Mỗi ngày là một vở kịch

VNM ETFs vẫn giữ phong cách mua bán quyết liệt như cũ nhưng chiến thuật đã hoàn toàn thay đổi (chắc để thích ứng với các chiêu bắt bài của Việt Nam). Sau 1 ngay lặng tiếng, hôm qua, VNM ETF đồng loạt bán rất mạnh trên toàn danh mục, thể hiện rõ nhất qua STB VCB nhưng lại không mua vào cổ phiếu nào. Đây được coi là nguyên nhân khiến thị trường mất điểm nặng. Như vậy, hôm nay sẽ là ngày cả 2 ETFs mua/bán chốt sổ hứa hẹn sẽ có sự cân bằng trên thị trường.
Tuy nhiên, tôi cho rằng phân tích điểm số trong giai đoạn ETFs mua bán này không có nhiều giá trị và ảnh hưởng tâm lý của ETFs là không thể đoán định được vì nhóm này mua/bán không theo logic thông thường trên thị trường. Tôi đề xuát tiếp tục chịu đựng, giữ quan điểm thận trọng ít nhất hết ngày hôm nay.
 
Tuần kết thúc tái cơ cấu danh mục quý 1 của các ETFs đã phát đi tín hiệu vừa tiêu cực và tích cực. Tiêu cực thể hiện trên đà bán mạnh mẽ tập trung vào nhóm Big Blue kéo chỉ số giảm mạnh gây tâm lý bất an trên thị trường, kèm theo việc VNM ETFs cũng bất ngờ bị rút 1 triệu cổ phiếu quỹ (số lượng rất lớn so với mức tăng trung bình 100 - 200 cổ phiếu quỹ) có thể là dấu hiệu báo trước USD đang bị hút về. Vào thời điểm khá mong manh này, xu hướng lại đặc biệt khó đoán và khó ươc lượng tầm ảnh hưởng của nó đến tâm lý thị trường
Tuy nhiên, tín hiệu tích cực lại đến từ nhóm bank khi VCB STB được cầu nội hấp thu rất tốt. Áp lực bán rất mạnh khi CTG BID vẫn đang loanh quanh vùng đỉnh cũ nhưng rõ ràng sức mạnh có thể chống đỡ thị trường của nhóm Bank là không thể phủ nhận. Các cơ hội (nếu có) của thị trường tiếp theo sẽ tập trung xuất hiện trên nhóm bank. Cũng nhờ sự ổn định của nhóm Bank, số mã BDS sẽ có cơ hội bứt phá
Do đó, với sự ổn định trở lại ban đầu của thị trường, tôi cho rằng chúng ta có thể bắt đầu chiến lược mua trở lại (hoặc gia tăng tỷ trọng cổ phiếu với các bác lướt sóng)
 
Nhóm Bank bất phản ứng rất tiêu cực trong khi thị trường chưa xuất hiện nhóm/ ngành nào có khả năng tạm thời thay thế để dẫn dắt lúc này. Do đó, tôi đề xuất dừng mua, chuyển sang chiến lược thận trọng chờ đợi các tín hiệu mới.
 
Đây là chart tuần VNI đến ngày 24/3. Mọi người thấy được điều gì???
Tôi là tôi chẳng thấy uptrend ở đâu mà thấy quá nhiều cơ sở để VNI về 520 - 523 trong vài tuần tời rồi ( còn sâu thêm đến mức nào thì hồi sau mới biết). Thôi khúc này khó nhai, dành cho ai cảm tử.
 
Áp lực bán ròng của khối ngoại (được cho là của VNM ETFs rút vốn) lên nhóm Big Blue và BlueChip đã chính thức lấy hết động lượng tăng giá của VNI. Cùng với HNXINDEX từ đầu năm, thị trường chính thức xác lập tình trạng không xác định xu hướng và sẽ còn mất nhiều thời gian để xác lập xu hướng mới. Các điều kiện vĩ mô cơ bản vẫn đang ủng hộ cho việc tích lũy lại động lượng tăng giá. Nhưng đến lúc chúng ta phải điều chỉnh chiến lược trading, chuyển sang mua/bán thuần túy theo kỹ thuật và/hoặc mua gom rải rác ở các mã có hứa hẹn những câu chuyện hấp dẫn trong tương lai
 
Đây là chart tuần VNI đến ngày 24/3. Mọi người thấy được điều gì???
Tôi là tôi chẳng thấy uptrend ở đâu mà thấy quá nhiều cơ sở để VNI về 520 - 523 trong vài tuần tời rồi ( còn sâu thêm đến mức nào thì hồi sau mới biết). Thôi khúc này khó nhai, dành cho ai cảm tử.
Lành ít dữ nhiều Bác ạ. Ko có đột biến thì khó khăn còn dài lắm ...
 
Nhóm đầu tầu của PV : GAS PVD PVS tiếp tục là "tội đồ" đánh tụt chỉ số mạnh mẽ và ảnh hưởng tâm lý rất mạnh lên thị trường chung. Tuy nhiên, khác với các phiên trước, thị trường hôm qua không thấy sự hoảng loạn khi lực cầu ở nhóm bank khá tốt.
Yếu tố đau đầu ở đây là nhóm bank phục hồi không mạnh mẽ như dự kiến và xu hướng rút vốn khỏi Việt Nam của VNM ETFs đã rất rõ ràng trước xu hướng mạnh lên của USD trong khi FTSE ETFs lại chưa có động thái bơm thêm vốn rõ rệt. Thị trường đang trong giai đoạn nhạy cảm khi dòng Bank điều chỉnh và chưa có nhóm nào nổi lên thay thế nên dự đoán xu hướng trong giai đoạn này gần như không có nhiều tác dụng.
Bởi vậy, tôi cho rằng chúng ta cần giảm tối đa danh mục các mã nắm giữ dài hạn và tăng cường trading ngắn hạn
 
Thị trường tiếp tục trong trạng thái chênh vênh thêm một phiên nữa trước áp lực bán tăng cường được cho là đến từ các quỹ ETFs và một số quỹ nước ngoài khác bán PVD GAS. Tín hiệu tích cực hiếm hoi xuất hiện trên nhóm Ngân hàng với thông tin tích cực của BID (hoạch toán lợi nhuận từ bán VID Bank)
Hôm nay, độ rộng thị trường đã được cải hiện hơn khi số mã tăng điểm xuất hiện nhiều hơn. Tuy nhiên, tôi vẫn cho rằng cơ hội đầu tư nắm giữ dài hạn hiện tại rất khó khả thi khi có quá nhiều biến số vĩ mô trong và ngoài nước trở lên hỗn loạn khó dự đoán
Như đã báo cáo các bác trong những phiên trước đây, thị trường đã chính thức mất động lượng tăng giá và sẽ cần khoản thời gian để tái cân bằng và xác định xu hướng mới. Các thông tin vĩ mô trong nước đang ủng hộ cho việc tích lũy lại động lượng tăng giá (hôm nay là việc GDP quý 1 tăng trưởng mạnh vượt mọi dự đoán). Do đó, chúng tôi cho rằng cơ hội trading ngắn hạn tuy hiếm hoi nhưng vẫn có những cơ sở nhất định. Chúng tôi xin tóm tắt những nội dung chính sau:
1. Nhóm bank. Vùng đỉnh nhóm bank để lại trong đợt tăng giá đầu năm rất lớn nên khả năng vượt qua cũng rất khó khăn. Nhóm bank cần có thời gian dài để tiêu hóa hết đà tăng giá vừa qua, tuy ít có khả năng giảm mạnh nhưng khả năng cao là nhóm bank sẽ đi ngang zizac. Nhóm này có thể nắm giữ nhưng không khuyến khích
2. Nhóm PV: Thị trường thế giới (Oil, USD) đang có những diễn biến có lợi cho nhóm PV, nhất là khi các tổ chức nắm giữ lâu dài PV đang được cho là bán ra ồ ạt (90% là cut loss). Việc nhóm PV đã giảm hơn 40% rồi mới có động thái này mang sắc thái của Selling Climax - bán quá đà và khi lượng cung này được hấp thụ hết thì cơ hội sóng hồi của PV rất mạnh mẽ. Phiên hôm nay đã xuất hiện những tín hiệu đầu tiên.
 
Thị trường tiếp tục diễn biến tiêu cực khi nhóm PV được kỳ vọng sóng phục hồi mạnh đã không làm được. Nguyên nhân phân lớn được cho là đà bán ròng của khối ngoại, đặc biệt VNM ETFs, khiến các mã Big Blue không còn chống đỡ được tâm lý thị trường.
Do đó, tôi cho rằng các bác trading ngắn hạn cũng cần thận trọng, ngừng mua mới và thu hẹp danh mục về mức an toàn. Chúng ta cùng đợi chờ các tín hiệu tích cực phát ra từ Bank, PV để lập kế hoạch mới.
 
Thị trường vẫn tiếp tục diễn biến tiêu cực và chưa có một tín hiệu tích cực mới nào. Do đó, tôi cho rằng các bác trading ngắn hạn cũng cần thận trọng, ngừng mua mới và thu hẹp danh mục về mức an toàn. Chúng ta cùng đợi chờ các tín hiệu tích cực phát ra từ Bank, PV để lập kế hoạch mới.
 
Đà rơi của thị trường đã ngừng khi các Big Blue được khối ngoại mua ròng trở lại, mặc dù ở mức rất khiêm tốn, cho thấy tâm lý thị trường thực sự vẫn khá mong manh và phục thuộc rất lớn vào động thái của khối ngoại trong giai đoạn này.
Các tín hiệu tích cực chưa thực sự rõ ràng. Điểm sáng duy nhất là GAS đã đẩy mạnh quá trình mua cổ phiếu quỹ ( 10 triệu ) sau quãng thời gian làm mất lòng tin của thị trường. Khả năng, GAS sẽ phải gia hạn thêm thời gian để thực hiện với tốc độ khớp lệnh hiện nay. Nhìn chung, thị trường chưa có thay đổi rõ nét nên tôi cho rằng chiến lược của chúng ta cũng chưa có gì thay đổi.
 
Thị trường đang tiếp tục trải qua 1 tuần tiêu cực bất chấp các thông tin vĩ mô tốt được công bố. Do các yếu tố nội tại hay thuần túy tâm lý thì chúng ta chưa đủ thông tin để xác nhận.
Do đó, tôi cho rằng chiến lược thận trọng tiếp tục giữ nguyên. Với các bác lướt sóng, chúng ta cũng hạn chế việc mua mới, cố gắng giữ tỷ trọng cổ phiếu ở mức an toàn có thể kiểm soát được. Trong đợt giảm giá này, nhóm Bank thể hiện sức cầu khá tốt, có thể bắt đầu tính đến chuyện mua gom từng chút.
 
Tín hiệu tích cực đầu tiên đã xuất hiện trên thị trường khi nhóm Bank đã trụ vững trong phiên trước và trở lại nâng đỡ thị trường trong phiên hôm qua. Lực cầu ngoại cũng xuất hiện đều đặn trên nhóm BDS Xây dựng như và phản ứng khá mạnh mẽ của VCG trên HNX hôm qua cũng cho thấy có khả năng HNX sẽ chuyển biến mạnh trong thời gian tới.
Nếu chúng ta cùng nhìn lại từ giữa năm 2012, VNI với sự hỗ trợ của ETFs bứt phá mạnh mẽ trong từng nhịp sóng thì HNX vẫn vật vã không tích lũy nổi động lượng tăng giá, tạo ra sự phân kỳ tiêu cực trong suống gần 1 năm qua. Với xu hướng dẫn dắt của nhóm Bank, chúng ta cần đợi chờ thêm một nhóm/ ngành trỗi dậy để có thể đẩy thị trường tiến lên vững chắc. Do đó, tôi cho răng chúng ta cần tiếp tục giữ quan điểm thận trọng trong giai đoạn ngày.
 
Thị trường tiếp tục phục hồi trong trạng thái lưỡng lự với thanh khoản ở mức rất thấp và điều khá bất ngờ là lại có sự đóng góp lớn của nhóm PV. Tâm lý thị trường vẫn trong trạng thái khá mong manh trước sức ép rút vốn của VNM ETFs dù khối ngoại đã quay lại mua ròng 3 phiên vừa qua.
Trước khi đóng cửa nghĩ lễ Phục Sinh, VNM ETFs có phiên giao dịch rất tiêu cực. Theo thông lệ, khả năng sẽ có một phiên bán ròng mạnh từ VNM trong những ngày đầu tuần (đa số dự đoán rơi vào hôm nay). Sau đó, ít nhất chúng ta sẽ có 2 phiên dễ thở khi VNM nghỉ lễ. Do chưa có tín hiệu tích cực đáng kể nào xuất hiện thêm, tôi cho rằng chúng ta giữ quan điểm trading của phiên trước : thận trọng với cả 2 nhóm đầu tư và trading ngắn hạn.
 
Thị trường rơi vào trạng thái tâm lý bị nén rất mạnh khi thanh khoản giảm mạnh. Sự nghi ngờ vẫn đang chi phối thị trường khi trong phiên giao dịch lực cầu nội giằng co ở các mã bị VNM ETFs bán ra. Tuy có một số tín hiệu khả quan từ VCG PVD ... nhưng chưa đủ để tạo ra thay đổi đáng kể. Do đó, tôi cho rằng giao dịch thận trọng vẫn là chiến lược chủ đạo của chúng ta giai đoạn này. Đây là thời điểm rất khó khăn đối với thị trường, cơ hội không có nhiều nên các bác trading ngắn hạn cũng lưu ý giữ kỷ luật cut loss.
 
Thanh khoản đã trở lại với thị trường và điều đáng mừng là theo hướng rất tích cực. Bất chấp đà bán ròng của khối ngoại trên nhóm BlueChip (được cho là của VNM ETF) thị trường đã có phiên tăng điểm trên diện rộng, trải đều tất cả các nhóm ngành với sự quay lại dẫn dắt của nhóm Bank.
Tín hiệu tích cực được phát đi từ sự bứt phá bất ngờ của nhóm SmallCap - vốn đại diện tốt nhất cho tâm lý thị trường- từ giữa phiên hôm qua đã nhanh chóng lan rộng trong phiên buổi chiều. Như vậy, nút thắt tâm lý đã có dấu hiệu được nới lỏng. Thị trường đang phát đi những tín hiệu đáng tin cậy đầu tiên về đợt phục hồi .
Do đó, tôi đề xuất chúng ta thay đổi chiến lược trading, bắt đầu mua vào/ gia tăng trạng thái cổ phiếu theo đà phục hồi của thị trường.
Sóng phục hồi này được dự kiến khá mạnh mẽ (căn cứ vào độ rộng được mở rất mạnh phiên hôm qua) nên việc đại đa số các mã tăng điểm là chuyện khá bình thường. Tuy nhiên, để đảm bảo thống nhất quan điểm đầu tư từ đầu năm của chúng ta, tôi cho rằng chúng ta vẫn nên tập trung vào 03 câu chuyện chính của thị trường:
1. Nhóm Bank - Tài chính
2. Xây lắp BDS - ăn theo chương trình PPP
3. Nhóm PV
 
VNM ETFs tiếp tục đà rút vốn, bán BlueChip trên diện rộng gây ảnh hưởng rất mạnh đến thị trường và chỉ số chung. Đây là rào cản lớn nhất trong quá trình tái tích lũy động lượng tăng giá của thị trường.
Tuy nhiên, hai phiên vừa qua cho thấy tâm lý thị trường đã cân bằng trở lại thể hiện qua việc nhóm MIDCAP và SmallCap liên tục có các mã nổi lên làm trụ đỡ tâm lý. Tuy chúng ta chưa có một xu hướng tăng giá hình thành nhưng động lượng tăng giá đang được tái tích lũy khá mạnh mẽ cho phép chúng ta thay đổi chiến lược đầu tư sang xu hướng MUA.
Với các bác đầu tư dài hạn (trên 3 tháng), chúng ta có thể tiếp tục thực hiện việc mua gom trên nhóm Bank và bắt đầu hướng tới nhóm Xây dựng - BDS. Nếu thực hiện được trading, cơ cấu lại danh mục theo nhịp tăng giảm của thị trường - Position Trading - là tốt nhất.
Với các bác lướt sóng (tôi đánh giá chiến lược này cao hơn trong giai đoạn này), quá trình tái tích lũy dưới áp lực thoái vốn mạnh của ETFs sẽ thường xuyên xảy ra biến động lớn với sự thay đổi đầu tàu liên tục giữa các mã nên tôi cho răng hơn lúc nào hết, chúng ta cần tuân thủ nghiêm khắc kỷ luật của dân trading, sẵn sàng cut loss/bán nhanh khi không đạt kỳ vọng để dồn lực cho các cơ hội tốt hơn
 
Chúng ta đang đứng trước một hiện tượng thú vị của thị trường và cũng là một tình huống khó xử. Về mặt lý thuyết, mọi đợt tăng điểm muốn vững chắc đều phải có BlueChip dẫn dắt, và lần này, chúng ta chỉ có mỗi Bank (nhà nước). Nhóm MIDCAP bùng nổ nhưng lại không có nhóm ngành nào cụ thể mà phân hóa rất mạnh, rải rác ở các cổ phiếu riêng lẻ.
Nếu trong phiên hôm nay, không có BlueChip nào nổi lên chống đỡ thị trường (tôi đang kỳ vọng MSN) thì với kịch bản xấu này, tôi đề xuất chúng ta ngừng mua mới.
 
Thị trường tiếp tục đà phục hồi khá tốt với thanh khoản cải thiện và đà tăng đồng đều hơn trong các nhóm. Một số cổ phiếu đã tăng trước thị trường có sự điều chỉnh nhẹ nhàng hợp lý. Vấn đề đáng ngại duy nhất là BID với vai trò dẫn dắt nhóm bank và thị trường đã có phiên test đỉnh khá vất vả. Có lẽ BID cần nhiều thời gian hơn để vượt đỉnh. Tín hiệu đáng mừng là lực cầu vào BID vẫn duy trì rất mạnh lên khả năng điều chỉnh lớn của BID rất thấp. Do đó, tôi cho rằng chúng ta vẫn giữ chiến lược cũ: nắm giữ danh mục cổ phiếu đã có đợi phản ứng từ BID.
 
Back
Top