc và các biện pháp mà Bắc Kinh đã và đang áp dụng để kiểm soát đà tăng của giá địa ốc, vàng có thể sẽ trở thành kênh đầu tư hấp dẫn ở nước này.
Hiện Trung Quốc đang là nước sản xuất vàng lớn nhất thế giới và tiêu thụ nhiều vàng thứ hai sau Ấn Độ. Giới quan sát nhận định, một lượng tài sản lớn ở Trung Quốc thời gian này đang được chuyển đổi sang vàng. Yếu tố nhu cầu từ Trung Quốc gần đây đã góp phần nâng đỡ giá vàng thế giới khỏi giảm sâu dưới ngưỡng 1.200 USD/oz sau khi đã giảm liên tục từ mức kỷ lục trên 1.265 USD/oz thiết lập hồi cuối tháng 6.
Nhân việc Trung Quốc tăng tính tự do cho thị trường vàng, mở ra cơ hội tăng giá mới cho kim loại quý này, hãng tin Reuters đã điểm lại những hình thức đầu tư vàng trên thế giới và các yếu tố chính tác động tới giá vàng.
Các hình thức đầu tư vàng
1. Đầu tư trên thị trường giao ngay (spot market)
Các nhà đầu tư lớn và nhà đầu tư tổ chức thường mua vàng từ các nhà băng lớn. London là trung tâm của thị trường vàng giao ngay toàn cầu, với giá trị giao dịch vào khoảng 30 tỷ USD được thực hiện thông qua hệ thống thanh toán của London mỗi ngày. Để tiết giảm chi phí và những rủi ro về an ninh, vàng thỏi thường không được di chuyển từ nơi này tới nơi khác. Thay vào đó, các vụ giao dịch đều được thực hiện thông qua giấy tờ.
Các thị trường vàng vật chất giao ngay quan trọng khác của thế giới bao gồm Ấn Độ, Trung Quốc, Trung Đông, Singapore, Thổ Nhĩ Kỳ, Italy và Mỹ.
2. Thị trường kỳ hạn (futures market)
Các nhà đầu tư cũng có thể gia nhập thị trường vàng thông qua các sàn giao dịch vàng kỳ hạn. Tại các sàn kỳ hạn, giới đầu tư giao dịch các hợp đồng để mua hoặc bán một loại hàng hóa cụ thể, chẳng hạn như vàng ở một mức giá cố định vào một ngày nhất định trong tương lai.
Bộ phận COMEX trên Sở Giao dịch hàng hóa New York (NYMEX) là thị trường vàng kỳ hạn lớn nhất thế giới xét về khối lượng giao dịch. Sở Giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM) là thị trường kỳ hạn lớn nhất ở châu Á.
Tháng 1/2008, Trung Quốc đã mở sàn giao dịch vàng kỳ hạn đầu tiên. Nhiều quốc gia khác như Ấn Độ, Dubai và Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã mở sàn vàng kỳ hạn.
3. Các quỹ tín thác (ETF)
Các ETF phát hành chứng chỉ quỹ được đảm bảo bởi vàng vật chất. Các nhà đầu đầu tư sở hữu các chứng chỉ này sẽ được hưởng lợi/chịu thiệt từ sự tăng/giảm của giá vàng mà không cần phải trực tiếp nắm giữ vàng.
Quỹ tín thác đầu tư vàng lớn nhất thế giới hiện nay là SPDR Gold Trust ở New York. Lượng vàng do quỹ này nắm giữ đã đạt mức kỷ lục hơn 1.320 tấn vào tháng 6 vừa qua. Hiện tại, khối lượng vàng trong SPDR Gold tương đương với hơn một nửa sản lượng khai khoáng vàng toàn cầu hàng năm và có giá trị vào khoảng 52,6 tỷ USD.
Ngoài SPDR Gold, còn có các ETF vàng lớn khác như iShares COMEX Gold Trust, ETF Securities' Gold Bullion Securities, ETFS Physical Gold, và Zurich Cantonal Bank's Physical Gold.
4. Vàng miếng và đồng xu vàng
Các nhà đầu tư nhỏ lẻ có thể mua vàng miếng hoặc đồng xu vàng tại các cửa hiệu bán lẻ hoặc thậm chí là mua tại các cửa hàng trên mạng. Giá của vàng miếng hoặc đồng xu vàng có thể cao hơn từ 5-20% so với giá vàng giao ngay, tùy theo kích thước của sản phẩm hoặc nhu cầu đối với sản phẩm.
Các yếu tố tác động chính tới giá vàng
1. Các nhà đầu tư
Mức độ quan tâm gia tăng đối với các loại hàng hóa cơ bản - bao gồm vàng - từ các quỹ đầu tư trong những năm gần đây đã trở thành một nhân tố chính đẩy giá vàng lên những mức cao lịch sử. Đà lên giá của vàng trong những năm qua đã thu hút một số lượng lớn hơn các nhà đầu tư, cùng với dòng tiền lớn hơn, vào thị trường vàng.
2. Đồng USD
Mặc dù gần đây, mối liên hệ tỷ lệ nghịch giữa giá vàng và tỷ giá USD/Euro đã có lúc bị đứt đoạn, thị trường tiền tệ xét trong dài hạn vẫn đóng một vai trò quan trọng trong việc thiết lập xu hướng của giá vàng. Vàng vốn được xem là một kênh đầu tư hiệu quả chống lại sự mất giá của đồng tiền. Đồng USD yếu cùng khiến giá vàng tính bằng đồng tiền này rẻ hơn đối với những ai nắm giữa các đồng tiền không phải là USD, và ngược lại.
Mối liên hệ giữa vàng và USD đôi khi ngắt quãng trong trường hợp thị trường tài chính trên diện rộng chịu mức độ căng thẳng lớn. Khi đó, cả giá vàng và USD cùng tăng vì hai kênh đầu tư này cùng được xem là an toàn. Chẳng hạn, sau khi ngân hàng Lehman Brothers sụp đổ hồi cuối năm 2008 và trong thời gian khủng hoảng nợ leo thang ở châu Âu mới đây, cả vàng và USD cùng lên giá.
3. Giá dầu
Giá vàng và giá dầu thô từ lâu đã có mối quan hệ tỷ lệ thuận, vì vàng có thể được sử dụng như một công cụ chống lạm phát do giá dầu tăng gây ra. Mặt khác, giá dầu tăng cũng có thể làm gia tăng sức hấp dẫn của các loại hàng hóa cơ bản nói chung, bao gồm vàng.
4. Những căng thẳng về tài chính và chính trị
Vàng thường được xem là một “vịnh tránh bão” và được mua vào ồ ạt để đảm bảo giá trị tài sản một khi xảy ra những biến cố về kinh tế, chính trị.
Những cú sốc trên thị trường tài chính, chẳng hạn sau vụ phá sản của Lehman Brothers và gần đây hơn là khủng hoảng nợ châu Âu, thường có xu hướng làm dòng vốn chảy vào vàng tăng mạnh. Những sự kiện về địa chính trị như ném bom, tấn công khủng bố hay ám sát cũng có khả năng làm giá vàng tăng.
5. Dự trữ vàng của các ngân hàng trung ương
Vàng là một phần trong dự trữ ngoại hối của các ngân hàng trung ương. Việc các ngân hàng này mua hay bán vàng có thể tác động tới giá vàng trên thị trường.
Hồi tháng 8/2009, một nhóm gồm 19 ngân hàng trung ương ở châu Âu đã nhất trí gia hạn thêm 5 năm một thỏa thuận hạn chế bán vàng ra mà họ đã ký lần đầu vào năm 1999. Lượng vàng bán ra hàng năm theo lần gia hạn này này được hạn chế ở mức 400 tấn, giảm từ mức 500 tấn ở lần gia hạn thứ hai của thỏa thuận. Tuy nhiên, từ đó tới nay, các ngân hàng tham gia thỏa thuận trên bán ra rất ít vàng.
6. Hoạt động mua bán của các nhà sản xuất vàng
Vào đầu thế kỷ 21, khi giá vàng còn ở quanh ngưỡng 300 USD/oz, nhiều nhà sản xuất vàng đã bán một phần sản lượng kỳ vọng của họ với cam kết sẽ giao hàng vào một ngày xác định trong tương lai, một dạng tương tự như đầu cơ giá xuống. Nhưng khi giá vàng tăng lên, các công ty đã bán vàng bị lỗ theo.
Khi đó, các công ty này tìm cách mua lại các hợp đồng bán vàng trước đó của họ với kỳ vọng giá tăng thêm thì mới bán ra. Hoạt động này, gọi là de-hedging, của các nhà sản xuất vàng lớn có thể làm gia tăng mức độ lạc quan của thị trường và hỗ trợ cho giá vàng. Tuy nhiên, tốc độ de-hedging đã chậm lại đáng kể trong những năm gần đây vì số hợp đồng bán vàng trước của các nhà sản xuất vàng co lại.
7. Tương quan cung-cầu
Yếu tố cung cầu thường không đóng vai trò lớn trong việc quyết định giá vàng như đối với các loại hàng hóa cơ bản khác, vì lượng vàng trên thế giới là rất lớn. Ước tính, lượng vàng được nắm giữ trên toàn cầu hiện lên tới 160.000 tấn, nhiều gấp trên 60 lần sản lượng vàng hàng năm của thế giới. Trong khi đó, vàng không phải là một hàng hóa mất đi theo quá trình tiêu thụ như đồng hay dầu thô.
Mùa cao điểm mua sắm nữ trang vàng ở các quốc gia như Ấn Độ và Trung Quốc ít nhiều có tác động tới giá vàng, nhưng các yếu tố khác như tỷ giá USD và rủi ro tài chính vẫn có ảnh hưởng mạnh hơn tới giá kim loại này.
 
những nguyên tắc hạn chế thua lỗ khi đầu tư vàng
Theo giới chuyên gia và các nhà đầu tư chuyên nghiệp, người tham gia “chơi” vàng vẫn có thể hạn chế được thua lỗ nếu có chiến lược đầu tư đúng.

Từ giữa tháng 2 đến nay, thị trường vàng liên tục tạo ra những cơn sóng ồ ạt khiến phần lớn nhà đầu tư gặp rủi ro vì dự đoán giá sai. Thực tế, giá vàng tại VN phụ thuộc nhiều vào diễn biến trên sàn giao dịch quốc tế. Tuy nhiên, thị trường vàng vật chất trong nước chưa có sự liên thông chặt chẽ với thế giới do đầu vào (nhập khẩu) vẫn phải được kiểm soát, ngoài ra do tác động của diễn biến cung - cầu từng thời điểm nên giá vàng vật chất trong nước thường có độ vênh lớn so với giá thế giới. Hơn nữa, biểu giá được điều chỉnh thường theo hướng có lợi cho các công ty và doanh nghiệp. Khi đẩy mạnh gom hàng, họ có thể thu hẹp biên độ giữa giá mua và bán. Khoảng chênh lệch giữa giá thế giới và giá trong nước càng xa thì càng nhiều khả năng hỗ trợ cho mục đích xuất khẩu. Người dân nhiều khi chịu thua thiệt với các mức giá này.

Trong khi đó, đường đi của giá vàng hiện không tuân theo quy luật nào cả, nhiều ngày tách rời khỏi diễn biến sức khoẻ USD, và giá dầu. Thông thường, giá vàng thường tỷ lệ nghịch với chiều đi của đồng đôla và thường song hành với giá dầu. Nhưng những bất ổn địa chính trị, sự ốm yếu của các nền kinh tế trong bóng đen suy thoái, động thái của các quỹ đầu cơ, các tổ chức tài chính, đặc biệt là sự dẫn dắt của yếu tố tâm lý khiến thị trường vàng trở nên khó dự đoán hơn bao giờ hết.

Các nhà đầu tư nên bỏ vốn ở mức ký quỹ ít nhất là 10% và không nên để trạng thái giao dịch qua phiên, hoặc qua đêm, tránh trường hợp giá dao động với biên độ cực lớn, nhà đầu tư không kịp trở tay, tài khoản đã bị xử lý”. Nhà đầu tư cần có khả năng phân tích các thông số kinh tế tại các nước như Mỹ, EU, Nhật. Ngoài việc phán đoán diễn biến thị trường vàng qua các chỉ số từ kinh tế Mỹ như GDP, tỷ lệ thất nghiệp, sức khoẻ các đồng tiền mạnh trên thế giới, người tham gia “chơi” vàng cần biết tình hình về trữ lượng vàng của các tổ chức tài chính, ngân hàng trung ương và nhu cầu tại các nước có mức tiêu thụ vàng lớn trên thế giới. Khi đồng đôla có xu hướng yếu đi, các quỹ này có thể nâng mức dự trữ vàng bằng cách bán bớt ngoại tệ, hoặc ngược lại, từ đó có tác động đến cung - cầu thị trường, kéo theo giá tăng hoặc giảm. Tuy nhiên, việc nắm bắt chính xác còn tuỳ thuộc vào độ nhạy bén và trình độ của mỗi người.

Chọn phương pháp giao dịch phù hợp với thời gian biểu của mình cũng là một chiến thuật đầu tư. Nếu không có thời gian “bám sàn”, nhà đầu tư có thể nâng tỷ lệ ký quỹ ở mức cao, đánh theo phương pháp trung và dài hạn. Nếu dự đoán giá lên, nhà đầu tư sẽ mua vào, và đón đầu “ngọn sóng”, đến thời điểm thích hợp, có thể là 1 tuần, thậm chí 1 tháng sau đó. Nếu có thời gian theo sát các bước nhảy về giá, nhà đầu tư có thể đặt lệnh với mật độ dày hơn, đặc biệt thời điểm giá vàng biến động với biên độ cực lớn, phải đặt lệnh mua bán kịp thời, có thể “lướt sóng” trong một phiên. Cách này mạo hiểm hơn nhưng nếu dự đoán chính xác, nhà đầu tư có thể thu lời lớn.

Để hạn chế rủi ro, khách hàng có thể đặt lệnh theo các cách thông thường, chốt lời và đảo chiều dựa trên số tiền ký quỹ 7% tổng giá trị giao dịch theo giá và khối lượng khách hàng dự định mua hoặc bán. Với cách thông thường, nếu kỳ vọng giá lên, khách hàng được vay số tiền còn thiếu để đặt lệnh mua vàng. Khi giá vàng tăng, khách hàng sẽ bán vàng để trả nợ và thu về lợi nhuận. Kỳ vọng giá giảm, khách hàng được vay 100% số vàng theo nhu cầu để đặt lệnh bán vàng. Khi đặt lệnh chốt lời (take profit), khách hàng có thể đặt một lúc 2 lệnh mua và bán, để xác định một khoản lợi nhuận theo nhu cầu của khách hàng. Hình thức đặt lệnh take profit sẽ làm gia tăng khả năng khớp lệnh trong giao dịch của khách hàng và thu về lợi nhuận mong đợi trong điều kiện dự đoán chính xác biên độ giao động của giá vàng.

Ví dụ, nhà đầu tư nộp tiền 14 triệu đồng để giao dịch với khối lượng 10 lượng. Giá hiện tại trên sàn là 18,5 triệu đồng một lượng. Trường hợp này, khách có thể đặt 2 lệnh giao dịch một lúc. Đặt lệnh mua với giá chào mua là 18,4 triệu đồng, đặt lệnh bán với giá chào bán là 18,6 triệu đồng. Nếu lệnh mua khớp trước lệnh bán, có nghĩa là khách hàng sẽ vay tiền để mua sau đó bán vàng trả nợ và thu về lợi nhuận. Nếu lệnh bán khớp trước lệnh mua, có nghĩa khách hàng sẽ vay vàng để bán, sau đó mua lại trả nợ và thu về lợi nhuận. Như vậy, nếu giá vàng biến động với biên độ 200.000 đồng thì khách hàng sẽ thu về khoản lợi nhuận mong đợi là 2 triệu đồng (10 x 200.000 đồng) tương ứng với tỷ suất lợi nhuận là 14,3%.

Trường hợp đặt lệnh đảo chiều, loại lệnh này chỉ được áp dụng với truờng hợp giá vàng biến động không theo dự đoán của khách hàng trong khi khách hàng đã khớp lệnh mà chưa tất toán (ví dụ khách hàng đã khớp lệnh mua nhưng chưa đặt bán hoặc khách hàng đã khớp lệnh bán nhưng chưa đặt mua lại). Trong trường hợp này với tỷ lệ ký quỹ tối thiểu khách hàng có thể đặt lệnh đảo chiều với khối lượng gấp 2 lần khối lượng đã khớp lệnh. Hình thức đặt lệnh đảo chiều sẽ giúp cho khách hàng nhanh chóng thay đổi xu hướng đầu tư của mình và giúp khách hàng cắt lỗ hiệu quả.

Ví dụ, với số tiền ký quỹ trong tài khoản tổi thiểu 7% tổng giá trị giao dịch, khách hàng đầu tư giá lên và đã khớp lệnh mua được 10 lượng vàng. Nếu thực tế giá vàng lại đang có xu hướng giảm, thì khách hàng có thể đặt bán 20 lượng (trong đó: bán 10 lượng đã mua được và vay 10 lượng để đặt bán và chuyển hướng đầu tư giá xuống). Ví dụ khác, với số tiền ký quỹ trong tài khoản tổi thiểu 7% tổng giá trị giao dịch, khách hàng đầu tư giá xuống và đã khớp lệnh bán được 20 lượng vàng. Nếu thực tế giá vàng lại đang có xu hướng tăng, thì khách hàng có thể đặt mua 40 lượng (trong đó, mua 20 lượng để trả nợ và vay tiền mua thêm 20 lượng để chuyển hướng đầu tư giá lên). Nhiều nhà đầu tư thực hiện các chiến thuật đặt lệnh này và đã thắng lớn và quan trọng là chọn được đúng thời điểm và tuân thủ nguyên tắc cắt lỗ. Nhà đầu tư nên chốt lời, cắt lỗ với tỷ lệ nhất định theo hướng số lời cao hơn lỗ một chút, và theo các chỉ số hỗ trợ và kháng cự. Không nên để trạng thái mở qua phiên, “cần chốt giao dịch vào cuối ngày, nếu đánh qua đêm, và tốt nhất, nếu lời 6 USD cho một ounce thì nên chốt, còn nếu lỗ 4 USD mỗi ounce thì nên cắt”.

Đang có nhiều dự báo lạc quan vào tiềm năng tăng giá của vàng trong thời gian tới. Nguy cơ lạm phát trong những năm tới, các ngân hàng thực hiện chính sách lãi suất thấp, sự mất giá của các đồng tiền mạnh, cùng việc chính phủ các nước bơm tiền ngăn chặn suy giảm kinh tế, các kênh đầu tư khác còn mất thời gian dài mới mong hồi phục …là những yếu tố nâng đỡ giá vàng. Tuy nhiên, nhu cầu vàng nữ trang tại nhiều nước như Trung Quốc, Ấn Độ suy giảm do kinh tế chưa thoát khỏi vòng xoáy giảm phát, cộng thêm áp lực bán vàng để tăng thanh khoản cho các kênh đầu tư khác, và nhu cầu nắm giữ tiền mặt của các quỹ đầu tư…có thể lại “ghìm cương” giá vàng. Do vậy, nhà đầu tư phải có chiến thuật đầu tư phù hợp với từng diễn biến mới, vì đầu tư vàng cần cả kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và tư duy, đồng thời phải biết dừng đúng lúc.
 
5 chiến lược phân bổ tài sản đầu tư hiệu quả
Việc phân bổ nguồn tài sản trong đầu tư quyết định tới 94% lợi suất của danh mục. Tuy nhiên, lựa chọn được một chiến lược phân bổ sao cho hợp lý và giảm thiểu rủi ro không phải “bài toán” dễ dàng bởi vì cách phân bổ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.

Phân bổ tài sản nhằm mục đích cân bằng lợi suất và rủi ro thông qua việc điều chỉnh danh mục tài sản (có thể bao gồm cả cổ phiếu, trái phiếu và tiền mặt).

Một nhà đầu tư thông thường sẽ đứng giữa hai lựa chọn rất quen thuộc đó là kết hợp danh mục bởi 60% cổ phiếu, 40% trái phiều hoặc 80% cổ phiếu và 20% trái phiếu. Tuy nhiên, đây không phải là 2 cách duy nhất để phân bổ tài sản đầu tư. Kinh nghiệm cho thấy chiến lược tốt nhất bao giờ cũng phụ thuộc vào 3 yếu tố sau:

· mức độ chịu đựng rủi ro;

· thời gian đầu tư dự kiến và

· những mục tiêu dài hạn của bạn trong tương lai (đặc biệt là mục tiêu khi về hưu).

Hãy thử cùng phân tích 5 chiến lược dưới đây và lựa chọn cho mình chiến lược phù hợp nhất.

1. Chiến lược phân bổ cố định

Đây là một phương án rất truyền thống và chủ yếu phụ thuộc vào yếu tố đầu tiên – mức độ chịu đựng rủi ro. Trước tiên bạn cần xác định được mức độ chịu rủi ro, có nghĩa là mức độ để bạn sẵn sàng đánh đổi lỗ lãi của khoản đầu tư. Chỉ trừ phi mức độ chịu rủi ro của bạn thay đổi, nếu không thông thường chiến lược phân bổ này sẽ được giữ nguyên với 70% cổ phiếu và 30% trái phiếu.

Lợi ích của chiến lược này là khiến cho việc đầu tư trở nên phù hợp hơn với mức độ chịu rủi ro mà bạn vạch ra cũng như giúp nhà đầu tư nhìn nhận rõ hơn về cả mức độ sinh lời và rủi ro của khoản đầu tư. Tuy nhiên, điểm bất lợi của chiến lược này là mức độ chịu rủi ro của hầu hết các nhà đầu tư sẽ thay đổi tùy thuộc vào hoàn cảnh. Khi thị trường đang phát triển nhanh, nhiều nhà đầu tư sẽ trở nên “hiếu chiến” hơn, còn khi thị trường đang gặp phải khó khăn thì họ lại có xu hướng thận trọng và rụt rè hơn trong việc ra quyết định. Thêm vào đó, thường những người thực hiện chiến lược này đều có một danh mục quá “bảo thủ” mà bỏ qua những mục tiêu dài hạn trong tương lai.

2. Chiến lược “Lý thuyết ngày sinh”

Chiến lược đầu tư này dựa trên một lý thuyết mang tên “Lý thuyết ngày sinh”. Theo đó, càng cao tuổi thì chúng ta càng nên thận trọng trong đầu tư.

Công thức hay được sử dụng trong chiến lược này là: % đầu tư vào cổ phiếu = 110 – số tuổi. Ví dụ, khi đang ở độ tuổi 30, bạn nên dành khoảng 80% danh mục đầu tư của mình cho cổ phiếu; còn khi đã chạm “ngũ tuần” thì bạn chỉ nên dành khoảng 60% cho cổ phiếu mà thôi.

Lợi ích từ chiến lược này chính là việc dễ đàng điều chỉnh với những khoảng thời gian ngắn (khi số % đầu tư không chênh lệch nhau nhiều). Không những thế nó cũng giảm thiểu được một số rủi ro vì khi đó danh mục sẽ được mở rộng theo thời gian.

Tuy nhiên, chiến lược này cũng vấp phải một vài tranh luận từ các nhà đầu tư, nhất là những người có khả năng chịu rủi ro cao vì khi đó họ sẽ không mong muốn việc đầu tư của mình trở nên “bảo thủ” hơn qua mỗi năm. Họ cũng cho rằng khi đã đầu tư lâu năm, vì “gừng càng già càng cay” nên nhà đầu tư sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn để thực hiện những chiến lược “mạnh dạn” thay vì càng ngày càng trở nên dè dặt.

3. Chiến lược đầu tư theo chu kỳ

Chiến lược phân bổ tài sản truyền thống thường không tạo ra nhiều lợi nhuận cho những người mới bắt đầu và đòi hỏi một khoảng thời gian tương đối dài để những danh mục nhỏ có thể sinh lời. Bên cạnh đó, nó cũng tạo ra một loại rủi ro mang tên “rủi ro thập kỉ trước” bởi vì 80% lợi nhuận mà khoản đầu tư của bạn mang lại sẽ đến sau khoảng từ 10 – 20 năm. Vì thế nếu như bạn phải vừa trải qua một thập kỉ tồi tệ (chẳng hạn 2000-2009) thì điều đó cũng có nghĩa là lợi suất mà bạn đạt được trong suốt cả quá trình đầu tư của mình chẳng đáng là bao.

Chiến lược đầu tư theo chu kỳ sẽ giúp bạn giảm thiểu được loại rủi ro này thông qua việc đa dạng hóa danh mục của bạn theo thời gian. Về cơ bản, bạn nên tạo một danh mục đầu tư gồm tối thiểu 50% là các khoản vay. Sau đó, đầu tư toàn bộ danh mục vào cổ phiếu. Giả sử bạn đang có $50,000 và đi vay thêm $50,000 nữa và sau đó đầu tư toàn bộ $100,000 đó vào cổ phiếu. Khi đó về cơ bản bạn đã tạo được danh mục gồm 200% là cổ phiếu ( và -100% trái phiếu). Sau đó bạn sẽ từ từ trả các khoản vay trước khi nghỉ hưu cộng thêm với việc tăng đầu tư vào trái phiếu để đạt được danh mục có lợi hơn trước khi về hưu.

Tuy nhiên việc vay vốn để đầu tư ở độ tuổi 20-30 là một chiến lược mạo hiểm và chứa nhiều rủi ro vì khi đó bạn vẫn còn rất thiếu kinh nghiệm trong đầu tư. Hơn nữa, việc đi vay để đầu tư thường ngầm khuyến khích những thói quen xấu trong đầu tư như việc “mua đắt” khi thị trường xuất hiện nhiều tín hiệu tốt rồi sau đó lại “bán rẻ” khi thị trường trở nên bi quan hơn.

4. Chiến lược đầu tư cổ phiếu trong dài hạn

Mặc dù hầu hết công việc đầu tư thường phải kéo dài tối thiểu là 30 năm, tuy nhiên nhiều người dường như vẫn thường tập trung vào những khoản lợi nhuận ngắn hạn. Theo một nghiên cứu của giáo sư Jeremy Siegel, cổ phiếu sẽ tạo ra lợi nhuận cao hơn trái phiếu và cũng ổn định hơn nếu như được đầu tư trong dài hạn.

Nghiên cứu của ông chỉ ra rằng những nhà đầu tư với khoảng thời gian đầu tư từ 30 năm trở nên hoặc những nhà đầu tư cực kỳ bảo thủ nên dành khoảng 71% danh mục cho cổ phiếu. Trong khi đó, con số này dành cho những nhà đầu tư bình thường và mạnh dạn lại lần lượt là 116% và 139%.

Trong dài hạn, cổ phiếu sẽ có mức sinh lời ổn định và đáng tin cậy hơn trái phiếu. Điều này được giải thích là do đầu tư vào trái phiếu thường bị ảnh hưởng nặng nề bởi lạm phát. Trong khi đó thì thị trường cổ phiếu lại phụ thuộc vào nhiều vào các tập đoàn và công ty lớn mạnh. Họ là những tổ chức có khả năng điều chỉnh công việc kinh doanh để luôn giữ được mức lợi nhuận tăng theo thời gian. Họ có trong tay nhiều công cụ, bao gồm việc tăng giá, tìm kiếm khách hàng mời, tung ra những sản phẩm mới, mở rộng sang những thị trường mới, giảm thiểu chi phí hoặc thậm chí là thâu tóm các đối thủ cạnh tranh. Đến khi nào những công ty này vẫn còn tiếp tục tạo ra được lợi nhuận thì thị trường chứng khoán vẫn sẽ được “an toàn”.

5. Chiến lược Rempel Maximum

Chiến lược này thường được áp dụng đối với những người muốn đi vay vốn để đầu tư dài hạn. Việc vay vốn để đầu tư có thể làm gia tăng cả lợi nhuận lẫn thiệt hại, tuy nhiên bạn sẽ giảm thiểu được rủi ro một cách đáng kể nếu như thực hiện đầu tư trong dài hạn. Đây là chiến lược đầu tư được phát triển từ chiến lược đầu tư cổ phiếu trong dài hạn. Có một thực tế cho thấy rằng trong số 400 người giàu nhất trên thế giới (theo tạp chí Forbes) thì có đến 87% thực hiện chiến lược đòn cân nợ - sử dụng tiền của người khác để đầu tư vào công việc kinh doanh của mình hoặc vào thị trường cổ phiếu.

Việc quyết định lượng vốn vay có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Mục đích chủ yếu là để vay khoản tiền tối đa mà bạn có khả năng hoàn trả trong dài hạn
 
Back
Top