Hiện trạng vĩ mô và kinh tế Việt Nam

upload_2018-6-18_14-30-7.png
HÔm qua ai xem đội đức - mexico???
TRong bóng đá cái gì cũng có thể? bao gồm cả việc đội mạnh nó thả cho đối phương thoát xuống. tiếc thay bọn tiền đạo kém may nên ...thua
Ở đây nó là vấn đề tính bằng mm hiiiii
Crim thì nằm ngay biên giới Russ, và nghe nói trước năm 60/ tk20 thuộc russs. nên khả năng bị russ nó tiếm là cao.
còn vân đồn cách biên giới 150 km?? gần nhất là từ móng cái xuống cũng 100 km. nếu đánh vân đồng nghĩa đánh V. mà cái này (bị đánh) là thương trực rồi.
theo chiến lược xâm lăng của tung của thì phải đánh ngay thủ đô mới đúng (xem kh đánh vn 30 ngày), do vậy việc xd ở vân đồn...nếu do V làm thì vân có thể thành tiền đồn mới, nếu dân số 1 tr trở lên
 
PQ: tự thân nó là 1 vùng tự tồn tại
+ có 5-6 bãi biển tốt
+ khi hậu tốt, và hầu như không bão, động đất
...nói chung là không đặc khu thì nó vẫn phát triển, nếu có thì nó phát triển nhanh hơn
dân số 100.000 người/172 ng/km2...nếu phát triển 1-2 triệu người là tốt. nếu dân số 1tr người ngược lại sẽ không lo cam đánh đảo như năm 1975 (có 5000 người/đảo)
tuy nhiên: với văn hóa VN chắc không cổ súy casino..thì việc được duy trì ở đây sẽ làm nó phát triển nâu hơn, vì PQ chính là nơi chỉ phú hợp: du lịch/ nghỉ dưỡng/ hưởng thụ
 
Bắc vân phong: cái này giống cây mới nhú...khó ăn lắm. muốn phát triển thì phải hà hơi, tiếp sức nhiều. có lẽ sau 2035 khi sự lệch dân số trầm trọng, miền trung cần hút nhân lực để cân bằng. lúc đó Bắc vân phong có cơ may thành tp lớn nam trung bộ. dân số 3-5 tr
 
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam xuyên qua 20 tỉnh thành
Với chiều dài dự kiến hơn 1.500 km, tuyến đường sắt mới sẽ chạy qua 20 tỉnh thành, gần 60% đi qua cầu cạn và hầm.
Toàn tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc Nam dự kiến được chia thành 4 đoạn
Đoạn Hà Nội - Vinh (282 km): điểm đầu từ ga Hà Nội hoặc ga Ngọc Hồi, cơ bản song song với đường sắt hiện tại, qua khu vực Phú Xuyên, vượt qua quốc lộ 1A, cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ và đi về phía đông đường bộ cao tốc, tuyến tiếp cận ga Phủ Lý. Sau đó, tuyến vượt đường sắt hiện tại, vượt đường Nam Định – Phủ Lý và tiếp cận ga Nam Định. Tuyến đường sắt mới đi song song đường sắt hiện tại, vượt sông Đáy và tiếp cận ga Ninh Bình dự kiến đặt tại khu vực Mai Sơn (TP Ninh Bình).
Đoạn Nha Trang – TP HCM (363 km): Từ ga Nha Trang, tuyến đi cơ bản song song với đường sắt hiện tại và đến ga Tháp Chàm dự kiến đặt tại phường Đô Vinh, cách TP Phan Rang khoảng 5km về phía tây. Sau đó, tuyến đi về phía đông núi Vĩnh Tân, đến ga Tuy Phong dự kiến đặt tại xã Hòa Minh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.
Việc lập kế hoạch đường sắt đã khả thi với tổng kinh phí 45 tỷ$, trong đó 02 tuyến trọng điểm : HN-Vinh (282km) & TP-Nha trang (363km) hết 15 tỷ$/ 10 năm thi công. dự kiến 2035 vận hành
Tôi cho rằng cần phân đoạn ngắn hơn nữa: HN-NInh bình (khoảng 100km) & TP-phan thiết (100km), như vậy tổng số km là 200km, với tốc độ khai thác ban đầu 160km/giờ. thì hành khách sẽ thoát ra khỏi 02 khu đông đúc trong 1 giờ, thời gian hoàn thành có thể chỉ hết 03 năm, chi phí bỏ ra 5 tỷ /200km
 
Chào các bác. Cảm ơn topic này đã cho em mở rộng tầm mắt. Em là thành viên mới, rất vui được học hỏi.
Tình kinh tế và chính trị đợt này khá rối ren, em lại theo chủ nghĩa bi quan và bị một chút ám ảnh của cuốn "chiến tranh tiền tệ". Em thấy đợt này anh Chum tranh thủ anh Tập vẫn còn bị bệnh mà táng cho anh ấy nằm sàn luôn, còn không biết anh Tập sẽ phòng thủ thế nào. Các anh ấy oánh nhau thì khó đoán, chỉ khổ mấy thằng đàn em có khi phải xông lên làm pháo hôi trước. Không biết ý kiến các bác thế nào, mong chỉ giáo.
 
Các Cụ xưa nói trâu bò đánh nhau ruồi muỗi chết, cũng có câu long tranh hổ đấu ngư ông đắc lợi. Nếu nền kinh tế đủ thực lực thì đây là cơ hội không phải rủi ro, vì sao:
+ T-m oánh nhau, thực chất là giành thị trường chính về sở hữu trí tuệ, vũ khí, công nghệ..tất nhiên sẽ ra đòn phụ là các thị trường thấp khác, nhưng thực ra nó không đặt lặng thắng thua ví dụ như nông sản, thực phẩm, may mặc...
+ KHi đó ngay lập tức cả T-M không thể cân bằng 1 sớm một chiều cần 1 nguồn cung cầu phụ để cân băng, với GDP T-M hiện trên 10.000 tỷ $ , GDP VN 100 tỷ thì chỉ như hạt cát. việc đơn giản là đi bổ khuyết cung cầu trên cũng chẳng thể làm hết
Do vậy thay vì sợ tè ra quần thì như "anh chủ nhiệm" đứng mũi chịu sào đầu gió ngược, cần sốc tới, tuy không cổ vũ bên nào, nhưng cơ hội đầy đấy. như hai võ sĩ đấm bốc thì nó cần nước...mình serve nó.
Nếu nắm cơ hội VN vẫn có cơ tăng trong khi những ai sợ co dúm thì chắc chắn ..thua.
nền kte Vn mở, với đội ngũ DN mới linh động, tôi nghĩ họ không kém, không thụ động, không buông lơi vì tiền đó là của họ bỏ ra...biết đâu cuối năm lần đầu tiên sau nhiều năm GDP lại trên 7%
 
Chào các bác. Cảm ơn topic này đã cho em mở rộng tầm mắt. Em là thành viên mới, rất vui được học hỏi.
Tình kinh tế và chính trị đợt này khá rối ren, em lại theo chủ nghĩa bi quan và bị một chút ám ảnh của cuốn "chiến tranh tiền tệ". Em thấy đợt này anh Chum tranh thủ anh Tập vẫn còn bị bệnh mà táng cho anh ấy nằm sàn luôn, còn không biết anh Tập sẽ phòng thủ thế nào. Các anh ấy oánh nhau thì khó đoán, chỉ khổ mấy thằng đàn em có khi phải xông lên làm pháo hôi trước. Không biết ý kiến các bác thế nào, mong chỉ giáo.
Cả nghìn năm qua, quốc gia mà bị tiêu diệt, suy yếu thì chủ yếu là do lãnh đạo bất tài. Bác có thấy Tập là người như vậy ko ? từ hồi Trump lên đàm phán trực tiếp với Ủn, sắp tới gặp Nga để thương lượng, giải quyết vấn đề, cấm vận thằng khủng bố Iran, mang lại biết bao công ăn việc làm cho Mỹ. Như thế đủ thấy Trump là người nói được làm được và ko phải là kẻ ngốc. Người ta sợ cuộc chiến TM Mỹ-Trung sẽ gây suy thoái, nhưng mình đặt cửa, kinh tế Mỹ chưa thể suy thoái đến năm 2023 (cái này mình theo vía buffet), mình tin vào Tập sẽ đưa kinh tế TQ hạ cánh mềm.
 
Các Cụ xưa nói trâu bò đánh nhau ruồi muỗi chết, cũng có câu long tranh hổ đấu ngư ông đắc lợi. Nếu nền kinh tế đủ thực lực thì đây là cơ hội không phải rủi ro, vì sao:
+ T-m oánh nhau, thực chất là giành thị trường chính về sở hữu trí tuệ, vũ khí, công nghệ..tất nhiên sẽ ra đòn phụ là các thị trường thấp khác, nhưng thực ra nó không đặt lặng thắng thua ví dụ như nông sản, thực phẩm, may mặc...
+ KHi đó ngay lập tức cả T-M không thể cân bằng 1 sớm một chiều cần 1 nguồn cung cầu phụ để cân băng, với GDP T-M hiện trên 10.000 tỷ $ , GDP VN 100 tỷ thì chỉ như hạt cát. việc đơn giản là đi bổ khuyết cung cầu trên cũng chẳng thể làm hết
Do vậy thay vì sợ tè ra quần thì như "anh chủ nhiệm" đứng mũi chịu sào đầu gió ngược, cần sốc tới, tuy không cổ vũ bên nào, nhưng cơ hội đầy đấy. như hai võ sĩ đấm bốc thì nó cần nước...mình serve nó.
Nếu nắm cơ hội VN vẫn có cơ tăng trong khi những ai sợ co dúm thì chắc chắn ..thua.
nền kte Vn mở, với đội ngũ DN mới linh động, tôi nghĩ họ không kém, không thụ động, không buông lơi vì tiền đó là của họ bỏ ra...biết đâu cuối năm lần đầu tiên sau nhiều năm GDP lại trên 7%
Cảm ơn bác với cái nhìn tích cực, thành thực thì suy nghĩ em hơi bi quan, nhưng em rất thích những cái nhìn tích cực. Trong điều kiện kinh tế hiện nay, sợ thì về nhà bú mẹ. Thời thế tạo anh hùng mà, các danh nhân thường xuất thân từ đây. Em thì không có mơ ước lưu danh thiên cổ, nhưng tìm được anh nào có tiềm năng, đánh cược vào anh ấy có khi lại được ăn tí sái, cơm áo không lo. Bác biết hào kiệt nào đang chăn trâu cắt cỏ chờ thời, chỉ điểm dùm em một hai, ngày sau cơm áo không lo nhất định hậu tạ.
 
Việt Nam hưởng lợi từ xung đột thương mại Mỹ-Trung?
Theo An Huy - vneconomy.vn

Việc Mỹ và Trung Quốc tiến sát bờ vực chiến tranh thương mại đã giúp đẩy mạnh dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chảy vào Việt Nam.

Việc Mỹ và Trung Quốc tiến sát bờ vực chiến tranh thương mại đã giúp đẩy mạnh dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chảy vào Việt Nam - Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) nhận định.

Theo tờ báo này, xu hướng sẵn có - trong đó các công ty nước ngoài chuyển khỏi Trung Quốc để tránh chi phí tăng, đến mở nhà máy tại các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam - càng được đẩy nhanh hơn trong bối cảnh xung đột thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
6b31-1530767726202807254041-0-0-399-710-crop-15307677313411536479911.jpg


Bất chấp cảnh báo của các chuyên gia kinh tế cho rằng căng thẳng thương mại Mỹ-Trung có thể ảnh hưởng gián tiếp đến tăng trưởng của Đông Nam Á, khu vực này vẫn được xem là một điểm đến hấp dẫn cho các công ty nước ngoài chuyển sản xuát khỏi Trung Quốc - nơi tiền lương tăng mạnh đã và đang đẩy chi phí sản xuất lên cao.

"Đây là sự đẩy nhanh của một xu hướng sẵn có", ông Adam McCarty, chuyên gia kinh tế trưởng thuộc Mekong Economics tại Hà Nội, phát biểu. "Xung đột thương mại Mỹ-Trung đã tạo ra một cú huých trong mấy tháng qua, khiến mọi người điều chỉnh lại chiến lược rủi ro quốc gia cho phù hợp với cac hành động thương mại leo thang".

Theo ông McCarty, các công ty nước ngoài từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông và Trung Quốc đại lục đang đổ tới Việt Nam, chủ yếu để đa dạng hóa đầu tư. Xu hướng này đặc biệt rõ trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo, ngành mà chi phí ở Việt Nam rẻ hơn rõ rệt so với ở Trung Quốc.

Trong số các công ty nước ngoài dịch chuyển từ Trung Quốc đại lục sang Việt Nam, có nhiều công ty Hồng Kông.

Tháng trước, Man Wah Holdings, một công ty đồ nội thất Hồng Kông vốn chỉ có nhà máy ở Trung Quốc đại lục, đã mua lại một công ty sản xuất và xuất khẩu sofa của Việt Nam với giá 68 triệu USD.

Hung Hing Printing Group, một công ty Hồng Kông khác vốn chỉ sản xuất ở Trung Quốc đại lục, cũng đã tới Việt Nam bằng cách mở một nhà máy in và đóng gói mới ở Hà Nội.

Giới phân tích cho rằng dù không có xung đột thương mại Mỹ-Trung, thì hệ thống các thỏa thuận tự do mậu dịch (FTA) của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cũng như của mỗi nước thành viên cũng vẫn giúp khu vực này trở thành một địa chỉ hấp dẫn đối với những công ty muốn dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc.

Thị trường tiêu dùng của Đông Nam Á đang phát triển nhanh chóng. Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), tổng chi tiêu hộ gia đình của các nước ASEAN đạt khoảng 1,5 nghìn tỷ USD trong năm 2017. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam được dự báo tăng 5,3% trong năm 2018.

Những rủi ro từ xung đột thương mại và bất ổn gia tăng càng khiến các công ty nước ngoài có thêm lý do để mở cơ sở kinh doanh ở ASEAN.

"Các công ty đang chuyển đến ASEAN có thể có kế hoạch vài năm nữa mới chuyển, nhưng cuối cùng đã quyết định chuyển luôn trong năm 2018", ông Max Brown, trưởng bộ phận Business Intelligence Unit về ASEAN của Dezan Shira, nhận xét.

Theo ông Brown, ngoài lý do thuế quan, sức hấp dẫn của Việt Nam còn nằm ở "tiền lương, chi phí đất đai, sức cạnh tranh gia tăng".

Tuy nhiên, các nhà phân tích cảnh báo rằng Việt Nam không hoàn toàn miễn nhiễm trước xung đột thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc.

"Một cuộc chiến tranh thương mại không có sự tham gia của Việt Nam có thể mang lại lợi ích nói chung cho Việt Nam… Nhưng ảnh hưởng tiêu cực nằm ở chỗ Việt Nam có thể bị gộp với Trung Quốc, giống như khi Mỹ áp thuế chống bán phá giá lên thép Việt Nam, và có thể bị áp thuế đối với những hàng hóa khác nữa", ông McCarty phát biểu.

Hồi tháng 5, Mỹ đã áp thuế mạnh lên các sản phẩm thép Việt Nam được cho là có xuất xứ từ Trung Quốc. Mỹ cho rằng thép Trung Quốc đã di chuyển qua Việt Nam để tránh thuế mà Mỹ áp lên thép Trung Quốc vào năm 2015 và 2016
Đúng là báo TQ ...thâm, định lôi kéo Vn về phe hiiiiiii
NB; xử lý cái này quá dễ, nguyên liệu TQ thì phục vụ trong nước, thị trường khác. nguyên liệu nhập từ ấn chẳng hạn XK đi mỹ. mặt hàng đó đâu bị Mỹ đánh hiiiiiiiii
 
nguyen-pho-thu-tuong-vu-khoan-cuoc-chien-khong-chi-thuong-mai-1-300x168.jpg

Vậy thì tại sao Mỹ và Trung Quốc không dàn xếp với nhau để cùng phát triển mà lại khơi mào cuộc chiến?

Tôi không ngồi trong Trung Nam Hải mà tôi cũng không ngồi trong Nhà Trắng nên không thể thay mặt họ mà trả lời được. Ở đây chắc chắn là cả bộ máy đồ sộ của họ sẽ tính toán nhiều chiều, chứ không đơn giản như “người trần mắt thịt” chúng ta đâu. Người ta tính từng mặt hàng một, từng tuyến hàng một... chỗ này thiệt, chỗ kia được, nhưng tổng thể lại sẽ ngăn chặn được sự vươn lên của Trung Quốc cạnh tranh với vị thế của Mỹ.

Chắc chắn họ tính toán tổng thể, trong đó có cả yếu tố chính trị. Ví dụ, Mỹ là thủ lĩnh của phương Tây nhưng niềm tin vào Mỹ đã trở nên mai một,
nay có “cuộc chiến” thì mối lợi đó lớn lắm chứ, đâu có thể tính bằng tiền. Thành ra chúng ta không nên nhìn sự việc quá đơn giản chỉ bằng đậu tương, thịt bò, thịt lợn... Nó chệch đi. Đằng sau đó là những cái được, cái mất vô hình nữa mà chắc là người ta cũng cân đong đo đếm.
Câu nè có vẻ chuẩn như Lê D hiiiii
Mỹ đòi bớt đóng góp tại WTO, Nato, bắc mỹ, nam mỹ......do dạo này bọn bay hay phủ quyết anh quá??? ngay cả mấy thằng chưa được tuổi (tuổi teen) như Cam, Thái, Phi...mà dám chửi anh như linh cẩu....
bộ quên Qua là đại ca "đại bàng" chứ có phải gấu mẹ vĩ đại đâu mà ..free serve, để rồi die như thằng gấu mẹ CCCP??
Bài đánh ngày một rõ nét, có lẽ Bách Hoa quốc sẽ vote cho anh Chăm 1,2 nhiệm kỳ..để nước mỹ trên hết, hay nước mỹ từ bỏ vai trò mothercủa thế giới, đợi cho bọn bây khóc hết...rùi qua dùng ngay chiêu của thằng Tung ..ra tay cứu sau khi...nhúng bọn bây xuống nước hiiiiiiiii
 
Last edited:
Tàu Mỹ đổ 80.000 tấn đậu tương xuống biển Trung Quốc
Theo Đông Phương, tàu Peak Pegasus chở 80.000 tấn đậu hạt đi từ Seatle (Mỹ) và dự kiến cập cảng Đại Liên trước 12h trưa 6/7. Tuy nhiên, do tàu không kịp cập bến trước 12h và bên mua hủy đơn đặt hàng, nên phía bán đã tức giận cho đổ tất cả số hàng này xuống biển.
 
Tàu Mỹ đổ 80.000 tấn đậu tương xuống biển Trung Quốc
Theo Đông Phương, tàu Peak Pegasus chở 80.000 tấn đậu hạt đi từ Seatle (Mỹ) và dự kiến cập cảng Đại Liên trước 12h trưa 6/7. Tuy nhiên, do tàu không kịp cập bến trước 12h và bên mua hủy đơn đặt hàng, nên phía bán đã tức giận cho đổ tất cả số hàng này xuống biển.
nd VN mình chuyển cơ cấu cây trồng gấp nhỉ; mà nói đến chuyển phỏm ko ai nhanh = a Đức HANG :24:
chuẩn bị chặt hết chanh chuối...v.v <> đậu tương trở thành cây trồng chiến lược :21:
 
nd VN mình chuyển cơ cấu cây trồng gấp nhỉ; mà nói đến chuyển phỏm ko ai nhanh = a Đức HANG :24:
chuẩn bị chặt hết chanh chuối...v.v <> đậu tương trở thành cây trồng chiến lược :21:
Vừa chặt xong thì anh Tập giương cờ trắng là chìm tàu luôn.
Trump đang sắp xếp lại trật tự kinh tế thế giới.Giống thời của Bush.
 
nguyen-pho-thu-tuong-vu-khoan-cuoc-chien-khong-chi-thuong-mai-1-300x168.jpg

Vậy thì tại sao Mỹ và Trung Quốc không dàn xếp với nhau để cùng phát triển mà lại khơi mào cuộc chiến?



Chắc chắn họ tính toán tổng thể, trong đó có cả yếu tố chính trị. Ví dụ, Mỹ là thủ lĩnh của phương Tây nhưng niềm tin vào Mỹ đã trở nên mai một,
Bài đánh ngày một rõ nét, có lẽ Bách Hoa quốc sẽ vote cho anh Chăm 1,2 nhiệm kỳ..để nước mỹ trên hết, hay nước mỹ từ bỏ vai trò mothercủa thế giới, đợi cho bọn bây khóc hết...rùi qua dùng ngay chiêu của thằng Tung ..ra tay cứu sau khi...nhúng bọn bây xuống nước hiiiiiiiii
Đến nay thì đã rõ, nước Mỹ ko bao giờ từ bỏ vai trò lãnh đạo của thế giới...Nước Mỹ chỉ bắt thế giới chọn, Mỹ hay TQ. Và các đồng minh đã chọn Mỹ. Vuốt đại bàng vẫn sắc, mắt đại bàng vẫn tinh, trí tuệ đại bàng vẫn minh mẫn thì thế kỷ này đại bàng vẫn là số 1.
 
Đến nay thì đã rõ, nước Mỹ ko bao giờ từ bỏ vai trò lãnh đạo của thế giới...Nước Mỹ chỉ bắt thế giới chọn, Mỹ hay TQ. Và các đồng minh đã chọn Mỹ. Vuốt đại bàng vẫn sắc, mắt đại bàng vẫn tinh, trí tuệ đại bàng vẫn minh mẫn thì thế kỷ này đại bàng vẫn là số 1.
"Khi tôi gặp Tổng thống Obama, có vẻ như ông ấy sẵn sàng lao vào chiến tranh với Triều Tiên", ông Trump nói. "Có vẻ như ông ấy sẵn sàng lao vào chiến tranh".

Đương kim Tổng thống Mỹ tiếp tục: "Tôi hỏi: Thế ông có trò truyện với ông ấy không? Câu trả lời là "Không". Tôi hỏi: Nói chuyện với ông ấy không tốt sao? Ông có nói với ông ấy không? "Không". Nhưng dường như với tôi – có vẻ như ông ấy sẵn sàng lao vào chiến tranh".
Thor Trung không đơn giản....nhiếu khi cuối nhiệm kỳ lại được Nobel hòa bình hiiii
(NB: là 1 trong những tổng thống Cộng hòa đến giờ chưa đưa mỹ vào cuộc chiến tranh thực sự nào)
 
Last edited:
Chiến tranh như Vn đã phát triển thực ra rất nhiều dạng, trong đó chiến tranh kinh tế là hiệu quả nhất. CCCP đã chết vì cuộc chiến không thuốc súng nè.
Giờ với cách tiếp cận face to face với đại ca tập (nhất là trong bữa tiệc HỒng môn yến, Thor Trung đã quăng 100 quả tomahok. giờ này mới hiểu ý sâu xa của lão. lão đi đến kết luận Tập đại ca quả là 1 hùng sư, sẵn sàng chiến tranh). Do vậy cách đánh hay nhất với sư hổ là ..cho mày nhịn đói, sức cùng lực kiệt...nhẹ biết điều thì lui về sơn lâm 1 cõi. nặng thì...chết đói như...CCCP hiiii
 
Kissinger lại dâng kế "liên Ngô kháng Ngụy", Mỹ-Nga âm thầm chỉnh Trung Hoa
HỒNG THỦY
11:40 27/07/18
- Cục diện Tam quốc tái hiện, nhưng sẽ không đối đầu như thời Chiến tranh Lạnh. Donald Trump sẽ sử dụng các công cụ phi bạo lực để điều chỉnh Trung Quốc.
Henry Kissinger "quân sư" cho Donald Trump liên Nga kháng Hoa

Sputnik News ngày 26/7 đưa tin, chính cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger đã "quân sư" cho Tổng thống Donald Trump kế "liên Nga kháng Hoa".
5 nguồn tin đã nói với tờ The Daily Beast rằng, khoảng cuối năm 2016 đầu 2017 ông Henry Kissinger đã khuyên tỷ phú Donald Trump hãy cố gắng tìm cách cải thiện quan hệ Mỹ - Nga để cô lập Trung Quốc đang tìm cách bành trướng.

Ông Henry Kissinger cũng đưa ra lời khuyên này cho "phò mã" kiêm Cố vấn cấp cao Jared Kushner.


Cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger và Tổng thống Donald Trump, ảnh: Win McNamee/Getty Images.
Trong khi đó đội ngũ tham mưu của ông Donald Trump tại Nhà Trắng, Lầu Năm Góc và Hội đồng An ninh quốc gia cũng đề xuất những chiến lược tương tự.

Cựu Ngoại trưởng Henry Kissinger chính là kiến trúc sư của "chiến lược Tam quốc" thời hiện đại.

Đầu thập niên 1970, chính ông đã cố vấn cho Tổng thống Richard Nixon bắt tay với Mao Trạch Đông để cô lập Liên Xô.

Một nguồn tin nói rằng, Mỹ tin Moscow sẽ nhìn thấy Bắc Kinh như đối thủ địa chính trị lớn nhất của mình như cách Wasington đang thấy.

Điều này có thể giúp Mỹ tái cấu trúc cục diện vũ đài chính trị quốc tế.

Tuần trước, trong khi truyền thông Mỹ sôi sục chỉ trích ngài Donald Trump vì cuộc gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Helsinki, thì ông Kissinger lên tiếng:

"Đó là một cuộc họp cần phải diễn ra. Tôi ủng hộ việc này từ nhiều năm trước."




Ông nhấn mạnh rằng, Hoa Kỳ ngày nay đang phải đối mặt với thời kỳ thách thức nghiêm trọng;

Donald Trump có thể là một trong những nhân vật lịch sử xuất hiện để kết thúc một thời kỳ và xóa bỏ "những điều cũ kỹ, giả dối".

Sputnik News lưu ý rằng, thực tiễn tầm nhìn của Nga về quan hệ Moscow với Bắc Kinh không đơn giản như vậy.

Tháng trước, Tổng thống Vladimir Putin đã thăm Bắc Kinh theo lời mời của ông Tập Cận Bình. Tại đây, ông Putin tuyên bố quan hệ Nga - Trung đang ở "đỉnh cao chưa từng thấy".

Hai nhà lãnh đạo cũng chứng kiến lễ ký kết nhiều văn bản hợp tác kinh tế, điện hạt nhân, khoa học không gian và nghiên cứu Bắc Cực.

Bắc Kinh và Moscow cũng tăng cường hợp tác và phối hợp chiến lược trước bối cảnh, tình hình quốc tế diễn biến phức tạp. [1]

Donald Trump xuất hiện để "kết thúc những điều cũ kỹ và giả dối"

Chúng tôi cho rằng Hoa Kỳ có lẽ ngài Donald Trump thừa hiểu rằng "liên Nga kháng Hoa" trong bối cảnh hiện nay là điều bất khả.

Nhưng tránh cho Hoa Kỳ một lúc đương đầu với 2 đối thủ là điều ông Donald Trump tính đến, và cũng chính là động lực để ông tổ chức cuộc gặp với Tổng thống Vladimir Putin.

Chỉ một cuộc gặp, truyền thông và chính giới Hoa Kỳ đã dội lên ngài Tổng thống đủ thứ chỉ trích, nói chi đến "liên minh"?

Có điều, một nhà ngoại giao lão luyện như ông Henry Kissinger đã rất tinh tế, sâu sắc khi đưa ra nhận định, Donald Trump là "nhân vật lịch sử", xuất hiện để kết thúc những điều "cũ kỹ và giả dối".

Ngài Donald Trump không chỉ đang hiệu chỉnh các hành vi lệch chuẩn của Trung Quốc, mà còn điều chỉnh chính đồng minh và các đối tác khác.


Tổng thống Donald Trump và Tổng thư ký NATO, lãnh đạo quốc gia thành viên NATO. Ảnh: CNBC / Getty Images.
Trong cuộc họp với các lãnh đạo quốc gia thành viên NATO, ông bày tỏ rõ sự bất mãn và yêu cầu các quốc gia này phải tăng ngân sách quốc phòng để đảm bảo an ninh cho chính họ.

Mỹ không thể tiếp tục gánh phần lớn chi phí cho việc đảm bảo an ninh châu Âu như sau Thế chiến II.

Các quốc gia châu Âu là thành viên chủ chốt của NATO đã giàu lên rất nhiều, vẫn sống dưới cái dù an ninh của Mỹ, và không ít người còn lên tiếng chỉ trích Mỹ.

Quan hệ Mỹ - Nga được cải thiện, có nghĩa là nguy cơ an ninh ở châu Âu sẽ giảm thiểu rất nhiều, NATO cũng bớt lý do để tồn tại.

Tai sao Mỹ phải bỏ tiền che chắn, bảo vệ an ninh cho Đức trước "mối đe dọa an ninh từ Nga", trong khi Berlin vẫn ký hợp đồng mua khí đốt với Moscow? [2]

Ngày 24/7 The New York Times dẫn nguồn tin chính phủ Đức cho biết:


Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Liên bang Nga Valery Gerasimov đã đến Berlin.

Thủ tướng Angerla Merkel đã có cuộc tiếp 2 vị lãnh đạo Nga, trong khi các quan chức quốc phòng, ngoại giao Đức đã đàm phán với 2 ông về vấn đề Syria và Ukraine. [3]

Tờ Pravda ngày 12/7 có bài xã luận đáng chú ý: Bắc Kinh đang tìm cách hất cẳng Nga và Mỹ ra khỏi Trung Đông. [4]

Phải chăng những động thái này cho thấy, thực sự cả Washington, Moscow lẫn Berlin đều nhận thức được mối đe dọa từ Trung Quốc?

Tất nhiên, tình thế hiện nay khác thời kỳ Chiến tranh Lạnh rất xa, nên khó có khả năng xuất hiện cục diện đối đầu trực tiếp giữa các siêu cường. Thay vào đó, là xử lý vấn đề đối tượng trên cái nền đối tác.

Chính vì vậy, thương mại - kinh tế sẽ là vũ khí của ông Donald Trump hiệu chỉnh Trung Quốc, các đối thủ cũng như đồng minh khác.

Cho nên tuyên bố của Putin về quan hệ Trung - Nga, không có nghĩa là Moscow không nhận thức được mối đe dọa mà Pravda đã chỉ ra.

Sự xuất hiện của Ngoại trưởng, Tổng tham mưu trưởng Nga ở thủ đô nước Đức hay hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Nga cho thấy, Moscow đang âm thầm hợp tác với Washington để giảm căng thẳng song phương.

Có như vậy, ngài Donald Trump mơi có thể rảnh tay, yên tâm để hiệu chỉnh các hành vi lệch chuẩn từ Trung Quốc.

Các công cụ mà ngài Donald Trump sử dụng đều là những công cụ phi bạo lực và đang điều chỉnh có hiệu quả các quan hệ quốc tế, cả đồng minh lẫn đối tác.

Trong khi đó không ít tiếng nói chỉ trích ông Donald Trump "yếu đuối trước kẻ thù, làm mất lòng đồng minh".

Đó là những điều "cũ kỹ và giả dối" chính trong lòng nước Mỹ mà ông Donald Trump có sứ mệnh phải kết thúc.

Sau cuộc họp với ngài Donald Trump, các nước thành viên NATO đã đồng ý tăng ngân sách quốc phòng.

Có như vậy, ngài Donald Trump mới có thể điều chuyển bớt lực lượng Mỹ qua các điểm nóng khác, ví dụ như Biển Đông.
 
Back
Top