Chuyện trẻ con

TiCan

Well-Known Member
” Con hãy tự đi về nhé, con làm được mà!”

(Mọi người thử xem một bà mẹ Nhật bản nuôi dạy đứa con gái duy nhất của mình ra sao nhé. Trường hợp sau đây chỉ nói lên sự nhất quán và tính kỷ luật tạo cho con tính tự lập, chứ không hàm ý các bà mẹ đều cho con đi một mình trong chiều tối vì an ninh trật tự mỗi nơi một khác).
***************
Bé Mina-11 tuổi, học sinh lớp 5 cùng trường tiểu học với con gái của tôi. Bé là con gái duy nhất trong gia đình, bé sống với bố mẹ, ông bà nội. Tuy là người bé nhỏ nhất trong gia đình, nhưng bé rất chững chạc, lễ phép, chăm chỉ học tập. Thỉnh thoảng bé được bố mẹ cho phép đến nhà tôi chơi vào dịp cuối tuần, những dịp đó chúng tôi rất vui bởi sự hồn nhiên, ngoan ngoãn của bé.
Ở Nhật, thỉnh thoảng các bạn thân của nhau được phép đến nhà nhau, ở lại qua đêm. Lần đầu tiên bé đến nhà tôi chơi, bé rất thích ăn món ăn Việt. Vậy nên hôm sau trước khi bé về thì gia đình tôi mời bé ở lại ăn tối. Bé xin phép mẹ và được đồng ý với điều kiện:” ăn xong thì về ngay để chuẩn bị bài vở mai đi học !”.
Ăn tối xong thì đã hơn 7 giờ, mùa đông đã tối mịt. Chúng tôi bàn bạc sẽ dẫn cháu về. Nhà cháu cách nhà tôi chừng 5 phút đi xe đạp, đường phố không quá vắng vẻ, nhưng chồng tôi muốn tiễn cháu về để đảm bảo cuộc đi chơi của bé ở nhà tôi vẹn toàn. Bé gọi cho mẹ thông báo điều đó. Ngay lập tức mẹ cháu phản đối:
- Con đừng làm phiền gia đình bạn con như thế, con tự đi về được mà vì 2 nhà gần nhau, đèn đường rất sáng.
- Vâng, con nói là con tự về được, nhưng bố mẹ bạn con muốn dẫn con về cho yên tâm.
- Con hãy tự đi về nhé, con vẫn thường tự đi về từ lớp bơi lội mà( lớp bơi lội từ 18:00-1900 chiều thứ 6).
- Con biết thế nhưng bố mẹ bạn nói là sẽ dẫn con về mẹ ạ.
- Con hãy cảm ơn cô chú và đi về đi nhé, không được để cô chú dẫn về đâu, mẹ tin là con tự đi về được, vì con vẫn thường thế.
Vợ chồng tôi thực sự không an tâm, nên nói chuyện trực tiếp với mẹ của bé. Chị nhất mực cảm ơn và yêu cầu chúng tôi để cho cháu tự đi về:
- Cháu hoàn toàn có thể làm được điều đó, anh chị không phải lo lắng cho cháu đâu, chúng tôi cũng không muốn phiền anh chị, mong anh chị cứ yên tâm cho cháu đi về một mình nhé.
Cực chẳng đã thì chồng tôi quyết định “ đi dạo” và nhân tiện đi cùng Mina đến gần nhà của cháu thì thôi. Qua câu chuyện đó tôi nghĩ bà mẹ của Mina thật nghiêm túc và dạy cháu tinh thần tự lập cao độ, không dựa vào người khác, điều gì làm được thì tự làm, cho dù là có người khác can thiệp cũng không vì cả nể mà cho phép cháu hành động trái với ngày thường.
Có lẽ nhờ sự kiên trì của mẹ, của gia đình mà Mina dù là con duy nhất nhưng luôn tự lực, mạnh mẽ và linh hoạt, không dựa dẫm.
Ở đây, hẳn là các bậc phụ huynh chúng ta- những người làm cha mẹ có trách nhiệm – đều có thể băn khoăn ở chỗ làm sao chúng ta cân bằng được bản thân giữa việc để bé Mina đi về nhà một mình trong đêm tối như vậy ( dù ta biết là tình hình trị an ở Nhật có lẽ tốt hơn ở những nơi khác) và làm sao để tạo ra sự tự tin cho cháu mà không để cho cháu biết.
Có nhiều cách để mỗi phụ huynh có thể giải quyết tình huống này: ví dụ như trường hợp nói trên thì gia đình chúng tôi đã “bí mật” đi theo Mina về tới gần nhà cháu. Và bạn đọc có thể tự mình có những suy nghĩ khác. Nhưng dù sao thì chúng ta cũng phải để những đứa con của mình bước vào hành trình với đích đến là những con người có trách nhiệm từ những bước đầu tiên nhỏ bé như vậy.
http://halinhnb.wordpress.com/2012/07/09/con-hay-tu-di-ve-nhe-con-lam-duoc-ma/
 
Câu chuyện cái ô

Chuông cửa reo vang. Một ông khách đầu trọc lóc, đeo kính râm che gần hết mặt, quần áo kiểu tay chơi lụng thụng hình vẽ chói mắt. Ông ta dẫn theo một cậu bé chừng 6-7 tuổi tới ” thăm” nhà, ông có vẻ hơi cáu:
- Tôi là bố của bé Kanto, tôi nghe cháu nói là con gái ông giật và lấy mất cái ô của nó nên tôi đến đây nói chuyện với gia đình ông.
Nhìn bộ dạng của ông bố và sự bực bội của ông mà run run trong lòng( có lần có bạn cho hay khu tôi ở trước kia nhiều maphia lắm!!!).Cũng xin giải thích trước chút để mọi người rõ là học sinh tiểu học trường công lập của Nhật thường tự đi bộ đi học và về nhà theo những tuyến đường riêng theo quy định của nhà trường, và ngày trời mưa thì các em hay dùng ô che mưa chứ không mang áo mưa.
Chồng tôi hỏi con gái chuyện xảy ra thế nào, bé trình bày:
- Vì em ấy vung vẩy cái ô rất mạnh, con thấy nguy hiểm nên bảo em dứng lại, nhưng em ấy không dừng, con buộc lòng phải thu cái ô của em ấy. Con đã để lại góc trước cửa nhà của bé Kanto.
Con gái từ trong nhà được gọi ra trình bày lại với ông bố đang cáu( vì con trai mới vào lớp 1 và ông nghĩ con ông bị ức hiếp). Sau khi nghe rõ, ông bố hỏi lại Kanto:
- Có đúng vậy không Kanto? Sao con lại bảo bố là chị ấy giật lấy cái ô của con cơ mà.
Bé Kanto ngập ngừng:
- Đúng là con đã vung vẩy cái ô, chị ấy yêu cầu con dừng mà con không dừng nên chị ấy cầm lấy cho con đấy bố ạ.
Lúc đó ông bố dịu giọng nhưng nghiêm nghị với con trai mình:
- Vậy ai là người sai ở đây Kanto?
Bé Kanto mếu máo:
- Con là người sai bố ạ.
Ông bố tiếp tục giải thích:
- Con vung vẩy ô vậy là nguy hiểm cho con, cho mọi người xung quanh, chị cầm lấy là phải. Con xin lỗi chị đi.
Bé Kanto ngân ngấn nước mắt :
- Em sai rồi, em xin lỗi chị ạ.
Chồng tôi ôn tồn :
- Bé Kanto vung vẩy ô nguy hiêm mà chị nói không nghe là sai rồi nhé, cháu hiểu không? Lần sau cháu nhớ nghe lời các anh chị lớp trên. Nhưng chị Y. cũng có phần đúng mà có phần sai: khi em vung vẩy ô, con yêu cầu em dừng mà em không chịu, con phải buộc lòng cầm lấy ô bảo vệ em và mọi người là đúng. Nhưng lẽ ra sau đó con phải trả lại cho em, hoặc nếu con để vào chỗ nào thì cũng phải nói cho em hay, chứ con đã không nói gì làm em Kanto và bố mẹ lo lắng hiểu nhầm con cầm ô của em. Lần sau con nên nhấn chuông báo cho mẹ của Kanto biết nhé, hoặc trả lại cho Kanto khi đã về đến nhà. Con xin lỗi bố của Kanto về sơ suất của mình đi nào.
Ngay lúc đó bố của bé Kanto xin lỗi con gái tôi và gia đình vì ông đã cáu giận không đúng. Con gái cũng xin lỗi bố của Kanto. Chồng tôi đề nghị ông bố Kanto để anh ấy và con gái dẫn bố con Kanto đến chỗ đã để lại cái ô.
Thoạt tiên nhìn thấy ông bố dáng rất ngầu tới với vẻ nóng giận, tôi đã rất lo sợ,nhưng thái độ của ông thay đổi khi biết con mình sai đã “cứu vãn tình hình”, tôi thở dài nhẹ nhõm.
Sau khi chồng và con gái tôi trở về nhà một lúc thì lại có tiếng chuông lần nữa. Lần này thì mẹ của Kanto và bé quay lại với một gói bánh đựng trong túi giấy trang trọng. Chị cúi đầu xin lỗi:
- Cho phép bé Kanto và gia đình tôi xin lỗi bé Y và gia đình ông bà, vì bé Y. của ông bà đã làm một việc tốt nhưng lại bị hiểu nhầm. Khi bé Kanto trở về mà không có ô, chúng tôi tưởng bé làm mất,và bé cho hay là bị chị Y. giật mất trên đường đi học về, chồng tôi tưởng con gái ông bà ức hiếp cháu Kanto nên nổi nóng. Ai ngờ là con trai tôi nói dối và chúng tôi hiểu sai con gái ông bà ban đầu. Chúng tôi mong bé Y. và ông bà tạ lỗi.
Quay sang bé Kanto, chị giục con:
- Kanto, con xin lỗi chị và 2 bác đi con…
Chúng tôi mỉm cười với Kanto:
- Lần này cháu đã sai nên chị Y. đã giành lấy cái ô của cháu cũng chỉ vì muốn bảo vệ cháu và các bạn mà thôi, nhưng chị Y cũng sai khi không đưa lại ô cho cháu mà cũng không báo cho bố mẹ cháu nơi chị Y cất ô. Cháu nên cẩn thận khi cầm ô kẻo gây nguy hiểm cho bản thân và người khác nhé. Bao giờ cháu muốn thì có thể tới chơi nhà bác.
Mẹ Kanto nhất định muốn chúng tôi nhận gói quà nhận lỗi của gia đình chị ấy. Một chút về văn hóa ửng xủa của các phụ huynh Nhật: thường thì khi con cái tới trường hay khi chơi với nhau có gây ra điều gì phiền toái, các bậc phụ huynh vẫn mang chút quà tạ lỗi như thế đến gửi cho người mà họ cho là đã bị làm phiền.Cũng là một cách thể hiện mong muốn” hòa bình” trong quan hệ giữa các bé, các phụ huynh với nhau.
Tôi nghĩ một tình huống nhỏ nhưng chắc các bé sẽ nhớ rất lâu.
http://halinhnb.wordpress.com/2012/07/12/cau-chuyen-cai-o/
 
Chuông cửa reo vang. Một ông khách đầu trọc lóc, đeo kính râm che gần hết mặt, quần áo kiểu tay chơi lụng thụng hình vẽ chói mắt. Ông ta dẫn theo một cậu bé chừng 6-7 tuổi tới ” thăm” nhà, ông có vẻ hơi cáu:
- Tôi là bố của bé Kanto, tôi nghe cháu nói là con gái ông giật và lấy mất cái ô của nó nên tôi đến đây nói chuyện với gia đình ông.
Nhìn bộ dạng của ông bố và sự bực bội của ông mà run run trong lòng( có lần có bạn cho hay khu tôi ở trước kia nhiều maphia lắm!!!).Cũng xin giải thích trước chút để mọi người rõ là học sinh tiểu học trường công lập của Nhật thường tự đi bộ đi học và về nhà theo những tuyến đường riêng theo quy định của nhà trường, và ngày trời mưa thì các em hay dùng ô che mưa chứ không mang áo mưa.
Chồng tôi hỏi con gái chuyện xảy ra thế nào, bé trình bày:
- Vì em ấy vung vẩy cái ô rất mạnh, con thấy nguy hiểm nên bảo em dứng lại, nhưng em ấy không dừng, con buộc lòng phải thu cái ô của em ấy. Con đã để lại góc trước cửa nhà của bé Kanto.
Con gái từ trong nhà được gọi ra trình bày lại với ông bố đang cáu( vì con trai mới vào lớp 1 và ông nghĩ con ông bị ức hiếp). Sau khi nghe rõ, ông bố hỏi lại Kanto:
- Có đúng vậy không Kanto? Sao con lại bảo bố là chị ấy giật lấy cái ô của con cơ mà.
Bé Kanto ngập ngừng:
- Đúng là con đã vung vẩy cái ô, chị ấy yêu cầu con dừng mà con không dừng nên chị ấy cầm lấy cho con đấy bố ạ.
Lúc đó ông bố dịu giọng nhưng nghiêm nghị với con trai mình:
- Vậy ai là người sai ở đây Kanto?
Bé Kanto mếu máo:
- Con là người sai bố ạ.
Ông bố tiếp tục giải thích:
- Con vung vẩy ô vậy là nguy hiểm cho con, cho mọi người xung quanh, chị cầm lấy là phải. Con xin lỗi chị đi.
Bé Kanto ngân ngấn nước mắt :
- Em sai rồi, em xin lỗi chị ạ.
Chồng tôi ôn tồn :
- Bé Kanto vung vẩy ô nguy hiêm mà chị nói không nghe là sai rồi nhé, cháu hiểu không? Lần sau cháu nhớ nghe lời các anh chị lớp trên. Nhưng chị Y. cũng có phần đúng mà có phần sai: khi em vung vẩy ô, con yêu cầu em dừng mà em không chịu, con phải buộc lòng cầm lấy ô bảo vệ em và mọi người là đúng. Nhưng lẽ ra sau đó con phải trả lại cho em, hoặc nếu con để vào chỗ nào thì cũng phải nói cho em hay, chứ con đã không nói gì làm em Kanto và bố mẹ lo lắng hiểu nhầm con cầm ô của em. Lần sau con nên nhấn chuông báo cho mẹ của Kanto biết nhé, hoặc trả lại cho Kanto khi đã về đến nhà. Con xin lỗi bố của Kanto về sơ suất của mình đi nào.
Ngay lúc đó bố của bé Kanto xin lỗi con gái tôi và gia đình vì ông đã cáu giận không đúng. Con gái cũng xin lỗi bố của Kanto. Chồng tôi đề nghị ông bố Kanto để anh ấy và con gái dẫn bố con Kanto đến chỗ đã để lại cái ô.
Thoạt tiên nhìn thấy ông bố dáng rất ngầu tới với vẻ nóng giận, tôi đã rất lo sợ,nhưng thái độ của ông thay đổi khi biết con mình sai đã “cứu vãn tình hình”, tôi thở dài nhẹ nhõm.
Sau khi chồng và con gái tôi trở về nhà một lúc thì lại có tiếng chuông lần nữa. Lần này thì mẹ của Kanto và bé quay lại với một gói bánh đựng trong túi giấy trang trọng. Chị cúi đầu xin lỗi:
- Cho phép bé Kanto và gia đình tôi xin lỗi bé Y và gia đình ông bà, vì bé Y. của ông bà đã làm một việc tốt nhưng lại bị hiểu nhầm. Khi bé Kanto trở về mà không có ô, chúng tôi tưởng bé làm mất,và bé cho hay là bị chị Y. giật mất trên đường đi học về, chồng tôi tưởng con gái ông bà ức hiếp cháu Kanto nên nổi nóng. Ai ngờ là con trai tôi nói dối và chúng tôi hiểu sai con gái ông bà ban đầu. Chúng tôi mong bé Y. và ông bà tạ lỗi.
Quay sang bé Kanto, chị giục con:
- Kanto, con xin lỗi chị và 2 bác đi con…
Chúng tôi mỉm cười với Kanto:
- Lần này cháu đã sai nên chị Y. đã giành lấy cái ô của cháu cũng chỉ vì muốn bảo vệ cháu và các bạn mà thôi, nhưng chị Y cũng sai khi không đưa lại ô cho cháu mà cũng không báo cho bố mẹ cháu nơi chị Y cất ô. Cháu nên cẩn thận khi cầm ô kẻo gây nguy hiểm cho bản thân và người khác nhé. Bao giờ cháu muốn thì có thể tới chơi nhà bác.
Mẹ Kanto nhất định muốn chúng tôi nhận gói quà nhận lỗi của gia đình chị ấy. Một chút về văn hóa ửng xủa của các phụ huynh Nhật: thường thì khi con cái tới trường hay khi chơi với nhau có gây ra điều gì phiền toái, các bậc phụ huynh vẫn mang chút quà tạ lỗi như thế đến gửi cho người mà họ cho là đã bị làm phiền.Cũng là một cách thể hiện mong muốn” hòa bình” trong quan hệ giữa các bé, các phụ huynh với nhau.
Tôi nghĩ một tình huống nhỏ nhưng chắc các bé sẽ nhớ rất lâu.
http://halinhnb.wordpress.com/2012/07/12/cau-chuyen-cai-o/


Một cách ứng xử đẹp, dạy con biết phân biệt đúng sai, trái phải, biết nói lời xin lỗi, cám ơn để từ đó hình thành nên nhân cách của một con người

Câu chuyện nhỏ được HL thuật lại rất hay và đầy ý nghĩa. Tôi không sợ sáo rỗng khi nghĩ rằng, qua “Câu chuyện cái ô”, nhiều thông điệp lớn đã đưa đến cho chúng ta. Tất nhiên, đầu tiên và vấn đề giáo dục: một nền giáo dục vì con người và con người – bắt đầu từ những đứa trẻ còn nhỏ cực kỳ có nhân cách, có văn hóa trong môi trường đó.
Lâu nay, trên báo chí VN, xã hội VN thiếu vắng – nếu không muốn nói là không có, một câu chuyện tương tự như Câu chuyện cái ô. Mà chỉ đầy rẫy những thông tin về đại gia, về người mẫu, về hoa hậu, về chống diễn biến hòa bình nữa…Nền giáo dục đó, xã hội đó sẽ đưa người VN đi đến đâu? Tương lai vẫn còn là một dấu hỏi rất lớn?
Thế nên, nghĩ về những đưa trẻ Nhật Bản (cũng là con gái HL), về xã hội của họ, về nền giáo dục của họ làm tâm hồn chúng ta trong trẻo lạ thường. Phải chăng, đó cũng là thông điệp về con người – con người văn minh trên trái đất này.

(trích từ đường link trong post)

Cám ơn bác Tican
 
Hay và ý nghĩa quá !
Chuyện trẻ con" mà không trẻ con tí nào nhỉ ??
Hì Hì
 
Đèn đỏ, mình dừng xe.
một thằng ăn bận lếch thếch, xe cà tàng, chạy vượt lên cái vù, giật cả mình.
...
Đèn đỏ, mình dừng xe.
một thằng bận sơmi đóng thùng, xe tay ga, vượt lên cái vù, lại giật cả mình.

hai thằng đều làm mình giật cả mình, nhưng mình oánh giá cao thằng sau hơn!!!
 
Đèn đỏ, mình dừng xe.
một thằng ăn bận lếch thếch, xe cà tàng, chạy vượt lên cái vù, giật cả mình.
...
Đèn đỏ, mình dừng xe.
một thằng bận sơmi đóng thùng, xe tay ga, vượt lên cái vù, lại giật cả mình.

hai thằng đều làm mình giật cả mình, nhưng mình oánh giá cao thằng sau hơn!!!

Tại mình nghèo đó mà, hehe
 
Julia là một trong những người bạn ngoại quốc tôi biết thông qua mạng xã hội facebook. Cô bạn kết hôn đã được 7 năm và có một cậu con trai năm nay vào tiểu học. Nhân dịp hè, Julia cùng chồng mời tôi sang Singapore chơi và ở homestay tại nhà cô ấy. Tôi rất hào hứng với chuyến đi này và muốn khám phá về phương pháp dạy dỗ con cái của người Singapore. Cũng là để hiểu lý do tại sao rất nhiều ông bố bà mẹ hiện nay muốn gửi gắm con mình vào những trường quốc tế Sing tại Việt Nam hay thậm chí là cho con sang Singapore du học.

Ngay hôm đầu tiên tôi đến nhà Julia, tôi đã rất chú ý đến một tờ giấy nhiều màu sắc được dán ngay trong góc học tập của Ben – con trai Julia. Trong tờ giấy đó, tôi quan sát thấy có những dòng ghi mục tiêu ngắn hạn của Ben là sách truyện, đồ chơi, đĩa phim - những khoản cậu nhóc hoàn toàn có thể mua trong tuần hoặc trong tháng. Ngoài ra có các mục tiêu dài hạn như một cây ghi ta, xe đạp mới - những hạng mục mà theo tôi nhận thấy muốn có thì phải tính bằng đơn vị năm.

Khi tôi hỏi Ben về tờ giấy này, cậu bé hào hứng cho tôi biết rằng: Đây chính là danh sách những thứ Ben đã cùng mẹ soạn thảo và tính toán từng khoản tiền cho mỗi hạng mục. Cậu bé đã tự lên kế hoạch tiết kiệm để có thể mua được những gì mình thích mà không cần phải xin xỏ người lớn. Ben tỏ ra vô cùng tự hào khi được tự “hoạch định tài chính” cho bản thân.

20130617150002-11.jpg

Trẻ nhỏ luôn thích được tự hoạch định tài chính và mua sắm cho bản thân (ảnh minh họa)

Nhớ về cậu con trai Nhật Minh của tôi ở nhà - một “cậu ấm” chính hiệu luôn được ông bà nội chiều chuộng hết mực - con có đủ các loại đồ chơi, rô bốt, máy bay, tàu lượn... do ông bà cho tiền thoải mái mua không cần nghĩ. Tôi và ông xã thì thường xuyên đau đầu vì thói vòi vĩnh tiền bạc và tiêu xài hoang phí con. Tôi quyết tâm học hỏi Julia cách dạy con tiêu tiền.

Cô nàng đương nhiên cũng chẳng “ki bo” gì bí quyết của mình. Julia chia sẻ với tôi rằng tờ giấy hoạch định mục tiêu của Ben ở trong phòng cũng chính là một phần của phương pháp dạy con này. Cho trẻ tiền không hề xấu, cái chính là ta cần cùng con lên danh sách những gì muốn mua và dạy con cách tiêu tiền có trách nhiệm. Mỗi tuần, Ben đều trích ½ số tiền được bố mẹ cho để tiết kiệm cho “kế hoạch lớn”. Số còn lại, Julia để con trai tự quyết định mua sắm.

Vậy là cuối tuần đấy, tôi được cùng cả gia đình Julia đi siêu thị để “ngó nghiêng” cách Ben tiêu tiền. Cậu bé mang theo cả danh sách đồ chơi mình muốn mua và rất sung sướng khi nhìn thấy tất cả trước mắt mình.

Ban đầu, Ben muốn mua tất cả ngay lập tức. Nhưng Julia đã dẫn con đi một vòng để so sánh giá cả giữa các mặt hàng và chỉ cho cậu bé thấy nên chọn hãng nào, ưu điểm của từng loại đồ ra sao. Tuy đã lựa chọn rất cẩn thận nhưng Ben vẫn không đủ tiền mua hết những thứ trong danh sách.

Thấy cậu bé buồn, tôi ngỏ ý với Julia sẽ cho Ben ít tiền nhưng cô nàng gạt đi. Julia nói với tôi rằng “Bố mẹ hoàn toàn có thể mua cho con cái những thứ chúng thích nhưng việc tự mua bằng tiền tiết kiệm của mình sẽ khiến con có trách nhiệm hơn với từng đồng mình kiếm được”. Sau đó Ben đã cân nhắc rất nhiều và quyết định mua chiếc balo và để lại bộ xếp hình khi biết nó sẽ được giảm giá 20% vào tháng tới. Julia lúc đó mới chia sẻ với tôi rằng cô nàng muốn con phải học được thứ tự ưu tiên khi mua đồ cũng như biết được đâu là cái mình cần và đâu là cái mình muốn. Như Ben sắp chuẩn bị đi học tiểu học, vậy cậu bé cần phải mua một chiếc ba lô còn bộ xếp hình, đó chỉ là mong muốn nhất thời của con và hoàn toàn có thể thực hiện vào lúc khác.

Julia còn “bật mí”: một điều không kém phần quan trọng trong việc dạy trẻ cách tiêu tiền tiết kiệm, đó là bố mẹ phải làm gương cho trẻ. Thiết nghĩ tiết kiệm không phải là điều đáng quý ở trẻ, mà còn là ở cả người lớn. Mỗi khi mua đồ mới cho gia đình, Julia luôn hỏi ý kiến Ben để bé thấy mình được tôn trọng và là một “thành-viên-người-lớn” trong gia đình. Tôi đã từng rất ngạc nhiên khi có lần thấy Ben còn góp ý với mẹ rằng việc mua tủ lạnh là không cần thiết vì tủ lạnh nhà mình vẫn dùng tốt, hoặc nhắc nhở bố vì bố quên tắt điện.

Thật đáng nể một cậu nhóc tuy mới 6 tuổi mà đã biết bỏ lợn, biết tiết kiệm và biết đắn đo khi đứng trước mỗi món đồ chơi, thậm chí biết nhắc nhở bố mẹ tiết kiệm tiền trong gia đình.

Khi tôi kể lại phương pháp này với chồng, anh cũng rất ủng hộ và thậm chí còn đi mua ngay cho Nhật Minh một chiếc ví nho nhỏ và một con lợn đất. Chúng tôi cũng đã dùng “bí kíp” của mẹ Sing để biến con thành “nhà tiêu dùng thông thái”.

Theo tôi, chặng đường nuôi dạy con cái sao cho nên người hãy còn nhiều gian nan. Chúng ta phải học hỏi lẫn nhau và đừng dè chừng những rào cản phương Đông - phương Tây, những “theo nội” hay là “sính ngoại”. Bởi trong trường hợp này một người mẹ ngoại quốc đã tặng tôi một bài học thú vị và vô cùng hiệu quả.

http://vietnamnet.vn/vn/doi-song/127580/phuc-cach-me-singapore-day-con-tieu-tien.html
 
Trưa nay trước cửa nhà

Đứng trước cửa nhà chị, bà nắm chặt tay đứa cháu, mắt lóe lên những tia đỏ sắc như lửa hàn. Đứa bé nhăn mặt kêu: “Bà nội đau tay con! Bà nội thả con ra đi!”. Mỗi lần như thế, bà siết tay nó chặt hơn. Đứa bé ngoạm vào tay bà. Nó ăn một cái tát.

Bà cao gầy, da sạm đen, bàn tay gân guốc. Đứa bé gái xinh như cô tiên bé sa phải vũng bùn, da trắng tinh nguệch ngoạc bẩn, mặc mỗi chiếc quần chíp cotton và chiếc áo ba lỗ ngắn cũn cỡn. Tóc nó ngắn dài loam nhoam như chó gặm. Khuôn mặt, ánh mắt nó tươi sáng như một buổi ban mai. Môi nó chúm chím đỏ tựa hoa lựu vào hè, đôi lúc lóe lên cười tinh ranh.

Thằng cu Kem trốn tịt trong buồng. Bầy trẻ con bu đầy trước cửa, thì thầm sợ hãi lẫn thích thú. Chị mời bà vào nhà, bà không đếm xỉa. Bà cứ đứng ở cửa mà la hét, thứ ngôn ngữ được tích nhặt qua bao đời uất ức tủi hờn, hằn thù tranh đấu, trấn xuống vùng lên không biết bao lần của một dải đất miền Trung cằn cỗi. Ấy là những lời trước khi bắn thẳng vào tim óc đối phương luôn được nhúng qua một lượt bùn, tẩm ướp phân tro, nhồi thêm thuốc súng.

Bà chửi thông đồng bén giọt, liên tu bất tận như nước chảy mây trôi, từ ngữ đặc nông, có nhiều từ địa phương chị mới nghe lần đầu. Thế nên trong nỗi ê chề của kẻ bị hài tội, bị xỉ vả cả mẹ lẫn con, chị vẫn ngẩn người thán phục kẻ đang chửi mình. Những lúc bà dừng lại để thở, đứa cháu nhỏ lại cất tiếng xen vào: “Tại thằng Kem đó cô. Tại nó rủ con. Con không cho, con nói sợ bà nội la mà nó cứ nói không sao đâu”. Nó nói rành rọt, giọng chắc và đanh như những hạt ngô trúng mùa được nắng.

Đây là lần thứ hai bà sềnh sệch lôi cháu đến nhà chị mắng vốn. Lần trước hai đứa bé chơi ở nhà bà, mang cả cân gạo ra đổ đầy từ gác xuống sàn. Chúng chơi trò “bống bống bang bang”, con bé kia làm Tấm, con trai chị làm cá. Lần ấy cũng ầm ĩ ê chề, nhưng so với lần này chỉ là phát súng lục nổ bên tiếng đại bác.

Chị không biết phải làm gì trước người đàn bà đáng tuổi mẹ mình đang lên cơn tam bành, cũng không biết bao nhiêu thời gian đã trôi qua cho đến khi bà khản hơi, gào không ra tiếng nữa thì chị mới sực tỉnh, thoát ra khỏi trạng thái mụ mị tạm thời. Chị xin lỗi bà, hứa sẽ dạy con, lờ đi yêu cầu “đánh cho nó chừa tật đi”, đề nghị: “Cách đây hai căn có tiệm cắt tóc, dì đưa bé Trúc qua đó nói họ sửa qua kiểu tóc dì ưng, tiền công để con”.

Trong tiệm cắt tóc, con bé thích thú ra mặt. Ngồi trên ghế cao, choàng chiếc khăn trắng tinh qua vai, nó cứ tủm tỉm cười, hí hoáy xoay bên này xoay bên kia, luôn tay lấy đồ của thợ cầm lên xem và nhấp thử.

Chị gửi tiền cho anh thợ trẻ tuổi của tiệm cắt tóc rồi quay về tìm đến đối tượng đang nấp trong góc buồng.

Kem bảy tuổi và tinh nghịch, nhạy cảm. Cậu xem mẹ mình là bậc thông thái và công tâm hạng nhất trên đời. Bây giờ thì cậu ngồi nép trong kẹt tủ, bó gối, đầu gục xuống. Cậu đã trải qua nửa giờ bị giày giã trong chửi bới, nhục mạ và đa phần là bôi nhọ. Cậu kiệt sức đi vì điều ấy. Và hẳn là cu cậu muốn được biến mất. Mặt cậu tái xanh, răng cắn chặt không một giọt nước mắt, đầu mướt mồ hôi, tấm lưng ướt đẫm. Khi chị vừa hỏi tới: “Bà mắng con có oan không?” thì cu cậu òa khóc, nức nở. Nức nở từng cơn, nói trong hơi thở dồn xen tiếng nấc. “Con với bé Trúc đọc Doraemon... Bé Trúc nói thích kiểu tóc của Xuka... Nó lấy gương ra nói con cầm gương cho nó cắt... Nó cắt bằng dao không được nên con nói (hức) con có kéo, rồi con chạy về lấy kéo của con (hức). Rồi nó cắt không được nên con nói (hức) để con cắt cho... Nó đồng ý. Con đang cắt lở dở thì bà nội Trúc về (hức)...”.

Suýt nữa chị bật cười. Chị hình dung lại mái tóc của con bé kém Kem hai tuổi, lên năm. Tóc nó luôn buộc vổng cao, đen nhánh, dày chặt một nắm tay, xõa ra chắc dài đến nửa lưng. Hẳn bố mẹ và bà nội nó rất tự hào, ve vuốt không biết chán mái tóc tuyệt đẹp ấy của con bé. Kem kéo tay chị: “Con ghét bà nội Trúc. Con qua nhà bé Trúc chơi bà la con hoài à, còn đòi đánh con nữa. Bà nhe răng và hét lên như con chó sói. Mà nhiều chuyện là lỗi của bé Trúc, đâu phải của con đâu. Con ghét bà nội Trúc!!!”. Chị cau mày, nghiêm giọng: “Con không được nói về người lớn bằng cái giọng đó. Những trò nghịch của con nhiều khi làm cho chính mẹ cũng phải phát điên lên. Vụ cắt tóc vừa rồi, con đã phá hỏng mái tóc đẹp của em. Con có lỗi”. Chị vừa dứt lời, Kem đột nhiên gào lên, rát phổi: “Láo! Con Trúc nói láo! Nó nói với nội nó con xúi nó cắt tóc, là nó không cho mà con cứ cắt. Nó nói láo! Nó nói láo mà bà nội nó cũng tin, mẹ cũng tin nữa...!”. Kem khóc hụ hụ, run rẩy cả tấm thân nhỏ bé, nước mắt tuôn ướt mặt, hai tay bấu chặt lấy đôi vai gầy guộc của mình. Chị ôm con vào lòng, nó hẩy ra, quay mặt đi, lòng nó tràn ngập tổn thương, hờn giận. Trong nó, một thế giới vừa sụp đổ, cây cột cái chống đỡ thế giới của Kem gãy gục...

Chị bàng hoàng nhìn con không biết làm gì, nói gì, nỗi buồn khổ giăng đầy căn phòng nhỏ. Nỗi buồn khổ của người mẹ chợt nhận ra con mình vừa trải qua nỗi oan khiên đầu đời, mà nó không hề biết rằng những lời dối trá, những nỗi oan khiên, những trò bội tín rồi đây sẽ trở thành một phần của cuộc sống này, của cuộc đời con, mà nếu con là kẻ hiền lương nhân hậu thì nó sẽ chẳng thể làm được gì ngoài tự đấm ngực mình và thét lên hai tiếng “Trời ơi!”.

http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/Van-hoc/560203/trua-nay-truoc-cua-nha.html
 
Tại sao bé Kanto 6 tuổi "thật thà" nhận lỗi trong khi bé Trúc 5 tuổi thì "tinh ranh" đổ lỗi cho bạn Kem ?

Tại sao hai cái nhìn của hai người mẹ khác nhau nhiều đến thế nhỉ :

Chị bàng hoàng nhìn con không biết làm gì, nói gì, nỗi buồn khổ giăng đầy căn phòng nhỏ. Nỗi buồn khổ của người mẹ chợt nhận ra con mình vừa trải qua nỗi oan khiên đầu đời, mà nó không hề biết rằng những lời dối trá, những nỗi oan khiên, những trò bội tín rồi đây sẽ trở thành một phần của cuộc sống này, của cuộc đời con, mà nếu con là kẻ hiền lương nhân hậu thì nó sẽ chẳng thể làm được gì ngoài tự đấm ngực mình và thét lên hai tiếng “Trời ơi!”.


Rồi con sẽ dần lớn lên, con sẽ có bao cuộc hành trình xa ngái . Mẹ thường nghĩ, cuộc đời con người cũng là một cuộc hành trình…là mẹ của con, cũng như bao người mẹ khác, mẹ chỉ mong con luôn được bình yên,khi đạt tới những khát khao, mơ ước của mình, nhưng có lẽ sự thật thì trên đường đời cũng sẽ có lúc con bị những cơn mưa bất ngờ, những bão giông không tránh khỏi, cũng sẽ có khi đặt nhầm bước chân…Sẽ có lúc con khóc vì đau đớn, cô đơn vì thất vọng..Nhưng hãy là( và cũng mong con luôn có được) người đồng hành ấm áp sẻ chia !!

http://halinhnb.wordpress.com/2012/06/30/cuoc-vien-du-dau-tien/


Phải chăng đó chính là mấu chốt của sự khác biệt ?
 
Last edited by a moderator:
Tôi lấy chồng Nhật cũng đã được 10 năm. Ban đầu, hai vợ chồng chung sống với nhau tại một căn hộ chung cư nhỏ ngay trung tâm thành phố, cũng thuận tiện cho việc đi đi về về thăm nhà mẹ đẻ. Bố mẹ tôi không muốn con gái lấy chồng nước ngoài, cũng không muốn con cháu sang nước ngoài sống. Chính vì thể theo nguyện vọng của ông bà, nên tôi và chồng cùng Ben – con trai nhỏ vẫn sống ở Việt Nam.

Tuy nhiên năm Ben được 7 tuổi, chồng tôi đột ngột chuyển công tác. Chính vì vậy, cả gia đình quyết định cùng anh quay về Nhật Bản để làm việc. Thời gian sống ở Nhật không lâu, vậy nhưng đất nước cùng những con người nơi đây đã khiến tôi vô cùng cảm mến. Một trong những ấn tượng khiến tôi cứ muốn kể mãi không thôi về đất nước này, đó chính là chuyện ăn uống của trẻ tiểu học – cái đang ảnh hưởng trực tiếp đến con trai tôi. Cần phải nói, Ben cũng đã từng đi học tiểu học lớp 1 ở Việt Nam. Chính vì vậy, tôi không lạ gì về những bữa ăn trưa ở trường. Vậy nhưng thực sự, chuyện ăn uống của trẻ Nhật ở trường tiểu học vẫn khiến tôi vô cùng “choáng váng”.

Nước Nhật có nghèo nhưng trẻ em đi học thì phải được ăn cơm miễn phí vì trẻ em là niềm hy vọng của dân tộc.

Khác với chuyện phải đóng tiền ăn bán trú cho con ở Việt Nam, học sinh tiểu học Nhật được ăn trưa “miễn phí”. Đây là một phần của luật cải cách Nhật Bản những năm 1954.

Trước đây, Nhật Bản rất nghèo và thường xuyên phải nhận viện trợ lương thực của UNICEF và Mỹ. Trẻ Nhật đi học đều có một bữa ăn trưa ở trường. Vậy nhưng một số em không được ăn vì bố mẹ không có tiền trả. Chính vì vậy, năm 1954, chính phủ đã ra quyết định đưa vấn đề ăn trưa ở trường của trẻ vào văn bản luật. Vì mục đích tất cả trẻ em đều được ăn, đều được lớn và đều là niềm hy vọng cho tương lai của đất nước Nhật Bản đang còn đói nghèo, những bữa ăn trưa ở trường này sẽ hoàn toàn miễn phí. Đây là một quyết định đáng nể và vô cùng quan trọng còn tồn tại cho đến ngày nay ở Nhật Bản.

20140403133051-1.jpg

Bữa trưa của trẻ là vấn đề quốc gia (ảnh minh hoạ)

Đồ ăn trưa rất đa dạng nhưng mỗi ngày chỉ có một thực đơn duy nhất

Đồ ăn bán trú ở Nhật vô cùng phong phú và nhiều món, không hề lặp đi lặp lại ngày này qua ngày khác. Tuy nhiên trong ngày, trẻ con sẽ chỉ có duy nhất một thực đơn nhất định và không được quyền lựa chọn. Đó là cách người Nhật dạy cho trẻ biết quý trọng thức ăn và hạn chế chuyện kén cá chọn canh. Tuy nhiên với những trẻ bị dị ứng, trường luôn có món ăn thay thế riêng cho các con. Tôi có thể liệt kê ví dụ thực đơn của Ben ở trường trong một tuần như sau:

Thứ 2: Rau gạo chiên, đậu hũ và súp nấm kinoko, giá đỗ cay

Thứ 3: Mì Udon lạnh với đậu phụ, đậu tương, khoai lang chiên, trái cây với bánh bao bột gạo

Thứ 4: Bibimbap (một món ăn Hàn Quốc - cơm với rau hỗn hợp và một quả trứng), đậu phụ và canh wakame, một quả mận

Thứ 5: Gạo Yukari (Yukari là một loại thảo mộc Nhật Bản như lá vừng hay húng quế), cá rán,, súp miso

Thứ 6: Bánh mì tỏi Pháp, súp, bắp cải và xà lách bắp

Thứ 7: Cơm với dưa chua Yukari, thịt lợn xào, củ cải và súp miso rong biển.

Từ thực đơn này, chúng ta có thể nhận ra những đặc điểm rất riêng của bữa ăn bán trú ở Nhật như:

- Thực phẩm nặng về ngũ cốc và rau quả, chỉ có một phần protein nhỏ như cá hay thịt lợn.

- Những món ăn đều được chế biến tươi sống, hạn chế đồ hộp.

- Tuy đồ Nhật vẫn là chủ yếu nhưng trường học luôn cố gắng giới thiệu trong thực đơn ăn uống cả những món Tây, Hàn Quốc…

20140403133051-2.jpg

Một suất ăn điển hình ở trường tiểu học Nhật. (ảnh minh hoạ)

20140403133051-3.jpg

Khẩu phần ăn thường có rất nhiều cơm và rau nhưng chỉ điểm xuyết chút thịt nhưng vẫn đảm bảo đủ số protein cần cho cơ thể trẻ. (ảnh minh hoạ)

20140403133456-4.jpg

Nhà trường cũng rất cố gắng giới thiệu nhiều món ăn phong phú (ảnh minh hoạ)


Giờ ăn cũng là giờ học


Bữa ăn trưa của học sinh Nhật không phải là ngồi chờ cơm rồi ăn. Đó cũng là giờ học tính tự lập và tính đoàn kết của trẻ. Mỗi buổi trưa, những học sinh trực nhật hôm đó sẽ chịu trách nhiệm xúc cơm cho các bạn. Bọn trẻ cũng không ai ăn trước cho đến khi các bạn mình phát cơm xong và khâu chuẩn bị hoàn tất. Trẻ tiểu học xúc cơm cho bạn, đương nhiên không thể nhanh, không thể khéo bằng các cô. Sẽ có đôi khi các em làm rơi khay, làm vãi canh, rớt thịt ra sàn. Tuy nhiên các cô giáo không hề bực bội mà luôn đứng bên cạnh để hỗ trợ các em. Nhà bếp cũng luôn có đồ ăn chuẩn bị thêm vì không hôm nào không có trẻ làm rơi đồ.

Tôi thích cách trẻ con Nhật được dạy trong giờ ăn, mỗi bé một khay, đợi bạn bè ngồi xuống hết mới bắt đầu vào bữa. Bọn trẻ luôn cố gắng ăn hết suất của mình vì bỏ thừa không được khuyến khích ở Nhật. Sau bữa ăn, mỗi học sinh nhí lại tự mình dọn dẹp, mang bát đĩa trả về phòng bếp, gập bàn ghế, lau sàn phòng.

20140403133456-5.jpg

Đến bữa ăn, tổ học sinh trực nhật hôm đó sẽ chịu trách nhiệm múc cơm cho các bạn (ảnh minh hoạ)

20140403133456-6.jpg

Cô giáo luôn sẵn sàng giúp đỡ các bé (ảnh minh hoạ)


Biết quý trọng thức ăn từ việc tự trồng rau cho mình

Trước kia khi còn ở Việt Nam, thành phố đất chật người đông khiến tôi chẳng thể dạy Ben về những loại rau củ và chỉ cho con biết cây trái lớn lên như thế nào. Chính vì vậy, khi sang Nhật tôi đã vô cùng mừng rỡ bởi ở đây, các trường mẫu giáo và tiểu học đều có vườn rau xanh và tức là, bọn trẻ sẽ được học cách tự trồng lấy thực phẩm cho chúng.

Ben đã mang về cho tôi một quả cà tím và cắt nó một cách đầy tự hào. Tương tự như vậy, khi đến mùa củ cải, Ben lại mang về nhà vài củ củ cải bé xinh. Cũng nhờ đi học tiểu học, Ben đã có thể vô cùng tự tin trong việc cắt gọt rau củ. Ở các trường tiểu học Nhật, mỗi năm đều có một cuộc thi cho học sinh lớp lớn tự nấu một món ăn cho gia đình.

20140403133744-8.jpg

Trẻ tiểu học được học về cách trồng cây (ảnh minh hoạ)

20140403133744-9.jpg

Và thực sự được ra đồng trồng lúa (ảnh minh hoạ)

20140403133744-10.jpg

Sản phẩm thu hoạch sẽ được các em mang về khoe gia đình (ảnh minh hoạ)


Nhiều người khen cách người Nhật giáo dục trẻ tiểu học trong giờ ăn bán trú ở trường. Cũng có vài ý kiến chê trách khi cho rằng để trẻ tham gia vào việc bếp núc như vậy là quá sớm. Tuy nhiên riêng đối với tôi, tôi vô cùng cảm kích và thích thú với những gì con trai mình đang được học ở trường. Giờ ăn trưa ở trường chưa và không bao giờ chỉ đơn giản là một bữa ăn "chống đói" cho học sinh, ít nhất là đối với người Nhật. Trẻ có thể học được rất nhiều thứ, chúng ta cũng có thể cho con được rất nhiều thứ - thông qua 1 tiếng ăn trưa quý giá này. Trẻ con là chồi non, là tương lai của đất nước, chính vì vậy, việc đầu tư cho các bé từ bữa ăn đến cái học của người Nhật là quan điểm tôi vô cùng ngưỡng mộ.
 
Cũng giống như ở Việt Nam, trước khi tròn 3 tuổi và được theo học tại trường mẫu giáo thì các bé từ 8 tháng đến trước 3 tuổi có thể được gửi đến các nhà trẻ (ở Nhật gọi là Hoikuen). Vì vậy, với những phụ nữ vẫn đang phải đi làm thì gửi con đến trường Hoikuen sẽ là một giải pháp tuyệt vời. Tuy nhiên, không giống những bà mẹ Việt, đưa con đi học mà đến cơ quan thấp thỏm không yên, tim đập như đánh “lô tô” mỗi khi thấy máy báo điện thoại cô giáo gọi, tôi gửi con đi nhà trẻ Nhật rất yên tâm và thoái mái dù khi đấy, Tomo mới được 10 tháng tuổi. Lý do cho sự thoái mái đó, là vì:

Công việc của giáo viên mầm non Nhật cực vất vả

Không ai bảo làm giáo viên mầm non hay bảo mẫu nhà trẻ ở Việt Nam thì không vất vả. Vậy nhưng những giáo viên mầm non Nhật thậm chí còn “nâng” sự vất vả đấy lên nhiều lần.

Thông thường, Tomo và các bạn đến trường vào lúc 9 giờ sáng và 3 giờ chiều tôi đã đón về. Vậy nhưng các cô giáo thì phải làm việc từ 7 giờ sáng đến tận 7 giờ tối. Họ đến sớm để chuẩn bị lớp học, đồ ăn trong ngày cho các con và sau đó, ở lại cho đến khi đứa trẻ cuối cùng được bố mẹ đón về. Khoảng thời gian từ 5 giờ chiều đến 7 giờ tối, các cô lại ngồi tự làm những món đồ chơi hay đồ dùng cho các bé. Giáo viên mầm non ở Nhật hầu như có rất ít thời gian cho bản thân vì thậm chí vào thứ 7 và chủ nhật, họ vẫn nhận trông trẻ cho các gia đình có việc đột xuất hoặc đăng ký gửi con cả cuối tuần.

20131218113802-1.jpg

Giáo viên mầm non Nhật rất hay đưa các bé đi ngoại khoá trên những chiếc xe đẩy đặc trưng

Không phải ai cũng có thể mở nhà trẻ

Tôi không hiểu, vì sao các nhà trẻ tư thục ở Việt Nam “mọc lên như nấm” mà không hề có một qui chuẩn nào. Ở Nhật, không phải bất cứ ngồi nhà nào cũng có thể biến thành một hoikuen (nhà trẻ). Tuy ở đây, mỗi nhà trẻ lại có qui tắc khác nhau nhưng tất cả đều phải được sự cấp phép của chính quyền và đáp ứng đủ các yêu cầu như: có phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ, phòng bếp, sân chơi ngoài trời và toilet có bệ rửa tay, chỗ thay bỉm với chiều cao phù hợp cho trẻ. Mỗi lớp ở nhà trẻ Nhật cũng được chia theo lứa tuổi và có tên riêng. Như lớp của Tomo con trai tôi thì có tên là lớp Dream (giấc mơ). Lớp của các bé sơ sinh trên 1 tuổi có tên là Tanpopo (Bồ công anh) và lớp Sakura (Lớp hoa anh đào) là cho các bé từ 2-3 tuổi. Mỗi lớp thường có không quá 16 bé. Đối với cấp mẫu giáo, lớp có thể đông hơn, từ 10-30 bé một lớp.

20131218113802-2.jpg

Một phòng ở nhà trẻ Nhật dành cho các bé dưới 1 tuổi.

Họ cẩn thận với con trẻ của chúng ta như con mình

Khi Tomo nhà tôi đi gửi trẻ, giáo viên yêu cầu tôi chuẩn bị cho con rất nhiều túi. Một túi để sách vở, một túi chăn, một chiếc túi để đồ dùng ăn uống, một hộp để đồ dùng ăn uống, một túi quần áo, một túi quần áo thay, một túi quần áo để cất đồ sau khi thay ra, và một túi để giày…. Tất cả những cái túi này đều không khiến giáo viên Nhật cảm thấy phiền phức. Tôi để ý, mỗi khi tôi đến đón Tomo ở trường, con luôn được đóng một cái bỉm mới toanh và sạch sẽ. Nhìn vào túi những chiếc bỉm đã thay của Tomo, tôi để ý có những cái bỉm vẫn còn khá mới và con hầu như không tè mấy. Vậy nhưng các cô giáo ở Nhật vẫn thay cho bé rất đúng giờ và không bao giờ để con phải chịu hăm, chịu mặc suốt một cái bỉm cả ngày như nhiều giáo viên mầm non ở Việt hay “quên”.

20131218113802-3.jpg

Khăn và túi được chia cất rất cẩn thận

Ngay cả quần áo của Tomo, các cô cũng rất chịu khó thay cho bé. Họ còn để riêng cho tôi quần áo của Tomo theo hai túi: 1 túi là quần áo thực sự đã bị bẩn và 1 túi là những quần áo bé chỉ mới thay ra. Như vậy, tuỳ theo các bà mẹ, chúng tôi có thể quyết định có cho con mặc tiếp ngày mai không hay giặt đi.Và khăn ướt của Tomo, các cô cũng hỏi tôi có gửi riêng khăn không và không ngần ngại chỉ dùng đúng từng loại khăn ướt cho từng bé để đảm bảo vệ sinh và tránh trường hợp có trẻ bị dị ứng.

20131218113810-4.jpg

Giấy ướt cũng được dùng riêng theo từng bé

Chuyện ăn uống của trẻ

Đây có lẽ là vấn đề khiến tôi trăn trở nhất khi gửi Tomo đi trẻ: Con mới chỉ hơn 10 tháng, mới chỉ biét bò, vẫn đang ăn dặm và cần them 4-5 cữ sữa mỗi ngày. Tomo cũng kén ăn nên càng khiến tôi lo lắng. Vậy nhưng khi nhìn các giáo viên Nhật chăm sóc cho bữa ăn của con. Tôi cảm thấy hoàn toàn yên tâm.

Thông thường, các bé ở lớp Dream (Lớp giấc mơ) mà con trai tôi đang gửi, sẽ ăn vào lúc 10 giớ 30. Cô giáo sẽ cho các bé ăn sữa công thức hoặc sữa mẹ gửi ngăn đá ở nhà trẻ. Với các bé đã ăn dặm như Tomo, nhà trường cũng sẽ chế biến đồ ăn dặm cho con hoặc lấy theo mẹ chuẩn bị. Thực đơn của trẻ được thong báo hàng tuần và những gì các bé ăn đều được bày trong một hộp thuỷ tinh ở đường ra vào, nơi các bố mẹ đón con hàng ngày. Các bé ở lớp Tanpopo và Sakura sẽ ăn muộn hơn 30 phút.

20131218113810-5.jpg

Một bữa ăn dặm ở nhà trẻ Nhật

Đồ ăn dặm của Tomo rất phong phú. Bé không hề bị ép phải ăn hết các món. Tuy nhiên món nào các cô cũng cho Tomo ăn thử. Với các bé lớn cũng vậy. Cũng có đứa chẳng thích ăn gì và có đứa thích ăn rất nhiều. Tuy nhiên giáo viên mầm non Nhật không ép trẻ ăn mà chỉ yêu cầu các bé món nào cũng cần xúc ăn. Có lẽ chính vì như vậy, trẻ con Nhật không hề sợ ăn mà ngược lại, coi giờ ăn như một hoạt động thú vị. Khi lớn lên, hầu hết các bé đều ăn được đủ món mà không hề “kén cá chọn canh”.

Chơi với trẻ con thì rất thích, vậy nhưng chăm trẻ lại là một việc hoàn toàn khác. Nó stress, nó căng thẳng, nó đầy áp lực và đôi khi nó cũng khiến chúng ta “phát điên”. Vậy nhưng ở các giáo viên mầm non Nhật, tôi luôn thấy một sự kiên nhẫn và sức khoẻ “phi thường”. Có lần, tôi đã hỏi một cô giáo mầm non của Tomo là “Trông các con như vậy, có lúc nào chị thấy áp lực? Có lúc nào chị muốn đánh, muốn mắng các bé?”. Tôi đã nhận được câu trả lời “Chúng tôi nghĩ đến sự may mắn của bản thân. Khi ngoài kia rất nhièu người không có được việc làm, rất nhiều người không có được con. Thì chúng tôi có. Chúng tôi có cả việc làm và có cả những đứa con đáng yêu. Sự may mắn này khiến cho những vất vả, mệt mỏi và căng thẳng dường như không còn to tát. Khi nghĩ vậy, chúng tôi hết mệt mỏi, hết bực bội và không bao giờ đánh mắng những đứa trẻ”.

Ở nước Nhật, họ chăm trẻ bằng tình yêu thương và sự kiên nhẫn. Nó cũng tạo ra được những đứa trẻ lớn lên với lòng bao dung và đức tính kiên trì. Tôi nghĩ, đó là một phần quan trọng cho sự thành công của quốc gia này. Một điều các giáo viên mầm non Việt cần học tập.
 
Mẹ Mỹ: “Tôi sẽ không bao giờ làm cơm cho con như mẹ Nhật”
Đó là lời khẳng định của một người mẹ Mỹ mà theo chị, cơm bento của mẹ Nhật làm mất đi khả năng độc lập và tính tự chủ của trẻ.

Bento từ lâu đã được biết đến như là một nét đẹp ẩm thực độc đáo trong văn hóa Nhật. Những người phụ nữ Nhật thể hiện sự khéo léo và khả năng làm mẹ qua chính những hộp cơm bento cho chồng, cho con. Tuy nhiên, trong khi nhiều quốc gia ca ngợi bento thì tại Mỹ, không ít các bà mẹ phản đối hình thức cơm hộp này, trong đó có chị Carolyn Thomas hiện đang sống tại Carolina.

Qua một lớp học nuôi dạy trẻ được tổ chức tại địa phương, chị Carolyn được biết đến cơm hộp bento, những giáo viên lớp học đã ca ngợi món cơm này hết lời, họ cho rằng nó thể hiện sự chu đáo của người mẹ và hơn thế nó khiến bọn trẻ cảm thấy thích thú với món ăn hơn. Khi chị trở về nhà và mang theo tài liệu về cơm bento, cô con gái Larissa của chị đã thốt lên rằng “Ước gì mẹ làm cho con một hộp cơm như thế”. Điều này đã khiến Carolyn băn khoăn.

Với một thái độ nghiêm túc, chị Carolyn quyết định tìm hiểu nghiên cứu của tiến sỹ Allison – Đại học Duke về nét văn hóa này, cũng như tìm đọc thêm những trang web về cơm bento.

Theo tiến sỹ Allison, bento là một khái niệm xã hội học độc đáo ở Nhật Bản, đó là hộp cơm trưa siêu dễ thương được chuẩn bị cầu kỳ bởi các bà mẹ dành cho đứa con học mẫu giáo của họ.

20140404112251-n1.jpg

Hộp cơm bento mẹ Nhật chuẩn bị cho bé mang đến trường.

“Một hộp cơm bento điển hình thường được chia làm 5 -6 phần nhỏ với đầy đủ cơm, thịt, rau được cắt tỉa và sắp xếp khéo léo. Rõ ràng khi nhìn vào hộp cơm này ta không chỉ thấy đơn thuần là thức ăn mà nó còn là nghệ thuật. Nhưng ngay lập tức một sự thiếu hợp lý cũng xuất hiện đó là tại sao một đứa trẻ nhỏ với cảm nhận còn giới hạn về thực phẩm lại phải đón nhận một hộp cơm quá cầu kỳ như một bữa tiệc thịnh soạn vậy?” – Tiến sỹ Allison viết.

Trả lời cho câu hỏi này Allison cho rằng đó là do ảnh hưởng của hệ thống giáo dục Nhật Bản, nơi mà khái niệm “tập trung cao độ” được coi là quan trọng nhất. Trong xã hội Nhật, các quy tắc nhấn mạnh vào tập thể, khả năng làm việc nhóm hơn là cá nhân, cuộc sống gia đình là bước đệm để một thành viên bước vào cộng đồng.

“Bento được xem là một yếu tố quan trọng trong quá trình này. Nó là dấu hiệu của gia đình, đặc biệt là vai trò của người mẹ. Việc chuẩn bị bento cho trẻ nhỏ thường dừng lại khi bé vào lớp 1. Có đầy đủ kỹ năng để làm ra hộp bento sáng tạo được coi như lời cam kết của một phụ nữ với vai trò làm mẹ. Những ý tưởng làm bento cũng là chủ để thường xuyên trong cuộc trò chuyện của các bà mẹ trẻ, những cửa hàng chuyên bán đồ làm bento cũng mọc lên như nấm”.

“Khi trẻ mang cơm đến trường, các trường mẫu giáo ở Nhật luôn đòi hỏi các bé phải ăn hết phần cơm mình mang đi, cả lớp sẽ phải ngồi chờ cho đến khi bé cuối cùng ăn xong.” Tiến sỹ Allison cho đây là một bài học nhấn mạnh vào tầm quan trọng của tập thể, nó cũng lý giải tại sao những bà mẹ phải cố gắng làm ra một hộp cơm thật hấp dẫn để đứa trẻ ăn hết và không làm ảnh hưởng đến các bạn. Nhà trường cho rằng, trẻ ăn chậm hay bỏ ăn là lỗi của cả đứa trẻ và bà mẹ.

Phỏng vấn các bà mẹ Nhật Bản, tiến sỹ Allison phát hiện ra rằng, công việc thiết kế bento là cách để một người mẹ thể hiện bản thân và tình yêu đối với con cái của họ. Kỹ năng này được coi là một phần không thể thiếu của người mẹ. Chất lượng của hộp bento cũng được coi là thước đo chất lượng của một người mẹ.

20140404112414-n2.jpg

Carolyn - một bà mẹ Mỹ cho rằng cơm bento làm mất đi khả năng độc lập và tính tự chủ của trẻ.

Tại Nhật Bản, khi trẻ thành công trong học tập thì mẹ chúng sẽ được khen ngợi và ngược lại, bà mẹ cũng chính là nguyên nhân nếu con cái họ thất bại.

Vậy tại sao Carolyn lại phản đối cơm hộp bento? Bởi vì cô cho rằng thật là vô lý khi việc không chuẩn bị một hộp cơm cầu kỳ lại có nghĩa là người mẹ đó không đủ tình yêu cho con hay không biết dạy con.

Từ khi Ben là Larissa còn nhỏ, Carolyn đã dạy chúng cách lên kế hoạch cho bữa trưa và tự đóng gói thức ăn cho mình. Mỗi sáng khi thức dậy, các bé sẽ nhìn vào bảng Phân loại thực phẩm mà mẹ dán trên tủ lạnh để chọn món. Carolyn không bao giờ yêu cầu con phải ăn món này hay món kia mà chỉ cần chúng lấy đủ ít nhất một loại trái cây, một món rau, và một món trong nhóm thực phẩm chứa protein, kể cả việc chúng ăn lặp đi lặp lại 1 món trong nhiều ngày cũng không khiến Carolyn phiền lòng.

Carolyn còn khuyến khích con của mình trao đổi thức ăn với các bạn xung quanh nếu con thích, và đôi khi cô còn lén nhét những mẩu giấy nhắn nho nhỏ vào hộp cơm để động viên con khi con đi học. Carolyn tin rằng việc trẻ tự quyết định thực đơn của mình sẽ giúp chúng trở nên độc lập và tự chủ. Hơn nữa cô cũng tiết kiệm được thời gian chuẩn bị thức ăn cho con.

Theo thống kê, một bà mẹ Nhật thường tốn khoảng 45 phút đến 1 giờ để chuẩn bị một hộp bento cho con mình, đó là chưa kể họ phải lên kế hoạch cho bữa tối hôm trước để có sẵn nguyên liệu làm cơm vào sáng hôm sau.Và cũng không đáng ngạc nhiên khi báo cáo năm 2007 cho biết, tại Nhật Bản, có tới 70% phụ nữ Nhật nghỉ việc khi họ có con.
 
Hi Hi và Hao Hao rất đáng yêu, thông minh và tình cảm. Nhất là Hao Hao còn nhỏ mà đã nhận thức rất tốt, trẻ con thật là hồn nhiên trong sáng, mới khóc nhè đó sau lại cười tươi như hoa. Thật là dễ thương.....:113:
 
Ngưỡng mộ anh ấy quá! :)

http://vietnamnet.vn/vn/doi-song/175572/roi-le-voi-bo-anh-nuoi-con-cua-mot-ong-bo-don-than.html

20140515110532-donthan3.jpg

Để con được bú sữa mẹ đầy đủ, anh Tuấn đã lên facebook, diễn đàn, hỏi khắp nơi để xin sữa từ các bà mẹ. Có những lúc đêm hôm, trời mưa gió, anh vẫn đi xe lên tận Quận 2 – cách nhà khoảng 20km để lấy sữa, dù ít nhưng cũng rất quý giá với con. Anh đã ròng rã xin sữa nuôi con cho đến tận hôm nay.



20140515110927-donthan9.jpg


Bên con mọi lúc.

20140515111218-donthan13.jpg



20140515111218-donthan15.jpg


Làm bố đơn thân, nhiều khi anh cũng có cảm giác yếu đuối và thèm được gục ngã, nhưng bởi con cần một người cha nên anh bắt buộc mình phải mạnh mẽ. “Tôi xác định cố gắng lo đủ kinh tế để bé Ủn có được cuộc sống đầy đủ nhất trong khả có thể. Bản thân tôi không có gia tài gì lớn lao nhưng có lẽ gia tài lớn nhất có thể bé đó là tri thức và làm những điều để bé Ủn có thể tự hào về ba của nó”, anh chia sẻ.
 
Pinky dạo này có vẻ thích trẻ con nhể :D xúc tiến làm một đứa đi em, tha hồ nhiều chuyện :D
 
Back
Top