Hiện trạng vĩ mô và kinh tế Việt Nam

Originally Posted by lehang
Chào bác, có vài điểm em nhìn nhận khác bác:

Theo em oil sẽ giảm, khi khủng hoảng càng mạnh thì nhu demand giảm làm cho giá giảm. Nhìn lại lịch sử, cái này rõ lém.

Cái này tủy góc người nhìn, và tùy giai đoạn thời gian mình nhìn. Theo cá nhân em thì cái này tốt đó bác. Chắc bác thắc mắc huy động vốn quốc tế khó khăn đắt đỏ thì tốt cái khỉ gió gì??? Hê hê, em không giải thích cho bác trên này được đâu.
- Theo mình chưa chắc? liệu Mỹ có toan tính gì kg? ai có chắc rằng Mỹ sẽ store oil để chuẩn bị cho cuộc chơi dài hơi kg? nội các Irael toàn là diều hâu, mà biết đâu được, chơi thiệt đó!
 
NH vẫn thừa tiền mua vinashin ?

Một ngân hàng sẵn sàng mua lại nợ của Vinashin
http://vef.vn/2011-11-17-mot-ngan-hang-san-sang-mua-lai-no-cua-vinashin
Tác giả: Hải LÝ
Bài đã được xuất bản.: 7 giờ trước

"Chúng tôi sẵn sàng mua lại toàn bộ khoản nợ của Vinashin với giá bằng 35% mệnh giá, tức 210 triệu đô la Mỹ so với gốc 600 triệu đô la Mỹ, và trả tiền ngay" - chủ tịch hội đồng quản trị một ngân hàng lớn của Việt Nam cho biết.

Cái này hithere có hỏi bên Bình luận rồi anh. Chính phủ sẵn sàng trả 35% cho chủ nợ nhưng nó ko chịu. Vậy bây giờ nếu chủ nợ chịu bán giá 35% thì khoản tiền kia thay vì Chính phủ đứng ra trả thì 1 NH nào đó trả có sao đâu. Nội dung ko đổi mà...
 
MỘT GÓC NHÌN VỀ THANH KHOẢN

Trong nỗ lực bình ổn lãi suất cho vay của hệ thống Ngân hàng(NH), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã siết chặt giám sát việc tuân thủ quy định về trần lãi suất nhằm ép dòng tiền huy động của các ngân hàng về mức lãi suất mục tiêu là 14%/ năm. Thời gian triển khai vừa qua, thị trường đã có những tín hiệu khả quan bước đầu nhưng vẫn còn rất nhiều vướng mắc liên quan đến hoạt động huy động, cho vay và thanh khoản của thị trường.


Những vấn đề thanh khoản phát sinh:

Sau khi NHNN có những hành động mạnh mẽ để thực hiện nghiêm trần lãi suất tiền gửi 14%/năm, lượng huy động tại các NH Thương mại tụt giảm đáng kể. Theo số liệu của NHNN, tổng số dư tiền gửi tại các NH trong tháng 10 giảm khoảng 0,74% so với tháng 9. Do lãi suất tiết kiệm không đáp ứng được lãi suất kỳ vọng, nên đã có hiện tượng người dân rút tiền hoán đổi sang mua vàng, ngoại tệ để bảo toàn giá trị tài sản. Lượng tiền gửi tại các NH tụt nhanh, đặc biệt là tại các NH nhỏ. Họ buộc phải đối mặt với vấn đề thanh khoản, hậu quả của cuộc đua lãi suất kỳ hạn ngắn trước đây, đang dần tạo thành áp lực nặng nề lên hệ thống thanh toán của mỗi NH.

Trong khi đó, lãi suất trên thị trường liên NH liên tục tăng cao, tạo hiện tượng phân lớp rõ ràng trong hệ thống các NH. Nhóm các NH bức bối về thanh khoản, buộc phải vay lãi suất cao trên thị trường liên NH đã trở thành nhóm bị nghi ngại bởi những rủi ro có thể gặp phải.

Nhìn dưới góc độ hiệu ứng tâm lý, niềm tin của công chúng càng lung lay khi hàng ngày phải đối mặt với thông tin về nợ xấu NH, các vụ vỡ nợ, khoản chi phí hạn chế của bảo hiểm tiền gửi . Vì thế, thời gian gần đây, không chỉ có người dân rút tiền mà cả các doanh nghiệp cũng có hiện tượng phòng thủ khi chuyển tiền về giao dịch tại tài khoản ở những NH lớn. Điều này làm cho vấn đề thanh khoản ở các NH nhỏ càng thêm căng thẳng.

Góc nhìn về bản chất vấn đề thanh khoản:

Có một nghịch cảnh mà các nhà nghiên cứu kinh tế Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng. Dù bối cảnh kinh tế có nhiều bất ổn, nhưng trong vài năm gần đây mọi người đã rất quen với những báo cáo với nhiều điểm nhấn về thành tích của NH. Trong quá khứ không xa, đã có những thời điểm lãi suất lên cao, thanh khoản nóng bỏng nhưng các NH vẫn luôn có cách tiếp cận với nguồn vốn trong giới hạn nhất định để giải quyết vấn đề của họ. Hiện tại, khi thị trường đầy khó khăn thì trong báo cáo tài chính, khoản lợi nhuận của NH vẫn là con số đáng để ngưỡng mộ

Với tư duy đắp đổi, với cách nghĩ luôn tồn tại giải pháp tình thế để tạo lối thoát, các nhà quản trị NH đã quên việc tìm ra nguyên nhân sâu xa, bản chất của sự việc để giải quyết tận gốc vấn đề thanh khoản. Và thay vì nghiên cứu và tìm ra phương thức cho bài toán dài hạn thì họ lại biến các câu chuyện lịch sử thành các điểm sáng ghi nhớ về cách ứng xử linh hoạt trong tình huống khó khăn. Lâu dần, tư duy lệch lạc về thanh khoản của Ngân hàng đã thành lối mòn trên toàn hệ thống.

Trên thực tế, gốc gác quan điểm này xuất phát từ việc Ngân hàng đã đẩy mọi rủi ro thanh khoản vào nền kinh tế. Theo đó, áp lực của việc lãi suất tăng cao, tỷ giá thiếu ổn định đã được trút bỏ sang để doanh nghiệp và người dân hứng chịu. Để giải quyết vấn đề này, các Ngân hàng buộc phải quay trở lại với việc chuẩn hóa và áp dụng hiệu quả những yêu cầu cơ bản của ngành: đó là làm rõ ràng, minh bạch hóa hoạt động của NH, nâng cao chất lượng của hệ thống quy định về an toàn, chất lượng tài sản, chuẩn hóa hệ thống báo cáo của mình.

Việc chuẩn hóa, minh bạch hóa hoạt động sẽ hướng Ngân hàng đến sát hơn với khuôn khổ của các tiêu chuẩn quốc tế. Như vậy sẽ hạn chế những hoạt động rủi ro, giúp Ngân hàng vững vàng hơn trước biến động thị trường. Lúc này thị trường cũng sẽ ít gặp hơn tình trạng bấp bênh, trồi sụt thanh khoản và những sự tăng giảm bất thường của lãi suất. Đó là điều kiện thuận lợi để tạo một môi trường kinh doanh lành mạnh cho doanh nghiệp. Theo đó, việc hoạch định và điều hành chính sách của Ngân hàng Nhà nước sẽ duy trì được các mục tiêu dài hạn một cách ổn định.

Những cố gắng chuyển mình:


Trong nỗ lực thích ứng với tình hình mới, một số Ngân hàng đã nhanh chóng điều chỉnh lại các tiêu chuẩn của mình. Những nội dung như tỷ lệ thanh khoản, chất lượng tài sản, hiệu quả hoạt động đã được theo dõi sát sao hơn. Trước những biến động thị trường bất động sản, nhiều Ngân hàng đã tiến hành tái đánh giá lại tài sản nhằm hạn chế những rủi ro do tác động của thị trường.

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 35 quy định về việc công bố thông tin của các Ngân hàng, nhằm tăng tính minh bạch, lành mạnh hóa thị trường, giúp củng cố niềm tin của doanh nghiệp và người dân. Thông qua hệ thống thông tin đó, công chúng có thể có những đánh giá nhất định về các Ngân hàng, tạo tiền đề cho việc chuẩn hóa hoạt động toàn hệ thống Ngân hàng. Hy vọng chúng ta sẽ nhìn thấy những thay đổi tích cực và liên tục từ phía các Ngân hàng, cũng như sự quan tâm sát sao và duy trì chính sách một cách nghiêm túc từ phía Ngân hàng Nhà nước để thị trường thực sự tốt hơn.
 
Có ý bạn này hỏi cũng hay:

Bác arrow có thông tin gì về sát nhập ngân hàng thì update cho anh em. Theo em biết, thì chưa có gì cả vì đằng sau một ngân hàng be bé lại là một cụ nào đó to to. Gần đây có 03 xác chết tuyên bố sát nhập, ko hiểu sẽ thành cái gì?

Trả lời của em:

Dự báo của em nhìn khá rõ những hệ lụy về thanh khoản trước khi áp dụng chính sách mới. Tuy nhiên chính sách vẫn ra như thường và hệ quả thì ai cũng biết.

Có lẽ vì sau mỗi NH be bé lại có một cụ to to nên nảy sinh nhiều phức tạp. Bản chất việc ép huy đông 14% là điều bất cập và rủi ro cho thanh khoản hệ thống nhưng NHNN vẫn làm. Điều đó ko hẳn là họ ko nhìn ra, nhưng những cú sốc thanh khoản này mới đủ lực lập lại trật tự trên một thị trường đẫy rẫy bất cập mà nhà điều hành chỉ có thể làm từ từ mà ko thể làm ngay.

Chỉ có điều là vĩ mô vẫn xấu đi mà thôi
 
Last edited by a moderator:
Kể cũng tức ngang xương.
Trong khi TV đang phát sóng phim tài liệu dài tập về những thành tựu của ngành dầu khí
Thì "VTC News - Hơi thở cuộc sống" lại "lôi" một kỷ niệm cũ rích ra.

Thổ thần nổi giận nuốt giàn khoan 800 tấn ở Thái Bình
18/11/2011 06:33
(VTC News) -

.....
Có lẽ, đây là chuyện từng gây chấn động ngành dầu khí không những của Việt Nam, mà có lẽ cả thế giới, là sự cố hy hữu và đáng trách của ngành, với không ít người bị kỷ luật, nên ông khá kiệm lời....

http://vtc.vn/394-310129/phong-su-kham-pha/tho-than-noi-gian-nuot-gian-khoan-800-tan-o-thai-binh.htm
 
Ko phải ngẫu nhiên em đề cập đến vấn đề thanh khoản và việc làm chuẩn hóa hoạt động ngân hàng trong bài viết dài chữ mà ít ý ở trên. Dù chủ đề ko mới và mọi người được nghe hàng ngày nhưng nó sẽ vẫn là tâm điểm nóng nhất cho thị trường trong 6-8 tháng tới.

Sau hai tháng thực hiện trần lãi suất 14%, kết quả là tiền gửi giảm, thanh khoản căng thẳng, thị trường 2 căng thẳng. Trong khi đó, lãi suất cho vay chưa thể hạ, tín dụng giảm tốc, chưa có một tín hiệu tích cực nào cho thị trường trong khi môi trường trong hệ thống NH ngày càng căng thẳng.

Dĩ nhiên, những vấn đề này NHNN nhìn thấy, nhưng chúng ta vẫn đang đi trên con đường đó bởi những sức ép trên bản thân NHNN đang chủ động tạo ra để nhằm xoay chuyển hệ thống.

...còn tiếp...
 
Last edited by a moderator:
Có bác nào biết những ngân hàng viết tắt này là ngân hàng nào không?

http://cafef.vn/20111121031737548CA34/no-xau-lien-ngan-hang.chn

Nợ xấu… liên ngân hàng!

Theo nguồn tin riêng của ĐTTC, hiện có ít nhất 5 NHTM nhỏ có trụ sở ở TPHCM là con nợ lớn trên liên NH, như T., T., W., P. và N.. Khu vực phía Bắc có 2 NHTM là B. và G.. Nhiều NHTM là chủ nợ cho biết, đầu tiên thỏa thuận với con nợ về việc gia hạn kỳ hạn trả nợ, sau đó chuyển văn bản thông báo phạt 150% lãi suất cho vay và yêu cầu bổ sung tài sản thế chấp.
 
Có bác nào biết những ngân hàng viết tắt này là ngân hàng nào không?

http://cafef.vn/20111121031737548CA34/no-xau-lien-ngan-hang.chn

Nợ xấu… liên ngân hàng!

Theo nguồn tin riêng của ĐTTC, hiện có ít nhất 5 NHTM nhỏ có trụ sở ở TPHCM là con nợ lớn trên liên NH, như T., T., W., P. và N.. Khu vực phía Bắc có 2 NHTM là B. và G.. Nhiều NHTM là chủ nợ cho biết, đầu tiên thỏa thuận với con nợ về việc gia hạn kỳ hạn trả nợ, sau đó chuyển văn bản thông báo phạt 150% lãi suất cho vay và yêu cầu bổ sung tài sản thế chấp.
Mình đoán được 2 chữ, đây bạn:
http://www.baomoi.com/BIDV-ho-tro-ngan-hang-Bac-A-va-GPBank/126/7258604.epi
Mình làm quen nhé, hợp tác vui vẻ!
lehang_vc@yahoo.com
 
Nếu chú ý một chút, các bác có thể thấy 1 số NH sẵn sàng huy động vàng và ngoại tệ khác (ngoài $) với lãi suất rất cao, và liên tục tăng trong thời gian gần đây.
Các NH này thiếu thanh khoản trầm trọng, nhưng k thể vay đc LNH do đã xù nợ, do đó, họ vay ngoại tệ, vàng của dân, mang thế chấp cho NH khác để có VND trả nợ, trả ng dân rút tiền...==> các Nh này sống lay lắt qua ngày và nhất định khộng chịu nhận TCV của NHNN.

Trong list các NH trên có 1 số chú có đ điểm này đó.
 
Hướng đi sắp tới của kinh tế VN hình như là bỏ qua vế "kinh tế thị trường" mà tập trung vào "định hướng XHCN" hay sao ấy các bác nhỉ???
- Vàng: tập trung 1 mối.
- USD: cấm tiệt giao dịch chợ đen.
- Ngân hàng: sáp nhập, thôn tính.
- Hàng không: quay trở lại trạng thái độc quyền.
thế là thế nào nhỉ???
 
Tình hình đã rất tình hinh. Mỗi ngày một chuyện, chuyện sau hay hơn chuyện trước....

Lương sếp tại Việt Nam có thể gấp cả trăm lần nhân viên

"....Báo cáo trên cũng nêu rõ, cơ chế tiền lương đối với doanh nghiệp Nhà nước chưa theo nguyên tắc thị trường. Các tiêu chí quản lý tiền lương gắn với nộp ngân sách, lợi nhuận và năng suất lao động chưa phân biệt giữa doanh nghiệp có lợi thế và không có lợi thế.

Vì thế đã dẫn đến thực trạng, những doanh nghiệp có lợi thế thường có xu hướng đẩy tiền lương gấp 2 - 3 lần bình quân chung, tạo chênh lệch ngày càng lớn."


http://biz.cafef.vn/201111240821467...viet-nam-co-the-gap-ca-tram-lan-nhan-vien.chn
 
Hướng đi sắp tới của kinh tế VN hình như là bỏ qua vế "kinh tế thị trường" mà tập trung vào "định hướng XHCN" hay sao ấy các bác nhỉ???
- Vàng: tập trung 1 mối.: can thiệp để hạn chế mất USD, bản thân gold chỉ là hàng hóa nhưng tốn USD
- USD: cấm tiệt giao dịch chợ đen.: thiếu USD, mà để kiều hối nó xổng ra chợ đen thì tỷ giá chính thức mất kiểm soát
- Ngân hàng: sáp nhập, thôn tính.: Dư NH thì tạm bớt lại, mới giảm huy động tiền mặt, mới hạ lãi suất
- Hàng không: quay trở lại trạng thái độc quyền.: cái này tôi nghi rằng thằng tây ba lô thấy đầu tư không Ln, xin rút nên VN lại phải ôm lại đây ????? hiiii
thế là thế nào nhỉ???

Bác này vui tính quá, mấy cái đấy chung quy cũng tại mình thiếu $, nhập siêu thì không thể giảm ngay. nói một cách đúng tời sự là tái cấu trúc. Theo sách thì do mấy năm trước mình bung nhanh quá, khiến cho thế mạnh của thị trường là đầu tư vào ngành siêu ngạch LN lên cao trào, làm lệch lạch cơ cấu kte, bấy giờ phải nắn lại, một hai năm nữa thị trường thế giới, VN ổn thì lại buông ra...có gì đâu mà không thị trường. Ngay cả mỹ nó còn bơm bơm liên tục hiiiiiii
 
Last edited by a moderator:
Hê hê, Mod quên chưa ban nick, em lẻn vào pót bài vậy. Tiếp theo câu chuyện dang dở hôm nọ, em xin tiếp nối những nội dung chưa hoàn chỉnh.

Áp lực lên hệ thống quản trị:

Song hành cùng với tình trạng căng về thanh khoản là tốc độ gia tăng nợ xấu của Ngân hàng lên cao. Báo cáo mới nhất của Vietcombank cho thấy, nợ dưới tiêu chuẩn quý 3 của Vietcombank là 3,9 %. Hệ thống quản trị của Vietcombank tương đối chặt chẽ và cách đánh giá nợ xấu khá sát sao, có thể nói là ở mức cao nhất của hệ thống NH. Vì vậy nếu nhìn theo quan điểm nông dân, xét một cách tương đối thì việc các NH khác báo cáo nợ xấu khá thấp là ko chuẩn, mà khả năng nợ xấu ở quãng như VCB hoặc hơn là điều hoàn toàn có thể.

Trước những rủi ro hiện hữu, các Ngân hàng đã nhanh chóng cải tiến lại quá trình rà soát, xét duyệt tín dụng đối với các khách hàng. Một loạt Ngân hàng đã có những thay đổi về tiêu chí đánh giá khách hàng, tài sản thế chấp, hay xét duyệt hợp đồng tín dụng.

Ngân hàng Quân đội đi đầu trong hoạt động nâng cao chuẩn định giá tài sản thế chấp. Giá trị định giá tài sản tụt khá sâu so với thời gian trước đây. Điều đó đồng nghĩa với cùng loại tài sản, khách hàng giờ đây chỉ có được hạn mức thấp hơn rất nhiều. Ở khía cạnh khác với khách hàng, Ngân hàng Công thương hiện tập trung chú trọng hoạt động kiểm tra, thẩm định khách hàng với những tiêu chuẩn khắt khe hơn. Những thay đổi này thể hiện rõ quan điểm phòng thủ, giúp các Ngân hàng tái định giá lại tài sản, đánh giá sát hơn mục đích tín dụng và mức tín nhiệm của khách hàng, giúp Ngân hàng giảm bớt rủi ro trong kinh doanh.

Những thay đổi trên đồng nghĩa với việc Ngân hàng đang nâng dần chuẩn tín dụng đối với khách hàng. Quá trình này làm thay đổi hoạt động Ngân hàng khi việc đánh giá và xét duyệt tín dụng sẽ chặt chẽ, sát thực, ít rủi ro hơn, cũng như tác động trực tiếp đến doanh nghiệp khi họ buộc phải chú trọng hơn tới chất lượng công việc cùng với hoạt động quản lý tài chính của mình.
 
Last edited by a moderator:
Những tác động ngược chiều:

Ở góc nhìn thanh khoản, việc nâng chuẩn tín dụng sẽ có tác động mạnh lên hệ thống. Trước đây, các Ngân hàng nhỏ thường áp dụng các cơ chế tương đối thông thoáng và có nhiều ưu đãi cho khách hàng của mình để tạo vị thế cạnh tranh. Trong bối cảnh huy động căng thẳng như hiện tại, việc những cơ chế nói trên bị bó hẹp đã dẫn tới một bộ phận doanh nghiệp dịch chuyển giao dịch của mình sang Ngân hàng lớn. Điều đó dẫn tới thanh khoản và giao dịch của những Ngân hàng nhỏ lại càng bị ảnh hưởng nhiều hơn.

Với các Ngân hàng lớn, trong một hạn mức tín dụng bị giới hạn, việc tiếp nhận những khách hàng mới sẽ có nhiều phát sinh. Ngân hàng buộc phải sàng lọc khi tiếp nhận những yêu cầu về tín dụng. Định mức cho vay cho mỗi doanh nghiệp sẽ bị co hẹp do sự gia tăng của số lượng khách hàng.

Về phía doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hiện đang phải đối mặt những điều kiện ràng buộc về tài chính chặt chẽ hơn do nhu cầu kiểm soát rủi ro. Những doanh nghiệp nhỏ và vừa với nguồn vốn và tài sản hạn chế sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình tìm kiếm nguồn tài chính cho công việc của mình, khi các tiêu chí quản lý của Ngân hàng được siết chặt.

Với hiện trạng Ngân hàng nhỏ không ổn định, Ngân hàng lớn không dư dả hạn mức, bài toán tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ là bài toán nan giải không chỉ một sớm một chiều. Năm 2012 sẽ là năm rất khó khăn cho các DN dạng SME và hệ thống các DN phải rời cuộc chơi sẽ gia tăng nhanh chóng, dù lượng DN giải thể năm nay đã là một con số rất lớn so với trước đây.
 
…và ảnh hưởng lên hệ thống trong dài hạn

Với quyết tâm giảm lãi suất của NHNN, có thể tới đây khung lãi suất huy động sẽ tiếp tục đi xuống theo định hướng của NHNN.

Đối chiếu với những diễn biến thực tại, việc giảm lãi suất huy động sẽ tiếp tục tạo ra áp lực lên thanh khoản của những Ngân hàng nhỏ. Khi thanh khoản ngày càng căng thẳng, NHNN thực hiện tái cấp vốn và giám sát đặc biệt NH. Theo đó, hoạt động sát nhập sẽ diễn ra như hệ quả tất yếu. Có thể là 2 năm, 3 năm, hoặc 5 năm, nhưng số NH sẽ giảm xuống khoảng một nửa là tất yếu.

Vậy 14% huy động hay thấp hơn chỉ là công cụ để ép thanh khoản các NH. Lộ trình hướng đi đã nhìn rõ. Tuy nhiên, cần phải nhìn nhận khách quan là những biến động khi cải cách hệ thống theo kiểu này cực kỳ nguy hiểm. Cái giá phải trả cũng ko rẻ chút nào, với chỉ tiêu đo lường là lượng hy sinh của các DN SME trong năm 2012 tới.
 
Last edited by a moderator:
…và ảnh hưởng lên hệ thống trong dài hạn

Với quyết tâm giảm lãi suất của NHNN, có thể tới đây khung lãi suất huy động sẽ tiếp tục đi xuống để tạo điều kiện giảm lãi suất cho vay đầu ra, hỗ trợ nền kinh tế.

Đối chiếu với những diễn biến thực tại, việc giảm lãi suất huy động sẽ tiếp tục tạo ra áp lực lên thanh khoản của những Ngân hàng nhỏ. Khi thanh khoản ngày càng căng thẳng, NHNN thực hiện tái cấp vốn và giám sát đặc biệt NH. Theo đó, hoạt động sát nhập sẽ diễn ra như hệ quả tất yếu.

Vậy 14% huy động hay thấp hơn chỉ là công cụ để ép thanh khoản các NH. Lộ trình hướng đi đã nhìn rõ. Tuy nhiên, cần phải nhìn nhận khách quan là những biến động khi cải cách hệ thống theo kiểu này cực kỳ nguy hiểm. Cái giá phải trả cũng ko rẻ chút nào, với chỉ tiêu đo lường là lượng hy sinh của các DN SME trong năm 2012 tới.

Khiếp anh giỏi thật đấy, bài của anh khéo đăng báo được....
 
…và ảnh hưởng lên hệ thống trong dài hạn

Với quyết tâm giảm lãi suất của NHNN, có thể tới đây khung lãi suất huy động sẽ tiếp tục đi xuống theo định hướng của NHNN.

Đối chiếu với những diễn biến thực tại, việc giảm lãi suất huy động sẽ tiếp tục tạo ra áp lực lên thanh khoản của những Ngân hàng nhỏ. Khi thanh khoản ngày càng căng thẳng, NHNN thực hiện tái cấp vốn và giám sát đặc biệt NH. Theo đó, hoạt động sát nhập sẽ diễn ra như hệ quả tất yếu. Có thể là 2 năm, 3 năm, hoặc 5 năm, nhưng số NH sẽ giảm xuống khoảng một nửa là tất yếu.

Vậy 14% huy động hay thấp hơn chỉ là công cụ để ép thanh khoản các NH. Lộ trình hướng đi đã nhìn rõ. Tuy nhiên, cần phải nhìn nhận khách quan là những biến động khi cải cách hệ thống theo kiểu này cực kỳ nguy hiểm. Cái giá phải trả cũng ko rẻ chút nào, với chỉ tiêu đo lường là lượng hy sinh của các DN SME trong năm 2012 tới.

Nghe cứ như Nhất tướng công thành vạn cốt khô ý nhỉ, nản quá. Nhưng chỉ e ý định tốt nhưng thực hiện tồi thì lại là mầm họa lớn cho tương lai. Nếu BDS lại được bơm tiếp thì ...
 
Back
Top